Bản án về tranh chấp lối đi chung số 04/2021/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH P

BN ÁN 04/2021/DS-PT NGÀY 25/01/2021 VỀ TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

Trong các ngày 20, 25 tháng 01 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 44/2020/TLPT- DS ngày 20 tháng 8 năm 2020 về việc tranh chấp lối đi chung.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2020/DS-ST ngày 02 tháng 6 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện huyện L bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 59A/2020/QĐXX- PT ngày 20 tháng 10 năm 2020 giữa các đương sự:

Ngun đơn: Ông Nguyễn Văn D, sinh năm 1969; nơi cư trú: Khu 1 Đông, trị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc; Có mặt

Bị đơn: Ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1955; nơi cư trú: Khu 1 Đông, thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc; Có mặt

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông T: Luật sư Đặng Thị C và ông Lê Đình S, Công ty Luật số 5 – Quốc Gia “NALAF” thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; địa chỉ trụ sở: Số 193, Hoàng Văn Thái, phường K, quận T, thành phố Hà Nội. Đều có mặt.

Ni có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ủy ban nhân dân thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh P; địa chỉ trụ sở: Thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh P.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Dương Đức Q - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Y.

Người đại diện hợp pháp: Ông Nghiêm Xuân T - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Y (Theo văn bản ủy quyền lập ngày 05/01/2019); Vắng mặt.

2. Bà Đậu Thị R, sinh năm 1956; Có mặt

3. Anh Nguyễn Văn Q, sinh năm 1981; Vắng mặt.

4. Anh Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1985; Vắng mặt.

Đu trú tại: Khu 1 Đông, thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh P.

Người kháng cáo: Ông Nguyễn Văn T.

Viện kiểm sát kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn khởi kiện, các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, nguyên đơn ông Nguyễn Văn D trình bày:

Bố mẹ ông là cụ Nguyễn Văn P và cụ Nghiêm Thị G, cụ P chết ngày 04/4/1991 (âm lịch). Trước khi chết, vợ chồng cụ P được bố mẹ cụ G là vợ chồng cụ cố Nghiêm Xuân C để lại cho thửa đất số 653, tờ bản đồ số 02, diện tích là 292m2 ta lạc tại khu 1 Đông, thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A 480747 do Ủy ban nhân dân huyện V (cũ) nay là huyện L cấp ngày 20/01/1991 đứng tên cụ Nguyễn Văn P.

Ngun gốc hình thành lên thửa đất số 653 là từ 02 thửa đất, một thửa là đất của cụ cố C còn một thửa là vợ chồng cụ cố C nhận chuyển nhượng của cụ cố Nghiêm Xuân S là em ruột của cụ cố C.

Cụ P và cụ G sinh được 07 người con gồm bà Nghiêm Thị G, sinh năm 1968; ông Nguyễn Văn D, sinh năm 1969; ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1972; ông Nguyễn Văn Q, sinh năm 1974; ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1977; anh Nguyễn Văn Q, sinh năm 1980 và chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1982. Hiện tại các con của cụ P đều đang cư trú tại thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh P. Sau khi cụ P chết, cụ G ở cùng với vợ chồng ông D trên thửa đất số 653 từ đó cho đến nay.

Theo bản đồ địa chính 299 của thị trấn Y thì chiều dọc thửa đất số 653 của cụ P ở phía Tây G ranh với đất nhà ông T hiện nay có một con đường ngõ xóm chạy dọc theo chiều rộng của thửa đất số 653. Con đường ngõ xóm này được hình thành từ thời các cụ để lại và được sử dụng làm lối đi chung cho các hộ dân trong đó có gia đình cụ cố C và gia đình cụ cố S. Do Nhà nước mở con đường dân sinh phía Bắc đi qua đất nhà ông T, ông Đ và ông T bây giờ nên các hộ dân đều mở cổng ra phía con đường dân sinh đó, lối đi chung cũ chỉ còn có gia đình nhà ông và gia đình nhà ông T sử dụng. Đến năm 1995 gia đình ông mở cổng dịch lên cổng phía trên cổng sắt nhà ông T bây giờ nên con đường ngõ xóm đi vào đất nhà ông T chỉ có một mình gia đình nhà ông T sử dụng. Năm 2005, gia đình ông T tự ý xây cổng sắt bịt con đường ngõ xóm này lại để sử dụng riêng, lúc đó gia đình ông đã sang nói chuyện với gia đình ông T và đề nghị gia đình ông T không được xây cổng sắt bịt lối đi chung này thì ông T nói với mẹ ông là cho nhà ông T lắp cổng sắt để ngăn chó phóng uế, lúc nào gia đình nhà ông cần thì ông T sẽ dỡ bỏ cổng sắt đi, vì vậy mẹ ông mới đồng ý cho gia đình ông T bịt lối đi chung này lại.

Khong từ năm 1997 đến năm 1999, thị trấn Y có lát gạch các đường ngõ xóm theo chương trình nông thôn mới của Nhà nước, lối đi chung này được lát gạch vào đến G ranh đất nhà ông T bây giờ. Năm 2007, cụ G làm thủ tục tách đất cho các con nên cần sử dụng đến lối đi chung mà ông T đã xây bịt cổng sắt, bởi lối đi này là lối đi duy nhất đi vào đất nhà cụ cố C trước đây. Gia đình ông đã sang nói với gia đình ông T dỡ cổng sắt trả lại con đường ngõ xóm cũ theo bản đồ địa chính 299 đã quy hoạch nhưng gia đình ông T không những không dỡ còn tỏ thái độ thách đố gia đình ông nên mẹ ông đã làm đơn đề nghị Ủy ban nhân dân thị trấn Y giải quyết buộc gia đình ông T phải tháo dỡ cổng sắt trả lại lối đi chung. Từ năm 2007 đến nay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của huyện L đã nhiều lần giải quyết việc lấn chiếm lối đi chung của gia đình ông T, nhiều lần Ủy ban nhân dân thị trấn Y ra Quyết định cưỡng chế đối với phần đất ông T đang lấn chiếm để làm cổng sắt nhưng ông T không thi hành.

Hành vi lấn chiếm đường ngõ xóm của ông T ảnh hưởng đến quyền về lối đi chung của gia đình ông làm cho cụ G không đủ điều kiện về lối đi chung để tách đất cho các con, vì lối đi mà gia đình ông T đang chiếm dụng là lối đi duy nhất đi vào phía trong của thửa đất 653 (C là phần đất của cụ cố C trước đây). Nếu cụ G tách thửa đất 653 thì phần đất phía trong của thửa đất 653 sẽ bị bọc kín không có lối đi ra trong khi bản đồ địa chính 299 thể hiện từ cổng sắt nhà ông T đến tường bao loan ranh giới giữa đất nhà ông Thụ với nhà ông T hiện nay có lối đi chung.

Do phần đất từ cổng sắt nhà ông T đến tường bao loan ranh giới giữa đất nhà ông Thụ với nhà ông T hiện nay là con đường ngõ xóm nằm ngoài diện tích đất của cụ G và gia đình ông T được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ông không nắm được các chiều cạnh cụ thể của con đường ngõ xóm này là bao nhiêu mét vuông.

Nay ông khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc gia đình ông T phải tháo dỡ cổng sắt trả lại phần diện tích đất có lối đi chung theo quy hoạch của bản đồ địa chính 299. Căn cứ vào kết quả đo đạc của Công ty đo đạc thì phần lối đi chung kéo từ cổng sắt nhà ông T đến tường bao loan ranh giới giữa đất nhà ông Thụ với nhà ông T hiện nay chiều dài khoảng 1,7m. Phần lối đi chung này đang nằm trong khuân viên đất của gia đình ông Thụ nhưng ông chỉ yêu cầu Tòa án buộc gia đình ông T phải tháo dỡ cổng sắt trả lại phần lối đi chung theo bản đồ quy hoạch để gia đình ông có lối đi vào phía trong thửa đất 653 để gia đình ông đủ điều kiện tách đất cho các con, còn phần lối đi chung nằm trong khuân viên đất nhà ông Thụ hiện nay thì ông không yêu cầu giải quyết.

Về chi phí tố tụng: Trong quá trình giải quyết và tại phiên tòa, ông D tự nguyện chịu toàn bộ chi phí tố tụng cho việc thẩm định và thuê Công ty đo đạc kiểm tra hiện trạng.

Lut sư Đặng Thị C và ông Lê Đình S là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông T và ông T là bị đơn thống nhất trình bày trong quá trình giải quyết và tại phiên tòa như sau:

Bố mẹ ông T là cụ Nguyễn Văn C và cụ Dương Thị Đ, cụ C và cụ Đ sinh được 08 người con gồm ông Nguyễn Văn T, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị N, ông Nguyễn Văn Thụ, bà Nguyễn Thị H (bà H chết năm 2013), ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị L và ông Nguyễn Văn T. Trước năm 1960, vợ chồng cụ C được bố mẹ đẻ của cụ C để lại cho các thửa đất theo bản đồ địa chính 299 là 602, 603, 604 và nhận chuyển nhượng của vợ chồng cụ H một phần diện tích đất 654. Sau khi các con trai của vợ chồng cụ C lần lượt kết hôn thì vợ chồng cụ C cũng lần lượt chia đất bằng miệng cho từng người con trai của mình để cho các con làm nhà nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đ ất theo quy định. Vợ chồng ông T được bố mẹ chia cho thửa đất 654, ông Được được chia thửa đất 602, ông T được chia thửa đất 603 và ông Thụ được chia thửa đất 604. Trước khi Nhà nước mở con đường dân sinh phía Bắc đi qua các thửa đất 602, 603 và 604 thì gia đình cụ C tự mở con đường nội bộ đi trong khuân viên đất của gia đình để cho các con cụ C đi lại cho thuận tiện.

Vị trí con đường nội bộ mà gia đình ông T tự mở nằm G ranh bờ cõi giữa đất nhà cụ G với đất nhà ông hiện nay. Sau con đường nội bộ của gia đì nh cụ C cũ, vợ chồng cụ C đã xây bếp và công trình phụ để chăn nuôi. Bờ tường bao loan xác định mốc giới giữa đất nhà cụ Chứ với đất nhà cụ G do cụ cố Nghiêm Xuân C bố đẻ cụ G xây từ lâu đời nay rồi. Từ khi cụ cố C xây bờ tường bao loan xác định mốc giới cho đến nay hai bên gia đình không có ai tranh chấp gì về mốc giới. Ông T khẳng định con đường nội bộ trong khuôn viên đất của gia đình cụ C chỉ phục vụ những người trong gia đình cụ C đi lại chứ không có bất kỳ hộ dân nào ngoài gia đình cụ C đi lại chung vào con đường nội bộ này. Điều này được các cụ cao niên trong thôn như ông Nguyễn Hồng V - Bí Thư chi bộ thôn, ông Th - Trưởng khu phố và bà Triệu Thị N - Trưởng ban mặt trận thôn chứng kiến.

Năm 1989 hoặc năm 1990, Nhà nước có chủ trương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trên địa bàn thị trấn Y nên cụ Chứ mới hoàn tất thủ tục tách đất cho 04 người con trai theo như mốc giới mà cụ C đã chia sẵn cho từ trước. Sau khi được bố mẹ tách đất thì 04 anh em trai nhà ông T đi kê khai, đề nghị Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Ngày 20 tháng 01 năm 1991, ông T được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 654, tờ bản đồ số 02, diện tích 279m2 trong đó có 200m2 đt thổ cư và 79m2 đt vườn. Phần đất mà cụ C tự mở làm lối đi nội bộ của gia đình ông đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nằm trong phần diện tích 279m2 ông được cấp ngày 20/01/1991. Ông T thừa nhận C ông là người đi kê khai đề nghị Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất 654 nên ông biết rõ vị trí, hình dạng và hiện trạng của thửa đất 654. Do vậy, ông khẳng định hiện trạng thửa đất 654 mà ông được bố mẹ ông chia cho từ năm 1989 như thế nào thì bây giờ vẫn giữ nguyên không có thay đổi gì.

Phần lối đi nội bộ này không phải là đất công cộng mà C là phần đất của gia đình cụ C tự bỏ ra để mở lối đi cho thuận tiện việc đi lại trong gia đình, vị trí lối đi nội bộ này nằm trùng với vị trí bản đồ địa chính 299 của thị trấn Y quy hoạch làm đường ngõ xóm. Sau khi ông T, ông Đ và ông T mở cổng đi ra phía đường dân sinh mới mở ở phía bắc thì lối đi nội bộ này không còn ai sử dụng nữa nên gia đình ông T sử dụng phần diện tích lối đi nội bộ này để làm bếp và xây công trình phụ như chuồng trại để chăn nuôi. Khi đo đạc quy hoạch bản đồ 299, tại vị trí phần lối đi nội bộ của gia đình cụ C cũ đang tồn tại bếp, chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh và hố ga đựng nước thải sinh hoạt thực tế không còn lối đi nội bộ nữa. Việc bản đồ địa chính 299 quy hoạch lối đi nội bộ của gia đình cụ C thành con đường ngõ xóm là sai với thực tế nguồn gốc sử dụng thửa đất, vì vậy ông T đề nghị Tòa án xem xét hủy bản đồ địa chính 299 của Ủy ban nhân dân thị trấn Y.

Theo kết quả đo đạc ngày 05/8/2019 của Công ty đo đạc xây dựng Yên Lạc, thửa đất 654 của gia đình ông T có diện tích là 282,1m2 tăng so với diện tích gia đình ông T được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng. Tuy nhiên ông T khẳng định, gia đình ông T đã sử dụng diện tích này ổn định từ trước đến nay không có tranh chấp gì với các hộ G ranh liền kề nào khác ngoài việc tranh chấp lối đi chung với gia đình ông D. Ông T xác định, con đường ngõ xóm là phần đất tính từ ngoài cổng sắt nhà ông hiện nay ra đến đường trục thôn. Con đường ngõ xóm này được thị trấn Y cho lát gạch vào khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2000 và chỉ lát gạch từ cổng sắt nhà ông trở ra đến đường trục thôn, còn từ cổng sắt nhà ông trở vào đến bờ tường xây bao loan xác định mốc giới giữa đất nhà ông với nhà ông T hiện nay, gia đình cụ C đã sử dụng ổn định lâu đời từ những năm 1970. Sau khi phá bỏ lối đi nội bộ thì gia đình cụ C đã xây dựng công trình chuồng lợn.v.v…. đè lên lối đi nội bộ đó. Hiện tại, vị trí móng của công trình xây dựng mà gia đình ông xây dựng từ những năm 1970 vẫn còn này nằm sâu dưới lòng đất cách tường bao loan của gia đình cụ G hiện nay khoảng từ 30cm đến 40cm chạy theo hướng từ cổng sắt nhà ông T đến tường bao loan ngăn mốc giới giữa đất nhà ông với đất nhà ông T. Lối đi chung mà ông D đang khởi kiện ông là phần diện tích đất 05 đời của gia đình ông T để lại. Không có điều luật nào quy định, anh em sử dụng lối đi nội bộ để đi trong đất nhà mình lại trở thành đất công đồng của Nhà n ước. Việc khởi kiện của ông D là không có cơ sở do vậy, ông T không đồng ý tháo dỡ cổng sắt trả lại diện tích lối đi chung cho cộng đồng và đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông D.

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

Bà Đậu Thị R nhất trí với lời trình bày của ông T và các Luật sự đã trình bày ở trên mà không bổ sung thêm nội dung nào khác.

Anh Nguyễn Văn Q và anh Nguyễn Văn Đ là con của ông T bà R được Tòa án triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng vẫn vắng mặt không có lý do C đáng nên Tòa án không thể lấy được lời khai của anh Q và anh Đ.

Ngưi đại diện theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân thị trấn Y, ông Nguyễn Thái D – Chức vụ: Phó chủ tịch thị trấn Y trình bày:

Căn cứ vào bản đồ địa chính năm 1936 từ thời Pháp thuộc để lại hiện đang lưu trữ tại Ủy ban nhân dân thị trấn Y thể hiện: Thửa đất nhà ông T hiện nay đang sử dụng C là vị trí của thửa đất số 2252 và một phần của thửa đất 2 253, vị trí thửa đất của vợ chồng cụ G đang sử dụng C là vị trí các thửa đất số 2319 và 2320, vị trí thửa đất nhà ông Nguyễn Văn Tính hiện nay đang sử dụng C là vị trí của thửa đất số 2253, vị trí thửa đất nhà ông Nguyễn Văn Được hiện nay đang sử dụng C là vị trí của thửa đất số 2253 và vị trí thửa đất nhà ông Nguyễn Văn Thụ hiện nay C là vị trí của thửa đất số 2254. Giữa các thửa đất số 2252, 2253, 2254 và 2319, 2320 của bản đồ địa chính năm 1936 có một lối đi chung từ ngã tư đường ngõ xóm chạy dọc qua các thửa đất số 2321, 2338, 2339 và 2337 đi vào thửa đất 2254 của nhà ông Thụ hiện nay.

Về nguồn gốc các thửa đất G ranh phần diện tích lối đi chung đang tranh chấp thể hiện:

Đi với thửa đất của gia đình cụ G (mẹ ông D): Vợ chồng cụ Nguyễn Văn P và Nghiêm Thị G sinh được 05 người con trai như lời trình bày trên của ông D là đúng. Cụ P và cụ G có tạo lập được 01 thửa đất số 653 theo bản đồ 299, vị trí thửa đất số 653 C là các thửa đất số 2319 và 2320 theo bản đồ năm 1936. Ngày 04/4/1991 (âm lịch), cụ P chết. Sau khi cụ P chết, gia đình cụ G đã chia thửa đất 653 cho các con trai nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nên các con của vợ chồng cụ P đến nay chưa ai được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo bản đồ năm 1936 thời Pháp thuộc thì lối cổng đi vào thửa đất 2254 nay là thửa đất 602 (theo bản đồ 299) có 01 con đường ngõ xóm đi G qua các thửa đất 2338, 2339, 2252, một phần thửa đất 2253 và 2319, 2320, 2321 và 2337 tính từ đường trục thôn bây giờ. Con đường ngõ xóm này được các hộ dân có đất liền kề sử dụng làm lối đi chung ổn định đến khi Nhà nước mở thêm con đường dân sinh phía Bắc đi qua các thửa đất 602, 603 và 604 nên không ai sử dụng lối đi nội bộ cũ nữa. Do gia đình cụ G mở lối cổng song song thửa đất 663 không đi chung cùng lối cổng đi vào thửa đất 604 nên con đường ngõ xóm đi vào thửa đất 604 chỉ có một mình gia đình ông T sử dụng nên gia đình ông T đã tự ý lấn chiếm sử dụng riêng. Vị trí của con đường ngõ xóm này nằm tại phần diện tích đất đi qua ranh giới giữa đất nhà ông T và nhà cụ G hiện nay. Thời gian gia đình ông T lấn chiếm đường ngõ xóm vào năm nào thì Ủy ban nhân dân thị trấn Y không rõ.

Đối với thửa đất của gia đình ông T: Bố mẹ ông T, sinh được 04 người con trai như lời trình bày trên của ông T là đúng. Trước khi chia đất cho các con thì bố mẹ ông T đã sử dụng các thửa đất số 2252, 2253 và 2254 theo bản đồ địa chính năm 1936, sau này quy hoạch bản đồ địa chính 299 là các thửa đất số 602, 603, 604 và 654.

Sau cải cách ruộng đất năm 1954, vợ chồng cụ C nhận chuyển nhượng một phần diện tích của thửa đất 2339 của vợ chồng cụ Hoa theo bản đồ địa chính năm 1936. Trước khi đo vẽ quy hoạch bản đồ 299 thì vợ chồng cụ C sử dụng các thửa đất số 2252, 2253, 2254 và một phần diện tích của thửa đất 2339. Sau khi các con của vợ chồng cụ C kết hôn thì vợ chồng cụ C tách các thửa đất số 2252, 2253, 2254 và một phần diện tích của thửa đất 2339 cho các con. Việc tách đất diễn ra như thế nào thì Ủy ban thị trấn Y không nắm được. Theo bản đồ địa chính 299 và sổ địa bạ đang lưu trữ tại Ủy ban thị trấn Y thể hiện, phần đất hiện nay gia đình ông Được đang sử dụng (thửa đất 602) C là một phần diện tích của thửa đất số 2253. Phần đất hiện nay gia đình ông T đang sử dụng (thửa đất 603) C là một phần diện tích đất của thửa đất 2253. Phần đất hiện nay gia đình ông T đang sử dụng (thửa đất 604) C là thửa đất số 2254 và phần đất hiện nay gia đình ông T đang sử dụng (thửa đất 654) C là thửa đất số 2252 và một phần diện tích thửa đất 2253.

Thc hiện Chỉ thị 299/TTg – TTCP ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc và phân hạng, đăng ký ruộng đất trong cả nước. Năm 1988 Ủy ban nhân dân xã Minh Tân (cũ) nay là thị trấn Y ký hợp đồng thuê đo đạc đất đai trên địa bàn thị trấn Y thì bản đồ địa chính 299 đã được duyệt và ban hành vào năm 1990. Căn cứ bản đồ 299 đã được duyệt và ban hành, Ủy ban nhân dân xã Minh Tân (cũ) tiến hành làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thị trấn Y theo quy định. Gia đình cụ G và gia đình ông T được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính 299. Đối với bản đồ địa chính năm 1936 hiện nay chỉ là tài liệu tham khảo về quá trình sử dụng đối với thửa đất của gia đình cụ Chứ và gia đình cụ G. Căn cứ vào bản đồ địa chính 299 và đối chiếu với bản đồ địa chính năm 1936 thì giữa đất nhà ông T và đất nhà cụ G hiện nay có một lối đi chung và lối đi chung này được các hộ dân có đất liền kề sử dụng ổn định đến khi gia đình ông T bịt lối đi chung này bằng cổng sắt để sử dụng riêng. Vị trí lối đi chung này nằm đúng như bản đồ địa chính 299 đang quy hoạch, sau đó ông T lắp cổng sắt bịt lối đi chung lại. Năm 2007 gia đình cụ G có nhu cầu tách thửa đất 653 cho các con nên gia đình cụ G và gia đình ông T xảy ra tranh chấp phần lối đi chung trên, C quyền địa phương đã nhiều lần giải quyết tranh chấp của hai bên gia đình nhưng không có kết quả. Các chiều cạnh cụ thể của lối đi chung này được thể hiện rõ tại Trích đo bản đồ đất của ông T và ông D theo bản đồ 299 ngày 07/02/2020. Tổng diện tích của lối đi chung là 49,37m2, gia đình ông T sử dụng phần diện tích phía ngoài của lối đi chung đi ra đường ngõ xóm bây giờ, phần diện tích phía trong của lối đi chung G thửa đất 604 của ông Thụ thì con trai ông Thụ là anh Nguyễn Văn Thắng đang sử dụng làm nhà để ở. So sánh kết quả đo đạc tại chỗ của Tòa án ngày 05/8/2019 với Gi ấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông T tại thửa đất 654 thì diện tích đất tăng, lý do tăng diện tích thửa đất 653 như thế nào thì Ủy ban thị trấn Y không xác định được nên đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào bản đồ địa chính 299 Ủy ban thị trấn Y xác định, giữa đất gia đình ông T (thửa đất 654) và gia đình cụ G (thửa đất 653) có một lối đi chung từ ngã tư đường trục thôn đi qua các thửa đất 710, 662, 628, 663, 654, 709, 664 và 653. Phần lối đi chung này hiện tại gia đình ông T đang lấn chiếm sử dụng làm tài sản riêng của mình, phần diện tích lối đi chung này không nằm trong diện tích đất ở của gia đình ông T và gia đình cụ G được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện tại bản đồ 299 đang là tài liệu có giá trị pháp lý để quản lý đất đai của Ủy ban thị trấn Y. Quan điểm của Ủy ban thị trấn Y đề nghị Tòa án buộc gia đình ông T phải tháo dỡ các công trình xây dựng nằm trên diện tích lối đi chung trên và trả lại mặt bằng của lối đi chung theo quy hoạch của bản đồ địa chính 299 cho Ủy ban thị trấn Y để Ủy ban thị trấn Y quản lý theo thẩm quyền.

Với nội dung trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2020/DSST ngày 02 tháng 6 năm 2020 Tòa án nhân dân huyện L đã quyết định:

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 203 của Luật đất đai năm 2013; các điều 175; 176 và Điều 254 của Bộ luật dân sự; điều 147, 157 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn D.

2. Buộc ông Nguyễn Văn T và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đậu Thị R, anh Nguyễn Văn Q và anh Nguyễn Văn Đ phải tháo dỡ toàn bộ các công trình xây dựng trái phép trên phần diện tích 16,4m2 đưc xác định là lối đi chung T lạc tại khu 1 thôn Đông, thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh P. Vị trí phần lối đi chung và ranh giới quyền sử dụng đất của nhà ông Nguyễn Văn T có các chiều cạnh cụ thể theo sơ đồ

3. Buộc ông Nguyễn Văn T và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đậu Thị R, anh Nguyễn Văn Q và anh Nguyễn Văn Đ phải trả lại khoảng không gian của lối đi chung theo bản đồ địa chính 299 đã quy hoạch và cấm mọi hành gây vi cản trở việc đi lại của các hộ dân có đất liền kề với lối đi chung này.

4. Giao cho Ủy ban thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh P quản lý phần diện tích đất có lối đi chung ở trên theo thẩm quyền.

5. Không chấp nhận yêu cầu hủy bản đồ địa chính 299 của ông Nguyễn Văn T.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, chi phí tố tụng, nghĩa vụ chấp hành bản án và quyền kháng cáo cho các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm:

Ngày 12 tháng 6 năm 2020 ông Nguyễn Văn T có đơn kháng cáo nội dung: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn D và đề nghị Tòa án cấp P thẩm hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện L.

Ngày 17 tháng 6 năm 2020 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L ban hành Quyết định kháng nghị số 248/QĐKNPT-VKS-DS, kháng nghị Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2020/DSST ngày 02 tháng 6 năm 2020 Tòa án nhân dân huyện L, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh P hủy bản án sơ thẩm với lý do Tòa án sơ thẩm vi phạm trong việc xác định đương sự và vi phạm trong việc giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện;

Ông Nguyễn Văn T là người kháng cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Các đương sự không xuất trình chứng cứ mới, không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông T đã trình bày bản luận cứ, theo đó Luật sư cho rằng đơn khởi kiện của anh D không đúng pháp luật, không đúng thực tế vì đất của gia đình bị đơn các cụ đã để lại 05 đời không có tranh chấp với ai, không có ai đi cùng lối đi ra đường làng ngõ xóm với nguyên đơn, ông T có đủ bằng chứng chứng minh lối đi chung này thuộc đất của gia đình ông T nên UBND thị trấn Y không cưỡng chế được…và việc Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của ông D là không đúng thẩm quyền (Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là của UBND). Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; trả lại đơn khởi kiện cho nguyên đơn và hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện L và đình chỉ giải quyết vụ án.

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm:

Về tố tụng: Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa từ khi thụ lý vụ án đến trước thời điểm Hội đồng xét xử vào nghị án đã thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự. Việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung vụ án: Không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn T. Chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện L, tuy nhiên không cần thiết phải hủy bản án sơ thẩm mà chỉ cần sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn D là đã đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn D và gia đình nhà ông D. Bỏ phần tuyên về yêu cầu hủy bản đồ 299 của ông Nguyễn Văn T trong bản án sơ thẩm.

Do vậy, đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 2 Điều 308, 309 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 sửa bản án sơ thẩm số 06/2020/DS-ST ngày 02/6/2020 của Tòa án nhân dân huyện L theo hướng phân tích trên.

Về án phí, chi phí tố tụng: Các đương sự phải chịu theo quy định.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng:

Đơn kháng cáo của ông Nguyễn Văn T và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L làm trong hạn luật định, được chấp nhận xem xét giải quyết theo trình tự P thẩm.

Về việc xét xử vắng mặt một số đương sự: Tòa án đã triệu tập hợp lệ các đương sự đến Tòa lần thứ 2, tuy nhiên tại phiên tòa những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là UBND thị trấn Y vắng mặt người đại diện và vắng mặt anh Nguyễn Văn Q, Nguyễn Văn Đ. Xét thấy sự vắng mặt của những người này không gây trở ngại cho việc xét xử. Mặt khác những người này đều có đơn xin xét xử vắng mặt, vì vậy Tòa án xét xử vắng mặt họ theo quy định của pháp luật.

[2] Xem xét kháng cáo của ông T Hội đồng xét xử thấy: Về Thẩm quyền giải quyết vụ án:

Phần đất tranh chấp trong vụ án này là phần đất nằm ở vị trí lối đi chung giữa đất nhà cụ G và đất nhà ông T, phần đất này không nằm trong diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình cụ G và gia đình ông T. Trong trường hợp này đương sự có quyền nộp đơn yêu cầu đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân, nhưng nguyên đơn đã lựa chọn khởi kiện tại Tòa án và yêu cầu bị đơn phải dỡ bỏ cổng sắt để trả lại lối đi chung. Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào điểm b, khoản 2 Điều 203 của Luật đất đai và khoản 14 Điều 26, điểm a, khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự xác định vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án là có căn cứ, đảm bảo đúng nguyên tắc về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp quy định tại Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự.

Theo lời khai của các đương sự, lời khai nhân chứng và căn cứ vào kết quả thu thập chứng cứ của Tòa án thì nguồn gốc và quá trình sử dụng các thửa đất G ranh phần diện tích lối đi chung đang tranh chấp thể hiện như sau:

Đi với thửa đất số 653 của gia đình cụ G (mẹ ông D – nguyên đơn) có nguồn gốc từ việc cụ P và cụ G được nhận thừa kế của cụ Nghiêm Xuân C bố đẻ cụ G để lại. Thửa đất này trước đây gồm 02 thửa, một thửa là của cụ cố C và một thửa cụ cố C nhận chuyển nhượng của cụ cố Nghiêm Xuân S là em ruột của cụ cố C. Ngày 04/4/1991 (âm lịch) cụ P chết. Sau khi cụ P chết, gia đình cụ G đã chia thửa đất 653 cho các con trai, hiện tại các con trai của vợ chồng cụ P đã ở ổn định trên phần đất được chia nhưng do không có lối ra nên ch ưa đủ điều kiện để làm thủ tục chuyển quyền sử dụng, vì vậy các con của vợ chồng cụ P chưa ai được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với thửa đất số 654 của gia đình ông T: Là đất ông T nhận thừa kế của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Chứ và cụ Dường Thị Đùm để lại. Cụ Chứ và cụ Đùm sinh được 08 người con, trong đó 04 người con trai và 04 người con gái. Khi bố mẹ ông T còn sống, các cụ sử dụng các thửa đất số 2252, 2253 và 2254 theo bản đồ địa chính năm 1936, sau khi quy hoạch bản đồ địa chính 299 thì các thửa đất bố mẹ ông T sử dụng trước đây được quy hoạch thành các thửa đất 602, 603, 604 và 654. Sau khi các con trai của vợ chồng cụ Chứ lần lượt kết hôn thì các cụ lần lượt chia các thửa đất này cho các con (bằng miệng) chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Gia đình ông Tính được chia thửa đất số 603 C là một phần diện tích đất của thửa đất 2253 theo bản đồ địa chính năm 1936. Gia đình ông Thụ được chia thửa đất 604 C là vị trí của thửa đất số 2254 theo bản đồ địa chính năm 1936. Gia đình ông T được chia thửa đất 654 C là vị trí của thửa đất số 2252 và một phần diện tích thửa đất 2253 theo bản đồ địa chính năm 1936. Sau khi được bố mẹ chia đất, ông T, ông Tính, ông Được và ông Thụ đều sinh sống ổn định trên phần đất được chia và không ai tranh chấp gì mốc giới với các hộ có đất liền kề.

Theo lời khai của các đương sự và kết quả xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án thể hiện:

Theo bản đồ địa chính năm 1936 từ thời Pháp thuộc để lại đang lưu trữ tại Ủy ban nhân dân thị trấn Y thể hiện từ ngã tư đường ngõ xóm (cũ) nay là đường trục thôn có một lối đi chung chạy dọc G ranh với các thửa đất số 2338, 2339, 2252, một phần thửa đất 2253 và 2319, 2320, 2321 và 2337 đi vào thửa đất 2254 của nhà ông Thụ hiện nay. Lối đi chung này được các hộ dân có đất liền kề sử dụng ổn định cho đến khi Nhà nước mở thêm con đường dân sinh phía Bắc đi qua các thửa đất 602 nhà ông Tính, 603 nhà ông Được và 604 nhà ông Thụ (theo bản đồ 299) thì nhà ông Tính, ông Được và ông Thụ mở cổng đi ra đường dân sinh không còn ai đi chung lối đi cũ này nữa. Thời điểm đó gia đình cụ G cũng mở lối cổng song song với thửa đất 663 không đi chung lối cổng đi vào thửa đất 604 nên con đường ngõ xóm đi vào thửa đất 604 của nhà ông Thụ chỉ có một mình gia đình ông T sử dụng nên ông T đã tự ý xây bịt lối đi chung này bằng cổng sắt để lấn chiếm và sử dụng riêng. Vị trí con đường ngõ xóm này C là vị trí đất nằm G ranh giữa bờ cõi đất nhà ông T và đất nhà cụ G hiện nay.

Năm 1988 Ủy ban nhân dân xã Minh Tân (cũ) nay là thị trấn Y thực hiện Chỉ thị 299/TTg – TTCP ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc và phân hạng, đăng ký ruộng đất trong cả nước của C, đã tổ chức đo đạc quy hoạch bản đồ địa chính theo Chỉ thỉ 299 (gọi tắt là bản đồ địa chính 299) để thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn đến năm 1990 thì bản đồ quy hoạch đất được ban hành và có hiệu lực đến ngày nay. Căn cứ vào bản đồ địa chính 299 và theo đề nghị của các hộ dân Ủy ban nhân dân xã Minh Tân (cũ) nay là thị trấn Y tiến hành làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thị trấn Y theo quy định trong đó có gia đình cụ G và gia đình ông T.

So sánh bản đồ 1936 và Bản đồ địa chính 299 thì tại vị trí G ranh giữa đất nhà ông T và đất nhà cụ G hiện nay đều thể hiện có một lối đi chung vào các thửa đất 602, 603 và 604, lối đi chung này được các hộ dân có đất liền kề sử dụng đến khi Nhà nước mở con đường dân sinh phía Bắc đi qua các thửa đất 602, 603 và 604 thì các hộ dân ở các thửa đất này mở lối cổng ra phía đường dân sinh mới, gia đình cụ G mở cổng song song với thửa đất 663 (dịch cổng lên phía trên) thì lối đi chung nằm ở vị trí G ranh giữa đất nhà ông T và đất nhà cụ G chỉ có một mình gia đình ông T sử dụng. Lối đi chung này có tồn tại trên thựa tế, được UBND thị trấn Y và các nhận chứng là cụ Loan và cụ Liêm xác nhận. Bản thân ông T, bà R cũng thừa nhận tại vị trí G ranh giữa đất nhà ông T và đất nhà cụ G có một lối đi nhưng ông bà rằng đây lối đi trong đất nhà ông T và là lối đi nội bộ của gia đình cụ Chứ được hình thành từ trước khi vợ chồng cụ Chứ làm thủ tục chia đất cho các con. Sau khi cụ Chứ chia đất cho các con thì các con cụ Chứ vẫn tiếp tục sử dụng lối đi nội bộ này cho đến khi mở đường dân sinh, các con cụ Chứ mở cổng ra phía đường dân sinh, lối đi nội bộ này không sử dụng nữa thì cụ Chứ đã xây công trình phụ trên phần diện tích có lối đi nội bộ là chuồng lợn, hố ga nhà vệ sinh v.v…nên lối đi này không liên quan gì đến đất công của Nhà nước. Lời khai của ông T, bà R không có cơ sở chấp nhận bởi lẽ bản đồ địa chính năm 1936 đã quy hoạch lối đi chung này để đi vào các thửa đất 2319, 2320, 2352, 2353 và 2354 của các gia đình cụ cố C, cụ cố S, cụ Hoa và gia đình cụ Chứ cho đến khi Nhà nước mở đường dân sinh. Đến khi đo đạc bản đồ địa chính 299 thì vẫn thể hiện có một lối đi chung. Quá trình giải quyết vụ án ông T thừa nhận ông C là người đi kê khai đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ông biết rõ hiện trạng, vị trí của thửa đất phần diện tích lối đi chung này, tuy nhiên lối đi chung này nằm ngoài diện tích giấy chứng nhận của gia đình ông T và gia đình cụ G được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định phần diện tích nằm giữa thửa đất 653 và 654 có lối đi chung có lối đi chung là có căn cứ.

Theo trích đo bản đồ địa chính 299 thì tổng diện tích phần lối đi chung là 49,37m2.

Theo kết quả đo đạc tại chỗ ngày 05/8/2019 thì phần diện tích lối đi chung nằm giữa thửa đất 653 và 654 gia đình ông T đang sử dụng có diện tích 16,4m2.

So sánh phần diện tích lối đi chung nằm giữa thửa đất 653 và 654 theo bản đồ 299 với phần diện tích thực tế nằm giữa thửa đất 653 và 654 theo kết quả đạc tại chỗ ngày 05/8/2019 thì thấy: Thửa đất 735 (604) gia đình ông Thụ đang xây dựng lấn sang đất của gia đình ông T 374 (654) là 18,6m2; Theo bản đồ 299 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thửa đất 654 (374) có tổng diện tích là 279m2. Theo kết quả đo đạc tại chỗ ngày 05/8/2019 thì thửa đất 654 (374) có tổng diện tích là 282,1m2 tăng 3,1m2.

So sánh giữa trích đo bản đồ 299 với kết quả kiểm tra hiện trạng thực tế gia đình ông T đang sử dụng thì thửa đất 654 (374) có tổng diện tích là 282,1m2 + 18,6m2 = 300,7m2, tăng 21,7m2.

Căn cứ vào Điều 254 Bộ luật dân sự, Hội đồng xét xử xác định diện tích 16,4m2 đất đang nằm trong khuân viên thửa đất 654 gia đình ông T đang sử dụng là diện tích đất công cộng quy hoạch làm lối đi chung thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thị trấn Y và là lối đi chung duy nhất đi vào phía trong của thửa đất 653. Hiện tại, phần đất này gia đình ông T đang xây dựng cổng sắt và lát gạch lấn chiếm ra.

Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông D là có căn cứ Xem xét kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L, cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm trong việc xác định đương sự.

Hi đồng xét xử Phúc thẩm thấy Tòa án cấp sơ thẩm không vi phạm trong việc xác định đương sự bởi lẽ trước khi khởi kiện (không phải sau khi khởi kiện) gia đình cụ G đã có văn bản là “Đơn xin cử người thừa kế quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng tại Tòa án” cử ông D là đại diện cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ P đứng ra làm thủ tục khởi kiện ông Nguyễn Văn T trả lại mặt đường ngõ xóm, nên văn bản này không được coi là văn bản ủy quyền theo tố tụng dân sự; Tuy nhiên bản thân anh D là người có quyền khởi kiện nên việc không đưa những người thừa kế khác tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác nhưng cũng cần rút kinh nghiệm với Tòa án cấp sơ thẩm vì trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm cần triệu tập những người trong gia đình cụ G để để hỏi rõ yêu cầu khởi kiện của họ, nếu họ vẫn giữ quan điểm như “đơn cử người thừa kế...” thì có thể đưa họ tham gia tố tụng với tư các là đồng nguyên đơn.

Về kháng nghị Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm trong việc giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự.

Ni dụng kháng nghị này của Viện kiểm sát nhân dân huyện L là có căn cứ bởi lẽ:

Tòa án cấp sơ thẩm xem xét yêu cầu hủy bản đồ địa chính 299 của ông T là sai sót vì bản đồ địa chính 299 không phải là quyết định hành C cá biệt, không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành C nên ông T không có quyền hủy Bản đồ 299 nhưng trong phần Quyết định của bản án Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không chấp nhận yêu cầu hủy bản đồ 299 khi ông T không có yêu cầu độc lập là vượt quá yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên sai sót này của Tòa án cấp sơ thẩm không làm thay đổi bản chất sự việc, không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, vì vậy Hội đồng xét xử P thẩm chỉ sửa án sơ thẩm theo hướng bỏ nội dung tuyên về yêu cầu hủy bản đồ 299 của ông T. Mặt khác Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn dỡ bỏ cổng sắt để trả lại lối đi chung thì không cần thiết phải tuyên giao cho UBND thị trấn Y quản lý phần đất có lối đi chung.

Nhận xét trên đồng nghĩa với việc Hội đồng xét xử P thẩm không chấp nhận kháng cáo của ông T; Chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện L và chấp nhận đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh P, sửa bản án sơ thẩm theo nhận định trên.

[4] Về chi phí tố tụng: Ở giai đoạn Phúc thẩm ông T có đơn yêu cầu Tòa án cấp Phúc thẩm thẩm định tại chỗ và chi phí tố tụng là 700.000đ. Ông T tự nguyện chịu chi phí tố tụng này.

[5]. Về án phí dân sự Phúc thẩm: Ông T là người cao tuổi và có đơn xin miễn án phí Phúc thẩm nên ông T không phải chịu án phí dân sự Phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự.

Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện L;

kng chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn T.

Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2020/DSST ngày 02 tháng 6 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện L Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 203 của Luật đất đai năm 2013; các điều 175; 176 và Điều 254 của Bộ luật dân sự; điều 147, 157 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn D.

2. Buộc ông Nguyễn Văn T và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đậu Thị R, anh Nguyễn Văn Q và anh Nguyễn Văn Đ phải tháo dỡ toàn bộ các công trình xây dựng trái phép trên phần diện tích 16,4m2 đưc xác định là lối đi chung T lạc tại khu 1 thôn Đông, thị trấn Y, huyện L, tỉnh Vĩnh P. Vị trí phần lối đi chung được xác định như sau:

Cạnh 3, 6 G thửa đất 374 (654 của ông T) dài 6,16m.

Cạnh 6, 5 G đường ngõ xóm dài 1,92m.

Cạnh 5, 4 G thửa đất 736 (653 của cụ G) dài 6,0m.

Cạnh 4, 3 G thửa đất 735 (604 của ông Thụ) dài 3,56m.

Ranh giới quyền sử dụng đất của nhà ông Nguyễn Văn T được xác định bằng các chiều cạnh 11, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 1, 11 (có sơ đồ kèm theo).

3. Buộc ông Nguyễn Văn T và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đậu Thị R, anh Nguyễn Văn Q và anh Nguyễn Văn Đ phải trả lại khoảng không gian của lối đi chung theo bản đồ địa chính 299 đã quy hoạch và cấm mọi hành gây vi cản trở việc đi lại của các hộ dân có đất liền kề với lối đi chung này.

4. Về chi phí tố tụng:

Ghi nhận sự tự nguyện của ông D về việc tự nguyện chịu toàn bộ 3.300.000 đồng (Ba triệu, ba trăm nghìn đồng) tiền chi phí tố tụng về thẩm định và thuê Công ty đo đạc kiểm tra hiện trạng.

Chi phí tố tụng ở giai đoạn Phúc thẩm: Ông T tự nguyện chịu 700.000đ 8. Về án phí dân sự sơ thẩm: Ông Nguyễn Văn D không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch nên được trả lại 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Toà án số: AA/2017/0000303 ngày 17 tháng 4 năm 2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Lạc. Ông Nguyễn Văn T không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

Án phí dân sự Phúc thẩm: Ông T không phải chịu án phí dân sự Phúc thẩm. Được trả lại 300.000đ tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai số AA/2017/0005845 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Chi cục thi hành án dân sự huyện L.

Trưng hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6; 7; 7a và 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2014; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án Phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1335
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp lối đi chung số 04/2021/DS-PT

Số hiệu:04/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 25/01/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;