Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 17/2020/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 17/2020/DS-PT NGÀY 07/05/2020 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 07 tháng 5 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 08/2020/TLPT-DS ngày 07 tháng 01 năm 2020 về việc tranh chấp thừa kế tài sản.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 21/2019/DS-ST ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Toà án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 28/2020/QĐ-PT ngày 06 tháng 3 năm 2020, các thông báo mở lại phiên tòa số 33/TB-TA ngày 13/3/2020, thông báo số 37/TB-TA ngày 30/3/2020, thông báo số 49/TB-TA ngày 17/4/2020 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Tiêu Thị T, sinh năm 1965, có mặt. Địa chỉ: Thôn N, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Bà Ngô Thị Xuân Th - Trợ giúp viên pháp lý- Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hải Dương; có mặt.

2. Bị đơn: Ông Tiêu Văn H, sinh năm 1957, có mặt. ĐKHK: Thôn N, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương.

Hiện ở: Số nhà 42 K, Thị trấn Tr, Huyện Ph, Tỉnh Hưng Yên 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Tiêu Thị M, sinh năm 1954; Vắng mặt.

Địa chỉ: Số nhà 66, khu 4, Thị trấn Thanh Hà, Huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương.

- Bà Tiêu Thị T1, sinh năm 1956; Có mặt.

Đa chỉ: Số 250 đường T, khóm M, Phường M, TP C, Tỉnh Đồng Tháp.

- Ông Tiêu Văn H1, sinh năm 1958; Vắng mặt. Địa chỉ: Làng Đ, Xã H, Huyện Đ, Tỉnh Thái Nguyên.

- Ồng Tiêu Văn T2, sinh ngày 02/9/1960; Có mặt.

Đa chỉ: Thôn D, Xã Cẩm C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương - Bà Tiêu Thị T3, sinh năm 1962; Có mặt.

Đa chỉ: Thôn M, Xã L, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương.

- Anh Võ Nguyễn Triệu H2, sinh năm 1988; Vắng mặt. Địa chỉ: 250 T, phường M, TP C, tỉnh Đồng Tháp;

- Chị Tiêu Hà Lan H3, sinh năm 1993; (con ông H1); Vắng mặt.

Đa chỉ: Làng Đ, Xã H, Huyện Đ, Tỉnh Thái Nguyên;

+ Người đại diện theo ủy quyền của bà M, bà T1, ông T3, bà T2, anh H2: Ông Tiêu Văn H, sinh năm 1957; ĐKHK: N, C, Th, Hải Dương; Hiện ở: Số nhà 42 K, Thị trấn Tr, Huyện Ph, Tỉnh Hưng Yên; Có mặt.

+ Người đại diện theo ủy quyền của ông H2, chị H3: Bà Tiêu Thị T, sinh năm 1965; Địa chỉ: Thôn N, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương; Có mặt.

5. Người kháng cáo:

-Bà Tiêu Thị T2, sinh năm 1965; Có mặt.

Đa chỉ: Thôn N, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương.

- Ồng Tiêu Văn T3, sinh năm 1960; Có mặt.

Đa chỉ: Thôn D, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương.

- Bà Tiêu Thị T1, sinh năm 1956; Có mặt.

Đa chỉ: Số 250 đường T, khóm M, Phường Mỹ, TP C, Tỉnh Đồng Tháp.

-Ông Tiêu Văn H, sinh năm 1957; Có mặt.

ĐKHK: Thôn Nh, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương. Hiện ở: Số nhà .., Thị trấn Tr, Huyện Ph, Tỉnh Hưng Yên.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án dân sự sơ thẩm và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Nguyên đơn bà Tiêu Thị T trình bày: Về quan hệ huyết thống. Cụ Tiêu Văn H và cụ Nguyễn Thị Nh có 07 con chung là Tiêu Thị M, Tiêu Thị T1, Tiêu Văn H2, Tiêu Văn H, Tiêu Văn T3, Tiêu Thị T2 và Tiêu Thị T. Không có con nuôi, con riêng. Cụ Nh chết ngày 21/5/2012, cụ H chết ngày 03/02/2003, không để lại di chúc, không để lại nghĩa vụ gì về tài sản. Bà Toàn không chấp nhận di chúc của cụ Như do bị đơn cung cấp cho Tòa án là vì di chúc giả tuy nhiên bà không yêu cầu giám định di chúc. Nay bà khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản mà bố mẹ để lại gồm Quyền sử dụng đất (QSDĐ) 650m2 ti thửa 156, tờ bản đồ số 7 tại Thôn Nh, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương, đã được cấp GCNQSD đất mang tên cụ Nh, cụ H. Trong tổng diện tích QSDĐ nói trên có 315m2 đt vườn thừa trừ tiêu chuẩn đất nông nghiệp ngoài đồng của bà và cụ Nh. Cụ H không được chia đất nông nghiệp vì là cán bộ nghỉ hưu. Bà không đề nghị Tòa án giải quyết công trình, tài sản, cây cối gắn liền với QSDĐ. Sau này nếu chia diện tích đất cho ai vào phần tài sản nào thì người đó sẽ được hưởng tài sản trên phần đất được chia mà không phải trả giá trị chênh lệch, nếu tài sản phạm vào ranh giới phân chia thì sẽ tự phải tháo dỡ, di chuyển. Bà đề nghị nhận di sản bằng hiện vật và đề nghị Tòa án xem xét công sức trông nom, quản lý đất của bà từ khi bố mẹ chết đến nay. Không yêu cầu giải quyết về đất nông nghiệp, nhưng bị đơn yêu cầu chia thừa kế đối với đất nông nghiệp nên bà có quan điểm như sau:

Năm 1993, hộ cụ Nh gồm 7 nhân khẩu được chia ruộng là cụ Nh, bà T, ông T3, ông H2, con ông H2 là chị H3, bà T1, con bà T1 là anh H3 mỗi người được chia 548m2, tổng cả hộ theo tiêu chuẩn được chia 3836m2 nhưng do bị trừ 315m2 đất vườn thừa nên chỉ còn 3521m2. Sau đó gia đình ông H2 và gia đình bà T1 đã làm thủ tục tách đất và đã được cấp GCNQSD đất riêng đối với đất nông nghiệp, vì vậy trong 1808m2 đất nông nghiệp đã được UBND huyện Th cấp GCNQSD đất ngày 02/3/2002 đứng tên cụ Nh và cụ H là tiêu chuẩn của bà T, cụ Nh và ông Tuynh. Cụ Hoằng tuy đứng tên như vậy nhưng cụ không có tiêu chuẩn về đất nông nghiệp vì là cán bộ hưu trí. Từ năm 2003-2005, thực hiện theo chủ trương dồn ô đổi thửa, bà đã đứng ra thỏa thuận chuyển đổi, sau đó báo lại xã đội để tổ chức đo đạc và vào sổ kết quả. Diện tích đất nông nghiệp thể hiện tại GCNQSD đất cũng như trong sổ sách ghi chép việc giao ruộng, sổ sách theo dõi kết quả sau dồn ô đổi thửa đều có biến động tăng so với tổng tiêu chuẩn đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình bà vào năm 1993; nguyên nhân là do kết quả của việc dồn ô đổi thửa, do bà đã mua thêm đất của nhiều người bằng nguồn tiền riêng của bà. Hiện tại đất nông nghiệp của gia đình bà (gồm cả của bố con ông H2, mẹ con bà T1) nằm ở các xứ đồng và nguồn gốc đất tại các xứ đồng như sau:

+ Đồng Ông X: Nhà nước giao từ năm 1993 là 120m2, đã được cấp GCNQSD đất đứng tên cụ Nh, cụ H. Khi dồn ô đổi thửa thì bà nhớ đất này được chia cho bà T1. Vì bà T1 nhiều năm nay sống ở trong Nam nên bà là người quản lý, nộp thuế đối với đất này. Cây cối trên đất này là bà trồng, bà tự nguyện không yêu cầu Tòa án giải quyết cây cối trên đất. Nếu Tòa án phân chia giải quyết về đất nông nghiệp, bà tự nguyện trả lại bà T1 đất này, nhưng yêu cầu bà T1 phải trả tiền bà đã ứng nộp thuế cho bà T1 từ năm 1993 đến năm 2003 (Không nhớ chính xác số tiền). Ngoài ra bà không yêu cầu ai phải trả công sức gì cho bà đối với đất này.

+ Đồng Đ: Nhà nước giao cho bà và cụ Nh, đã được cấp GCNQSD đất đứng tên cụ Nh- cụ H. Trên đất này bà đang trồng cây thuốc là hoa cúc, cây kim tiền thảo. Nếu ai được chia đất này thì phải trả giá trị cây trên đất. Ngoài ra bà không yêu cầu gì khác.

+ Đồng Cạnh Ch: Phần đất này do bà nhận chuyển nhượng của bà S-Đ (có con tên là Trần Thị Ph) bằng nguồn tiền riêng của bà, bà không yêu cầu giải quyết tài sản trên đất và cũng không yêu cầu xem xét công sức gì đối với đất này. Thửa đất này đã được cấp GCNQSDĐ.

+ Đồng Lò Ng: Nhà nước giao cho gia đình bà gồm 3 người là bà T, cụ Nh, ông T2 tổng = 619m2, trong đó phần đất của ông T2 là 10 thước, còn lại của bà và cụ Nh và đã được cấp GCNQSDĐ. Diện tích còn lại là do bà nhận chuyển nhượng của bà Nh và ông T bằng nguồn tiền riêng của bà. Trên đất này có 6 cây nhãn to, 2 cây vải to do bà trồng, bà yêu cầu Tòa án giải quyết đối với cây vải, nhãn, còn các cây cối khác, tài sản khác trên đất bà không yêu cầu Tòa án giải quyết. Bà cũng đề nghị Tòa án xem xét hợp lý công sức lập vồng (san đất từ chỗ cao xuống chỗ thấp).

+ Đồng Chân D: Nhà nước chia cho bà T và cụ Nh, đã được cấp GCNQSDĐ mang tên cụ Nh- H. Toàn bộ cây cối trên đất này là của bà. Bà tự nguyện không yêu chia cây cối trên đất này.

+ Đồng Gốc G: Khi dồn ô đổi thửa thì đồng này giao cho ông H1 và bà T1, trước khi dồn ô đổi thửa ruộng Gốc G của bà T1 là ở cuối đồng, còn của ông H1 vẫn giữ nguyên vị trí này. Trên đất này toàn bộ cây là do bà trồng nên bà yêu cầu Tòa án xem xét đối với các cây vải trên đất, còn các cây khác bà không yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra bà không yêu cầu gì khác đối với đất này.

+ Lô 7, 8 Đ: Nhà nước chia cho gia đình bà 10 thước ở lô 8 Đ (không bao gồm tiêu chuẩn của bố con ông H2 và mẹ con bà T1); còn lại là đổi đất của ông H2 ở lô 9 Đ lấy đất của ông Vũ Văn B ở lô 7 Đ, đổi đất của ông H2 tại lô 6 T về lấy đất 6 Đ của bà Th, và bà còn mua tiếp của ông Nguyễn Văn Đ- vợ là Lê Thị Nh ở lô 6 Đ, sau đó đổi tiếp toàn bộ đất ở lô 6 Đ này để lấy lô 8 T và 8 Đ của ông Tiêu Hoằng X là người cùng thôn (ông X đã chết, gia đình con cháu đều vào miền Nam từ lâu, hiện không rõ địa chỉ). Khu đất này là do bà lập vồng và trồng cây cối nên đề nghị Tòa án xem xét công sức một cách hợp lý và giải quyết 01 cây vải trên đất, ngoài ra các cây khác bà không yêu cầu.

+ Lô 8 Tây: Nguồn gốc đổi từ lô 6 Đ như bà khai trên, ngoài ra bà còn mua thêm của bà Nguyễn Thị Đ là người cùng thôn. Diện tích như trong giấy biên nhận bà đã nộp. Bà là người lập vồng đối với đất này nên đề nghị Tòa án xem xét công sức cho bà một cách hợp lý, đề nghị giải quyết cây vải, nhãn, khế trên đất, ngoài ra các cây khác bà không yêu cầu Tòa án xem xét.

+ Lô 9 T: Nguồn gốc Nhà nước chia cho gia đình bà 202m2 (Không bao gồm tiêu chuẩn của mẹ con bà T1, bố con ông H2) từ trước khi dồn ô đổi thửa nhưng tại vị trí khác ở lô 9 T, đã có trong GCNQSD đất mang tên cụ H-Nh. Khi dồn ô đổi thửa, xã đội đã tự chia lại cho gia đình bà vào vị trí này. Ngoài ra gia đình bà không đổi, không mua thêm của ai. Khu đất này là do bà lập vồng nên đề nghị Tòa án xem xét công sức cho bà một cách hợp lý. Toàn bộ cây cối trên đất này là do bà trồng, tuy nhiên bà chỉ đề nghị giải quyết cây vải, nhãn, xoài trên đất, ngoài ra các cây khác bà không yêu cầu Tòa án xem xét.

Hiện nay trừ một phần đất nông nghiệp ở Gốc G mà ông T1 cho rằng của ông T1, còn lại là do bà quản lý, sử dụng. Ngoài yêu cầu về công sức lập vồng và cây cối trên một số thửa đất nêu trên, bà còn đề nghị Tòa án xem xét công sức trông nom quản lý đối với đất nông nghiệp.

* Bị đơn trình bày: Về quan hệ huyết thống và thời gian chết của cụ Nh, cụ H như nguyên đơn đã trình bày. Về tài sản của bố mẹ ông gồm 650m2 đt tại thửa 156, tờ bản đồ số 7 đã được UBND huyện Th cấp GCNQSDĐ số U 097214 ngày 28/10/2002 đứng tên cụ H và cụ Nh. Trên đất này có nhà 5 gian, một số công trình phụ và cây cối trên đất. Ông tự nguyện không yêu cầu giải quyết tài sản trên đất. Không ai có công sức tôn tạo vượt lập gì đối với đất. Bố mẹ ông không để lại nghĩa vụ gì về tài sản. Cụ H chết không để lại di chúc. Cụ Nh chết để lại di chúc có nội dung nhà đất ở làm nơi thờ cúng, không chia cho con nào, còn đất nông nghiệp giao cho ông quản lý, sử dụng để lấy tiền hương khói tổ tiên. Di chúc được lập tại nhà, có sự chứng kiến của Bà Tiêu Thị L; bà Tiêu Thị Ph; bà Phạm Thị Th; ông Bùi Mạnh H, ông, bà M, bà T1, ông T2, bà T3, bà D (vợ ông T2) và có xác nhận của UBND xã C. Ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Đề nghị Tòa án tuyên giao QSD đất tại thửa 156 cho ông quản lý. Ông không đồng ý trả công sức trông nom quản lý tài sản cho bà T vì anh em ông không ai mượn bà T trông nom, quản lý đất.

- Đối với đất nông nghiệp: Ông đề nghị chia theo di chúc. Bà T là người quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của gia đình từ khi cụ H mất đến nay. Về nguồn gốc đất nông nghiệp là do Nhà nước giao và bố mẹ ông nhận chuyển nhượng thêm (không biết nhận chuyển nhượng của ai, diện tích bao nhiêu), tiêu chuẩn đất nông nghiệp chia cho những ai ông không nắm được đề nghị Tòa án xác minh. Đất vườn thừa tại thửa 156 trừ vào tiêu chuẩn đất 721 ngoài đồng của những ai, trừ mỗi người bao nhiêu ông không nắm rõ, đề nghị Tòa án xác minh.

Quan điểm của ông về đất nông nghiệp của gia đình tại các xứ đồng như sau:

+ Đồng Ông X: Có nguồn gốc là Nhà nước giao cho bà T và cụ Nh nên bà T1 không phải trả tiền gì cho bà T. Ông tự nguyện không yêu cầu Tòa án xem xét cây cối trên đất này.

+ Đồng Đ: Nguồn gốc Nhà nước chia cho bà T và cụ Nh. Ông không đồng ý trả tiền cây trên đất cho bà Toàn vì trong đó có ruộng của cụ Như. Bà T tự trồng, tự thu hoạch thì phải tự nhổ cây để trả lại đất.

+ Đồng Cạnh Ch: Đất này mua của bà S-Đ (có con tên là Trần Thị Ph), ông T2 là người đưa tiền cho bà T. Vì vậy nay ông xác định đất này là của ông T2, đề nghị trả cho ông T2.

+ Đồng Lò Ng: Nhà nước giao cho gia đình cụ Nh gồm 3 người là bà T, cụ Nh, ông T2, tổng 619m2, trong đó phần đất của ông T2 là 1 sào 5 thước, còn lại của bà T và cụ Nh. Diện tích còn lại tại xứ đồng này là bố mẹ ông nhận chuyển nhượng thêm của những ai ông không rõ. Khoảng trước năm 2002 gia đình đã thống nhất để cho bố mẹ ông và bà T sử dụng toàn bộ đất canh tác ở đồng Lò Ng, còn tách chia cho ông T2 ra đồng Gốc G giáp đất với ông H2 (cùng lô thửa với ông H2) + Đồng Chân D: Nguồn gốc Nhà nước chia cho bà Tvà cụ Nh, đã có tên trong GCNQSD đất mang tên cụ Nh- H.

+ Đồng Gốc G: Là đất của bố con ông H2 và của ông T2 như đã khai trên.

+ Lô 7, 8 Đ: Ông không rõ Nhà nước giao cụ thể cho ai hay đất này là mua đổi của ai, chỉ biết rằng bố mẹ ông chia tách cho mẹ con bà T1 và đã đứng tên trong GCNQSD đất của bà T1.

+ Lô 8 T: Đất này bố mẹ ông nhận chuyển nhượng của ông Tiêu Hoằng X, và bà Nguyễn Thị Đ có chồng tên là H đều là người cùng đội thôn.

+ Lô 9 T: Ông không nắm rõ Nhà nước chia hay bố mẹ ông nhận chuyển nhượng. Nhưng ông xác định đây là đất của bố mẹ ông để lại.

Hiện nay toàn bộ đất nông nghiệp của gia đình do bà T quản lý, trừ một phần đất ở Đồng Gốc G của ông T2 là do ông T2 quản lý.

Toàn bộ cây vải, nhãn, xoài là bố mẹ ông trồng. Ông tự nguyện không yêu cầu giải quyết toàn bộ tài sản, cây trên đất nông nghiệp, không yêu cầu ai phải trả công sức gì cho ông, ông T2, bà T1, bà M, mẹ con bà T1. Đề nghị tiêu chuẩn đất nông nghiệp của ai thì trả lại cho họ, còn lại là di sản của bố mẹ ông để lại thì thực hiện theo di chúc là không chia mà chỉ giao quyền quản lý cho ông. Đề nghị trừ 5 thước vào tiêu chuẩn đất của bà T vì cuối năm 2003 bà T đã chuyển nhượng cho ông Tiêu Văn B ở cùng thôn. Không có việc bà T lập vồng mà do bố mẹ ông lập và trồng cây.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Ông H1, chị H2 ủy quyền cho bà T trình bày như ý kiến nguyên đơn đã nêu trên. Ông H1, chị H2 tự nguyện để lại toàn bộ di sản, tài sản được chia, được nhận trong vụ án này cho bà Tiêu Thị T.

Bà T1, ông T2, bà Toan, bà M, anh H3 ủy quyền cho ông H trình bày như ý kiến bị đơn đã nêu trên. Bà T1, anh H3 đề nghị Tòa án buộc bà T trả lại 1054m2 đất nông nghiệp của mẹ con bà.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 21/2019/DS - ST ngày 22/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã quyết định: Áp dụng Điều 609, 611, 612, 615, 623, 630, 632, 634, 649, 650, 651, 658 659, 660, 688 Bộ luật dân sự 2015. Điều 103, 167 Luật đất đai năm 2013. Căn cứ khoản 5 Điều 26, Điều 35; Điều 36; Điều 147; Điều 157; Điều 158, Điều 165; Điều 166; Điều 227, Điều 228, Điều 229, Điều 271, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự; Luật phí, lệ phí; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án .

- Chấp nhận một phần khởi kiện của bà Tiêu Thị T và chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Tiêu Văn H.

-Xác định di chúc lập ngày 22/01/2007 của cụ Nguyễn Thị Nh là hợp pháp một phần.

- Chấp nhận sự tự nguyện của ông Tiêu Văn H1 và chị Tiêu Thị H2 cho bà Tiêu Thị T toàn bộ quyền sử dụng đất mà mình được chia trong vụ án này.

- Áng trích công sức cho bà Tiêu Thị T bằng quyền sử dụng 102m2 đất từ di sản đất nông nghiệp (trong đó có 81m2 đất của cụ Nh và 21m2 đất của cụ H); và 30 m2 đất tại thửa 156, tờ bản đồ số 7 ở thôn Nh, xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương (trong đó có 15 m2 đt của cụ Như, 15 m2 đất của cụ Hoằng) và 52 m2 đất nông nghiệp trong di sản quyền sử dụng đất của cụ Nh tại Lò Ng, trị giá 3.900.000đ để thanh toán giá trị cây trên phần đất mà Tòa án xác định là di sản của cụ Nh.

6. Xác định di sản còn lại để chia của cụ Nh, cụ H:

* Di sản của cụ H là 153,25 m2 đt tại thửa 156, tờ bản đồ số 7 ở thôn Nh, xã C, huyện Th trị giá 137.925.000đ. Cụ Nh, bà T1, ông H, bà M, ông T2, bà T3, bà T, ông H1 mỗi người được hưởng kỷ phần thừa kế di sản của cụ H trị giá 17.240.500đ (làm tròn), tương ứng với 19,15 m2 đất (làm tròn). Do ông H1 để lại kỷ phần thừa kế của mình cho bà T, nên bà T được nhận tổng di sản đất của cụ H tại thửa 156 =38,3 m2.

* Di sản của cụ Nh gồm: 277,4 m2 đất trị giá 249.660.000đ tại thửa 156, tờ bản đồ số 7, địa chỉ thôn Nh, xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương, trong đó có 123m2 đất vườn và 154,75 m2 đất ở và 135 m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở xứ đồng Chân D và 181,85 m2 đất trồng cây lâu năm ở Lò Ng; đều có địa chỉ tại xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương. Tổng 316,85 m2, trị giá 23.763.750đ.

- Phân chia hiện vật * Giao cho ông Tiêu văn H quản lý, sử dụng QSDĐ diện tích 490 m2 theo hình EFF'BCDE, tại thửa 156, tờ bản đồ số 7, địa chỉ xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương, trong đó gồm: 277,4 m2 đất là di sản mà cụ Nh để lại ( có 123 m2 đt vườn, 154,4 m2 đất ở), theo hình EE'B'BCDE và toàn bộ tài sản trên đất và 212,6 m2 (trong đó có 105 m2 đất vườn, 107,6 m2 đất ở) theo hình E'FF'B'E', trị giá= 191.340.000đ và toàn bộ tài sản trên đất. (có sơ đồ kèm theo).

Ông H phải tự tháo dỡ hoặc di dời cây cối, công trình trên đất nếu tài sản trên đất nằm trùng đường ranh giới phân chia đất giữa các bên đương sự.

* Giao cho ông Tiêu Văn H quản lý, sử dụng 181,85 m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm tại xứ đồng Lò Ng theo hình BCDEB; diện tích 135m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm tại xứ đồng Chân D; toàn bộ cây cối, tài sản trên phần đất được giao. Địa chỉ các thửa đất đều thuộc xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương. Kích thước các cạnh, tứ cận thửa đất có sơ đồ chi tiết kèm theo. Ông H phải tự tháo dỡ hoặc di dời cây cối, công trình trên đất mà các đương sự không yêu cầu giải quyết, nếu những tài sản này nằm trùng đường ranh giới phân chia đất giữa các bên đương sự.

* Giao cho bà Tiêu Thị T 161,5m2 đất theo hình GAF'FG, trị giá 145.350.000đ tại thửa 156, tờ bản đồ số 7, địa chỉ xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương ( trong đó có 122m2 đất vườn, 39,5m2 đất ở, và đã tính cả 30m2 đất áng trích công sức cho bà T như đã nêu tại mục 5 phần quyết định của bản án) (có sơ đồ kèm theo).

Bà T được sở hữu toàn bộ tài sản trên phần đất được giao, đồng thời phải tự tháo dỡ hoặc di dời cây cối, công trình trên đất nếu tài sản trên đất nằm trùng đường ranh giới phân chia đất giữa các bên đương sự.

* Giao cho bà Tiêu Thị T 3350,15m2 đất nông nghiệp có địa chỉ tại xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương, trị giá= 249.981.200đ (đã tính cả diện tích đất áng trích công sức và thanh toán giá trị cây cho bà T như đã nêu tại mục 5 phần Quyết định của bản án). Cụ thể giao tại các xứ đồng sau: 256m2 đất trồng cây hàng năm tại xứ đồng Ông X, 256m2 đất trồng cây lâu năm ở đồng Cạnh Ch (còn gọi là M), 1227,15m2 đất trồng cây lâu năm theo hình ABEGHIKLMNA tại xứ đồng Lò N, 986m2 đất trồng cây lâu năm ở Lô 7+8 Đông, 625m2 đất trồng cây lâu năm ở Lô 8 T. Bà T được quyền sở hữu toàn bộ cây cối, tài sản trên đất này (có sơ đồ chi tiết kèm theo bản án).

Bà T có nghĩa vụ phải giao đất cho Nhà nước nếu Nhà nước thu hồi đối với Lô 8 T và bà Toàn được nhận tiền bồi thường đối với đất này khi nhà nước thu hồi.

* Giao cho ông Tiêu Văn T2 513,49m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở xứ đồng Gốc Gạo thuộc Xã C, Th, Hải Dương, theo hình ABCDA. Kích thước các cạnh, tứ cận thửa đất theo sơ đồ 2 kèm theo bản án. Ông T2 được quyền sở hữu toàn bộ cây cối trên đất này.

* Giao cho bà Tiêu Thị T1 và anh Võ Nguyễn Triệu H3 734,51m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở Gốc Gạo theo hình CDEGC và 319m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở Lô 9 T, 200m2 đất trồng cây hàng năm ở xứ Đồng Đ. Bà T1 và anh H được sở hữu toàn bộ cây cối trên đất này. (có sơ đồ kèm theo).

Ông Tiêu Văn H có trách nhiệm thanh toán cho bà Tiêu Thị M, bà Tiêu Thị T1, bà Tiêu Thị T3 giá trị kỷ phần được hưởng di sản của cụ H, mỗi người 17.240.500đ.

Ông Tiêu Văn H có trách nhiệm thanh toán giá trị chênh lệch tài sản cho ông Tiêu Văn T2 105m2 đất x 900.000đ= 94.500.000đ và thanh toán cho ông T2 giá trị kỷ phần được hưởng di sản của cụ H 17.240.500đ; tổng 111.740.500đ.

Ông Tiêu Văn H có trách nhiệm thanh toán cho bà T giá trị chênh lệch về đất tại thửa 156 là 11,8m2 x 900.000đ= 10.620.000đ.

Bà T1 và anh H3 cùng có trách nhiệm thanh toán cho bà T: Giá trị chênh lệch về đất nông nghiệp tổng 25,11m2m2 x 75.000đ= 1.883.200đ (đã làm tròn số); giá trị cây trên phần đất nông nghiệp được giao, gồm: 15 cây vải trên phần đất được giao ở xứ đồng Gốc G, trị giá 26.000.000đ; toàn bộ hoa cúc, cây kim tiền thảo trên thửa đất được giao tại xứ Đồng Đ trị giá 4.125.000đ; 06 cây vải, 03 cây nhãn và 01 cây xoài ở lô 9 T trị giá 13.550.000đ. Tổng số tiền mà bà Tĩnh, anh Hải phải trả cho bà T 45.558.200đ.

Ông T2 phải thanh toán cho bà T giá trị 12 cây vải trên phần đất được giao ở xứ đồng Gốc G trị giá 20.900.000đ.

Ngoài ra bản án còn tuyên về lãi suất chậm trả, án phí dân sự sơ thẩm và chi phí tố tụng khác, quyền kháng cáo và quyền yêu cầu thi hành án.

Ngày 22/11/2019 ông Tiêu Văn T2, bà Tiêu Thị T1 kháng cáo, không đồng ý bản án sơ thẩm chia diện tích ruộng canh tác cho ông và bà T1 tại đồng Gốc G, không đồng ý thanh toán giá trị tài sản trên đất cho bà T. Ngoài ra bà T1 còn không đồng ý việc tính công sức chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ, trồng và chăm sóc cây của bà T1 là không thỏa đáng, đề nghị xem xét lại việc xác định bà T là đối tượng hộ nghèo, người khuyết tật.

Ngày 03/12/2019 bà Tiêu Thị T kháng cáo không đồng ý về việc cấp sơ thẩm xác định di chúc ngày 22/01/2007 là hợp pháp, không đồng ý việc xác định đất nông nghiệp dôi dư chia đều cho các hàng thừa kế, tiêu chuẩn của ai thì trả đủ người đó. Đề nghị chia toàn bộ di sản thừa kế theo pháp luật và đề nghị lấy bằng hiện vật.

Ngày 04/12/2019 ông Tiêu Văn H kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm chia di sản thừa kế theo di chúc, đề nghị xem xét lại việc chia quyền sử dụng đất nông nghiệp, không đồng ý việc xác định đất nông nghiệp do bà T nhận chuyển nhượng.

Tại phiên tòa phúc thẩm.

Các đương sự không thống nhất về việc giải quyết vụ án và giữ nguyên nội dung kháng cáo. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà T đề nghị HĐXX chấp nhận nội dung kháng cáo của bà T và miễn tiền án phí dân sự phúc thẩm. Bà T1, ông H đề nghị miễn tiền án phí dân sự phúc thẩm.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Hải Dương phát biểu ý kiến: Thẩm phán, Hội đồng xét xử (HĐXX), Thư Ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Về việc giải quyết vụ án: Áp dụng khoản 1 Điều 308 BLTTDS: Không chấp nhận kháng cáo của bà Tiêu Thị T, ông Tiêu Văn H, ông Tiêu Văn T2, bà Tiêu Thị T1, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 21/2019/DS-ST ngày 22/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Người kháng cáo gửi đơn kháng cáo trong thời gian luật định nên kháng cáo là phù hợp quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung:

[2.1] Đối với kháng cáo của bà T không chấp nhận chia di sản thừa kế theo di chúc và kháng cáo của ông H về việc đề nghị chia toàn bộ di sản theo di chúc của cụ Như. HĐXX xét thấy: Di chúc của cụ Nh lập ngày 22/01/2007, di chúc được đánh máy, có điểm chỉ của cụ Nh, có chữ ký của ông H, bà T1, bà T3, vợ chồng ông T2 và một số người làm chứng khác như bà Tiêu Thị P, bà Nguyễn Thị D, ông Bùi Mạnh H, bà Phạm Thị Th, bà Tiêu Thị L (bà L hiện đã chết); có đóng dấu xác nhận của UBND xã C ngày 23/02/2008. Di chúc nêu trên là di chúc bằng văn bản, có chứng kiến của trên 2 người làm chứng. Bà Ph và ông H đều xác định chữ ký tại cuối bản di chúc đúng là chữ ký của ông bà. Người làm chứng là chị Nguyễn Thị D xác định chị chính là người đánh máy bản di chúc, nội dung thể hiện đúng ý chí của cụ Nh, chữ ký cuối bản di chúc đúng là chữ ký của chị. Chị D và bị đơn đều xác định tại ngày lập di chúc (ngày 22/01/2007), không có sự chứng kiến của UBND xã C. Sau khi lập di chúc một thời gian gia đình ông Hưng thống nhất để ông H đại diện mang di chúc lên UBND xã đề nghị được xác nhận, UBND xã C đã cử người về gia đình gặp cụ Nh để xác định lại nội dung di chúc rồi mới ký đóng dấu xác nhận. Lời khai này phù hợp với kết quả xác minh của Tòa án với những cán bộ xã C liên quan tới việc xác nhận di chúc này là ông Tiêu Hà Tr và ông Vũ Văn Th. Tuy giấu giáp lai của di chúc bị khuyết, nhưng di chúc tổng thể có hai trang và trang thứ nhất với trang thứ hai có giấu giáp lai là trùng khớp kế tiếp, không có dấu hiệu của việc thay thế trang nào, nội dung thể hiện giữa trang thứ nhất của di chúc và trang thứ hai là liền mạch, hợp lôgic.Vì vậy xác định không có việc thay đổi trang nào của di chúc, việc khuyết dấu là do sơ suất của cán bộ đóng dấu giáp lai. Do đó xác định di chúc trên tuân thủ về hình thức, nội dung di chúc thể hiện đúng ý chí của cụ Như. Tại thời điểm lập di chúc cụ Nh hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, nên xác định di chúc ngày 22/01/2007 mà bị đơn cung cấp là di chúc hợp pháp. Tuy nhiên tài sản của cụ Nh và cụ H là tài sản chung của vợ chồng, cụ H chết trước cụ Nh không để lại di chúc, cũng không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện việc cụ H khi còn sống đã tặng cho cụ Nh toàn bộ phần tài sản của mình nhưng cụ Nh lại tự định đoạt cả phần tài sản của cụ H trong di chúc nên di chúc này chỉ có hiệu lực đối với phần di sản của cụ Nh. Cấp sơ thẩm chấp nhận chia phần di sản của cụ H theo pháp luật và phần di sản của cụ Nh theo di chúc là phù hợp với quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự 2005, Điều 630, 649, 650, 651 của Bộ luật dân sự năm 2015. Ông H, bà T kháng cáo nhưng không cung cấp thêm chứng cứ mới chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ, do vậy HĐXX không chấp nhận nội dung kháng cáo này của ông H, bà T.

[2.2] Đối với kháng cáo của ông Tiêu Văn H về việc đề nghị xem xét lại việc chia quyền sử dụng đất nông nghiệp, không đồng ý việc xác định đất nông nghiệp do bà T nhận chuyển nhượng. Kháng cáo của bà Tiêu Thị T không đồng ý việc xác định đất nông nghiệp dôi dư chia đều cho các hàng thừa kế, tiêu chuẩn của ai thì trả đủ người đó. HĐXX xét thấy: Hiện nay gia đình bà T có đất nông nghiệp tại 10 xứ đồng khác nhau, gồm: Xứ đồng Ông X 256m2, Đồng Đ 200 m2, Cạnh Ch (còn gọi là M) 256 m2, Lò Ngói 1409 m2, Chân D 135 m2 đất trồng cây lâu năm, Gốc G 1248 m2, Lô 7+8 Đ 986 m2, Lô 8 T 625 m2, Lô 9 T 319 m2; tổng 5434 m2. Theo lời khai của các đương sự và theo kết quả xác minh tại địa phương thì năm 1993 hộ cụ Nh gồm 7 nhân khẩu như đã nêu trên được giao đất nông nghiệp, mỗi khẩu được giao 548 m2; tổng 3836 m2, nhưng do bị trừ 315 m2 đất vườn thừa gắn liền với đất thổ cư nên đất nông nghiệp ngoài đồng chỉ được chia 3521 m2. Cụ H không được chia đất nông nghiệp vì là cán bộ nghỉ hưu. Tuy nhiên trong nhiều tài liệu, sổ sách theo dõi quản lý đất nông nghiệp cũng như trong GCNQSD đất đều ghi tên cụ H. Lý giải về việc này, cán bộ thôn xã xác định việc ghi tên cụ H như vậy chỉ là để xã thôn tiện theo dõi quản lý đất theo đầu hộ. Ông H cho rằng bà T đã chuyển nhượng 5 thước đất cho ông Bộ nên đề nghị trừ diện tích này vào tiêu chuẩn của bà Toàn. Tuy nhiên bà Toàn không thừa nhận việc này, trong khi lời khai của ông Bộ xác định năm 2002 vợ chồng cụ Nh là người đã chuyển nhượng cho ông 73m2. Do cụ Nh là người đã chuyển nhượng đất nên cần trừ 73m2 vào di sản đất nông nghiệp của cụ Nh. So với tổng diện tích đất nông nghiệp của gia đình cụ Nh được chia ngoài đồng vào năm 1993 thì kết quả đo hiện trạng có biến động tăng diện tích là 5434-(3521- 73)=1986m2. Ông H, bà T1, ông T2, bà T3, bà M cho rằng diện tích đất tăng lên đó là do vợ chồng cụ Nh-H nhận chuyển nhượng thêm, nhưng các đương sự đều không cung cấp được chứng cứ chứng minh cho lời khai này của mình là đúng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, ông H có xuất trình thêm 02 giấy xác nhận của bà Nguyễn Thị Đ. Tuy nhiên, xét thấy chứng cứ này có 01 giấy xác nhận để trống chưa ghi ngày tháng năm, còn 01 giấy chứng nhận thể hiện ngày xác nhận là ngày 28/7/2019; và cả hai giấy xác nhận này đều không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền về chữ ký của bà Đ, trong khi đó lời khai của bà Đ ngày 27/8/2019 (sau ngày lập giấy xác nhận mà ông Hưng cung cấp) thể hiện bà Đức chuyển nhượng đất cho bà T và bà T là người trả tiền. Do vậy tài liệu mà bị đơn cung cấp không có giá trị chứng minh. Bà T cho rằng diện tích 1986m2 i dư so với tiêu chuẩn 07 nhân khẩu được giao thuộc quyền sử dụng của bà vì ngay sau thời điểm chia ruộng năm 1993 và tại thời điểm dồn ô đổi thửa bà đã mua thêm đất nông nghiệp của vợ chồng bà Tiêu Thị S, bà Phạm Thị Th, ông Tiêu Hoàng T, cụ Đinh Thị N, ông Vũ Văn B, bà Nguyễn Thị Đ, vợ chồng ông Đ bà Nh bằng nguồn tiền riêng của bà. Xét lời khai này của bà T phù hợp với tài liệu là giấy biên nhận của bà S, giấy xác nhận và lời khai của bà Th, ông T, ông T (con cụ Nh), ông B, bà Đ thể hiện đã bán đất cho bà T. Vì vậy, cần xác định diện tích bà T mua thêm này thuộc quyền sử dụng của bà T và chia trả cho bà T. Theo các giấy biên nhận và giấy xác nhận về mua bán đất do bà T cung cấp thì tổng diện tích bà T mua là 1240m2. Như vậy, nếu lấy diện tích tăng lên là 1986m2 trừ đi diện tích bà T mua thêm này, vẫn còn thừa 746m2 đất dôi dư. Theo địa chính và Lãnh đạo xã cung cấp: Việc biến động tăng diện tích đất ngoài nguyên nhân mua thêm đất như trên, còn do kết quả của việc dồn ô đổi thửa, do sai số đo đạc; gia đình bà Toàn không lấn chiếm đất công, không lấn chiếm đất của ai. Vì vậy xác định 746m2 đất này thuộc về gia đình bà T, cấp sơ thẩm phân chia diện tích đất dôi dư này cho 07 nhân khẩu trong gia đình cụ Nh được giao ruộng theo tỉ lệ quyền sử dụng đất của từng người trong tổng 5434m2-746m2= 4688m2 đất nông nghiệp là phù hợp; cụ thể như sau: Bà T1, anh H3, ông H1, chị H2 mỗi người sẽ được hưởng 11,69% x 746m2= 87,2m2; cụ Như được hưởng 7,89% x 746m2= 58,85m2, ông H1 được hưởng 9,45% x 746= 70,49m2; còn lại bà T được hưởng 267,86m2. Do các đương sự không xác định được xứ đồng nào là của ai nên xét thấy sau khi dồn ô đổi thửa nhiều xứ đồng của gia đình bà Toàn đã bị thay đổi, không còn như hiện trạng giao đất ban đầu, các tài liệu ghi chép kết quả dồn ô đổi thửa lại không cụ thể, rõ ràng, chưa phân được rõ các lô, thửa nên Tòa án sẽ căn cứ vào hiện trạng để quyết định giao chia đất một cách hợp lý cho các đương sự theo những vị trí nhất định để tránh phân chia nhỏ lẻ, khó canh tác. Do tại phiên tòa sơ thẩm bà T1 đề nghị nhập 42m2 (trong tổng 1096m2) đất nông nghiệp của bà và anh H3 vào khối di sản của cụ Nh, H. Xét thấy đây là ý chí tự nguyện của đương sự nên được chấp nhận. Như vậy, trong tổng 5434m2 đất nông nghiệp ngoài đồng theo kết quả đo hiện trạng, xác định di sản của cụ Nh là (548-105)- 73+ 58,85 + 21= 449,85m2, đất nông nghiệp của ông H2 và chị H3 là (548 x 2)+ (87,2 x 2)= 1270,4m2, đất nông nghiệp của bà T1, anh H3 là 1270,4 - 42= 1228,4m2, đất nông nghiệp của ông T2 là (548-105)+70,49= 513,49m2; di sản đất nông nghiệp của cụ H là 21m2; còn lại là thuộc quyền sử dụng của bà T là 1950,86m2. Từ phân tích trên, xét thấy cấp sơ thẩm đã xác định và phân chia ruộng canh tác cho các đương sự là phù hợp với thực tế hiện nay, đảm bảo quyền lợi của các đương sự. Ông H, bà T kháng cáo về ruộng canh tác nhưng không cung cấp được chứng cứ gì mới chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp. Do vậy, nội dung kháng cáo này của ông Tiêu Văn H, bà Tiêu Thị T không có căn cứ chấp nhận.

[2.3] Đối với kháng cáo của ông Tiêu Văn T2, bà Tiêu Thị T1 không đồng ý bản án sơ thẩm chia diện tích ruộng canh tác cho ông và bà T1 tại đồng Gốc G, không đồng ý thanh toán giá trị tài sản, cây cối trên đất nông nghiệp cho bà Toàn. Như phân tích ở trên, do các đương sự không thống nhất được trong việc xác định xứ đồng nào là của ai vì sau khi dồn ô đổi thửa thì toàn bộ tài sản ruộng canh tác đã bị thay đổi, không còn hiện trạng như ban đầu được Nhà nước chia, các tài liệu ghi chép kết quả dồn ô đổi thửa lại không cụ thể, rõ ràng nên cấp sơ thẩm căn cứ vào hiện trạng để quyết định giao chia đất một cách hợp lý cho các đương sự theo những vị trí nhất định để tránh phân chia manh mún, thuận tiện trong việc sử dụng sau này là phù hợp. Do vậy, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo này của ông T2 và bà T1. Đối với cây cối và tài sản trên đất nông nghiệp: Phía bị đơn không yêu cầu giải quyết tài sản trên đất nông nghiệp. Bà T cho rằng toàn bộ cây cối, tài sản trên đất nông nghiệp là của bà, tuy nhiên bà chỉ yêu cầu thanh toán giá trị đối với một số cây trên đất như cây thuốc tại xứ Đồng Đ, một số cây vải, nhãn, xoài, khế tại các xứ đồng khác như đã nêu trên. Phía bị đơn xác định các cây này là do hai cụ Nh - H trồng nhưng lại không đưa ra được tài liệu, chứng cứ nào chứng minh yêu cầu của mình. Cấp sơ thẩm đã xác minh tại địa phương và kết quả phù hợp với lời khai của người làm chứng là ông Tiêu Văn V, bà Tiêu Thị D, ông Nguyễn Văn V, ông Tiêu Văn S, ông Tiêu Văn Th, bà Phạm Thị H, bà Tiêu Thị Ph, xác định: Bà Toàn là người thực hiện việc dồn ô đổi thửa, là người lập vồng, trồng cây. Vì vậy cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu thanh toán giá trị cây trên đất nêu trên của bà T là có căn cứ. Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Tĩnh cung cấp Biên bản hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất ruộng giữa bà T1 và bà T năm 2012 và Giấy biên nhận của bà L trả tiền 4.000.000đ cho cụ Như và giao tiền cho bà Toàn quản lý. Các tài liệu này là bản sao không có chứng thực, không liên quan đến yêu cầu chia di sản thừa kế trong vụ án này nên không có giá trị chứng minh. Ông T2 không cung cấp thêm chứng cứ gì mới để chứng minh nội dung kháng cáo của mình. Do vậy, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của ông T2, bà T1.

[2.4] Bà T1 kháng cáo không đồng ý việc tính công sức chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ, đề nghị xem xét lại việc xác định bà T là đối tượng hộ nghèo, người khuyết tật. Trong vụ án này, tại cấp sơ thẩm bà Toàn không yêu cầu xem xét tính công sức chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ và Tòa án không xem xét giải quyết nên nội dung kháng cáo của bà T1 không thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm nên HĐXX không xem xét giải quyết. Bà T là hộ nghèo, là người khuyết tật, tại sổ xác định hộ nghèo của xã C, huyện Th đã ghi rõ bà Toàn thuộc hộ nghèo năm 2018-2019. Cấp sơ thẩm căn cứ vào lý do trên để xem xét miễn án phí dân sự sơ thẩm cho bà T là phù hợp quy định của pháp luật. Hơn nữa việc bà T được địa phương công nhận là hộ nghèo, là Hội viên hội người mù huyện Th không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự khác trong vụ án, không ảnh hưởng đến việc giải quyết nội dung yêu cầu chia thừa kế của đương sự, nên nội dung kháng cáo này của bà Tĩnh không có căn cứ.

[3] Từ các phân tích trên, HĐXX xét thấy cấp sơ thẩm đã xét xử vụ án theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đúng bản chất nội dung vụ án và phù hợp với thực tế khách quan. Các đương sự kháng cáo nhưng không cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới chứng minh yêu cầu kháng cáo của mình, do vậy HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bà T, ông T2, bà T1, ông H. Tuy nhiên bản án tuyên còn dài nên cấp phúc thẩm cần giữ nguyên về nội dung nhưng sửa về cách tuyên cho phù hợp. Căn cứ khoản 2 Điều 308 và 309 của Bộ luật tố tụng dân sự, sửa bản án dân sự sơ thẩm số 21/2019/DS-ST ngày 22/11/2019 của TAND huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

[4] Về án phí: HĐXX sửa bản án sơ thẩm nên các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 148 của BLTTDS, Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

[5] Các nội dung khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308, Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Kng chấp nhận kháng cáo của bà Tiêu Thị T, bà Tiêu Thị T1, ông Tiêu Văn H, ông Tiêu Văn T2. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 21/2019/DS-ST ngày 22/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Căn cứ Điều 656 Bộ luật dân sự 2005; Điều 612, 624, 630, 632, 634, 649, 650, 651, 658, 659, 660, 688 Bộ luật dân sự 2015; Điều 103, 167 Luật đất đai năm 2013. Căn cứ Điều 147; Điều 157; Điều 158, Điều 165; Điều 166 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Tiêu Thị T và một phần yêu cầu của ông Tiêu Văn H.

2. Xác định di chúc lập ngày 22/01/2007 của cụ Nguyễn Thị Như là hợp pháp một phần.

3. Chấp nhận sự tự nguyện của ông Tiêu Văn H1 và chị Tiêu Thị H2 cho bà Tiêu Thị T toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng.

4. Áng trích công sức cho bà Tiêu Thị T tính bằng quyền sử dụng đất với diện tích 102m2 từ di sản đất nông nghiệp (trong đó có 81m2 đất di sản của cụ Như và 21m2 đt di sản của cụ Hoằng), 52m2 đất nông nghiệp trong di sản của cụ Nh tại Lò Ng, trị giá 3.900.000đ để thanh toán giá trị cây trên phần đất mà Tòa án xác định là di sản của cụ Nh và 30m2 quyền sử dụng đất tại thửa 156, tờ bản đồ số 7 ở thôn Nh, xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương (trong đó có 15m2 quyền sử dụng đất của cụ Như, 15m2 quyền sử dụng đất của cụ Hoằng).

5. Xác nhận di sản của cụ Nh, cụ H còn lại để phân chia là:

* Di sản của cụ Hoằng là 153,25m2 quyn sử dụng đất tại thửa 156, tờ bản đồ số 7, địa chỉ Thôn Nh, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương trị giá 137.925.000đ.

* Di sản của cụ Nh là: 277,4m2 quyền sử dụng đất tại thửa 156, tờ bản đồ số 7, địa chỉ Thôn Nh, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương, trong đó có 123m2 đt vườn và 154,75m2 đt ở, trị giá 249.660.000đ.

+ Diện tích 135m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở xứ đồng Chân D và 181,85m2 đất trồng cây lâu năm ở Lò Ng; đều có địa chỉ tại Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương. Tổng là 316,85m2, trị giá 23.763.750đ.

6. Phân chia hiện vật:

* Giao cho ông Tiêu Văn H quản lý, sử dụng diện tích 490m2 quyền sử dụng đất theo hình EFF'BCDE, tại thửa 156, tờ bản đồ số 7, địa chỉ Thôn Nh, Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương, trong đó có: Quyền sử dụng đất diện tích 277,4m2 (123m2 đất vườn, 154,4m2 đất ở) là di sản mà cụ Như để lại, theo hình EE'B'BCDE và toàn bộ tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và Quyền sử dụng đất diện tích 212,6m2 (có 105m2 đất vườn, 107,6m2 đất ở) theo hình E'FF'B'E', trị giá 191.340.000đ và toàn bộ tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Về chi tiết, kích thước thửa đất có sơ đồ kèm theo.

Ông H phải tự tháo dỡ hoặc di dời cây cối, công trình trên đất nếu tài sản trên đất nằm trùng đường ranh giới phân chia đất giữa các bên đương sự.

Giao cho ông Tiêu Văn H quản lý, sử dụng 181,85m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm tại xứ đồng Lò Ng theo hình BCDEB; 135m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm tại xứ đồng Ch; toàn bộ cây cối, tài sản trên phần đất được giao. Địa chỉ các thửa đất đều thuộc xã C, huyện Th, tỉnh Hải Dương. Kích thước thửa đất có sơ đồ chi tiết kèm theo. Ông Hưng phải tự tháo dỡ hoặc di dời cây cối, công trình trên đất mà các đương sự không yêu cầu giải quyết, nếu những tài sản này nằm trùng đường ranh giới phân chia đất giữa các bên đương sự.

* Giao cho bà Tiêu Thị T quản lý, sử dụng quyền sử dụng đất diện tích 161,5m2 (có 122m2 đất vườn, 39,5m2 đất ở và đã tính cả 30m2 đất áng trích công sức cho bà T) theo hình GAF'FG, trị giá 145.350.000đ tại thửa 156, tờ bản đồ số 7, tại Thôn Nh, Xã C, Huyện Th, tỉnh Hải Dương. Về chi tiết kích thước thửa đất có sơ đồ kèm theo.

Bà T được sở hữu toàn bộ tài sản trên phần đất được giao, đồng thời phải tự tháo dỡ hoặc di dời cây cối, công trình trên đất nếu tài sản trên đất nằm trùng đường ranh giới phân chia đất giữa các bên đương sự.

Giao cho bà Tiêu Thị T quản lý, sử dụng diện tích 3350,15m2 đất nông nghiệp có địa chỉ tại Xã C, Huyện Th, Tỉnh Hải Dương, trị giá 249.981.200đ (bao gồm cả diện tích đất tính trích công sức và thanh toán giá trị cây cho bà T).

Cụ thể giao tại các xứ đồng sau: 256m2 đất trồng cây hàng năm tại xứ đồng Ông X; 256m2 đt trồng cây lâu năm ở đồng Cạnh Ch (còn gọi là M), 1227,15m2 đất trồng cây lâu năm theo hình ABEGHIKLMNA tại xứ đồng Lò Ng; 986m2 đt trồng cây lâu năm ở Lô 7+8 Đ, 625m2 đt trồng cây lâu năm ở Lô 8 T. Bà T được quyền sở hữu toàn bộ cây cối, tài sản trên đất. Kích thước các cạnh của các thửa đất có sơ đồ chi tiết kèm theo.

* Giao cho ông Tiêu Văn T quản lý, sử dụng diện tích 513,49m2 đt nông nghiệp trồng cây lâu năm ở xứ đồng Gốc G thuộc Xã C, Thanh Hà, Hải Dương, theo hình ABCDA. Kích thước thửa đất theo sơ đồ kèm theo bản án. Ông T được quyền sở hữu toàn bộ cây cối trên đất này.

* Giao cho bà Tiêu Thị T1 và anh Võ Nguyễn Triệu H3 quản lý, sử dụng diện tích 734,51m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở Gốc G theo hình CDEGC và 319m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở Lô 9 T, 200m2 đất trồng cây hàng năm ở xứ Đồng Đ. Kích thước các thửa đất có sơ đồ kèm theo. Bà T1 và anh H3 được sở hữu toàn bộ cây cối trên đất này.

7. Về trích trả chênh lệch:

Buộc ông Tiêu Văn H có trách nhiệm thanh toán cho: Bà Tiêu Thị M, bà Tiêu Thị T1, bà Tiêu Thị T, ông Tiêu Văn T2 giá trị kỷ phần được hưởng di sản của cụ H, mỗi người 17.240.500đ (Mười bảy triệu hai trăm bốn mươi nghìn năm trăm đồng); thanh toán cho ông Tiêu Văn T2 105m2 x 900.000đ = 94.500.000đ, tổng số tiền phải trả ông T2 là 111.740.500đ (Một trăm mười một triệu bảy trăm bốn mươi nghìn năm trăm đồng); Thanh toán cho bà Tiêu Thị T giá trị chênh lệch về quyền sử dụng đất tại thửa 156 là 11,8m2 x 900.000đ = 10.620.000đ (Mười triệu sáu trăm hai mươi nghìn đồng).

Buộc bà Tiêu Thị T1 và anh Võ Nguyễn Triệu H3 cùng có trách nhiệm thanh toán cho bà Tiêu Thị T: Giá trị chênh lệch về đất nông nghiệp tổng là 25,11m2 x 75.000đ = 1.883.200đ (đã làm tròn số); giá trị cây trên phần đất nông nghiệp được giao, gồm: 15 cây vải trên phần đất được giao ở xứ đồng Gốc G, trị giá 26.000.000đ; toàn bộ hoa cúc, cây kim tiền thảo trên đất tại Đồng Đ trị giá 4.125.000đ; 06 cây vải, 03 cây nhãn và 01 cây xoài ở lô 9 T trị giá 13.550.000đ. Tổng số tiền mà bà T1, anh H3 phải trả cho bà T là 45.558.200đ (Bốn mươi lăm triệu năm trăm lăm mươi tám nghìn hai trăm đồng).

Buộc ông Tiêu Văn T2 phải thanh toán cho bà Tiêu Thị T giá trị cây trên phần đất nông nghiệp được giao, gồm: 12 cây vải trên đất ở đồng Gốc G trị giá 20.900.000đ (Hai mươi triệu chín trăm nghìn đồng).

8. Về chi phí tố tụng.

Ông Tiêu Văn T2, bà Tiêu Thị T1, bà Tiêu Thị T3, bà Tiêu Thị M mỗi người phải hoàn trả ông Tiêu Văn H số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản là 2.557.000đ (Hai triệu năm trăm năm mươi bảy nghìn đồng). Bà Tiêu Thị T phải hoàn trả chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản cho ông Tiêu Văn H là 714.000đ (Bảy trăm mười bốn nghìn đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án khoản tiền trên mà người phải thi hành án chậm thi hành thì phải trả lãi suất đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm thi hành được xác định theo khoản Điều 357, Điều 468 Bộ luật dân sự.

9. Về án phí:

Miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho ông Tiêu Văn H, bà Tiêu Thị M, bà Tiêu Thị T1, ông Tiêu Văn H1, bà Tiêu Thị T.

Ông Tiêu Văn T2, bà Tiêu Thị T3 mỗi người phải chịu 862.000đ (tám trăm sáu mươi hai nghìn đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Bà Tiêu Thị T, ông Tiêu Văn T2, ông Tiêu Văn H, bà Tiêu Thị T1 không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Hoàn trả ông Tiêu Văn T2 số tiền 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp, theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số AA/2017/0005737 ngày 28/11/2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

10. Các nội dung khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

149
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 17/2020/DS-PT

Số hiệu:17/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 07/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;