10/04/2025 10:45

10 thành phần chính của văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025 theo Nghị định 78

Những thành phần chính của văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025 theo Nghị định 78/2025 là gì? Ngoài các thành phần chính thì văn bản có thể bổ sung các thành phần nào?

10 thành phần chính của văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025 theo Nghị định 78

Ngày 01/4/2025, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 78/2025/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.

Theo đó, tại Điều 71 Nghị định 78/2025/NĐ-CP về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Điều 71. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật

1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật là các thành phần cấu thành văn bản gồm thành phần chính và thành phần bổ sung.

2. Các thành phần chính của văn bản quy phạm pháp luật gồm:

a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ;

b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

c) Số, ký hiệu của văn bản;

d) Địa danh ban hành văn bản (nếu có);

đ) Thời gian thông qua hoặc ban hành văn bản;

e) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản;

g) Nội dung văn bản;

h) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký văn bản;

i) Dấu, chữ ký của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản;

k) Nơi nhận (nếu có).

3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần sau đây:

a) Phụ lục;

b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn;

c) Ký hiệu của người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành;

d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; cổng hoặc trang thông tin điện tử.

...

Như vậy, từ 01/04/2025, thành phần chính của văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam bao gồm:

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ;

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

- Số, ký hiệu của văn bản;

- Địa danh ban hành văn bản (nếu có);

- Thời gian thông qua hoặc ban hành văn bản;

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản;

- Nội dung văn bản;

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký văn bản;

- Dấu, chữ ký của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản;

- Nơi nhận (nếu có).

Đồng thời, ngoài các thành phần chính trên thì văn bản có thể bổ sung các thành phần sau đây:

- Phụ lục;

- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn;

- Ký hiệu của người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành;

- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; cổng hoặc trang thông tin điện tử.

10 thành phần chính của văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025 theo Nghị định 78 (hình từ internet) 

Quy tắc viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 78/2025 ra sao?

Tại Điều 68 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định về việc viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:

(1) Đối với văn bản được viện dẫn là luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

- Khi viện dẫn phải ghi đầy đủ tên văn bản và năm ban hành;

- Đối với văn bản đã được sửa đổi, bổ sung thì ghi thêm sau tên văn bản cụm từ “được sửa đổi, bổ sung” và năm sửa đổi, bổ sung;

- Trường hợp được sửa đổi, bổ sung nhiều lần thì ghi các năm sửa đổi, bổ sung;

(2) Đối với văn bản được viện dẫn là nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

- Khi viện dẫn lần đầu phải ghi đầy đủ tên văn bản và số, ký hiệu văn bản;

- Đối với văn bản đã được sửa đổi, bổ sung thì ghi “được sửa đổi, bổ sung” và năm sửa đổi, bổ sung;

- Khi viện dẫn lần tiếp theo chỉ ghi tên loại văn bản và số, ký hiệu văn bản;

(3) Đối với văn bản quy phạm pháp luật khác:

- Khi viện dẫn lần đầu phải ghi tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản.

- Đối với văn bản đã được sửa đổi, bổ sung thì ghi thêm sau tên gọi của văn bản cụm từ “được sửa đổi, bổ sung” và năm sửa đổi, bổ sung;

- Trường hợp được sửa đổi, bổ sung nhiều lần thì ghi các năm sửa đổi, bổ sung. Khi viện dẫn tiếp theo, ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản.

(4) Việc viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản:

Phải nêu rõ số thứ tự của phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản hoặc thứ tự điểm; trường hợp viện dẫn đến văn bản khác thì phải nêu thêm tên văn bản.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
Nguyễn Ngọc Trầm
64


Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: [email protected]
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;