Bản án 31/2024/DS-PT về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 31/2024/DS-PT NGÀY 14/03/2024 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 14 tháng 3 năm 2024, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 126/2023/TLPT-DS ngày 04/12/2023 về việc Tranh chấp về thừa kế tài sản.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 12/2023/DS-ST ngày 30/9/2023 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 19/2024/QĐXX-PT ngày 29/01/2024, giữa:

1. Nguyên đơn: Bà Phạm Thị H1, sinh năm 1975. Địa chỉ: thôn H, xã Q, huyện G, tỉnh Hải Dương.

2. Bị đơn: Bà Phạm Thị H2, sinh năm 1971.Địa chỉ: thôn A, xã Đ, huyện G, tỉnh Hải Dương.

3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

3.1. Cụ Phạm Thị N, sinh năm 1945.Địa chỉ: thônH, xã Q, huyện G, tỉnh Hải Dương.

3.2. Anh Phạm Đình Q, sinh năm 1996.

3.3. Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1965.

Cùng địa chỉ: Tổ 3, ấp H, xã T, huyện T, tỉnh Tây Ninh. Người đại diện theo uỷ quyền của bà L: Anh Phạm Đình Q

3.4. Bà Phạm Thị Đ, sinh năm 1969.Địa chỉ: tổ 3, T, phường P, thị xã U, tỉnh Quảng Ninh.

3.5. UBND xã Q, huyện G, tỉnh Hải Dương. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hữu B. Chức vụ: Chủ tịch UBND xã Q.

Bà H1, bà H2, cụ N, bà Đ có mặt. Các đương sự khác vắng mặt.

4. Người kháng cáo: Cụ N, bà H1, bà H2 (bà H1, bà H2, cụ N có măt; các đương sự khác văng mă)t

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án dân sự sơ thẩm số: 12/2023/DS-ST ngày 30/9/2023 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lộc, vụ án có nội dung tóm tắt như sau:

Cụ Phạm Đình H3, sinh năm 1940 và cụ Phạm Thị N, sinh năm 1945 sinh được 03 người con gồm: Phạm Đình H4, sinh năm 1968, Phạm Thị H2, sinh năm 1971 và Phạm Thị H1, sinh năm 1975. Các cụ thân sinh ra cụ H3 đã chết từ lâu, chết trước khi cụ H3 chết. Cụ H3 chết năm 2009, ông H4 chết năm 2012, không để lại di chúc. Ông H4 có vợ là bà Nguyễn Thị L, một con là anh Phạm Đình Q. Cụ H3 không có con riêng, không có con nuôi, khi chết không để lại di chúc.

Di sản thừa kế nằm trong khối di sản chung với cụ N gồm: Thửa đất số 458, tờ bản đồ số 03, diện tích 292,2 m2 đất ở nông thôn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26/01/2005 mang tên Phạm Đình H3 và Phạm Thị N. Trên đất có 01 nhà cấp 4, bếp(nhà cấp 4, bếp đã xây dựng nhiều năm, không còn giá trị sử dụng, các đương sự đều không yêu cầu định giá).Thửa đất số 457, tờ bản đồ số 03, diện tích 227,4m2đất ao, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26/01/2005 mang tên Phạm Đình H3 và Phạm Thị N. Khi chia ruộng đất năm 1993, thửa đất này do diện tích vượt quá hạn mức quy định của Nhà nước nên đã bị trừ diện tích đất ngoài đồng (đất 03) của 05 khẩu(cụ Phạm Thị N, cụ Phạm Đình H3, bà Phạm Thị H1, ôngPhạm Đình H4 và bà Phạm Thị Đ(là vợ ông H4)), mỗi người bị trừ 35 m2, tổng là 175m2.

Quan điểm của nguyên đơn bà H1: Đề nghị chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại hai thửa đất nêu trên của cụ Phạm Đình H3 trong khối di sản chung với cụ Phạm Thị N. Đối với thửa đất 458,bà H1 đề nghị Toà án xác định phần tài sản 1/2 thửa đất của cụ N là phần đất bà H1 đã xây dựng nhà 02 tầng kiên cố, 1/2 phần đất còn lại là di sản thừa kế của của cụ H3, trên đất có nhà cấp 4, bếp của cụ N và cụ H3. Cụ N tự nguyện cho bà H1 tài sản của cụ N, bà H1 đề nghị Toà án ghi nhận sự tự nguyện này của cụ N. Đối với phần thừa kế của cụ H3 mà bà H1 và cụ N được hưởng, đều tự nguyện cho anhPhạm Đình Q là con trai của ông Phạm Đình H4 được quản lý, sử dụng.

Đối với thửa đất 457 trước đây là diện tích mặt nước (ao) bà H1 đã vượt lập thành vườn, hiện tại bà H1 đã sử dụng một phần làm nhà ăn (xây tường 10 lợp Bloximang), sân và xây tường bao; phần còn lại bà H1 đã trồng cây và sử dụng ổn định. Bà H1 đề nghị đối với phần đất bị trừ ngoài đồng của ông Phạm Đình H4 (anh Q và bà L kế thừa). Khi chia thừa kế, bà H1 đề nghị trả lại cho mọi người phần đất ruộng bị trừ nhưng chị xin mua lại bằng với giá Hội đồng định giá đã định giá và xin trả bằng tiền các phần thừa kế của anh Q, bà L và bà H2. Riêng đối với phần đất của bà Đ bị trừ (35m2), bà Đ đã bán cho bà H2 với giá 17.000.000đ dưới dạng Giấy biên nhận và có biên bản giao nhận tiền. Việc mua bán này không có sự bàn bạc và đồng ý củacụ N, bà H1 và anh Q. Do vậy, bà H1 đề nghị Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất 03 giữa bà Đ vớibà H2 là vô hiệu. Bà H1 xin tự nguyện trả lại cho bà H2 số tiền 17.000.000đ đã mua diện tích đất 03 của bà Đ. Phần diện tích đất của cụ N tại thửa 457, phần diện tích đất 03 của cụ N bị trừ ngoài đồng và phần diện tích đất cụ N được thừa kế từ cụ H3, cụ N đã tự nguyện cho bà H1. Bà H1 xin nhận, cộng với phần diện tích đất 03 bị trừ ngoài đồng và phần diện tích đất bà H1 được thừa kế của cụ H3 để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà H1.

Bị đơn bà Phạm Thị H2 trình bày: Đối với phần đất thổ cư tại thửa 458 là tài sản chung của cụ N với cụ H3. Cụ N cho bà H1 phần tài sản của cụ N, bà H2 không có ý kiến gì, bà H2 đồng ý xác định phần tài sản của cụ N trong khối tài sản chung là phần đất bà H1 đã xây dựng nhà 02 tầng kiên cố. 1/2 trong khối tài sản chung của hai cụ là di sản thừa kế của cụ H3, bà H1 đề nghị chia cho các hàng thừa kế, bà H1 được nhận được bao nhiêu thì xin đổi cho anh Q; anh Q nhận đất thổ cư, bà H2 xin nhận phần đất của ông H4 bị trừ ngoài đồng mà ông H4, bà L được hưởng.

Cụ Phạm Thị N trình bày: Thửa đất số 458 là đât ở, gia đình đã hiến một phần để làm đường nên chỉ còn 261,6 m2 như diện tích Toà án đo đạc. Phần tài sản của cụ N là 1/2 thửa đất 458, cụ tự nguyện cho bà Phạm Thị H1. 1/2 thửa đất là di sản của cụ H3, cụ đề nghị chia thừa kế theo pháp luật. Cụ được chia bao nhiêu, tự nguyên cho anh Phạm Đình Q được sử dụng vì anh Q là cháu trưởng, sau này thờ cúng cụ. Đối với thửa đất số 457 là đất nuôi trồng thuỷ sản, diện tích đo đạc thực tế là 240 m2. Cụ nhất trí trích trả mỗi người 35m2 đất do bị trừ đất ngoài đồng. Sau khi bị trừ, 1/2 diện tích đất còn lại của thửa 457 là tài sản của cụ, 35m2 đất ngoài đồng tiêu chuẩn của cụ bị trừ và phần di sản cụ được hưởng của cụ H3 thì cụ tự nguyện cho bà Phạm Thị H1 vì bà H1 nuôi và chăm sóc cụ.

BàNguyễn Thị L và anh Phạm Đình Q trình bày:Đề nghị chia thừa kế di sản của cụ H3 theo quy định của pháp luật. Về quyền sử dụng đất tại thửa 458, cụ N,bà H1, bà L có quan điểm cho anh Q phần di sản thừa kế được hưởng của cụ H3, anh Q nhất trí. Phần di sản thừa kế của bà H2 được hưởng tại thửa 458, nếu bà H2 cho thì anh xin nhận, nếu không thì đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với đất ao tại thửa số 457, anh Q đề nghị Tòa án chia thừa kế theo quy định của pháp luật;bà H1, bà H2 đều đề nghịanh Q đổi cho phần đất này, anh Q chưa có quan điểm.

Bà Phạm Thị Đ trình bày: Bà và ông Phạm Đình H4 kết hôn năm 1990. Sau khi kết hôn bà đã chuyển khẩu về chung sống cùng cụ H3, cụ N, ông H4 và bà H1.

Năm 1993, khi Nhà nước chia ruộng đất nông nghiệp đã trừ tiêu chuẩn đất 03 của bà ở ngoài đồng vào diện tích đất ao 35 m2 tại thửa 457 của gia đình. Năm 1994, bà đã ly hôn ông H4. Bà H1 yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ H3, có liên quan đến phần đất bị trừ ngoài đồng của bà. Bà Đ xác định đã bán phần diện tích đất này cho bà H2 với giá 17.000.000đ, khi mua bán có lập văn bản, đã nhận tiền. Khi bán, bà không thông báo, bàn bạc gì với cụ N, bà H1 và anh Q, không qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bà vẫn nhất trí bán cho bà H2.

UBND xã Q, huyện G, tỉnh Hải Dương cung cấp: Thửa đất số 457 và 458 tờ bản đồ số 03 tại thônH, xã Q, huyện G, tỉnh Hải Dương đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Phạm Đình H3 và Phạm Thị N. Theo bản đồ 299, sổ mục kê số thứ tự 27, trang số 57 thể hiện thửa số 41, tờ bản đồ số 06 diện tích 719 m2 chia làm 02 thửa (một thửa 480m2; một thửa 239 m2) mang tên cụ Phạm Văn H. Sau đó mới chuyển sang tên Phạm Đình H3 diện tích đất này gồm hai thửa 457 và 458 hiện tại. Thời điểm này 02 thửa chưa táchra làm đất thổ cư và đất nuôi trồng thuỷ sản vẫn chung là đất thổ cư. Theo danh sách cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2001 và bản đồ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005 tại trang thứ 50 vị trí thửa 457 mang tên Phạm Đình H3 có diện tích 227,4m2 là đất ao và thửa 458 có diện tích là 292,2m2 là đất thổ cư. So với bản đồ 299 diện tích đất của cụ H3 khi cấp Giấy chứng nhận năm 2005 giảm đi 194,4m2.

Tại thửa đất ao năm 1993 chia ruộng đã trừ ngoài đồng vào 175 m2 của 05 khẩugồm: Cụ Phạm Đình H3, cụ Phạm Thị N, ông Phạm Đình H4, bà Vũ Thị Đ và bà Phạm Thị H1 mỗi người bị trừ 35 m2. Đối với phần đất thổ cư thửa 458 trước đây diện tích được cấp Giấy chứng nhận là 292,2 m2. Tuy nhiên do đường đi phía trước nhà nhỏ, hẹp các hộ trong gia đình đã tự nguyện hiến đất làm đường, diện tích thực tế chỉ còn 161,6m2. Đối thửa đất nuôi trồng thủy sản thửa 457, diện tích cấp Giấy là 227,4 m2, diện tích đất đo đạc thực tế là 242.0 m2. Tuy nhiên tứ cạnh gần như không thay đổi, các hộ dân xung quanh đều sử dụng ổn định, không tranh chấp, đã có khuôn viên riêng biệt. Thời điểm cấp Giấy chứng nhận do đo vẽ, tính toán thủ công nên có sự sai số khi đo đạc. Địa phương đề nghị Tòa án nhân dân huyện căn cứ vào diện tích thực tế để chia thừa kế theo quy định.

Toà án nhân dân huyện Gia Lộc tiến hành xem xét thẩm định và định giá tài sản, xác định giá trị quyền sử dụng đất tại thửa 458 (đất ở) có giá trị là 1.100.000đ/m2; giá trị quyền sử dụng đất tại thửa 457 (đất ao) có giá trị 75.000đ/m2 công vượt lập ao thành vườn có giá 150.000đ/m3. Đối với nhà cấp 4, bếp đã cũ không còn giá trị sử dụng các đương sự không đề nghị Toà án định giá.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số:12/2023/DS-ST ngày 30/9/2023, Tòa án nhân dânhuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã quyết định: Căn cứ vào Điều 618; Điều 636, Điều 637, Điều 638, Điều 639, Điều 646, Điều 654, Điều 678, Điều 679 và Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 1995: Điều 117, Điều 122, Điều 123, Điều 129, Điều 209; Điều 218 Điều 609; Điều 611; Điều 612; Điều 613; Điều 623; Điều 649;Điều 650; Điều 651; Điều 652; Điều 660 và Điều 688 Bộ luật Dân sư năm 2015; khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị H1 về việc yêu cầu chia thừa kế là quyền sử dụng đất của cụ Phạm Đình H3 trong khối tài sản chung với cụ Phạm Thị N.

- Xác định phần tài sản của cụ Phạm Thị N trong khối tài sản chung với cụ Phạm Đình H3: Tại thửa đất thổ cư 458 có tổng diện tích đo đạc trên thực tế là 261,6 m2. 1/2 quyền sử dụng đất của cụ N bằng 130,8m2.

Xác định phần tài sản của cụ Phạm Thị N trong khối tài sản chung với cụ Phạm Đình H3 tại thửa đất số 457(đất nuôi trồng thủy sản) gồm: 35 m2 cụ N bị trừ diện tích đất ngoài đồng; 33,5 m2 là tài sản chung với cụ H3 (phần diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cụ H3, cụ N).

- Xác định di sản thừa kế của cụ Phạm Đình H3 gồm:

+ 1/2 quyền sử dụng đất tại thửa số 458 tờ bản đồ số 03 (đất ở nông thôn phía trên có nhà cấp 4 và bếp), địa chỉ: thônH, xã Q, huyện G, tỉnh Hải Dương = 130,8 m2 x 1.100.000đ = 143.880.000đ.

+ Tại thửa 457, tờ bản đồ số 03 (đất nuôi trồng thủy sản), diện tích đo đạc thực tế là 242m2 có 35m2 diện tích đất bị trừ ngoài đồng của cụ H3, 33,5 m2 diện tích đất chung với cụ N. Tổng diện tích tại thửa đất này là 67,5m2 là Tài sản của cụ H3 và là di sản thừa kế để chia cho hàng thừa kế có giá là 67,5 x 75.000đ = 5.062.500đ.

- Việc chia di sản thừa kế của cụ H3 được chia cho 04 suất thừa kế: Tại Thửa đất số 458 có 130,8 m2 : 4 = 32,7 m2 x 1.100.000đ = 35.970.000đ; Tại thửa đất 457 diện tích đất ao là di sản thừa kế có 67,5m2 : 4 = 16,8m2 x 75.000đ = 1.260.000đ.

+ Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Phạm Thị N cho bà H1 1/2 quyền sử dụng đất là tài sản chung với cụ H3 tại thửa đất số 458, tờ bản đồ số 03 (đất ở nông thôn) diện tích là 130,8m2 trên đất bà H1 đã xây dựng nhà 02 tầng, phần diện tích đất bà H1 đã xây dựng nhà 02 tầng và khuôn viên có diện tích là 139,8 m2(tha quá 1/2 diện tích là tài sản chung của cụ N 09 m2). Do vậy, trừ 09 m2từ phần di sản của bà H1 được hưởng của cụ H3 để cấp Giấy chứng nhận cho bà H1.

+ Ghi nhận sự tự nguyện thoả thuận của cụ Phạm Thị N, bà Phạm Thị H1, anh Phạm Đình Q và chị Nguyễn Thị L các phần thừa kế của cụ N, bà H1, bà L được hưởng cho anh Phạm Đình Q quản lý, sở hữu, sử dụng cùng với phần diện tích anh Q được thừa kế để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh Phạm Đình Q tại thửa đất 458, tờ bản đồ số 03 (đất ở nông thôn) bao gồm: Cụ N 32,7 m2; anh Q và bà L 32,7m2bà H1 23,7m2(đất ở nông thôn) được hưởng của cụ H3. Tổng diện tích là 89,1m2 + Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Phạm Thị N tự nguyện cho bà H1: Phần diện tích đất nuôi trồng thủy sản chung với cụ H333,5m2, phần diện tích đất 03 bị trừ ngoài đồng 35 m2, phần diện tích đất nuôi trồng thủy sản được thừa kế của cụ H3 16,8m2. Tổng là 84,3 m2 tại thửa 457, tờ bản đồ số 03 diện tích đo đạc thực tế là 242m2 đã được cấp Giấy chứng nhận mang tên Phạm Đình H3 và Phạm Thị N. Cộng với phần diện tích đất của bà H1 tại thửa đất này bao gồm 35m2 đất bị trừ ngoài đồng 16,8m2 được thừa kế của cụ H3. Tổng diện tích cho bà H1 là 136,1m2.

- Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Phạm Thị H1 và bà Phạm Thị Đ dưới dạng Đơn đề nghị ngày 06/6/2023 vô hiệu.

- Việc chia di sản được thực hiện bằng hiện vật:

+ Giao cho bà Phạm Thị H1 quản lý, sử dụng, sở hữu diện tích đất 139,8m2 đất tại thửa số 458, tờ bản đồ số 03 (đất ở nông thôn) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Phạm Đình H3 và cụ Phạm Thị N ngày 25/01/2005. Được ký hiệu trên sơ đồ kèm theo là hình được giới hạn bởi các điểm B8, A4, B3, B4, B5, B8.

+ Giao cho anh Phạm Đình Q được quyền quản lý, sử dụng và sở hữu diện tích đất 121,8m2 tại thửa số 458, tờ bản đồ số 03 (đất ở nông thôn) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Phạm Đình H3 và cụ Phạm Thị N ngày 25/01/2005. Anh Phạm Đình Q có trách nhiệm trả cho bà Phạm Thị H2 diện tích đất của chị được thừa kế là 32,7m2 bằng 35.970.000đ. Được ký hiệu trên sơ đồ kèm theo là hình được giới hạn bởi các điểm B3, B4, A2, A3, B3.

+ Giao cho bà Phạm Thị H1 được quyền quản lý, sử dụng, sở hữu diện tích đất 242 m2 đất ao tại thửa đất 457, tờ bản đồ số 03 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Phạm Đình H3 và cụ Phạm Thị N ngày 25/01/2005. Được ký hiệu trên sơ đồ kèm theo là hình được giới hạn bởi các điểm A1, B5, B8, B6, B7, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15, A16, A1.

Bà Phạm Thị H1 có trách nhiệm trả tiền 01 suất thừa kế cho anh Phạm Đình Q, chị Nguyễn Thị L 16,8m2 x 75.000đ = 1.260.000đ, trả 35 m2suất ruộng của ông H4 bị trừ ngoài đồng cho anh Q, bà L 35m2 x 75.000đ bằng 2.625.000đ. Tổngtrả cho anh Q, bà L(do anh Q là người đại diện) là 3.885.000đ; Xử lý hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu của bà H2 và bà Đ:Chấp nhận sự tự nguyện của bà Phạm Thị H1 trả cho bà Phạm Thị H2 diện tích đất 35m2bà H2 đã mua của bà Phạm Thị Đ 17.000.000đ và phần thừa kế của bà H2 là 16.8m2 bằng 1.260.000đ. Tổng bà H1 trả cho bà H2 là 18.260.000đ.

Phần đất trong GCNQSDĐ được hiến làm đường xóm được ký hiệu trên sơ đồ kèm theo là hình được giới hạn bởi các điểm B1, B2, B7, B6, B8, A4, B3, A3, B1.

Có sơ đồ cụ thể kèm theo bản án sơ thẩm.

Các đương sự có trách nhiệm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và làm thủ tục liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của bản án khi bản án có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bà H1 và cụ N kháng cáo xin thay đổi quan điểm từ việc cho anh Phạm Đình Q kỷ phần thừa kế được hưởng thay đổi thành không choanh Q đối với phần đất thổ cư tại thửa 458, đề nghị Tòa án chia thừa kế theo pháp luật; bà H2 kháng cáo đề nghị Tòa án công nhận việc đổi đất giữa bà H2 với bà L, anh Q về việc đổi đất ở với đất ao, đất 03 bị trừ mà hai bên được hưởng, hai bên không phải trả chênh lệch giá trị;bà H2 đề nghị được nhận di sản thừa kế bằng hiện vật là một phần đất ao tại thửa 457.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự có mặt giữ nguyên nội dung đã trình bày như nêu trên, người kháng cáo giữ nguyên đơn kháng cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương phát biểu: Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự từ khi thụ lý đến khi xét xử. Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩmchấp nhậnkháng cáo của cụ N, bà H1, bà H2.Sửa bản án Dân sự sơ thẩm số: 12/2023/DS-ST ngày 30/9/2023 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lộc, đề nghị chia thừa kế theo pháp luật, giao cho bà H2 bằng hiện vật là một phần quyền sử dụng đất ao để bà H2 sử dụng. Anh Q được nhận di sản thừa kế là hiện vật phải trả kỷ phần thừa kế được hưởng cho cụ N, bà H1; ai được giao di sản thừa kế có giá trị cao hơn giá trị kỷ phần được hưởng có nghĩa vụ trả cho người được nhận di sản thấp bằng tiền.Do sửa bản án nên người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng,kháng cáo của các đương sự trong thời hạn luật định nên được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

[2] Xétkháng cáo của bà H1 và cụ N, thì thấy: Trước phiên tòa sơ thẩm cũng như tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30/9/2023, bà H1 và cụ N đều có ý kiến tặng cho anh Phạm Đình Q được hưởng kỷ phần thừa kế mà bà H1, cụ N được hưởng đối với phần đất thổ cư tại thửa 458. Như vậy, bà H1 và cụ N đã từ chối nhận một phần di sản và tặng cho anh Q được hưởng. Đây là ý chí tự nguyện của bà H1 và cụ N, là phù hợp với quy định tại Điều 620 của Bộ luật Dân sự. Ngày 30/9/2023, Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện phân chia di sản thừa kế của cụ H3, giao cho anh Q được hưởng theo đúng ý chí, nguyện vọng của bà H1 và cụ N. Nay, bà H1 và cụ N thay đổi quan điểm xin nhận phần di sản này là không có căn cứ. Do vậy, kháng cáo của bà H1 và cụ N không được chấp nhận.

[3] Xét kháng cáo của bà H2, thì thấy: Di sản thừa kế của cụ H3 là 1/2 khối tài sản chung với với cụ N tại thửa 458 là đất ở và thửa 457 là đất ao. Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá theo hiện vật là quyền sử dụng đất riêng biệt; cụ thể, đánh giá theo từng loại đất ở, đất ao, theo 1/2 tài sản là quyền sử dụng đất của cụ N, 1/2 là của cụ H3 và việc trừ đất 03 vào đất ao; dẫn đến một người trong hàng thừa kế nếu nhận kỷ phần thừa kế là quyền sử dụng đất có diện tích nhỏ sẽ không đủ điều kiện để tách thửa đất là chưa đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người được thừa kế. Xét thửa đất 457 và 458 là hai thửa tiếp giáp liền thổ và chung khuôn viên, thửa đất 457 là đất ao đã được vượt lập trồng cây. Tại cấp sơ thẩm, anh Q, bà H1, bà H2 đều có yêu cầu được giao bằng hiện vật là quyền sử dụng. Nếu xem xét tổng thể diện tích đất của cả hai thửa, thể hiện đất có diện tích lớn, hoàn toàn có thể chia, giao cho anh Q, bà H1 vàbà H2 bằng hiện vật là quyền sử dụng đất.Vì vậy, Tòa án chấp nhận kháng cáo của bà H2, giao cho bà H2 bằng hiện vật là quyền sử dụng đất.

[4] Do vậy, HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chia lại di sản thừa kế của cụ H3.Di sản của cụ H3 là 1/2 quyền sử dụng đất tại thửa số 458, sau khi đã hiến đất làm đường, diện tích thực tế còn lại là 161,6m2.Phần di sản của cụ H3 là 130,8 m2 x 1.100.000đ, giá trị là 143.880.000đ và68,5m2đất ao (sau khi trích trả cho những người bị trừ đất 03) tại thửa đất số 457(trong đó có 35m2 din tích đất bị trừ ngoài đồng của cụ H3, 33,5 m2 din tích đất chung với cụ N) có giá trị 5.137.500đ.

[5] Tổng trị giá di sản của cụ H3 là149.017.500 đồng. Chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ H3, gồm:cụ N, ông H4 (bà L và anh Q được hưởng), bà H1 và bà H2; mỗi người được hưởng 1 kỷ phần thừa kế trị giá là 149.017.500 đồng/4 = 37.254.375 đồng (tương ứng với 32,7m2 đt ở và 17,125m2 đt ao).

[6] Các đương sự đã tự thỏa thuận với nhau về một số nội dung của vụ án. Vì vậy, Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Ghi nhận sự tự nguyện của cụ N, bà H1, bà L tặng cho anh Q kỷ phần thừa kế mà cụ N, bà H1, bà L được hưởng đối với phần đất ở tại thửa đất 458 như tại cấp sơ thẩm. Tổng diện tích đất ở, anh Qđược hưởng là 98,1m2, trị giá 107.910.000 đồng và 17,125 m2 đất ao, trị giá 1.284.375 đồng; tổng trị giá được hưởng là 109.194.375 đồng. Ghi nhận sự tự nguyện của cụ N tặng cho bà H1 phần diện tích đất ao trong khối tài sản chung với cụ H 333,5m2, phần diện tích đất 03 bị trừ ngoài đồng 35 m2, phần diện tích đất nuôi trồng thủy sản được thừa kế của cụ H317,125m2; tổng là 85,625 m2đất ao tại thửa 457. Di sản thừa kế, bà H1 được hưởng sau khi tặng cho anh Q và nhận một phần kỷ phần thừa kế của cụ N có trị giá là 2.568.750 đồng. Tài sản bà H1 được tặng cho, được hưởng thừa kế là 130,8m2 đất ở và đất ao là 86,625 m2(cụ N tặng cho)+ 35m2(tiêu chuẩn bị trừ đất 03) + 17,125m2(đưc thừa kế của cụ H3) = 137,75m2. Bà H2 với anh Q bà L có ý kiến về việc đổi tài sản được hưởng, anh Q nhận phần đất thổ cư mà hai bên được hưởng, bà H2 nhận phần đất ao bao gồm cả phần đất bị trừ ngoài đồng vào đất ao; hai bên không phải trả chênh lệch tài sản nên Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận của bà H2 với anh Q và bà L.

[7]Đối với 35m2 đất ngoài đồng tiêu chuẩn của bà Đ bị trừ vào đất ao, quá trình giải quyết vụ án, bà Đ xác định đã chuyển nhượng cho bà H2;bà Đ đã nhận đủ tiền. Tại phiên tòa phúc thẩm,bà Đ giữ nguyên ý kiến đồng ý chuyển nhượng cho bà H2, bà H2 nhất trí. Tòa án ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của bà Đ và bà H2. Do vậy, bà H2 được hưởng 35m2 đất ao theo tiêu chuẩn của bà Đ bị trừ ngoài đồng.

[8] Về việc phân chia, giao tài sản bằng hiện vật: Xét bà H1 đã xây nhà ở, công trình trên một phần đất của cụ H3, cụ N tại thửa 458, 457. Vì vậy, giao cho bà H1 quản lý, sử dụng phần đất có nhà ở của bà H1,diện tích 139,8m2(trong đó có 130,8m2 đất ở cụ N tặng cho)đất ở tại thửa số 458 và 92,8m2 đất ao tại thửa 457 và được sở hữu các tài sản của bà H1 trên phần đất được giao.Giao cho anh Phạm Đình Q được quản lý, sử dụng diện tích đất 121,8m2 đất ở, giá trị là 133.980.000 đồng tại thửa số 458. Giao cho bà Phạm Thị H2 được quản lý, sử dụng 149,2 m2 đất ao, giá trị là 11.190.000 đồng tại thửa đất 457. Người nhận tài sản là hiện vật có giá trị cao phải có nghĩa vụ trả chênh lệch tài sản cho người được nhận tài sản giá trị thấp. Bà H1 có nghĩa vụ trả chênh lệch giá trị đất ở cho bà H2 (diện tích đất ở được giao nhiều hơn so với phần được hưởng là 9m2) giá trị là 9.900.000 đồng. Bà H2 có nghĩa vụ trả chênh lệch giá trị đất ao cho bà H1 (diện tích đất ao được giao nhiều hơn so với phần được hưởng là 149,2 - (17,125 + 35)x2= 44,95m2), giá trị là 3.371.250 đồng.

[9] Nguồn gốc thửa đất 457 là đất ao trũng. Các đương sự đều thừa nhận bà H1 là người bỏ tiền mua đất cát về san lấp ao vào năm 2018.Các đương sự đều không xác định được độ sâu của ao, khối lượng đất cát san lấp là bao nhiêu, không có tài liệu chứng minh chi phí san lấp ao, không xác định được giá đất cát thời điểm san lấp. Tại phiên tòa phúc thẩm, theo bà H1 khai chi phí san lấp phần ao trước phần công trình phụ và lán tôn (kết quả thẩm định xác định 190,7m2) hết khoảng 50.000.000 đồng, bà H2 khai hết khoảng 30.000.000 đồng. Để đảm bảo quyền lợi của người trực tiếp chi phí khi san lấp, HĐXX phúc thẩm chấp nhận như lời khai của bà H1, xác định chi phí san lấp là 50.000.000 đồng. Do vậy, bà H2 được giao sử dụng một phần ao phải có nghĩa vụ trả tiền san lấp cho bà H1. Phần ao bà H1 san lấp 190,7m2 tương ứng hết 50.000.000 đồng, Tòa án giao cho bà H2 sử dụng149,2m2 phần còn lại giao cho bà H1 sử dụng (tỷ lệ diện tích ao bà H2 được giao là 149,2/190,7 = 78,24%) nên bà H2 phải trả cho bà H1 tiền san lấp ao tương ứng là 78,24% x 50.000.000 đồng = 39.120.000 đồng.

[10] Về án phí: Tòa án cấp phúc thẩm chia lại di sản thừa kế nên tính lại án phí dân sự sơ thẩm. Bản án bị sửa nên người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

[11] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, cấp phúc thẩm không xét và đã có hiệu lực kể từ khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.Chấp nhận kháng cáo của bà H2. Không chấp nhận kháng cáo củabà H1, cụ N.Sửa bản án dân sự sơ thẩm số: 12/2023/DS-ST ngày 30/9/2023 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

2. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị H1 về việc yêu cầu chia thừa kế là quyền sử dụng đất của cụ Phạm Đình H3 trong khối tài sản chung với cụ Phạm Thị N.

- Ghi nhận việc các đương sự đã hiến một phần đất ở để làm đường là hình thể được giới hạn bởi các điểm B1, B2, B7, B6, B8, A4, B3, A3, B1.

- Xác nhận ông H4, bà Đ và bà H1, mỗi người bị trừ 35m2(tng cộng là 105m2) đất 03 vào phần đất ao của cụ H3, cụ N.

- Không chấp nhận yêu cầu của bà H1 đề nghị tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 06/6/2023 giữa bà Phạm Thị H2 với bà Phạm Thị Đ vô hiệu. Ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận giữa bà Đ với bà H2 về việc bà Đ chuyển nhượng 35 m2 đất ao mà bà Đ được hưởng cho bà H2.

- Xác nhận 261,6 m2đất ở, thửa số 458 và 137 m2 đất ao tại thửa 457, cùng tờ bản đồ số 3, địa chỉ thôn H, xã Q, huyện G, tỉnh Hải Dương (sau khi trừ 105 m2 đất tiêu chuẩn 03 của bà H1, ông H4, bà Đ) là tài sản chung của cụ H3, cụ N.

- Xác định 1/2 khối tài sản (gồm 130,8m2 đất ở và 68,5m2 đất ao) là tài sản của cụ N; 1/2 khối tài sản còn lại(gồm 130,8m2 đất ở và 68,5m2 đất ao) trị giá149.017.500 đồng là di sản thừa kế của cụ H3.

- Chia đều cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất của cụ H3, gồm: cụ N, ông H4 (bà L và anh Q được hưởng), bà H1 và bà H2; mỗi người được hưởng 1 kỷ phần thừa kế trị giá là 149.017.500 đồng/4 = 37.254.375 đồng.

- Ghi nhận sự tự nguyện của cụ N, bà H1, bà L tặng cho anh Q phần thừa kế mà cụ N, bà H1, bà L được hưởng đối với phần đất ở tại thửa đất 458.

- Ghi nhận sự tự nguyện của cụ N tặng cho bà H1 quyền sử dụng đất ở của cụ N (130.8m2) tại thửa đất số 458, quyền sử dụng đất ao (68,5m2) của cụ N và phần thừa kế cụ N được hưởng đối với đất ao (17,125m2) tại thửa 457.

3. Về việc phân chia bằng hiện vật:

- Giao cho bà Phạm Thị H1 được quản lý, sử dụng phần đất có nhà ở của bà H1 diện tích đất 139,8m2 đất ở tại thửa số 458 và 92,8m2 đất ao tại thửa 457 theo hình thể B4, B3, A4, B8, B6, B7, A17, A12, A13, A14, A15, A16, A1, B5, B4 và được sở hữu các tài sản của bà H1 trên phần đất được giao.

- Giao cho anh Phạm Đình Q được quản lý, sử dụng phần đất ở diện tích 121,8m2 đất ở tại thửa số 458. Được ký hiệu trên sơ đồ kèm theo là hình được giới hạn bởi các điểm B3, B4, A2, A3, B3.

- Giao cho bà Phạm Thị H2 được quản lý, sử dụng 149,2 m2 đất ao tại thửa đất 457. Được ký hiệu trên sơ đồ kèm theo là hình được giới hạn bởi các điểm A17, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A17.

Việc chia đất có sơ đồ cụ thể kèm theo.

4. Về việc trả chênh lệch giá trị tài sản, trả tiền:

- Ghi nhận sự tự nguyện của anh Q, bà L với bà H2không phải trả tiền chênh lệch giá trị tại sản được giao.

- Bà H1 có nghĩa vụ trả chênh lệch giá trị đất ở cho bà H2là 9.900.000 đồng.

- Bà H2 có nghĩa vụ trả chênh lệch giá trị đất ao cho bà H1giá trị là 3.371.250 đồng (làm tròn 3.371.000 đồng).

- Bà H2có nghĩa vụ trả cho bà H1 tiền san lấp ao là 39.120.000 đồng.

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

5. Về án phí:

- Bà Phạm Thị H1 phải chịu 1.862.000đ án phí chia tài sản và 300.000đ án phí đề nghị tuyên bố hợp đồng vô hiệu, được đối trừ vào số tiền tạm ứng án phí 1.630.000 đồng bà H1 đã nộp theo biên lai số: AA/2020/0000848 ngày 16/02/2023 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Gia Lộc, bà H1 còn phải nộp 532.000 đồng

- Bà Phạm Thị H2 phải chịu 1.862.000đ án phí chia tài sản.

- Anh Phạm Đình Q và bàNguyễn Thị L, mỗi người phải chịu 931.000đ án phí chia tài sản.

- Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho cụ Phạm Thị N Người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn trả bà H1, bà H2 số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp, mỗi người là 300.000 đông theo biên lai thu tạm ứng số: AA/2022/0002212 ngày 16/10/2023 và số: AA/2022/0002206 ngày 12/10/2023 của Chi cục Thi hành án dân sựhuyện Gia Lộc.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự ; thời hiệu yêu câu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

323
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 31/2024/DS-PT về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:31/2024/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 14/03/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;