TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
BẢN ÁN 06/2022/DS-PT NGÀY 26/01/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 26 tháng 01 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 28/2021/TLPT-DS ngày 12 tháng 10 năm 2021 về “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.
Do bản án sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Ninh Bình bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 33/2021/QĐ-PT ngày 29 tháng 11 năm 2021, Quyết định hoãn phiên tòa số 04/2022/QĐ-PT ngày 12 tháng 01 năm 2022 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Cụ Hoàng Đình T (Hoàng Văn T), sinh năm: 1933.
Địa chỉ : Xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình (vắng mặt) Người đại diện hợp pháp của cụ Hoàng Đình T: Bà Hoàng Thị H, sinh năm: 1967; địa chỉ : Xóm 3, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình là đại diện theo ủy quyền. (Văn bản ủy quyền ngày 29/4/2020). (có mặt) 2. Bị đơn: Bà Đinh Thị K, sinh năm 1975; địa chỉ: Xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình. (có mặt).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Phạm Đức H1, Luật sư văn phòng luật sư ĐH thuộc đoàn luật sư tỉnh Ninh Bình. (có mặt) 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan:
3.1. Bà Hoàng Thị L, sinh năm 1952; địa chỉ: Thôn Gốc Xanh, xã Phúc Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình (có mặt) Người đại diện hợp pháp của bà Hoàng Thị L: Bà Hoàng Thị H, sinh năm: 1967; địa chỉ : Xóm 3, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình là đại diện theo ủy quyền. (Văn bản ủy quyền ngày 20/8/2020). (có mặt)
3.2. Bà Hoàng Thị L1, sinh năm 1957; địa chỉ: Tổ dân cư số 2, thôn A, xã Q, huyện NQ, tỉnh Ninh Bình. (có mặt)
3.3. Bà Hoàng Thị H2, sinh năm 1957; địa chỉ : Xóm 6, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình. (vắng mặt) Người đại diện hợp pháp của bà Hoàng Thị H2: Bà Hoàng Thị H, sinh năm: 1967; địa chỉ : Xóm 3, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình là đại diện theo ủy quyền. (Văn bản ủy quyền ngày20/8/2020). (có mặt)
3.4. Ông Hoàng Mạnh U, sinh năm 1962; địa chỉ: Số nhà 7, ngõ 18, đường TL, pH3 MC, thị xã SC, tỉnh Thái Nguyên. (vắng mặt) Người đại diện hợp pháp của bà Hoàng Mạnh U: Bà Hoàng Thị H, sinh năm: 1967; địa chỉ : Xóm 3, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình là đại diện theo ủy quyền. (Văn bản ủy quyền ngày 24/8/2020). (có mặt)
3.5. Bà Hoàng Thị H, sinh năm 1967; địa chỉ : Xóm 3, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình. (có mặt)
3.6. Bà Hoàng Thị H3, sinh năm 1970; địa chỉ: Đội 7, thôn Xuân Lai, xã Gia Tiến, huyện G, tỉnh Ninh Bình. (có mặt)
3.7. Chị Hoàng Ngọc L2, sinh ngày 05/12/2002; địa chỉ : Xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình.(có mặt) 3.8. Chị Hoàng Ngọc L3, sinh ngày 25/12/2004; địa chỉ : Xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình.
Người đại diện hợp pháp của chị Hoàng Ngọc L3: Bà Đinh Thị K (mẹ đẻ chị L3); địa chỉ : Xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình là đại diện theo pháp luật. (có mặt)
3.9. Anh Hoàng Nguyên H4, sinh ngày 27/11/2011; địa chỉ : Xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình.
Người đại diện hợp pháp của anh Hoàng Nguyên H4: Bà Đinh Thị K (mẹ đẻ anh H4); địa chỉ : Xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình là đại diện theo pháp luật. (có mặt)
3.10. Uỷ ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình; Trụ sở: Xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Trung T1– Chủ tịch UBND xã G1.( Vắng mặt) 4. Người kháng cáo: Bị đơn, bà Đinh Thị K.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện ngày 25/7/2020, khởi kiện bổ sung ngày 31/12/2020 bản tự khai và trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn cụ Hoàng Đình T, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:
Cụ Hoàng Đình T và cụ Trần Thị L3 là vợ chồng hợp pháp. Cụ T và cụ L3 có 08 người con chung là bà Hoàng Thị L, bà Hoàng Thị L1, bà Hoàng Thị H2, ông Hoàng Mạnh U, ông Hoàng Chí Ng, bà Hoàng Thị H, bà Hoàng Thị H3 và ông Hoàng Quốc V. Cụ T và cụ L3 có tài sản chung là quyền sử dụng diện tích 5.772 m2 đất. Cụ thể là: 3875m2 đất ở thửa đất số 237, tờ bản đồ PL 11+12, tại xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình (trong đó: 360m2 đất ở sử dụng lâu dài, 1430m2 đất ao sử dụng lâu dài, 890m2 đất vườn sử dụng lâu dài, 1195m2 đất vườn sử dụng đến năm 2013) và 1897m2 đất trồng lúa vụ chiêm sử dụng đến năm 2013 (trong đó: 710m2 đất trồng lúa vụ chiêm ở thửa số 151 tờ bản đồ 11, 1187m2 đất trồng lúa vụ chiêm ở thửa số 84 tờ bản đồ 11). Quyền sử dụng đất của cụ T và cụ L3 đã được UBND huyện G cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Hoàng Văn T vào ngày 02/01/1997.
Năm 2002, ông Ng kết hôn với bà Đinh Thị K. Vợ chồng ông Ng bà K sinh sống cùng cụ T, cụ L3 trên thửa đất số 237, tờ bản đồ PL 11+12, tại xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình. Đến năm 2010, ông Ng bà K xây dựng ngôi nhà 01 tầng mái bằng, diện tích khoảng 100m2 trên nền của ngôi nhà cũ. Cụ T, cụ L3 cũng góp một phần tiền tiền cùng vợ chồng ông Ng bà K xây dựng ngôi nhà trên và sửa chữa, xây dựng những công trình phụ trên diện tích đất trên.
Năm 2011, toàn bộ diện tích 1897m2 đất chiêm sử dụng đến năm 2013 (trong đó: 710m2 đất chiêm ở thửa số 151 tờ bản đồ 11, 1187m2 đất chiêm ở thửa số 84 tờ bản đồ 11) đã được Nhà nước thu hồi khi xây dựng công trình Chùa Bái Đính và đã đền bù cho hộ cụ T một khoản tiền. Cụ T cụ L3 đã chia cho con cháu và một phần đã sử dụng chi tiêu hết.
Đối với diện tích 1195m2 đất vườn sử dụng đến năm 2013: Năm 1993 Nhà nước chia đất vườn (đất 313) cho hộ cụ T gồm có cụ T, cụ L3, ông Ng và ông V. Tại thời điểm đó hộ cụ T chỉ được chia 03 khẩu là cụ T, cụ L3 và ông V. Ông Ng khi đó tuy chưa lấy vợ, nhưng đang ở Miền Nam làm ăn nên cụ T không nhận đất nông nghiệp phần của ông Ng. Mỗi khẩu được chia theo định mức khoảng 250 m2 đất ruộng cấy lúa và 550 m2 đất đồi mầu (diện tích cụ thể bà H không nhớ rõ). Những người con khác của cụ T đều đã lấy vợ, lấy chồng trước thời điểm chia đất ruộng theo Quyết định 313 năm 1993 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình nên đã được chia theo khẩu riêng, không chung với hộ cụ T và không L quan đến việc được chia đất vườn này.
Cụ L3 chết năm 2012 không để lại di chúc. Ông Ng chết năm 2018. Ông V chết năm 2003, khi chết chưa có vợ con và không để lại di chúc. Tài sản của ông V khi chết để lại ngoài diện tích đất đã được chia theo khẩu phần vào năm 1993 ra thì không còn tài sản nào khác.
Diện tích đất ao và đất ở có nguồn gốc do cụ T và cụ L3 khai phá được Nhà nước thừa nhận tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11. Tài sản trên đất gồm có nhà ở, công trình phụ do vợ chồng ông Ng bà K sửa chữa, xây dựng lại, phần công sức của cụ T và cụ L3 không nhiều nên phía nguyên đơn thừa nhận toàn bộ nhà và công trình phụ trên thửa số 237, tờ bản đồ PL 11+ 12 là tài sản của ông Ng bà K không tính vào di sản thừa kế để phân chia. Khi cụ L3 và ông V chết tiền phúng điếu đã lo ma chay hết nên không còn để tính là di sản thừa kế.
Tài sản khác trên thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 có một số cây lâu năm tuy nhiên giá trị không đáng kể. Cá ở các ao do bà K thả, nên bà K sẽ được thu hoạch sau khi phân chia di sản nếu phần ao đó thuộc về người khác.
Đối với diện tích đất thừa 111,4 m2 sát mép núi đá (như trong sơ đồ hiện trạng ngày 17/9/2020) là đất do UBND xã G1 quản lý. Hiện nay bà K đang sử dụng nguyên đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ L quan về phía nguyên đơn đồng ý để cho bà K tiếp tục sử dụng. Sau này UBND xã G1 có kế hoạch sử dụng thì bà K phải trả lại.
Đối với diện tích thừa 400 m2 đá lộ đầu trên bản đồ địa chính xã G1 phía nguyên đơn đồng ý trả lại cho UBND xã G1 quản lý, sử dụng và đồng ý cắt gọn vào góc phía Bắc của ao cá giáp phía mé núi.
Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cụ T thì đất ao là 1430m2, có 01 ao duy nhất. Nhưng thực tế hiện nay trên thửa đất có 02 ao. Diện tích ao thứ nhất thực tế ít hơn trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguyên nhân do quá trình sử dụng lâu dài nên ao bị sói lở, lấp dần tự nhiên xung quanh, hiện nay diện tích ao còn 675,7m2. Năm 2003, vợ chồng bà K tự ý đào ao mới trên đất vườn có diện tích 644,1m2. Ao mới được đào trên đất vườn, nếu sau này khi chia đất vào phần của kỷ phần thừa kế nào thì mọi người đều chấp nhận, không yêu cầu bà K phải san lấp lại ao này trả lại mặt bằng như cũ. Theo chứng thư thẩm định giá tính tổng diện tích ao thực tế là 1319,8m2 tính giá trị thành tiền: 1319,8m2 x 100.000 đồng/m2 = 131.980.000 đồng là không chính xác. Bà H đề nghị tính lại theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích là 1430m2, thành tiền là: 1430m2 x 100.000 đồng/m2 = 143.000.000 đồng. Trong chứng thư thẩm định giá tính tổng diện tích đất vườn thực tế là 2195,2m2 để tính giá trị thành tiền: 2195,2m2 x 110.000 đồng/m2 = 241.472.000 đồng là không chính xác. Bà H đề nghị tính lại theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích là 2085m2, thành tiền là 2085m2 x 110.000 đồng = 229.000.000 đồng. Tổng giá trị tài sản sau khi tính lại là 1.154.849.000 đồng.
Nguyên đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ L quan về phía nguyên đơn xác định di sản mà ông V để lại là phần diện tích đất vườn sử dụng 20 năm được chia theo định mức đầu khẩu. Di sản của cụ L3 để lại là ½ diện tích thửa số 237 tờ bản đồ PL 11+12 xã G1, huyện G. Trên cơ sở đó, phía nguyên đơn đề nghị chia di sản ông V cho hai đồng thừa kế là cụ T và cụ L3. Chia di sản của cụ L3 để lại chia thành 8 kỷ phần bằng nhau cho 8 đồng thừa kế gồm: Cụ Hoàng Đình T, bà Hoàng Thị L, bà Hoàng Thị L1, bà Hoàng Thị H2, ông Hoàng Mạnh U, bà Hoàng Thị H, bà Hoàng Thị H3, ông Hoàng Chí Ng. Kỷ phần của cụ T, phía nguyên đơn đề nghị sẽ cho cháu nội là anh Hoàng Nguyên H4 được hưởng nhưng do cháu còn nhỏ nên đồng ý giao cho bà Đinh Thị K (mẹ đẻ cháu H4) được hưởng, quản lý và sử dụng.
Hiện tại bà K đang sử dụng đất ở, bên trên xây dựng nhà kiên cố và sân có diện tích 225,5m2. Bà K đang sử dụng đất ở vượt quá diện tích đất ở của kỷ phần thừa kế được hưởng. Do vậy bà K phải thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ T là 105.721.000 đồng và thanh toán cho bà L, bà L1, bà H2, ông Ước, bà H, bà H3 mỗi người 13.215.000 đồng.
Tại các văn bản ghi lời khai và quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, bị đơn bà Đinh Thị K trình bày:
Bà Đinh Thị K kết hôn với ông Hoàng Chí Ng vào năm 2002. Sau khi cưới vợ chồng bà K sinh sống trên mảnh đất tờ bản đồ PL 11 + 12 thửa số 237 có diện tích 5772m2. Địa chỉ: Xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Hoàng Văn T là bố chồng của bà K. Bao gồm đất ở, đất ao, đất vườn tổng là 3.875m2 và đất chiêm là 1.897m2. Toàn bộ diện tích đất chiêm đã được nhà nước thu hồi khi xây dựng chùa Bái Đính. Hiện nay diện tích thửa đất mang tên bố chồng bà là cụ T chỉ còn lại 3.875 m2. Số tiền được nhà nước đền bù khi thu hồi đất chiêm là bao nhiêu thì bà K không rõ. Số tiền này cụ Hoàng Đình T đã phân chia cho chồng bà K được hưởng số tiền 80.000.000 đồng. Năm 2018, chồng bà là ông Ng mất thì bà K và các con của bà K với ông Ng là chị Hoàng Ngọc L2, sinh ngày 05/12/2002; chị Hoàng Ngọc L3, sinh ngày 25/12/2004; anh Hoàng Nguyên H4, sinh ngày 27/11/2011 tiếp tục sinh sống tại thửa đất này.
Khi bà K kết hôn với ông Ng và về sinh sống cùng cụ T và cụ L3 thì trên đất có 2 ngôi nhà cấp 4. Một ngôi nhà có 3 gian và một ngôi nhà 4 gian. Cụ T và cụ L3 sống trên ngôi là cấp 4, ba gian. Ngoài ra còn có ao, ruộng, vườn. Đất trũng thì đào ao, tôn tạo vườn để canh tác nuôi sống gia đình. Hoa lợi, lợi tức là vợ chồng ông bà và cụ T, cụ L3 đều hưởng chung. Năm 2010, ông Ng bà K có cùng cụ T và cụ L3 xây dựng lại nhà ở là ngôi nhà mái bằng 1 tầng, diện tích khoảng 100 m2 trên nền của ngôi nhà cũ. Ngoài ra vợ chồng ông Ng bà K còn tu sửa các công trình phụ.
Bà K xác định về các con chung của cụ T và cụ L3 là 08 người con; việc cụ L3, ông V khi chết không để lại di chúc như cụ T trình bày là đúng. Sau khi chết cụ L3 và ông V không để lại tài sản nào khác ngoài một phần thửa đất 237 nêu trên. Tiền phúng viếng khi cụ L3 và ông V chết đã lo ma chay hết nên không còn để tính tài sản thừa kế.
Tài sản khác trên thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 bà K xác định có một số cây lâu năm tuy nhiên giá trị không đáng kể. Cá ở các ao do bà K thả, nên bà K sẽ thu hoạch sau khi phân chia di sản nếu phần ao đó thuộc về người khác.
Bà K cũng đồng ý xác định: Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cụ T thì đất ao là 1430m2, có 01 ao duy nhất. Nhưng thực tế hiện nay cũng như khi xem xét thẩm định tại chỗ thì là có 02 ao. Việc này là do quá trình sử dụng lâu dài nên cái ao nguyên bản bị sói lở, lấp dần tự nhiên xung quanh, không ai có công sức lấp ao này cả, vì thế chiếc ao nguyên bản ban đầu chỉ còn diện tích là 675,7m2 (Như khi xem xét thẩm định tại chỗ đã xác định). Năm 2003, vợ chồng bà K có xin phép bố mẹ chồng đào cái ao mới trên đất vườn, nhưng cũng chưa xin phép chính quyền (Như khi xem xét thẩm định tại chỗ đã xác định diện tích là 644,1m2). Đối với cái ao do vợ chồng bà K đào thì vợ chồng bà K cũng không có công sức để bồi trúc đất vườn. Chiếc ao mới vẫn là đất vườn nếu sau này khi chia vào phần đất của kỷ phần thừa kế nào thì bà K đề nghị kỷ phần đó phải chấp nhận, bà K cũng không yêu cầu họ phải tính công sức cải tạo bồi trúc đất các ao. Bà K cũng thừa nhận, trong Chứng thư thẩm định giá tính tổng diện tích ao thực tế là 1319,8m2 để tính giá trị thành tiền: 1319,8m2 x 100.000 đ/m2= 131.980.000 đồng là không chính xác, bà K đề nghị tính lại theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích là 1430m2 đất ao, thành tiền là: 1430m2 x 100.000 đ = 143.000.000 đồng. Đất vườn theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 2085m2, còn trong Chứng thư thẩm định giá tính tổng diện tích vườn thực tế là 2195,2m2, thành tiền: 2195,2m2 x 110.000 đ/m2= 241.472.000 đồng là không chính xác. Bà K đề nghị tính lại giá trị đất vườn theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 2085m2 x 110.000 đ/m2 = 229.000.000 đồng. Kết quả thẩm định giá tài sản khác bà K đã được thông báo và bà K hoàn toàn nhất trí, không có ý kiến gì khiếu nại gì.
Bà K thừa nhận, toàn bộ nhà và công trình phụ, sân mà bà K đang sử dụng là xây trên đất ở có diện tích 225,5m2. Phần giá trị đất ở mà vợ chồng bà K cùng các con bà K được hưởng nếu thừa so với định mức, bà sẽ thanh toán chênh lệch cho các kỷ phần thừa kế khác.
Bà K đồng ý khi chia cho các kỷ phần thừa kế thì các loại đất vườn và ao trên cơ sở tổng diện tích đất vườn và ao có trong bìa đỏ. Các kỷ phần thừa kế thực tế có thể sẽ hưởng diện tích đất vườn hoặc ao không bằng nhau, có thể nhiều hoặc ít hơn so với định mức kỷ phần được hưởng và đồng ý yêu cầu kỷ phần khác thanh toán phần chênh lệch giá trị đất vườn, đất ao này.
Việc cụ Hoàng Đình T đề nghị Tòa án phân chia di sản thừa kế do cụ Trần Thị L3 và ông Hoàng Quốc V để lại bà K đồng ý. Nhưng cụ Hoàng Đình T và những người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan khác xác định di sản thừa kế do cụ Trần Thị L3 và anh V để lại là ½ thửa đất số 237, tờ bản đồ PL 11 + 12 diện tích 3.875m2 tại xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình thì bà K không đồng ý. Theo bà K di sản thừa kế của cụ L3 và ông V để lại chỉ là 2/8 của thửa đất số 237, tờ bản đồ PL 11+ 12 diện tích 3.875 m2 (6 phần còn lại là gồm cụ Hoàng Đình T, chồng bà là ông Hoàng Chí Ng, bà Đinh Thị K và ba con là Hoàng Ngọc L2, Hoàng Ngọc L3, Hoàng Nguyên H4) và bản thân bà K cùng ba con là Hoàng Ngọc L2, Hoàng Ngọc L3, Hoàng Nguyên H4 phải được hưởng kỷ phần thừa kế ngang nhau và bằng với kỷ phần thừa thế của những người được hưởng thừa kế khác.
Về tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ là số tiền 4.500.000 đồng bên phía nguyên đơn đã đề nghị chịu toàn bộ nên bà K không có ý kiến gì.
Về tiền chi phí thẩm định giá tài sản là 7.150.000 đồng và án phí giải quyết vụ án thì bà K không có yêu cầu nên bà K không chịu. Đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Về phần đất thừa 111,4m2 sát mép núi đá (như trong sơ đồ hiện trạng ngày 17/9/2020) hiện nay bà K đang trồng một số cây lâu năm và một số lán trại. Bà K đồng ý trả lại cho UBND xã G1 quản lý sử dụng.
Phần diện tích thừa 400m2 đá lộ đầu trên bản đồ địa chính xã G1 bà K đồng ý trả lại cho UBND xã G1 quản lý, sử dụng và đồng ý cắt gọn vào góc phía Bắc của ao cá giáp chân núi.
Khi cụ L3 chết tiền phúng điếu đã lo ma chay hết nên bà K xác định không còn để tính là di sản thừa kế.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan, người được những người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan ủy quyền bà Hoàng Thị H trình bày:
Bà H nhất trí hoàn toàn quan điểm của nguyên đơn đã trình bày. Về tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ là số tiền 4.500.000 đồng bà H nhận chịu toàn bộ.
Về tiền chi phí thẩm định giá tài sản là 7.150.000 đồng và án phí giải quyết vụ án thì bà H đề nghị các bên phải chịu theo quy định của pháp luật.
Bà H đồng ý nH3 kỷ phần thừa kế của mình cho bà Hoàng Thị H3 là người quản lý, sử dụng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan ông Hoàng Mạnh U, bà Hoàng Thị H3, bà Hoàng Thị H2, bà Hoàng Thị L1, bà Hoàng Thị L đều trình bày:
Việc cụ T và cụ L3 có 08 người con chung như cụ T trình bày là đúng. Tài sản chung của cụ T và cụ L3 sau khi Nhà nước thu hồi diện tích đất chiêm hai thửa 151 và thửa 84 tờ bản đồ PL 11 của cụ T và cụ L3 khi xây dựng chùa Bái Đính còn lại là 3875m2 như cụ T trình bầy là đúng. Những vấn đề khác đều đồng ý như nguyên đơn, bà H đã trình bày.
Đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của cụ L3 để lại theo quy định của pháp luật. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan trên đồng ý cho kỷ phần thừa kế của mình cho bà Hoàng Thị H3 là người quản lý, sử dụng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan là chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 trình bày:
Đối với đề nghị chia di sản thừa kế mà cụ L3 để lại của cụ T, chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 còn nhỏ nên đều không có ý kiến gì và đồng ý để mẹ đẻ là bà Đinh Thị K giải quyết.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan là UBND xã G1 do ông Trần Trung Tuyến là đại diện trình bày:
Hộ cụ T đã được UBND huyện G cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đang sử dụng thửa đất số 237, tờ bản đồ PL 11+12 địa phận xóm 4, xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình, loại đất ở, đất vườn và đất ao có tổng diện tích sử dụng là 3875m2, cụ thể: Đất ở là 360m2, đất ao là 1430m2, đất vườn lâu dài là 890m2, đất vườn sử dụng 20 năm là 1195m2.
Tuy nhiên, trong bản đồ địa chính thửa đất số 237, tờ bản đồ PL 11+12 nêu trên có diện tích là 4225m2 vì trong đó có 400m2 đá lộ đầu thuộc quyền quản lý của UBND xã G1.
Tại biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 17/9/2020 đã xác định rõ thực địa thửa đất số 237 có diện tích là 4386,4m2, trong đó có 3875m2 được giao cho cụ T theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 400m2 đá lộ đầu và 111,4m2 là đất lấn chiếm phần men theo núi đá, phần đất này cũng do UBND xã G1 quản lý.
Như vậy tổng diện tích đất hộ cụ T sử dụng thuộc quyền quản lý của UBND xã G1 là 511,4m2.
Thực tế phần đất 111,4m2 hộ cụ T lấn chiếm đều men theo núi đá, không có tranh chấp với các hộ dân khác. Hộ cụ T cũng chỉ trồng một số cây lâu năm và một số lán trại tạm. Hiện nay UBND xã G1 chưa có kế hoạch sử dụng phần đất đó, nên hộ cụ T được tạm sử dụng để canh tác, không được xây dựng các công trình kiên cố trên phần đất này và khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng thì cụ T phải trả lại phần diện tích đó và không được đền bù.
Đối với phần diện tích 400m2 đá lộ đầu UBND xã G1 đề nghị khi các đương sự thỏa thuận phân chia hoặc Tòa án phân chi thửa đất số 237 cho những người được hưởng thừa kế thì cắt riêng 400m2 đất tại vị trí phía bắc của ao cá giáp phía mé núi, hoặc tại vị trí bất kỳ nếu có sự đồng ý của các đương sự khác để trả lại quyền quản lý cho UBND xã G1.
Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đề nghị:
Kỷ phần thừa kế của cụ T sẽ do cụ T hưởng, không tặng cho anh Hoàng Nguyên H4 nữa. Nhất trí thanh toán chênh lệch tài sản nếu đường phân chia đất xâm hại các công trình của ông Ng và bà K. Phần thanh toán chênh lệch đề nghị Tòa án căn cứ vào hiện trạng và thực tế diện tích đất chia cho các đồng thừa kế để tính toán số tiền các đồng thừa kế hưởng thừa phải thanh toán chênh lệch cho hợp lý, chứ không nhất thiết buộc bà K phải thanh toán chênh lệch tài sản cho cụ T và thanh toán cho bà L, bà L1, bà H2, ông U, bà H, bà H3 như nêu trên.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà H với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan đề nghị: Không yêu cầu cụ T phải thanh toán tiền chi phí thẩm định giá tài sản. Kỷ phần thừa kế của bà H sẽ được chuyển cho bà Hoàng Thị H3 quản lý, sử dụng.
Tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn đề nghị: Di sản thừa kế của cụ L3 chỉ là 1/8 thửa đất số 237, tờ bản đồ PL 11+12 địa phận xóm 4 xã G1, huyện G. Bản thân bà K và các con của bà là chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 phải được hưởng kỷ phần thừa kế bằng phần của các đồng thừa kế khác. Bản thân bà K và các con của bà K là chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 có tên trong sổ hộ khẩu chung với cụ T nên phải có quyền lợi khi Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ cụ T. Bà K không cần, không nhận phần tài sản cụ T tặng cho kỷ phần của cụ T cho anh Hoàng Nguyên H4.
Tại phiên tòa sơ thẩm bà L1 đề nghị: Kỷ phần thừa kế của bà L1 sẽ được chuyển cho bà Hoàng Thị H3 quản lý, sử dụng.
Tại phiên tòa sơ thẩm bà Hoàng Thị H3 đề nghị: Đồng ý nhận kỷ phần thừa kế của các đồng thừa kế của các bà Hoàng Thị L, Hoàng Thị L1, Hoàng Thị H2, Hoàng Thị H và ông Hoàng Mạnh U cho bà H3 quản lý, sử dụng.
Tại phiên tòa sơ thẩm chị Hoàng Ngọc L2 đề nghị: Phần thừa kế thế vị của chị L2, chị L2 đồng ý giao cho bà Đinh Thị K quản lý, sử dụng.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Ninh Bình đã quyết định:
Áp dụng các Điều 26, 35, 39, 147, 157, 158, 165, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các Điều 357, 609, 611, 612, 613, 623, 650, 651, 652 Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình, Các Điều 95, 99, 167 Luật Đất đai, điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban TH3 vụ Quốc hội.
1. Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Hoàng Đình T (Hoàng Văn T) về việc đề nghị chia di sản thừa kế của cụ Trần Thị L và ông Hoàng Quốc V. Xác định di sản thừa kế của ông Hoàng Quốc V để lại là 323m2 đất vườn sử dụng 20 năm tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 địa phận xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình được chia cho hai đồng thừa kế là cụ T và cụ L3 mỗi người hưởng 161,5m2. Xác định di sản thừa kế của cụ Trần Thị L3 để lại là phần đất có diện tích 1824,5m2 tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 địa phận xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình (Trong đó có phần thừa kế 161,5m2 đất vườn sử dụng 20 năm của ông V), gồm: đất ở 180m2, đất ao 715m2, đất vườn lâu dài 445m2, đất vườn sử dụng 20 năm 484,5m2. Có tổng giá trị 378.045.000 đồng.
- Chia cho cụ T được quyền quản lý, sử dụng 228m2 đất, cộng với phần tài sản của cụ T được chia thừa kế đất vườn sử dụng 20 năm từ ông V là 161,5m2 và phần tài sản của cụ T trong khối tài sản chung với cụ L3 là 1566m2, tổng cộng cụ T được quyền quản lý, sử dụng là 1955,5m2 đất trong đó có 202,5m2 đất ở, 804,4m2 đất ao, 500,6m2 đất vườn lâu dài và 448m2 đất vườn sử dụng 20 năm có giá trị tổng là 414.623.500 đồng. Cụ T được sở hữu toàn bộ cây cối trên phần đất được chia. Cụ thể: Phía Tây Bắc giáp đất giao cho bà K; phía Đông Nam giáp đất chia cho bà Hoàng Thị H3; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Đông Bắc giáp đường.
Giao cho bà Đinh Thị K quản lý, sử dụng 551m2 đất, trong đó có 323m2 đất vườn sử dụng 20 năm của ông Hoàng Chí Ng và 228 m2 đất kỷ phần thừa kế của ông Ng. Trong đó có 100m2 đất ở; 55,6m2 đất vườn lâu dài và 395,4 m2 đất vườn sử dụng 20 năm. Tổng giá trị tài sản là 163.110.000 đồng. Phần diện tích đất giao cho bà K quản lý, sử dụng nằm ở phía Tây Bắc thửa đất 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 . Cụ thể: Phía Tây Bắc giáp núi đá là một đường hơi gấp khúc gồm ba đoạn; phía Đông Nam giáp phần đất giao cho cụ T; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Đông Bắc giáp đường.
Bà K được sở hữu toàn bộ nhà cửa, công trình và cây cối trên phần đất được chia giao quyền quản lý, sử dụng. Bà K có trách nhiệm thu hoạch số cá trong các ao trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật để trả phần diện tích ao đã được chia cho cụ T và bà H3.
Chia cho bà Hoàng Thị H3 được quyền sử dụng phần đất thuộc kỷ phần thừa kế của mình và của 05 đồng thừa kế khác gồm các bà Hoàng Thị L, Hoàng Thị L1, Hoàng Thị H2, Hoàng Thị H và ông Hoàng Mạnh U. Phần đất bà H3 được chia quản lý sử dụng là 1368,5m2 gồm 57,5m2 đất ở; 625,6m2 đất ao; 333,8m2 đất vườn lâu dài và 351,6m2 đất vườn sử dụng 20 năm. Có tổng giá trị là 203.216.500 đồng. Cụ thể: Phía Tây Bắc giáp đất của cụ T; phía Đông Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Đông Bắc giáp đường. Bà H3 được sở hữu toàn bộ cây cối trên phần đất được chia.
Cụ T, bà K, bà H3 có quyền kê khai đăng ký quyền sử dụng đất đối với phần đất được chia và giao quyền quản lý, sử dụng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Có sơ đồ chia đất thực địa với số đo các cạnh cụ thể kèm theo.
2. Về nghĩa vụ thanh toán chênh lệch:
Bà K phải thanh toán chênh lệch tài sản cho bà H3 số tiền là 80.317.250 đồng. Cụ T phải thanh toán cho bà K trị giá nhà tắm bị tháo dỡ là 1.335.196 đồng.
3. Về án phí, chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và thẩm định giá tài sản:
- Về tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ là số tiền 4.500.000 đồng. Bà Hoàng Thị H đã nộp đầy đủ số tiền trên.
- Về tiền chi phí thẩm định giá tài sản hết là 7.150.000 đồng do bà Hoàng Thị H chi trả. Bà Đinh Thị K phải hoàn trả cho bà Hoàng Thị H số tiền chi phí thẩm định giá tài sản là 512.000 đồng. Bà Hoàng Thị H3 phải hoàn trả cho bà Hoàng Thị H số tiền chi phí thẩm định giá tài sản là 1.755.000 đồng Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo cho các đương sự.
Ngày 15/8/2021, bà Đinh Thị K kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm số 02/2021/DS-ST Ngày 02/8/2021 của Tòa án nhân dân huyện G với lý do quyết định của Tòa án huyện G là không đúng và chưa đảm bảo hết được quyền lợi của các con bà K; Bản án sơ thẩm không xem xét tính công sức trông coi, cải tạo quản lý đối với phần đất là di sản của cụ L3 và anh V.
Tại Biên bản thỏa thuận ngày 26 tháng 01 năm 2022, các đương sự đã thống nhất thỏa thuận:
1.Về chia di sản thừa kế bằng hiện vật:
Xác định di sản thừa kế của ông Hoàng Quốc V để lại là 323m2 đất vườn sử dụng 20 năm tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 địa phận xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình được chia cho hai đồng thừa kế là cụ T và cụ L3 mỗi người hưởng 161,5m2. Xác định di sản thừa kế của cụ Trần Thị L3 để lại là phần đất có diện tích 1824,5m2 tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 địa phận xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình (Trong đó có phần thừa kế 161,5m2 đất vườn sử dụng 20 năm của ông V), gồm: đất ở 180m2, đất ao 715m2, đất vườn lâu dài 445m2, đất vườn sử dụng 20 năm 484,5m2. Có tổng giá trị 378.045.000 đồng.
Theo bản án sơ thẩm đã chia cho cụ T được quyền quản lý, sử dụng 228m2 đất, cộng với phần tài sản của cụ T được chia thừa kế đất vườn sử dụng 20 năm từ ông V là 161,5m2 và phần tài sản của cụ T trong khối tài sản chung với cụ L3 là 1566m2, tổng cộng cụ T được quyền quản lý, sử dụng là 1955,5m2 đất trong đó có 202,5m2 đất ở, 804,4m2 đất ao, 500,6m2 đất vườn lâu dài và 448m2 đất vườn sử dụng 20 năm có giá trị tổng là 414.623.500 đồng. Cụ T được sở hữu toàn bộ cây cối trên phần đất được chia. Cụ thể: Phía Tây Bắc giáp đất giao cho bà K; phía Đông Nam giáp đất chia cho bà Hoàng Thị H3; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Đông Bắc giáp đường.
Nay hai bên thống nhất chia thêm cho bà Đinh Thị K phần đất phía trước nhà bà K cho thuận tiện việc sử dụng. Diện tích được bao nhiêu bà K nhận bấy nhiêu (Có sơ đồ gửi kèm theo) Theo bản án sơ thẩm đã giao cho bà Đinh Thị K quản lý, sử dụng 551m2 đất, trong đó có 323m2 đất vườn sử dụng 20 năm của ông Hoàng Chí Ng và 228 m2 đất kỷ phần thừa kế của ông Ng. Trong đó có 100m2 đất ở; 55,6m2 đất vườn lâu dài và 395,4 m2 đất vườn sử dụng 20 năm. Tổng giá trị tài sản là 163.110.000 đồng. Phần diện tích đất giao cho bà K quản lý, sử dụng nằm ở phía Tây Bắc thửa đất 237 tờ bản đồ PL 11 + 12. Cụ thể: Phía Tây Bắc giáp núi đá là một đường hơi gấp khúc gồm ba đoạn; phía Đông Nam giáp phần đất giao cho cụ T; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Đông Bắc giáp đường.
Bà K được sở hữu toàn bộ nhà cửa, công trình và cây cối trên phần đất được chia giao quyền quản lý, sử dụng. Bà K có trách nhiệm thu hoạch số cá trong các ao trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật để trả phần diện tích ao đã được chia cho cụ T và bà H3.
Nay các bên thống nhất bà Đinh Thị K được sử dụng phần đất phía trước nhà bà K cho thuận tiện việc sử dụng. Diện tích được bao nhiêu bà K nhận bấy nhiêu. (Có sơ đồ gửi kèm theo) Chia cho bà Hoàng Thị H3 được quyền sử dụng phần đất thuộc kỷ phần thừa kế của mình và của 05 đồng thừa kế khác gồm các bà Hoàng Thị L, Hoàng Thị L1, Hoàng Thị H2, Hoàng Thị H và ông Hoàng Mạnh Ước. Phần đất bà H3 được chia quản lý sử dụng là 1368,5m2 gồm 57,5m2 đất ở; 625,6m2 đất ao; 333,8m2 đất vườn lâu dài và 351,6m2 đất vườn sử dụng 20 năm. Có tổng giá trị là 203.216.500 đồng. Cụ thể: Phía Tây Bắc giáp đất của cụ T; phía Đông Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Đông Bắc giáp đường. Bà H3 được sở hữu toàn bộ cây cối trên phần đất được chia.
Cụ T, bà K, bà H3 có quyền kê khai đăng ký quyền sử dụng đất đối với phần đất được chia và giao quyền quản lý, sử dụng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Về nghĩa vụ thanh toán chênh lệch:
Bà K không phải phải thanh toán chênh lệch tài sản cho bà H3 số tiền là 80.317.250 đồng. Cụ T không phải phải thanh toán cho bà K trị giá nhà tắm bị tháo dỡ là 1.335.196 đồng.
3.Về chi phí tố tụng:
Bà K không phải hoàn trả cho bà Hoàng Thị H số tiền 512.000 đồng. Bà H3 không phải hoàn trả cho cho bà H số tiền 1.755.000 đồng.
4.Về án phí dân sự sơ thẩm Các đương sự thống nhất như quyết định của bản án 02/2021/DS-ST ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Ninh Bình Các đương sự tự nguyện thỏa thuận các nội dung trên không có sự ép buộc nào cả. Do vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình công nhận sự thỏa thuận của các đương sự để giải quyết dứt điểm vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 sửa bản án dân sự sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Ninh Bình công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các đương sự.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Về thủ tục tố tụng:
[1.1] Về thủ tục kháng cáo của bị đơn: Bà K kháng cáo trong thời hạn luật định. Gia đình bà K là hộ cận nghèo thuộc trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí phúc thẩm theo điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án nên nội dung kháng cáo của bà K được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.
[1.2] Về phạm vi xét xử phúc thẩm: Bà Đinh Thị K kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm số 02/2021/DS-ST Ngày 02/8/2021 của Tòa án nhân dân huyện G nên Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm theo quy định tại Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự [1.3] Về đảm bảo quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm: Những người có quyền lợi và nghĩa vụ L quan đến việc kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai có đơn xin xử vắng mặt và có người đại diện hợp pháp tại phiên tòa. Do đó, căn cứ vào Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự Tòa án xét xử vắng mặt những người này.
[2] Về nội dung vụ án:
[2.1] Về mối quan hệ gia đình, huyết thống:
Các đương sự đều thừa nhận: Cụ Hoàng Đình T và cụ Trần Thị L3 là vợ chồng hợp pháp. Cụ Hoàng Đình T và cụ Trần Thị L3 có 08 người con chung là bà Hoàng Thị L, bà Hoàng Thị L1, bà Hoàng Thị H2, ông Hoàng Mạnh U, ông Hoàng Chí Ng, bà Hoàng Thị H, bà Hoàng Thị H3 và ông Hoàng Quốc V. Ông Hoàng Chí Ng có vợ là bà Đinh Thị K. Ông Ng và bà K có ba con chung là Hoàng Ngọc L2, Hoàng Ngọc L3, Hoàng Nguyên H4.
[2.2] Về thời điểm mở thừa kế:
Tại bản sao Giấy chứng tử số 27 quyển 01 ngày 13/3/2020 cụ Trần Thị L3 chết ngày 02/7/2012. Như vậy, theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ L3 là ngày 02 tháng 7 năm 2012.
Tại đơn xin xác nhận ngày 26/02/2020 của cụ Hoàng Đình T được Ủy ban nhân dân xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình xác nhận với nội dung ông Hoàng Quốc V chết năm 2003 không có vợ con. Như vậy, theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 1995 và Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời điểm mở thừa kế đối với di sản của ông V là năm 2003.
Tại Trích lục khai tử số 116/TLKT-BS ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình ông Hoàng Chí Ng chết ngày 24 tháng 01 năm 2018. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ L3, ông Ng còn sống theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, ông Ng là người được hưởng di sản thừa kế di sản của cụ L3.
Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là đúng quy định của pháp luật.
Bản án sơ thẩm xác định các con của ông Ng là người thừa kế thế vị được hưởng kỷ phần thừa kế của ông Ng là không chính xác. Tuy nhiên, bà K là vợ của ông Ng là bị đơn trong vụ án nên quyền và nghĩa vụ của bà K được xem xét trong tổng thể vụ án. Mặt khác, bà K lại là người đại diện theo pháp luật của chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 và được chị Hoàng Ngọc L2 đề nghị là người quản lý di sản của ông Ng nên vi phạm của cấp sơ thẩm không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà K. Cấp sơ thẩm cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.
[2.3] Về xác định những người thừa kế:
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định hàng thừa kế thứ nhất của ông Hoàng Quốc V gồm: Cụ Hoàng Đình T và cụ Trần Thị L3. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Trần Thị L3 gồm: Bà Hoàng Thị L, bà Hoàng Thị L1, bà Hoàng Thị H2, ông Hoàng Mạnh Ước, ông Hoàng Chí Ng, bà Hoàng Thị H và bà Hoàng Thị H3.
[2.4] Về xác định di sản của ông V và cụ L3:
Các đương sự đều thừa nhận di sản thừa kế của ông Hoàng Quốc V để lại là quyền sử dụng diện tích đất 323m2 đất vườn sử dụng 20 năm tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 địa phận xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình. Các đương sự thống nhất di sản của ông V được chia cho hàng thừa kế thứ nhất của ông V là cụ T và cụ L3 mỗi người được hưởng 161,5m2.
Các đương sự xác định di sản thừa kế của cụ Trần Thị L3 để lại là phần đất có diện tích 1824,5m2 tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 địa phận xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình (Trong đó có phần thừa kế 161,5m2 đất vườn sử dụng 20 năm của ông V), gồm: đất ở 180m2, đất ao 715m2, đất vườn lâu dài 445m2, đất vườn sử dụng 20 năm 484,5m2. Có tổng giá trị 378.045.000 đồng.
[2.5] Về phân chia di sản:
Các đương sự đã thống nhất thỏa thuận giải quyết toàn bộ vụ án tại văn bản thỏa thuận ngày 26 tháng 01 năm 2022 và đề nghị Tòa án công nhận nội dung thỏa thuận của các đương sự.
Xét thấy sự thỏa thuận của các đương sự là hoàn toàn tự Ng, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nên được công nhận. Do đó, nội dung kháng cáo của bị đơn bà Đinh Thị K được giải quyết theo sự thỏa thuận thống nhất của các đương sự.
Tại văn bản thỏa thuận ngày 26 tháng 01 năm 2022 các đương sự chưa tính toán được số liệu cụ thể diện tích đất của bà K được nhận thêm từ cụ T nên Hội đồng xét xử tính toán lại diện tích, kích thước thửa của cụ T và thửa đất của bà Đinh Thị K và ba con chung của bà K và ông Ng là chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 theo sơ đồ mà các đương sự đã giao nộp cho Tòa án. Cụ thể như sau:
Cụ T được quyền sử dụng diện tích đất là 1763,9m2 (Trong đó có 202,5m2 đất ở, 804,4m2 đất ao, 309m2 đất vườn lâu dài và 448m2 đất vườn sử dụng 20 năm). Thửa đất cụ T được quyền sử dụng có tứ cận: Phía Tây Bắc giáp đất bà K và các con của bà K và ông Ng; phía Đông Nam giáp đất bà Hoàng Thị H3; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Đông Bắc giáp đường. Cụ T được sở hữu toàn bộ tài sản, cây cối trên phần đất được chia.
Bà Đinh Thị K và ba con chung của bà K và ông Ng là chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 được quyền sử dụng 742,6m2 (Trong đó có 100m2 đất ở; 247,2m2 đất vườn lâu dài và 395,4m2 đất vườn sử dụng 20 năm). Thửa đất giao cho bà K quản lý, sử dụng nằm ở phía Tây Bắc thửa đất 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 có tứ cận: Phía Tây Bắc giáp núi đá là một đường hơi gấp khúc gồm ba đoạn; Phía Đông Nam giáp phần đất cụ T; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; Phía đông bắc giáp đường. Bà Đinh Thị K và ba con chung của bà K và ông Ng là chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 được sở hữu toàn bộ nhà cửa, công trình và cây cối trên phần đất được chia giao quyền quản lý, sử dụng.
[3] Về chi phí thẩm định tại chỗ và định giá tài sản:
Các đương sự đã thống nhất thỏa thuận chi phí thẩm định tại chỗ và định giá tài sản bà Hoàng Thị H chịu. (Bà H đã nộp đủ số tiền chi phí thẩm định tại chỗ là 4.500.000 đồng và chi phí định giá tài sản là 7.150.000 đồng) [4] Án phí dân sự sơ thẩm:
Cụ Hoàng Đình T, bà Đinh Thị K, chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 được miễn án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Hoàng Thị H3 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 14.176.000 đồng [5] Án phí dân sự phúc thẩm: Do bản án sơ thẩm bị sửa nên các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Điều 147, Điều 300, khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 100; Điều 103; Điều 179 Luật Đất đai năm 2013; khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; các điều 636, 637, 638, 639, 678, 679 Bộ luật Dân sự năm 1995; các điều 633, 634, 635, 675,676 Bộ luật Dân sự năm 2005; các Điều 115, 609, 611, 612, 613, 623, 649, 650, 651, 660 và Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm a khoản 7 Điều 27; khoản 2, khoản 3 Điều 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban TH3 vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 02/7/2021 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Ninh Bình. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc chia di sản thừa kế cụ thể như sau:
1.1. Xác định di sản thừa kế của ông Hoàng Quốc V để lại là 323m2 đất vườn sử dụng 20 năm tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 địa phận xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình được chia hàng thừa kế của ông V là cụ T và cụ L3 mỗi người hưởng 161,5m2. Xác định di sản thừa kế của cụ Trần Thị L3 để lại là phần đất có diện tích 1824,5m2 tại thửa đất số 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 địa phận xã G1, huyện G, tỉnh Ninh Bình (Trong đó có phần thừa kế 161,5m2 đất vườn sử dụng 20 năm của ông V), gồm: đất ở 180m2, đất ao 715m2, đất vườn lâu dài 445m2, đất vườn sử dụng 20 năm 484,5m2. Có tổng giá trị 378.045.000 đồng được chia cho những người thừa kế gồm: Cụ Hoàng Đình T, bà Hoàng Thị L, bà Hoàng Thị L1, bà Hoàng Thị H2, ông Hoàng Mạnh U, ông Hoàng Chí Ng, bà Hoàng Thị H và bà Hoàng Thị H3.
1.2. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc chia di sản thừa kế bằng hiện vật như sau:
1.2.1. Cụ Hoàng Đình T được quyền sử dụng diện tích đất là 1763,9m2 (Trong đó có 202,5m2 đất ở, 804,4m2 đất ao, 309m2 đất vườn lâu dài và 448m2 đất vườn sử dụng 20 năm). Thửa đất cụ T được quyền sử dụng có tứ cận: Phía Tây Bắc giáp đất bà K và các con của bà K và ông Ng; phía Đông Nam giáp đất bà Hoàng Thị H3; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Đông Bắc giáp đường. Cụ T được sở hữu toàn bộ tài sản, cây cối trên phần đất được chia.
1.2.2. Bà Đinh Thị K và ba con chung của bà K và ông Ng là chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 được quyền sử dụng 742,6m2 (Trong đó có 100m2 đất ở; 247,2m2 đất vườn lâu dài và 395,4m2 đất vườn sử dụng 20 năm). Thửa đất giao cho bà K quản lý, sử dụng nằm ở phía Tây Bắc thửa đất 237 tờ bản đồ PL 11 + 12 có tứ cận: Phía Tây Bắc giáp núi đá là một đường hơi gấp khúc gồm ba đoạn; phía Đông Nam giáp phần đất cụ T; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; Phía Đông Bắc giáp đường. Bà Đinh Thị K và ba con chung của bà K và ông Ng là chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 được sở hữu toàn bộ nhà cửa, công trình và cây cối trên phần đất được chia giao quyền quản lý, sử dụng.
1.2.3. Bà Hoàng Thị H3 được quyền sử dụng phần đất thuộc kỷ phần thừa kế của bà H3 và của 05 đồng thừa kế khác gồm các bà Hoàng Thị L, Hoàng Thị L1, Hoàng Thị H2, Hoàng Thị H và ông Hoàng Mạnh U. Thửa đất bà H3 được quyền sử dụng là 1368,5m2 gồm 57,5m2 đất ở; 625,6m2 đất ao; 333,8m2 đất vườn lâu dài và 351,6m2 đất vườn sử dụng 20 năm. Có tứ cận như sau: Phía Tây Bắc giáp đất của cụ T; phía Đông Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; phía Tây Nam giáp đất do UBND xã G1 quản lý; Phía Đông Bắc giáp đường. Bà H3 được sở hữu toàn bộ tài sản, cây cối trên phần đất được chia.
1.2.4. Các đương sự không phải phải thanh toán chênh lệch tài sản nhau.
1.2.5. Bà K có trách nhiệm thu hoạch số cá trong các ao trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật để trả phần diện tích ao đã được chia cho cụ T và bà H3.
1.2.6. Vị trí, kích thước chiều cạnh của các thửa đất chia cho các đương sự được thể hiện trong sơ đồ kèm theo bản án.
2. Về chi phí thẩm định tại chỗ và định giá tài sản:
Các đương sự đã thống nhất thỏa thuận chi phí thẩm định tại chỗ và định giá tài sản bà Hoàng Thị H chịu. (Bà H đã nộp đủ số tiền chi phí thẩm định tại chỗ là 4.500.000 đồng và chi phí định giá tài sản là 7.150.000 đồng)
3. Án phí dân sự sơ thẩm:
Cụ Hoàng Đình T, bà Đinh Thị K, chị Hoàng Ngọc L2, chị Hoàng Ngọc L3, anh Hoàng Nguyên H4 được miễn án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Hoàng Thị H3 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 14.176.000 đồng (Mười bốn triệu một trăm bảy mươi sáu nghìn đồng)
4. Án phí dân sự phúc thẩm: Các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
5. Về hướng dẫn thi hành án dân sự: Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự Ng thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án là ngày 26 tháng 01 năm 2022.
Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 06/2022/DS-PT
Số hiệu: | 06/2022/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Ninh Bình |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 26/01/2022 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về