Theo đó, doanh nghiệp và người lao động cần lưu ý một số điểm sau đây:
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Cụ thể, Nghị định 38 quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng như sau: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định “Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng”.
Quy định hiện hành, Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Việt Nam có nêu “tiền lương của người lao động phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề”.
Như vậy, từ ngày 01/7/2022, không còn quy định “lương của người lao động đã qua đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng”.
Khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01/7/2022, doanh nghiệp cần:
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, BHYT, BHYT theo các tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đang đóng các khoản này theo mức lương tối thiểu vùng, do đó, khi tăng mức lương tối thiểu vùng đồng nghĩa với việc mức đóng BHXH, BHYT, BHYT cũng sẽ tăng.
Nếu trước đó doanh nghiệp đã đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng mức đóng.
Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Việt Nam, mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp được xác định như sau:
Mức đóng = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động
Trong đó, quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH.
Do đó, việc mức lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động tăng sẽ dẫn đến tiền nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp cũng tăng.
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về