Bản án về yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật, công nhận QSDĐ và tranh chấp thừa kế tài sản số 275/2023/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

BẢN ÁN 275/2023/DS-PT NGÀY 11/07/2023 VỀ YÊU CẦU CHẤM DỨT HÀNH VI CẢN TRỞ TRÁI PHÁP LUẬT, CÔNG NHẬN QSDĐ VÀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Vào các ngày 04 và 11 tháng 7 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 94/2023/TLPT- DS ngày 10/3/2023 về việc “Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật, công nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp về thừa kế tài sản”.Do Bản án dân sự sơ thẩm số 91/2022/DS-ST ngày 19 tháng 12 năm 2022 của Tòa án nhân dân thị xã B, tỉnh Bình Dương bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 171/2023/QĐ-PT ngày 19 tháng 4 năm 2022 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Phạm Văn G, sinh năm 1955; trú tại: số 515, khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:

1. Bà Trần Thị Anh T, sinh năm 1994; trú tại: tổ 3, khu 7, phường U, thị xã (nay là thành phố) T, tỉnh Bình Dương; địa chỉ liên hệ: số 600, đường P, phường P, thành phố T, tỉnh Bình Dương (theo văn bản ủy quyền ngày 08/01/2021), có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

2. Ông Lê Thanh B, sinh năm 1995; trú tại: thôn 3, xã L, huyện C, tỉnh Gia Lai; địa chỉ liên hệ: số 600, đường P, phường P, thành phố T, tỉnh Bình Dương (theo văn bản ủy quyền ngày 08/01/2021), có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:

+ Ông Nguyễn Phước L – Luật sư Công ty Luật TNHH MTV C thuộc Đoàn Luật sư tỉnh B, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

+ Ông Trương Minh T– Luật sư Công ty Luật TNHH MTV C thuộc Đoàn Luật sư tỉnh B, có mặt.

- Bị đơn: Bà Phạm Thị T1, sinh năm 1949; trú tại: khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn:

1. Bà Đặng Kim H, sinh năm 1975; trú tại: số 12/1 L, Phường 13, Quận M, Thành phố Hồ Chí Minh (theo văn bản ủy quyền ngày 19/3/2021), có mặt.

2. Ông Lê Đức N, sinh năm 1981; trú tại: lầu 3, tòa nhà Vinaconex, số 47 Đ, phường Đ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (văn bản ủy quyền ngày 06/3/2023), có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Hải V – Luật sư Công ty Luật TNHH ALC Luật sư C thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có mặt.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Phạm Thị T2, sinh năm 1937; trú tại: tổ 7, khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương;

Người đại diện hợp pháp của bà T2: Bà Đặng Kim H, sinh năm 1975; trú tại: số 12/1 L, Phường 13, Quận M, Thành phố Hồ Chí Minh (theo văn bản ủy quyền ngày 08/8/2022), có mặt.

2. Bà Phạm Thị L1, sinh năm 1952; trú tại: tổ 7, khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương (chết ngày 10/8/2022).

Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà Lai: Bà Lê Thị Thanh T2, sinh năm 1968; trú tại: số 99, đường D2, khu phố 6, phường P, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có mặt.

3. Bà Phạm Thị A, sinh năm 1964; trú tại: xã L, huyện L, tỉnh Bình Phước, có mặt.

4. Ông Phạm Văn D, sinh năm 1963; trú tại: tổ 9, khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương, có mặt.

5. Bà Huỳnh Thị S, sinh năm 1970; trú tại: tổ 9, khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương, có mặt.

6. Bà Huỳnh Thị Tuyết L2, sinh năm 1968; trú tại: tổ 9, khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương, có mặt.

7. Bà Nguyễn Thị L3, sinh năm 1968; trú tại: số 515, khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

- Người kháng cáo: Bị đơn bà Phạm Thị T1, người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị L1 là bà Lê Thị Thanh T2 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2, bà Phạm Thị A, ông Phạm Văn D, và Huỳnh Thị S và bà Huỳnh Thị Tuyết L2.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện đề ngày 08/01/2021, đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện đề ngày 01/7/2022, đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện đề ngày 20/11/2022 và lời khai trong quá trình tham gia tố tụng cũng như tại phiên tòa, nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Hiện ông Phạm Văn G đang quản lý, sử dụng phần đất có tổng diện tích 78.937,6m2, khu đất này có nguồn gốc như sau:

Phần thứ nhất: Có diện tích 26.432,4m2 bao gồm các thửa:

+ Thửa 136 tờ bản đồ số 30 có diện tích 10.970,6m2;

+ Thửa 137 tờ bản đồ số 30 có diện tích 435,9m2;

+ Các thửa 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 21, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 31 tờ bản đồ số 35; có diện tích là: 711; 653; 566; 512,2; 726; 426; 411; 876,2; 703,6;

661; 602; 2.197; 469,5; 683; 131,4; 319; 16,5 = 10.664,4m2.

+ Thửa 556 tờ bản đồ số 37 có diện tích 797,7m2.

+ Các thửa 31, 35, 38, 44, 45, 46, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61 tờ bản đồ số 30; có diện tích là: 434,4; 278; 240; 175; 192.1; 349,4; 233,2; 39,2;

70,3; 210.2; 208; 256,7; 262; 166; 283,8; 165.5 = 3.563,8m2.

Các thửa đất nêu trên trước đây do cha mẹ ông G là cụ Phạm Văn K và cụ Võ Thị H khai hoang sử dụng làm lúa; cha mẹ ông G không có kê khai đăng ký và cũng chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau giải phóng, cụ K và cụ H1 có canh tác làm lúa nhưng do năng suất không có nên đất bỏ hoang. Đến năm 1980 ông G tiếp quản toàn bộ phần đất này để trồng cây cao su, sử dụng ổn định liên tục cho đến nay. Quá trình sử dụng đất, ông G có kê khai đăng ký và được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2000.

- Phần thứ hai: khu đất có diện tích 54.124,6m2 bao gồm các thửa:

+ Một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31 có diện tích 45.761,9m2;

+ Thửa 26 tờ bản đồ số 35 có diện tích 5.112,8m2.

+ Thửa số 8 tờ bản đồ số 35 có diện tích 3.072,3m2.

+ Một phần thửa 134 tờ bản đồ số 35 có diện tích 177,6m2.

Phần đất có diện tích 45.761,9m2 (một phần thửa 175) trước đây là cồn đá, đất hoang, không ai quản lý sử dụng; cây chồi, lao, sậy… mọc hoang rất nhiều; khoảng năm 1997 ông G thuê nhân công và xe cuốc cải tạo mặt bằng, móc mương để lấy nước từ suối vào, khi đó ông G canh tác trồng lúa trên phần đất này; nhưng do trồng lúa không có năng suất nên ông G đã thay đổi cơ cấu trồng cây cao su cho đến nay.

Khu đất có diện tích 8.185,1m2 (các thửa 26, 8 tờ bản đồ số 35) trước đây là đất bỏ hoang, ông G khai hoang trồng cây cao su, và sử dụng ổn định liên tục cho đến nay. Phần đất này có nguồn gốc là đất bỏ hoang, tự ông G khai phá mà có; cho nên đây là tài sản riêng hợp pháp của ông G.

Ngoài ra, trong các thửa đất trong giấy chứng nhận thì sau khi được cấp giấy chứng nhận, thửa đất số 39, tờ bản đồ số 37 ông G đã làm thủ tục tách thành 02 thửa 555, 556, ông G đã chuyển nhượng thửa 555 với diện tích 756m2 cho bà Phạm Thị L1, còn lại thửa 556 diện tích 797,7m2. Còn thửa 133, diện tích 3.621m2, tờ bản đồ số 30 đã bị thu hồi theo Quyết định số 5473/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 của Ủy ban nhân dân huyện (nay là thị xã) B, tỉnh Bình Dương. Khi tiến hành thủ tục thu hồi lại thửa đất số 133 thì Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã B hiện lưu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa trả lại cho ông G.

Đối với phần đất có diện tích 26.432,4m2, mặc dù có nguồn gốc trước đây do cha mẹ ông G canh tác sử dụng; nhưng sau đó đất bị bỏ hoang; cha mẹ ông G không kê khai đăng ký và cũng chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; và trên đất cũng không có bất cứ tài sản nào gắn liền; cho nên đây không phải là di sản thừa kế. Đồng thời, nếu có là di sản thừa kế thì tính đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp (trên 30 năm, vì cha mẹ ông G chết vào năm 1989); cho nên phần đất này là tài sản riêng của ông G.

Theo Mảnh trích lục địa chính có đo đạc chỉnh lý số: 6, 8, 9, 25 và không số/2021 do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã B lập ngày 13/12/2021 (có trong hồ sơ vụ án) thì phần đất có diện tích 53.947m2 bao gồm các thửa: một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31; thửa 26, thửa 8 tờ bản đồ số 35 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như đã trình bày ở phần trên, phần diện tích đất này do ông G tự khai khẩn mà có, nên thuộc quyền quản lý sử dụng của ông G. Do đó ông G đề nghị Tòa án công nhận ông G được quyền quản lý sử dụng đối với phần diện tích đất này.

Đồng thời, theo Mảnh trích lục địa chính thì các thửa đất số 27, 28, 29, 30, 31 tờ bản đồ số 35 hiện nay mặc dù ông G vẫn đang trực tiếp quản lý sử dụng, tuy nhiên theo hồ sơ thể hiện thì 05 thửa đất này hiện nay do bà Bùi Thị Đ và ông Nguyễn Văn O đứng tên trên giấy chứng nhận quyèn sử dụng đất; hiện nay ông G đang củng cố hồ sơ để yêu cầu giải quyết đối với 05 thửa đất này. Vì vậy ông G không yêu cầu Tòa án giải quyết đối với các thửa đất số 27, 28, 29, 30, 31 tờ bản đồ số 35; ông G sẽ tách ra khởi kiện ở một vụ án khác.

Trong quá trình sử dụng đất, ông G thực hiện việc đo đạc, cắm mốc trên thực địa; tuy nhiên bà Phạm Thị T1 lại có hành vi cản trở; năm 2019 ông G có nộp khởi kiện tại Toà án nhân dân thị xã B đề nghị Toà án giải quyết vụ án dân sự về việc “Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật”. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án bà Phạm Thị T1 đã tự nguyện thoả thuận với ông G giải quyết vụ án và cam kết chấm dứt hành vi gây cản trở, vậy nên ông G có làm đơn xin rút yêu cầu khởi kiện. Toà án nhân dân thị xã B đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó ông G có liên hệ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất thị xã B để làm thủ tục đo đạc lại thì bà T1 lại một lần nữa gây khó khăn, cản trở đối với quyền sử dụng đất của ông G.

Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, ngày 19/01/2021 ông G đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Phạm Thị T1 chấm dứt hành vi trái pháp luật cản trở ông Phạm Văn G thực hiện quyền sử dụng đất hợp pháp đối với quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00572 do Ủy ban nhân dân huyện B (nay là thị xã B) cấp ngày 18/02/2000.

Ngày 01/7/2022, ông G nộp đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung yêu cầu Tòa án giải quyết bao gồm:

Đề nghị Tòa án căn cứ các Điều 149, 150, 623, 688 Bộ luật Dân sự năm 2015; các Điều 184, 185, 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp về di sản thừa kế, đình chỉ yêu cầu phản tố tranh chấp về di sản thừa kế của bà Phạm Thị T1.

- Buộc bà Phạm Thị T1 chấm dứt hành vi trái pháp luật gây cản trở ông Phạm Văn G thực hiện các quyền của người sử dụng đất hợp pháp đối với các thửa đất sau:

+ Các thửa 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 30, 31; một phần thửa 134 thuộc tờ bản đồ số 35;

+ Các thửa 31, 35, 38, 44, 45, 46, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 136, 137 thuộc tờ bản đồ số 30;

+ Một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31;

+ Thửa 556 tờ bản đồ số 37.

- Công nhận ông Phạm Văn G được quyền quản lý, sử dụng đối với phần đất có diện tích 53.947m2 bao gồm các thửa đất sau:

+ Một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31 có diện tích 45.761,9m2;

+ Thửa 26 tờ bản đồ số 35 có diện tích 5.112,8m2;

+ Thửa số 8 tờ bản đồ số 35 có diện tích 3.072,3m2.

Đối với yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu chia thừa kế toàn bộ diện tích đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 000572 cấp ngày 18/02/2000 và phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn G tọa lạc tại khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích là 53.947m2. Ông G xác định phần diện tích đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00572 được Ủy ban nhân dân huyện B (nay là thị xã B) cấp cho hộ ông Phạm Văn G ngày 18/02/2000, mặc dù có nguồn gốc trước đây do cha mẹ ông G canh tác sử dụng; nhưng sau đó đất bị bỏ hoang; cha mẹ ông G không kê khai đăng ký và cũng chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên đất cũng không có bất cứ tài sản nào gắn liền nên đây không phải là di sản thừa kế. Nếu có là di sản thừa kế thì tính đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp, vì đã trên 30 năm, cha mẹ ông G chết vào năm 1989. Do đó, ông G đề nghị Tòa án căn cứ các Điều 149, 150, Điều 623, Điều 688 của Bộ luật Dân sự 2015; các Điều 184, 185, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự, áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp về di sản thừa kế, đình chỉ yêu cầu phản tố tranh chấp về di sản thừa kế của bà Phạm Thị T1.

Đối với phần đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông G có nguồn gốc do ông G tự khai phá, do đó ông G không đồng ý chia cho các anh chị em.

Ngày 20/11/2022 ông G nộp đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với các thửa đất số 27, 28, 29, 30, 31 tờ bản đồ số 35 vì lý do thửa 29 và một phần thửa 31 hiện do bà Bùi Thị Đ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các thửa 27, 28, 30 do ông Nguyễn Văn O đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện ông Oảnh đã chết, do đó ông G sẽ tách ra khởi kiện bằng vụ án khác.

Theo đơn phản tố đề ngày 18/11/2021, đơn phản tố bổ sung đề ngày 31/8/2022 và lời khai trong quá trình tham gia tố tụng cũng như tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của bị đơn bà Đặng Kim H trình bày:

Cha mẹ bà T1 là cụ Phạm Văn K, sinh năm 1910, chết năm 1989 và cụ Võ Thị H, sinh năm 1917, chết năm 1989. Cụ K và cụ H1 không để lại di chúc. Cụ K và cụ H1 có 07 người con là:

1. Ông Phạm Văn D, sinh năm 1935, chết năm 1985. Ông D có 02 người con là ông Phạm Văn D, sinh năm 1963 và bà Phạm Thị A, sinh năm 1964.

2. Bà Phạm Thị T2, sinh năm 1937.

3. Ông Phạm Văn P, sinh năm 1940, chết năm 1961 (ông Phẩn không có vợ con).

4. Bà Phạm Thị D1, sinh năm 1944, chết năm 2021. Bà D1 có chồng là ông Huỳnh Văn C, sinh năm 1945 nhưng đã ly hôn. Bà D1 và ông C có 02 người con là bà Huỳnh Thị Tuyết L2, sinh năm 1968 và bà Huỳnh Thị S, sinh năm 1970.

5. Bà Phạm Thị T1, sinh năm 1949.

6. Bà Phạm Thị L1, sinh năm 1952.

7. Ông Phạm Văn G, sinh năm 1955.

Ngoài ra, cụ K và cụ H1 không có con chung hay con riêng nào khác.

Khi còn sống cụ K và cụ H1 có tạo lập được khối tài sản chung là quyền sử dụng đất có tổng diện tích là 35.638m2, tọa lạc tại phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ 00572…QSDĐ/…QĐ-UB cấp ngày 18/02/2000 do Ủy ban nhân dân huyện B (nay là thị xã B) cấp cho ông Phạm Văn G.

Khi cụ K và cụ H1 mất các anh chị em trong gia đình đều thỏa thuận để ông Phạm Văn G (vì ông G là em út) không có vợ con trông coi và canh tác đất, thờ cúng ông bà tổ tiên và cha mẹ bà T1 từ năm 1989 đến nay. Việc giao cho ông G quản lý đất chỉ thỏa thuận miệng chứ không làm văn bản ủy quyền hay công chứng để ông G thay mặt các anh chị em đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện ông G đã vi phạm thỏa thuận giữa các anh chị em, ông G cho đào đất sỏi để bán và tiêu xài phung phí, hợp thức hóa và ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bán cho người khác. Việc làm của ông G đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các anh chị em bà T1. Do đó trước yêu cầu khởi kiện, yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn bà T1 không đồng ý.

Ngày 18/11/2021 bà T1 có đơn yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án giải quyết: chia thừa kế toàn bộ diện tích đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00572 cấp ngày 18/02/2000.

Ngày 31/8/2022 bị đơn bà T1 có đơn yêu cầu phản tố bổ sung yêu cầu Tòa án giải quyết: chia thừa kế đối với phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn G tọa lạc tại khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích là 53.947m2 bao gồm các thửa đất sau:

+ Một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31 có diện tích 45.761,9m2;

+ Thửa 26 tờ bản đồ số 35 có diện tích 5.112,8m2;

+ Thửa số 8 tờ bản đồ số 35 có diện tích 3.072,3m2.

Bà Phạm Thị T1 yêu cầu được nhận 01 kỷ phần tương đương 8.991,2m2.

Theo đơn yêu cầu độc lập đề ngày 31/8/2022 và lời khai trong quá trình tham gia tố tụng cũng như tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2, sinh năm 1937 là bà Đặng Kim H trình bày:

Về quan hệ huyết thống và nguồn gốc tài sản tranh chấp thống nhất với lời trình bày của bị đơn.

Ngày 31/8/2022 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết bao gồm:

Chia di sản thừa kế đối với các phần đất sau:

- Phần thứ nhất: Khu đất có diện tích 25.812,3m2 bao gồm các thửa:

+ Thửa 136 tờ bản đồ số 30 có diện tích 10.970,6m2;

+ Thửa 137 tờ bản đồ số 30 có diện tích 435,9m2;

+ Các thửa 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 21, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 31 tờ bản đồ số 35; có diện tích là: 711; 653; 566; 512,2; 726; 426; 411; 876,2; 703,6; 661;

602; 2.197; 469,5; 683; 131,4; 319; 16,5 = 10.664,4m2.

+ Thửa 556 tờ bản đồ số 37 có diện tích 797,7m2.

+ Các thửa 31, 35, 38, 44, 45, 46, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61 tờ bản đồ số 30; có diện tích là: 434,4; 278; 240; 175; 192.1; 349,4; 233,2; 39,2;

70,3; 210.2; 208; 256,7; 262; 166; 283,8; 165.5 = 3.563,8m2.

Bà Phạm Thị T2 yêu cầu được nhận 4.302,05m2.

- Phần thứ hai: Khu đất có diện tích 53.947m2 bao gồm các thửa:

+ Một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31 có diện tích 45.761,9m2;

+ Thửa 26 tờ bản đồ số 35 có diện tích 5.112,8m2.

+ Thửa số 8 tờ bản đồ số 35 có diện tích 3.072,3m2. Bà Phạm Thị T2 yêu cầu được nhận 8.991,1m2.

- Phần đất thứ ba có diện tích 28.884,6m2 bà Phạm Thị T2 yêu cầu được nhận 4.814,1m2.

Tổng diện tích đất bà Phạm Thị T2 yêu cầu được nhận là 18.107,25m2 (bà T1 yêu cầu nhận hiện vật là đất).

Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà Phạm Thị L1 là bà Lê Thị Thanh T2 trình bày:

Bà Thúy thống nhất hoàn toàn với lời khai của bị đơn. Bà không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn. Bà thống nhất với yêu cầu phản tố, yêu cầu phản tố bổ sung của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T1 yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của cụ K và cụ H1 theo quy định của pháp luật, bà Thúy có nguyện vọng nhận hiện vật, không nhận giá trị. Đối với thửa đất bị thu hồi theo Quyết định số 5473/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 của Ủy ban nhân dân huyện (nay là thị xã) B bà không có yêu cầu Tòa án giải quyết.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị A trình bày:

Bà A là con của ông Phạm Văn D, sinh năm 1935, chết năm 1985 và bà Văn Thị H2, sinh năm 1944, chết năm 1968. Ông D và bà Hường có 02 con chung là Phạm Thị A và Phạm Văn D, ngoài ra Ông D và bà Hường không có con chung và con riêng nào khác. Bà A thống nhất hoàn toàn với lời khai của bị đơn về quan hệ huyết thống và nguồn gốc tài sản.

Đối với tài sản trên đất: các cây cao su là ông G trồng, còn căn nhà hiện ông G đang ở là do bà T1 xây cất.

Nay yêu cầu Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện, yêu cầu khởi kiện bổ sung của ông G, chấp nhận yêu cầu phản tố, yêu cầu phản tố bổ sung của bà T1 và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2. Trường hợp bà A được nhận thừa kế thì bà A có nguyện vọng nhận đất, không nhận giá trị tài sản.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Phạm Văn D trình bày:

Ông D là anh của bà A và là con của ông Phạm Văn D, bà Văn Thị H2. Ông D thống nhất hoàn toàn với lời khai của bị đơn về quan hệ huyết thống và nguồn gốc đất tranh chấp.

Nay Ông D không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn. Ông D thống nhất với toàn bộ yêu cầu phản tố, yêu cầu phản tố bổ sung của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2, trường hợp Ông D được nhận thừa kế thì Ông D có nguyện vọng được nhận đất, không nhận trị giá. Đối với thửa đất ông G bị thu hồi theo Quyết định số 5473/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 thì Ông D đề nghị Tòa án xem xét không chia phần đất này vì đất đã bị Nhà nước thu hồi. Thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông G (ngày 18/02/2000) Ông D có chung hộ khẩu với ông G, thể hiện tại Sổ hộ khẩu số 139/SL. Tuy nhiên, đối với quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 0057 QSDĐ/QĐ-UB cấp ngày 18/02/2000 Ông D không có quyền sử dụng chung vì đây là tài sản của cụ K và cụ H1 để lại cho các con, không liên quan đến Ông D.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Huỳnh Thị Tuyết L2 và bà Huỳnh Thị S trình bày:

Bà S và bà L2 là con của bà Phạm Thị D1, sinh năm 1944, chết năm 2021. Cha bà L2 và Bà S là ông Huỳnh Văn C, sinh năm 1945 (hiện bà không rõ địa chỉ của ông C, Bà D1 và ông C đã ly hôn, bà L2 và Bà S không xác định được thời gian Bà D1 và ông C ly hôn). Bà D1 là con của cụ Phạm Văn K (đã chết) và cụ Võ Thị H (đã chết). Bà D1 và ông C có 02 con chung là bà Huỳnh Thị Tuyết L2 và Huỳnh Thị S, ngoài ra ông C và Bà D1 không có con chung, con riêng nào khác. Về hàng thừa kế của cụ K và cụ H1, bà L2 và Bà S hoàn toàn thống nhất với lời trình bày của bị đơn.

Đồng thời bà L2 và Bà S cũng thống nhất với lời khai của bị đơn về di sản của cụ K và cụ H1 để lại. Nay bà L2 và Bà S thống nhất với toàn bộ yêu cầu phản tố, yêu cầu phản tố bổ sung của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T1, các bà có nguyện vọng nhận hiện vật, không nhận trị giá. Đối với thửa đất bị thu hồi theo Quyết định số 5473/QĐ- UBND ngày 04/12/2009 của Ủy ban nhân dân huyện (nay là thị xã) B các bà không có yêu cầu Tòa án giải quyết.

Quá trình tham gia tố tụng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị L3 trình bày:

Bà là vợ của ông Phạm Văn G, bà đăng ký kết hôn với ông G ngày 06/9/2013 và sống chung với ông G. Ngày 27/5/2019, bà nhập hộ khẩu ông G.

Về nguồn gốc đất tranh chấp bà không biết và cũng không có công sức đóng góp gì, bà không liên quan. Việc tranh chấp do ông G quyết định, bà xin vắng mặt trong toàn bộ quá trình tố tụng của vụ án.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 91/2022/DS-ST ngày 19 tháng 12 năm 2022 của Tòa án nhân dân thị xã B, tỉnh Bình Dương đã tuyên xử:

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Phạm Văn G đối với bị đơn bà Phạm Thị T1 về việc “Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật và công nhận quyền sử dụng đất”.

Buộc bị đơn bà Phạm Thị T1 chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với quyền sử dụng đất của ông Phạm Văn G phần đất có tổng diện tích 78.937,6m2 (trong đó 24.990,6m2 nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ 00572 QSDĐ/QĐ-UB cấp ngày 18/02/2000 do ông Phạm Văn G đứng tên), đất tọa lạc tại phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương bao gồm các thửa đất sau:

+ Các thửa 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và một phần thửa 134 thuộc tờ bản đồ số 35;

+ Các thửa 31, 35, 38, 44, 45, 46, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 136, 137 thuộc tờ bản đồ số 30;

+ Một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31;

+ Thửa 556 tờ bản đồ số 37.

2. Công nhận Ông Phạm Văn G được quyền quản lý, sử dụng đối với phần đất có diện tích 53.947m2 tọa lạc tại phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương, phần đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các thửa đất sau:

+ Một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31 có diện tích 45.761,9m2;

+ Thửa 26 tờ bản đồ số 35 có diện tích 5.112,8m2;

+ Thửa số 8 tờ bản đồ số 35 có diện tích 3.072,3m2. (kèm theo sơ đồ bản vẽ số 01, 02).

Ông Phạm Văn G có quyền kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Ông Phạm Văn G phải có nghĩa vụ thanh toán cho mỗi kỷ phần 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng), cụ thể: thanh toán cho bà Phạm Thị T1 (sinh năm 1949) số tiền là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng), bà Phạm Thị T2 (sinh năm 1937) số tiền là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng), ông Phạm Văn D số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), bà Phạm Thị A số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), bà Huỳnh Thị Tuyết L2 số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), bà Huỳnh Thị S số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) và bà Lê Thị Thanh T2 số tiền là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng). Tổng cộng là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

4. Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với các thửa đất 27, 28, 29, 30, 31 tờ bản đồ số 35 tọa lạc tại phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương.

5. Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu phản tố của bị đơn bà Phạm Thị T1, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2 đối với nguyên đơn ông Phạm Văn G về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.

Ngoài ra bản án còn tuyên về nghĩa vụ nộp án phí, chi phí tố tụng, trách nhiệm thi hành án và quyền kháng cáo cho các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 26 tháng 12 năm 2022 bị đơn bà Phạm Thị T1, sinh năm 1949, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2, sinh năm 1937, người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị L1 là bà Lê Thị Thanh T2 và ngày 28 tháng 12 năm 2022, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị A, ông Phạm Văn D, Huỳnh Thị S, bà Huỳnh Thị Tuyết L2 kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chia di sản của cụ K, cụ H1 để lại cho các đồng thừa kế và đề nghị chia bằng hiện vật.

Tại cấp phúc thẩm, theo yêu cầu của đại diện theo ủy quyền của bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, căn cứ vào đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát, Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành thẩm định tại chỗ đối với đất tranh chấp, xác minh việc san lắp mặt bằng đất tranh chấp, thu thập chứng cứ liên quan đến việc khởi kiện của nguyên đơn năm 2019.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập. Những người kháng cáo gồm bà Phạm Thị T1, sinh năm 1949, bà Phạm Thị T1, sinh năm 1937, bà Lê Thị Thanh T2, bà Phạm Thị A, ông Phạm Văn D, Huỳnh Thị S và bà Huỳnh Thị Tuyết L2 vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày: phần đất tranh chấp có diện tích thực tế hiện còn là 24.990,6m2 do ông Phạm Văn G được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 18/02/2000 và phần đất có diện tích 53.947m2 ông G quản lý, sử dụng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều có nguồn gốc là của cụ K và cụ H1. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp ông G cũng xác định nguồn gốc đất là do được thừa kế, còn phần chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông G xác định do ông khai hoang là không có cơ sở vì cụ K và cụ H1 chưa bao giờ bỏ hoang phần đất này, gia đình 2 cụ là thuần nông và vẫn trồng cây cao su, trồng đậu, cây ngắn ngày để nuôi sống gia đình.

Trên phần đất tranh chấp có 03 căn nhà được thể hiện ở lời khai của bà T1, bà A tại các chứng cứ có trong hồ sơ là bút lục 72, 92, 109, 120 và biên bản phiên tòa sơ thẩm đều thể hiện có nhà trên đất tranh chấp. Bà A, Ông D là người chung hộ khẩu với ông G tại thời điểm ông G được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định đã lập gia đình nhưng vẫn về thăm và còn hộ khẩu nên theo khoản 3 Điều 29 Luật Đất đai thì Ông D, bà A vẫn có quyền lợi trong phần đất này.

Tòa án cấp sơ thẩm đã có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm không làm rõ về 03 căn nhà trên đất tranh chấp đã xác định hết thời hiệu là không phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 58/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Luật Nhà ở; bà Nguyễn Thị L3 là vợ của ông G không được tham gia từ đầu quá trình giải quyết vụ án; ngày 13/12/2022 Tòa án cấp sơ thẩm đưa bà Loan tham gia tố tụng và chỉ lấy lời khai vào ngày 16/12/2022. Mặt khác, ông Lê Đức T3 đã xác nhận căn nhà ông G đang ở là do bà T1 xây dựng với giá 50.000.000 đồng vào năm 1995. Đây là tình tiết mới liên quan đến quyền lợi của bị đơn bà T1. Đây là sai sót nghiêm trọng cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét hủy bản án sơ thẩm, trường hợp không hủy án sơ thẩm thì chấp nhận kháng cáo của bị đơn, sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Đối với ý kiến của bị đơn về việc chia di sản thừa kế là không phù hợp vì căn cứ quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự thời hiệu chia thừa kế không còn. Ngoài ra, đối với đơn yêu cầu phản tố của bị đơn, bà Đặng Kim H là người đứng đơn và ký tên khi không được ủy quyền nên đơn phản tố của bị đơn là không đúng. Đề nghị Hội đồng xét xử bác đơn kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ý kiến của Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa:

Về tố tụng: Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm.

Về nội dung: Trên cơ sở hồ sơ và các tài liệu thu thập bổ sung. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do hết thời hiệu là có căn cứ. Tuy nhiên, ông G tự nguyện hỗ trợ cho bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông G có nghĩa vụ phải trả tiền là không phù hợp, đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm về cách tuyên.

Sau khi nghiên cứu các chứng cứ có tại hồ sơ đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, lời trình bày của các đương sự, Luật sư, ý kiến của Kiểm sát viên;

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng:

[1.1] Về sự vắng mặt của đương sự: Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Lê Thanh B, bà Trần Thị Anh T, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn ông Nguyễn Phước L, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị L3 có đơn đề nghị xét xử vắng mặt nên Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự tiến hành xét xử vắng mặt những người này.

[1.2] Bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thực hiện quyền kháng cáo trong thời hạn luật định; đơn kháng cáo có nội dung và hình thức phù hợp quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự nên được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

[2] Về nội dung:

[2.1] Bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo yêu cầu Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, chia di sản thừa kế của cụ K, cụ H1 để lại cho các đồng thừa kế và yêu cầu chia hiện vật là quyền sử dụng đất tranh chấp.

[2.2] Xét kháng cáo của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2, bà Phạm Thị A, ông Phạm Văn D, và Huỳnh Thị S và bà Huỳnh Thị Tuyết L2, bà Lê Thị Thanh T2 thấy rằng:

[2.3] Về việc đưa ông Nguyễn Văn Dũng tham gia vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Tại cấp phúc thẩm, bị đơn có đơn đề nghị Tòa án triệu tập ông Nguyễn Văn Dũng nhưng chỉ cung cấp được năm sinh, địa chỉ, số điện thoại mà không cung cấp được chứng cứ chứng minh ông Dũng có thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông G nên Hội đồng xét xử không có cơ sở xem xét yêu cầu này của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

[2.4] Về thời hiệu khởi kiện: Các đương sự thống nhất cụ Phạm Văn K và cụ Võ Thị H chết năm 1989 và không để lại di chúc. Ngày 20/11/2021, bị đơn bà Phạm Thị T1, sinh năm 1949 có đơn yêu cầu phản tố và ngày 31/8/2022 có đơn phản tố bổ sung; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2, sinh năm 1937 có đơn yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của cụ K - cụ H1 là toàn bộ diện tích đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00572 cấp ngày 18/02/2000 (diện tích thực tế là 24.990,6m2) và phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn G tọa lạc tại khu phố P, phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích là 53.947m2. Xét thấy, cụ K và cụ H1 chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990. Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính thì từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

[2.5] Theo Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường H ngày 14/10/2014 (bút lục 381) và các chứng cứ Tòa án cấp sơ thẩm thu thập được gồm: Thông báo về việc thụ lý vụ án số 317/TB-TLVA ngày 15/11/2016, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 169/2016/QĐST-DS ngày 16/12/2016; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 22/2018/QDST-DS ngày 31/01/2018 (bút lục 372, 373) và Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 14/2018/QĐ-PT ngày 26/4/3028 (bút lục 374-378). Như vậy, năm 2016 bà Phạm Thị T1 khởi kiện ông Phạm Văn G về việc “Tranh chấp tài sản chung”, quá trình giải quyết vụ án bà T1 tự nguyện rút đơn khởi kiện và Tòa án đã ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 169/2016/QĐST-DS ngày 16/12/2016. Đến năm 2017, bà T1 tiếp tục khởi kiện ông Phạm Văn G về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản”, vụ án lại bị đình giải quyết theo Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 22/2018/QĐST-DS ngày 31/01/2018 vì lý do người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng. Ngày 26/4/2018, nguyên đơn kháng cáo và được giải quyết tại Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 14/2018/QĐ-PT ngày 26/4/2018 không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Phạm Thị T1 và Quyết định kháng nghị số 01/QĐKNPT-VKS-DS ngày 09/02/2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã B, giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 22/2018/QĐST-DS ngày 31/01/2018 của Tòa án nhân dân thị xã B. Xét thấy, nguyên nhân Tòa án đình chỉ vụ án vào năm 2016 và năm 2018 đều không thuộc trường hợp do trở ngại khách quan theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự, do đó thời gian này vẫn tính vào thời hiệu khởi kiện.

[2.6] Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn xác định thời hiệu chia di sản thừa kế vẫn còn vì trên phần đất tranh chấp có tài sản là căn nhà được thể hiện ở bút lục 72, 92, 109, 120. Tuy nhiên, tại biên bản lấy lời khai đối với Bà S (bút lục 72), Bà S trình bày: “… tôi thống nhất di sản thừa kế của cụ K, cụ H1 để lại là quyền sử dụng đất diện tích 35.638m2 ta lạc tại phường H, thị xã B, Bình Dương theo Giấy CNQSD đất số 00572 QSDĐ/…/QĐ.UB cấp ngày 18/02/2000 hiện do hộ ông Phạm Văn G đứng tên. Ngoài tài sản này cụ K, cụ H1 không để lại tài sản nào khác…”; tại bản tự khai của bà Phạm Thị A (bút lục 78), bà A khai:lúc còn sống, cụ K, cụ H1 tạo dựng được khối tài sản chung: Quyền sử dụng đất 35.638m2 ta lạc tại phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương hiện đã cấp giấy chứng nhận số 00572 QSDĐ/…/QĐ.UB cấp ngày 18/02/2000 cho ông Phạm Văn G. Quyền sử dụng đất này, khi cụ K, cụ H1 còn sống chưa được cấp giấy chứng nhận. Sau khi cụ K, cụ H1 chết, các cô, chú trong gia đình thỏa thuận giao ông G trông coi, thờ cúng chứ không tặng cho; việc ông G tự ý kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và được cấp Giấy chứng nhận các thành viên trong gia đình không biết. Đối với tài sản trên đất: các cây cao su là ông G trồng; còn căn nhà hiện ông G đang ở là do bà T1 (sinh năm 1949) xây cất”. Tại biên bản lấy lời khai đối với bà Phạm Thị T2, sinh năm 1937 (bút lục 92), bà T2 có xác định: “…1.600 cây cao su do ông G trồng; còn căn nhà, hàng rào; các cây cối còn lại do bà T1 (SN 1949) trồng và xây cất”. Tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 08/4/2021 (bút lục 109) ghi nhận: “…Tài sản gắn liền với thửa đất số 556 (thửa số 39) gồm 01 căn nhà cấp 4 …” và tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 18/11/2021 (bút lục 120) ghi nhận: “…Tài sản gắn liền với thửa đất số 556 (thửa số 39) gồm 01 căn nhà cấp 4 có kết cấu tường xây gạch ống, tô trát, bả ma tít, sơn nước hoàn thiện, nền gạch men, trần đóng la phông bằng tôn, lợp tole, diện tích 8,6m x 18m=154,8m2…”. Như vậy, các nội dung ghi nhận lời khai của các bút lục nêu trên không có nội dung nào xác định căn nhà và cây trồng trên đất là của cụ K, cụ H1 chết để lại.

[2.7] Mặt khác, bị đơn có đơn yêu cầu phản tố (bút lục 42, 43) do bà T1 sinh năm 1949 ký nội dung yêu cầu chia di sản thừa kế là toàn bộ diện tích đất; đơn phản tố bổ sung (bút lục 283-286) do bà Đặng Kim H ký có nội dung yêu cầu chia di sản thừa kế đối với các phần đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài yêu cầu phản tố và phản tố bổ sung nêu trên không có nội dung nào yêu cầu liên quan đến tài sản trên đất; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2, sinh năm 1937 có đơn yêu cầu độc lập (bút lục 276-279) do bà Đặng Kim H ký có nội dung yêu cầu chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất, không có yêu cầu gì về tài sản trên đất; bản tự khai của bị đơn và người đại diện theo ủy quyền của bị đơn (bút lục 60, 61) do bà H trình bày xác định không yêu cầu phản tố liên quan đến căn nhà trên đất mà chỉ yêu cầu chia di sản thừa kế đối với diện tích đất và không có tranh chấp các tài sản khác trên đất. Vì vậy, ý kiến của Luật sư về việc áp dụng Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 xác định thời hiệu chia di sản thừa kế vẫn còn là không phù hợp do theo quy định của Nghị quyết số 58 áp dụng đối với các giao dịch nhà ở, đồng thời trong trường hợp có người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được trừ thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện. Trường hợp này yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ liên quan đến quyền sử dụng đất và không có yếu tố nước ngoài nên không thuộc trường hợp áp dụng Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ xét xử đối với yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ K, cụ H1 đã hết và quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn có yêu cầu áp dụng thời hiệu là phù hợp với quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 156, 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản, Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 và mục 10 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

[2.8] Về nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với phần đất tranh chấp có diện tích thực tế hiện còn là 24.990,6m2 do ông Phạm Văn G được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 18/02/2000 gồm các thửa: 136, 137, 31, 35, 38, 44, 45, 46, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61 tờ bản đồ số 30; thửa 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 21, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 31 tờ bản đồ số 35; thửa 556, tờ bản đồ số 37 toạ lạc tại phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương. Căn cứ vào trích lục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông G do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã B cung cấp thì tại thời điểm cấp đất, hộ ông G có 03 nhân khẩu là ông Phan Văn G, bà Phạm Thị A, sinh năm 1965 và ông Phạm Văn D, sinh năm 1963 (là cháu của ông G). Tại biên bản lấy lời khai ngày 25/10/2022 của Tòa án cấp sơ thẩm (bút lục 245, 246) bà A và Ông D khẳng định thời điểm cấp đất ông bà còn nhỏ nên không có công sức đóng góp gì đối với các phần đất tranh chấp.

[2.9] Đối với phần đất ông G quản lý, sử dụng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc một phần thửa 175, tờ bản đồ số 31 diện tích 45.761,9m2, thửa 26, tờ bản đồ số 35 diện tích 5.112,8m2 và thửa số 8, tờ bản đồ số 35 diện tích 3.072,3m2, tổng cộng là 53.947m2 tọa lạc tại phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương. Tại biên bản xác minh ngày 07/01/2022 (bút lục 199-205) xác định: “…các chủ ranh đất liền kề với các thửa đất trên sử dụng ổn định không tranh chấp với ông Phạm Văn G về quyền sử dụng đất…” và biên bản xác minh ngày 09/12/2022 (bút lục 355), đại diện Ủy ban nhân dân phường H cung cấp thông tin: “Nguồn gốc của một phần thửa 175 tờ bản đồ số 31, thửa 26 tờ bản đồ số 35, thửa số 8 tờ bản đồ số 35 và một phần thửa 134, tờ bản đồ số 35 tọa lạc tại phường H, thị xã B, tỉnh Bình Dương do cha mẹ ông Phan Văn G là cụ Phạm Văn K và cụ Võ Thị H để lại……Các thửa đất này không thuộc dự án, quy hoạch và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các thửa đất này do ông Phan Văn G quản lý, sử dụng ổn định từ khi cụ K và cụ H1 chết cho đến nay. Các chủ ranh đất liền kề với các thửa đất nêu trên sử dụng ổn định, không ai tranh chấp với ông G về quyền sử dụng đất”. Tòa án xác định thời hiệu chia di sản thừa kế đã hết, căn cứ vào quá trình quản lý sử dụng của nguyên đơn theo xác nhận của Ủy ban nhân dân tại các bút lục nêu trên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn công nhận 53.947m2 cho nguyên đơn là phù hợp với khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự.

[2.10] Về yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T1: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn cho rằng người đại diện theo ủy quyền của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Đặng Kim H ký tên trong đơn phản tố và đơn yêu cầu độc lập là không đúng vì không được ủy quyền. Xét thấy, giấy ủy quyền của bị đơn (bút lục 30-33) và giấy ủy quyền của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2 sinh năm 1937 cho bà Đặng Kim H (bút lục 268-272) có thể hiện nội dung được đưa ra yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập nên ý kiến của người của người bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn cho rằng bà H không được ủy quyền phản tố là không chính xác. Về nội dung yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Như đã phân tích tại mục [2.4] thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ K và cụ H1 đã hết nên Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là có cơ sở.

[2.11] Lời trình bày của phía bị đơn cho rằng tại các phần đất tranh chấp có 03 căn nhà và xác định trước năm 1975, cụ K và cụ H1 có cất nhà tại thửa đất số 136, tờ bản đồ số 30 (hiện nay là vườn cao su); sau đó 2 cụ chuyển đến cất nhà tại khu đất gần suối thuộc một phần thửa đất số 175, tờ bản đồ số 31 và một thời gian sau chuyển đến ngôi nhà gần giáp lộ tại thửa đất số 556, tờ bản đồ số 37 (ngôi nhà hiện nay ông G đang sinh sống) thì chỉ có căn nhà cấp 4 có kết cấu tường xây gạch ống, tô trát, bả ma tít, sơn nước hoàn thiện, nền gạch men, trần đóng la phông bằng tôn, lợp tole, diện tích 8,6m x 18m=154,8m2 tại thửa đất số 556, tờ bản đồ số 37 được Tòa án cấp sơ thẩm ghi nhận tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 18/04/2021 (bút lục 107-110) và ngày 18/11/2021 (bút lục 118-121) và tại Mảnh trích lục địa chính có đo đạc chỉnh lý (bút lục 138). Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn cho rằng căn nhà này là do bị đơn xây dựng. Xét thấy, theo giấy xác nhận ngày 16/6/2023 của ông Lê Tấn Đ1 sinh năm 1966 gửi Tòa án cấp phúc thẩm có nội dung: “năm 1986 ông K, bà H1 chuyển từ nhà cũ tọa lạc tại thửa 175 một phần thửa tờ bản đồ số 31 phường H, Bến Cát đến cất ngôi nhà giáp đường lộ (nay là đường Nguyễn Văn Thành thuộc thửa 39 cũ thửa mới là 556 tờ bản đồ số 37 phường H, thị xã B để con cháu tiện đi lại học hành. Đến năm 1995, bà T1 sinh năm 1949 có thuê tôi xây lại ngôi nhà để thờ cúng do nhà cũ mà cha mẹ bà ấy từng sinh sống đã bị xuống cấp, tôi xây nhà trong 03 tháng và bà T1 là người trực tiếp coi sóc việc xây dựng cung cấp vật liệu xây dựng và bà T1 đã trả đầy đủ tiền xây dựng nhà. Lúc đó tôi nhớ chi phí xây ngôi nhà này khoảng 50.000.000 đồng”. Theo giấy xác nhận ngày 16/6/2023 của bà Nguyễn Thị D2 (67 tuổi, sinh năm 1956) gửi Tòa án cấp phúc thẩm xác định: “…Chúng tôi được thấy ngôi nhà cũ hiện còn nền nhà có một số cột…” là mâu thuẫn với lời khai của ông T3 tại giấy xác nhận cùng ngày nêu trên. Ngoài ra, còn có giấy xác nhận ngày 14/6/2023 của ông Phạm Văn K1 (89 tuổi, sinh năm 1934) gửi Tòa án cấp phúc thẩm có nội dung: “…Trước 1975 gia đình cụ K cất nhà ở đất có vườn cao su.

Sau 1975 thì gia đình ông K chuyển đến cất nhà tại khu đất gần suối tọa lạc trên một phần thửa 175m tờ bản đồ số 31…. Thời gian sau đó, ông K bà H1 đã chuyển từ ngôi nhà cũ gần suối đến cất ngôi nhà gần giáp lộ (nay là đường Nguyễn Văn Thành, thuộc thửa đất 39 (nay là thửa 556), tờ bản đồ 37, phường H, thị xã B) để sinh sống, con cháu tiện đi lại, học hành… còn ngôi nhà giáp lộ thì bà T1 (sinh năm 1949, là con của ông bà) đã xây dựng lại vào khoảng năm 1995. Ngôi nhà này hiện đang được con cháu thường xuyên chăm có thờ cũng ông bà. Tôi ít khi thấy ông G lui tới ngôi nhà này”. Theo chứng cứ có trong hồ sơ vụ án năm 2019 do Tòa án cấp phúc thẩm thu thập tại TAND thị xã B, tại biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 26/5/2020 ông G trình bày: “Trên phần đất tranh chấp có 01 căn nhà cấp 4 do ông G tự xây dựng và các cây trồng do ông G trồng”, bà T1 trình bày: “Trên phần đất tranh chấp có 01 căn nhà cấp 4 do bà T1 xây dựng khoảng 20 năm, bà T1 cho ông G ở trong căn nhà này để thờ cúng cha mẹ”. Như vậy, bà T1 cho rằng bà là người xây nhà nhưng tại cấp sơ thẩm không có tranh chấp nên Hội đồng xét xử sơ thẩm không xem xét là phù hợp, đồng thời, tại cấp phúc thẩm, ngoài những lời trình bày của những người làm chứng nêu trên, bà T1 cũng không có chứng cứ nào khác chứng minh căn nhà hiện nay là do bà bỏ tiền ra xây nên Tòa án cấp phúc thẩm không có cơ sở xem xét.

[2.12] Tại phiên tòa phúc thẩm, Ông D, bà A xác định tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ông D, bà A không ở trên đất, không trực tiếp sử dụng đất, do đó Tòa án cấp sơ thẩm xác định Ông D, bà A không có quyền lợi gì là phù hợp. Tại cấp phúc thẩm, Ông D, bà A cũng không có chứng cứ chứng minh nên Tòa án cấp phúc thẩm không có cơ sở xem xét quyền lợi của Ông D, bà A. Đối với bà Nguyễn Thị L3, vợ của ông G tại biên bản lấy lời khai của đương sự (bút lục 364) bà Loan xác định không có quyền lợi gì liên quan đến tài sản tranh chấp và không yêu cầu gì nên không cần thiết hủy án vì lý do này theo yêu cầu của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn.

[2.13] Tại Tòa án cấp sơ thẩm, nguyên đơn ông G tự nguyện đồng ý hỗ trợ cho mỗi chi thừa kế là 400.000.000 đồng. Cụ thể: bà Phạm Thị T1 (sinh năm 1937) là 400.000.000 đồng, ông Phạm Văn D là 200.000.000 đồng, bà Phạm Thị A là 200.000.000 đồng, bà Phạm Thị T1 (sinh năm 1949) là 400.000.000 đồng, bà Huỳnh Thị Tuyết L2 là 200.000.000 đồng, bà Huỳnh Thị S là 200.000.000 đồng, bà Lê Thị Thanh T2 là 400.000.000 đồng. Tổng cộng là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng). Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn là phù hợp. Tuy nhiên, tại phần quyết định của bản án sơ thẩm không ghi nhận nội dung này nên cần sửa một phần bản án sơ thẩm về cách tuyên, ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn.

[3] Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là có cơ sở chấp nhận.

[4] Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn là không có cơ sở chấp nhận.

[5] Ý kiến của Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương tại phiên tòa đề nghị sửa án về cách tuyên là phù hợp.

[6] Về án phí dân sự phúc thẩm: Người kháng cáo phải chịu. Riêng đối với bị đơn bà Phạm Thị T1, sinh năm 1949 và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2, sinh năm 1937 được miễn án phí do là người cao tuổi.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 148; khoản 2 Điều 308; Điều 309, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, 1. Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn bà Phạm Thị T1, người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị L1 là bà Lê Thị Thanh T2 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T1 (sinh năm 1937), bà Phạm Thị A, ông Phạm Văn D, và Huỳnh Thị S và bà Huỳnh Thị Tuyết L2.

2. Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 91/2022/DS-ST ngày 19 tháng 12 năm 2022 của Tòa án nhân dân thị xã B, tỉnh Bình Dương về cách tuyên như sau:

Ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn ông Phạm Văn G về việc đồng ý hỗ trợ cho mỗi chi thừa kế là 400.000.000 đồng, cụ thể như sau:

Ông Phạm Văn G có nghĩa vụ thanh toán cho bà Phạm Thị T1 (sinh năm 1949) số tiền là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng), bà Phạm Thị T2 (sinh năm 1937) số tiền là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng), ông Phạm Văn D số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), bà Phạm Thị A số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), bà Huỳnh Thị Tuyết L2 số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), bà Huỳnh Thị S số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) và bà Lê Thị Thanh T2 số tiền là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng). Tổng cộng là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

3. Các phần khác của bản án sơ thẩm vẫn giữ nguyên.

4. Án phí dân sự phúc thẩm:

- Bị đơn bà Phạm Thị T1 và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị T2 được miễn án phí.

- Bà Lê Thị Thanh T2, bà Phạm Thị A, ông Phạm Văn D, và Huỳnh Thị S và bà Huỳnh Thị Tuyết L2 mỗi người phải chịu 300.000 đồng được khấu trừ vào số tiền tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu tiền số 0001563 ngày 26/12/2022 và các Biên lai thu tiền số 0001628, 0001629, 0001625, 0001630 cùng ngày 05/01/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã B, tỉnh Bình Dương.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (ngày 11/7/2023)./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

332
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật, công nhận QSDĐ và tranh chấp thừa kế tài sản số 275/2023/DS-PT

Số hiệu:275/2023/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 11/07/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;