Ban Biên tập xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:
Anh có thể tham khảo cách giải quyết của một số bản án dưới đây:
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ
- Trích dẫn nội dung: “Theo kết quả đo đạc định giá ngày 20/02/2020 thì diện tích đất theo thực tế đo đạc là 1.693,9m2, diện tích đất này giảm so với diện tích đất các bên ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng phía ông T. vẫn đồng ý nhận với kết quả đo đạc trên, chỉ yêu cầu được tiếp tục hợp đồng chuyển nhượng để ông sang tên theo quy định. Bị đơn yêu cầu hủy hợp đồng nhưng không chứng minh được lỗi của phía nguyên đơn. Diện tích đất chuyển nhượng 1805,5m2 các đương sự chuyển nhượng tại phòng công chứng có công chứng viên chứng thực, bị đơn có ký tên vào từng trang trong hợp đồng nhưng nay bị đơn cho rằng có sự lừa dối diện tích đất. Do bị đơn không chứng minh được mình bị lừa dối hay ép buộc nên bác yêu cầu đòi hủy hợp đồng của bị đơn. Bản án sơ thẩm tuyên cho các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng là có cơ sở.”
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- Trích dẫn nội dung: “Tại thời điểm bàn giao đất , do tin tưởng lẫn nhau nên hai bên không tiến hành cắm mốc, đo đạc cụ thể để xác định đúng diện tích đất và độ dài các cạnh mà bên chuyển nhượng chỉ ranh giới đất đến hết phần đất trồng cây cao su, không bao gồm phần đất trồng cà phê. Quá trình sử dụng cho đến nay ranh giới đất giữa các hộ gia đình liền kề với gia đình tôi không có sự thay đổi, biến động gì và cũng không có tranh chấp với ai. Ngày 30/11/2018 chúng tôi tiến hành thủ tục thanh lý cây cao su với Công ty cao su để chuyển đổi sang trồng cà phê. Đến tháng 4/2019 chúng tôi cắt cây cao su, đo lại đất để trồng cà phê thì phát hiện diện tích đất không đủ 13.786 m2 mà bị thiếu đất khoảng 1,5 sào đến 1,7 sào.”
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
- Trích dẫn nội dung: “Khi thỏa thuận chuyển nhượng, ông D, bà B chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hai bên không lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mẫu và không được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật là vi phạm Điều 30, 31 Luật đất đai năm 1993. Tuy nhiên, sau khi nhận chuyển nhượng thì bà T và ông X đã bơm cát, cải tạo đất, đã trồng cây lâu năm; ông D, bà B không có ý kiến phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý do đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà T, ông X với ông D, bà B không bị vô hiệu. Tuy nhiên, Diện tích đất trong 02 giấy tay sang nhượng là 1.256 m2 nhưng theo kết quả đo đạc thực tế thì phần đất ông D giao cho bà T, ông X có diện tích 1.078,7 m2 (trong đó có 6.9 m2 anh Phấn đã xây nhà), còn thiếu 177,3 m2.”
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang
- Trích dẫn nội dung: “Ngày 09/6/2015, ông H có thỏa thuận với ông Q chuyển nhượng phần đất thửa số 3157, diện tích 700 m2 (qua đo đạc thực tế diện tích là 671,3 m2). Ông H đã giao đủ số tiền cho ông Q và hai bên đã làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Phòng Công chứng Tây Bắc. Sau đó ông H làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì số liệu, diện tích không khớp với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Q, nên chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Cái B đo kiểm tra lại, sau khi đo kiểm tra thì diện tích thực tế khớp với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Q, nhưng số thửa không trùng khớp. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải làm phụ lục hợp đồng công chứng số thửa thì ông Q không đồng ý nhưng cũng không trả lại tiền hay làm thủ tục sang tên cho ông H.”
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về