Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về điểm ưu tiên khu vực trong xét tuyển đại học như sau:
- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;
- Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;
Trong đó, việc phân chia khu vực tuyển sinh đã được quy định rõ tại Phụ lục Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, cụ thể:
Khu vực |
Mô tả khu vực và điều kiện |
Khu vực 1 (KV1) |
Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. |
Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) |
Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3; |
Khu vực 2 (KV2) |
Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1). |
Khu vực 3 (KV3) |
Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. |
Theo đó, việc điểm ưu tiên khu vực xét tuyển đại học ở Việt Nam sẽ áp dụng cho 03 khu vực đó là:
- Khu vực 1: 0,75 điểm;
- Khu vực 2 nông thôn: 0,5 điểm;
- Khu vực 2: 0,25 điểm.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận 126-KL/TW và Kết luận 127-KL/TW năm 2025 thì trong thời gian sắp tới sẽ thực hiện sáp nhập một số tỉnh thành, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể).
Do đó nếu có sự thay đổi đơn vị hành chính do sáp nhập tỉnh thành thì các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT trong diện ưu tiên theo khu vực cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Được biết, theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 thì lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong ngày 26 và ngày 27/6/2025.
Như vậy, nếu việc sáp nhập tỉnh đươc thực hiện sau khi các trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh thì chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực của thí sinh trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng, trừ trường hợp có quy chế điểm ưu tiên mới.
Còn nếu sáp nhập tỉnh đươc thực hiện trước khi khi các trường đại học, cao đẳng thực hiện tuyển sinh thì cần chờ có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng điểm ưu tiên khu vực của các thí sinh trong trường hợp này.
Sáp nhập tỉnh thành có ảnh hưởng đến điểm ưu tiên khu vực xét tuyển đại học không? (Hình từ Internet)
Căn cứ phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về nội dung, hình thức và môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 như sau:
(1) Nội dung thi: Bám sát nội dung của Chương trình GDPT 2018.
(2) Hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
(3) Môn thi: Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Theo đó, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 tại Việt Nam, thí sinh sẽ phải thi 04 bao gồm:
- 02 môn bắt buộc : Môn Toán và môn Ngữ văn;
- 02 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về