07/03/2025 14:09

Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp từ ngày 01/03/2025?

Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp từ ngày 01/03/2025?

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp từ ngày 01/03/2025?

Bộ Tư pháp có chức năng gì?

Ngày 26/02/2025, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và có hiệu lực từ ngày 01/03/2025.

Theo đó, tại Điều 1 Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng như sau:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Như vậy, Bộ Tư pháp là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, công tác pháp chế và quản lý các dịch vụ sự nghiệp công liên quan.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp từ ngày 01/03/2025?

Theo quy định tại tại Điều 3 Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định cơ cấu của Bộ Tư pháp từ ngày 01/03/2025 như sau:

(1) Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

(2) Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.

(3) Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.

(4) Vụ Pháp luật quốc tế,

(5) Vụ Tổ chức cán bộ.

(6) Vụ Hợp tác quốc tế.

(7) Thanh tra bộ.

(8) Văn phòng bộ.

(9) Cục Quản lý thi hành án dân sự.

(10) Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.

(11) Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý.

(12) Cục Hành chính tư pháp.

(13) Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước.

(14) Cục Bổ trợ tư pháp.

(15) Cục Kế hoạch - Tài chính.

(16) Cục Công nghệ thông tin.

(17) Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.

(18) Học viện Tư pháp.

(19) Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

(20) Báo Pháp luật Việt Nam.

Trong đó:

- Các tổ chức quy định từ (1) đến (16) là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ (17) đến (20) là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.

- Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có 03 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 03 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 04 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 04 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 05 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 03 phòng.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc bộ và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Như vậy, từ ngày 01/03/2025, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp giảm từ 25 đơn vị xuống còn 20 đơn vị sau khi tinh gọn bộ máy Nhà nước.

Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về cải cách hành chính?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 39/2025/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp Việt Nam như sau:

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

...

14. Về cải cách hành chính:

a) Theo dõi, tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; thực hiện nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

b) Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

15. Ban hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật; thực hiện công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật.

16. Quản lý các hội, tổ chức phi Chính phủ, các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật.

17. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức tiếp công dân, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật.

...

Như vậy, theo quy định trên thì về cải cách hành chính Bộ Tư pháp Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gồm:

- Theo dõi, tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; thực hiện nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
Nguyễn Ngọc Trầm
33


Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: [email protected]
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;