04/06/2024 10:41

Tiêu chuẩn nào để trở thành tuyên truyền viên cơ sở từ ngày 01/7/2024?

Tiêu chuẩn nào để trở thành tuyên truyền viên cơ sở từ ngày 01/7/2024?

Để trở thành tuyên truyền viên cơ sở cần phải có đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Có quy định gì mới nhất không?

Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Tiêu chuẩn nào để trở thành tuyên truyền viên cơ sở từ ngày 01/7/2024?

Theo Điều 21 Nghị định 49/2024/NĐ-CP của Việt Nam quy định về tuyên truyền viên tuyên truyền viên cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Tuyên truyền viên cơ sở cần đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn cơ bản như sau:

- Có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt; có uy tín trong công tác; không trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật;

- Có khả năng truyền đạt thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời đến người dân và tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân; sử dụng thông thạo ngôn ngữ nói bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương;

- Thông thạo địa bàn; nắm vững phong tục, tập quán sinh hoạt, trình độ và nhu cầu thông tin của người dân ở địa phương.

Như vậy, tuyên truyền viên cơ sở có trách nhiệm phải truyền đạt một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nội dung thông tin, tuyên truyền trực tiếp vận động người dân theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết hoặc chuyển cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Nội dung và các nguyên tắc hoạt động của tuyên truyền viên cơ sở

Tại Điều 22 Nghị định 49/2024/NĐ-CP thì nội dung hoạt động của tuyên truyền viên cơ sở bao gồm cung cấp, phổ biến thông tin thiết yếu hoặc những nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua công tác tuyên truyền, vận động người dân.

Về nội dung hoạt động của tuyên truyền viên cơ sở còn được quy định tại Điều 13 Quyết định 52/2016/QĐ-TTg bao gồm:

- Những thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở;

- Những quy định của chính quyền địa phương và các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, cơ sở;

- Hướng dẫn thực hiện các hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở;

- Các kiến thức thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của người dân địa phương;

- Tiếp nhận thông tin từ người dân để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị quản lý báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.

Bên cạnh đó, cách thức và nguyên tắc hoạt động của tuyên truyền viên cơ sở là trực tiếp tuyên truyền, phổ biến thông tin thiết yếu và vận động người dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhưng hình thức, quy mô, thời gian, địa điểm thực hiện công tác tuyên truyền, vận động phải bảo đảm hiệu quảphù hợp với đặc điểm sinh hoạt của người dân ở địa phương được quy định tại Điều 23 Nghị định 49/2024/NĐ-CP .

Đồng thời, tại Điều 24 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã như sau phải lựa chọn và công nhận tuyên truyền viên cơ sở đáp ứng những yêu cầu cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 49/2020/NĐ-CP.

- Cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền đối với đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.

- Bố trí kinh phí chi trả thù lao theo quy định về nhuận bút, thù lao do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành và các điều kiện cần thiết để tuyên truyền viên cơ sở hoạt động.

Như vây, hoạt động và nội dung thông tin do tuyên truyền viên cơ sở cung cấp về hình thức, quy mô, thời gian, địa điểm thực hiện công tác tuyên truyền miệng đến người dân phải bảo đảm hiệu quả, không vi phạm các quy định của pháp luật.

3. Những người thực hiện công việc tuyên truyền viên cơ sở có quyền gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về quy chế hoạt động thông tin cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định về quyền của tuyên truyền viên cơ sở như sau:

- Được cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

- Được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

- Được trang bị các phương tiện kỹ thuật phù hợp để thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng;

- Được hưởng thù lao, chế độ theo quy định của pháp luật.

Trân trọng! 

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
Lê Thị Hồng Mai
448


Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;