Bản án về tranh chấp kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp số 04/2022/DS-ST

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 04/2022/DS-ST NGÀY 06/05/2022 VỀ TRANH CHẤP KIỆN ĐÒI TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Ngày 06/5/2022, tại Trụ sở Tòa án nhân dân thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương xét xử sơ thẩm công khai vụ án Dân sự thụ lý số 28/2020/TLST-DS ngày 14/10/2020 về việc “Tranh chấp kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2022/QĐXXST-DS ngày 10/01/2022, và các Quyết định hoãn phiên tòa số 01b/2022/QĐST-DS ngày 08/02/2022, 03/2022/QĐST-DS ngày 08/3/2022, 06/2022/QĐST-DS ngày 06/4/2022, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Lương Minh N1, sinh năm 1963; địa chỉ: Ấp TK, xã TL, thị xã BL, tỉnh Bình Phước. Có mặt tại phiên tòa.

Bị đơn:

- Bà Nguyễn Thị Đ1, sinh năm 1969; địa chỉ: Khu dân cư Đông Hà, phường A9 thị xã KM, tỉnh Hải Dương. Vắng mặt tại phiên tòa.

- Vợ chồng ông Lương Văn M1, sinh năm 1964 và bà Phạm Thị T1, sinh năm 1965; đều có địa chỉ: Khu dân cư AL, phường A9 thị xã KM, tỉnh Hải Dương. Ông M1 có mặt, bà T1 vắng mặt tại phiên tòa.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Đ1, bà T1: Ông Lương Văn M1.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Nguyễn Thị L1, sinh năm 1968; anh Lương Văn M2, sinh năm 1989; anh Lương Văn H1, sinh năm 1991; chị Lương Thị H2, sinh năm 1993; đều có địa chỉ: Ấp TK, xã TL, thị xã BL, tỉnh Bình Phước. Vắng mặt tại phiên tòa.

Người đại diện theo ủy quyền của bà L1, anh M2, anh H1 và chị H2: Ông Lương Minh N1.

- Anh Lương Văn T2, sinh năm 1997 và chị Lương Thị T3, sinh năm 2003;

địa chỉ: Khu dân cư Đông Hà, phường A9 thị xã KM, tỉnh Hải Dương. Vắng mặt tại phiên tòa.

- Anh Lương Văn Nh1, sinh năm 1987 và chị Lương Thị Nh2, sinh năm 1991; đều có địa chỉ: Khu dân cư AL, phường A9 thị xã KM, tỉnh Hải Dương. Vắng mặt tại phiên tòa.

- Ủy ban nhân dân (Viết tắt: UBND) phường A9 thị xã KM, tỉnh Hải Dương. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Ngọc Đ2 - Chức vụ: Chủ tịch UBND phường. Vắng mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, lời khai và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ông Lương Minh N1 và là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà L1, anh M2, anh H1 và chị H2 trình bày:

Gia đình ông có 05 thành viên, gồm: Ông, vợ là bà Nguyễn Thị L1 và các con: Lương Văn M2, sinh năm 1989, Lương Văn H1, sinh năm 1991 và Lương Thị H2, sinh năm 1993. Năm 1993, gia đình ông được Nhà nước giao diện tích đất nông nghiệp cho 05 suất với tổng diện tích là 2.520m2. Đến tháng 8/1997, do hoàn cảnh gia đình neo người, không có khả năng cấy trồng nên đã bán hoa màu và quyền canh tác trên thửa đất trồng lúa với diện tích 343,2m2 tại khu vực Bãi Cát và Đống Gạo cho vợ chồng ông G1, bà Đ1 với giá 01 chỉ vàng/ 01 sào (khoảng 400.000đ/sào). Việc bán đất nông nghiệp của gia đình thì vợ chồng ông đã thống nhất. Do thời điểm đó các con ông còn nhỏ (con lớn nhất 8 tuổi) nên vợ chồng thống nhất ông đại diện việc bán đất của các con. Khi bán hai bên không lập văn bản, giấy tờ mua bán đất, chỉ mua bán bằng lời nói, không có ai làm chứng, không qua chính quyền địa phương và không thỏa thuận về thời hạn bán nhưng ngầm hiểu với nhau là bán hết thời hạn Nhà nước giao đất theo Luật đất đai thời điểm đó. Theo Luật đất đai thời điểm đó xác định thời hạn giao đất nông nghiệp là 20 năm. Đến năm 2013 là hết thời hạn nhà nước giao đất nông nghiệp. Do điều kiện kinh tế khó khăn lại ở xa nên ông chưa đủ điều kiện để ra đòi lại đất nông nghiệp. Gia đình ông cũng không có phương thức gì để thông báo cho người mua về việc hết thời hạn bán đất. Khi địa phương tiến hành việc dồn ô, đổi thửa do điều kiện ở xa nên gia đình ông có điện thoại cho ông Sáng đội trưởng đề nghị dồn các thửa đất của gia đình vào một thửa nhưng địa phương không tiến hành. Khi hết thời hạn giao đất do ở xa, kinh tế khó khăn nên gia đình ông không đến địa phương để làm đơn xin được tiếp tục giao đất nông nghiệp. Đến năm 2019, gia đình ông có nhu cầu sử dụng lại đất nông nghiệp nên đã gặp những người mua để lấy lại diện tích đất nông nghiệp thì được biết vào năm 1999, do ông G1, bà Đ1 không còn nhu cầu canh tác trên phần ruộng này nên đã bán lại cho vợ chồng ông M1, bà T1. Phần diện tích 343,2m2 đt nông nghiệp này của gia đình ông hiện vợ chồng ông M1, bà T1 đang quản lý, sử dụng. Sau khi dồn ô, đổi thửa thì thửa đất trên nhập vào phần ruộng nào của vợ chồng ông M1, bà T1 thì ông không nắm được.

Nay ông xác định khi bán thửa đất này chỉ bán hết thời hạn giao đất theo luật đất đai thời điểm đó, tức là đến năm 2013. Do gia đình ông có nhu cầu tiếp tục canh tác nên đã về để tìm gặp những người mua đất trước đây để xin chuộc lại nhưng họ không đồng ý. Do đó ông làm đơn yêu cầu Tòa án buộc phía bị đơn phải có nghĩa trả lại diện tích đất nông nghiệp nêu trên cho gia đình ông. Ông đề nghị Tòa án xem xét buộc vợ chồng ông M1 trả bằng hiện vật chung cho gia đình ông và gia đình cụ Dẫu tổng diện tích đất nông nghiệp của hai hộ đã bán. Ông và cụ Dẫu sẽ tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia đất.

Theo lời khai và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, bị đơn - bà Nguyễn Thị Đ1 trình bày:

Bà là vợ của ông Lương Văn G1. Chồng bà mất vào năm 2013. Bà và ông Lương Minh N1 có quan hệ họ hàng xa; ông Lương Văn M1 là anh chồng bà, bà Phạm Thị T1 là vợ ông M1.

Vào năm 1997, do hộ gia đình ông Lương Minh N1 chuyển vào làm kinh tế mới ở trong miền nam, không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp nên ông N1 đại diện gia đình bán 13 thước ruộng (đất nông nghiệp) thuộc suất ruộng của gia đình ông N1 cho bà với giá 01 chỉ vàng/1 sào. Khi mua bán vợ chồng bà có yêu cầu ông N1 đến UBND xã để làm thủ tục chuyển nhượng nhưng ông N1 nói là đều là người trong nhà nên không chịu lên UBND xã làm thủ tục. Sau đó hai bên có làm thủ tục mua bán trực tiếp thông qua Thư ký đội khi đó là ông Lương Văn Liệu. Ông Lương Văn Liệu vào sổ sách theo dõi để xác định nghĩa vụ nộp thuế đối với phần diện tích đất nông nghiệp này.

Đến năm 1999, do gia đình bà chuyển chỗ ở, không còn nhu cầu canh tác trên phần ruộng này nên đã bán lại cho vợ chồng ông Lương Văn M1. Vợ chồng ông Lương Văn M1 canh tác ổn định từ đó đến nay. Việc chuyển nhượng đất nông nghiệp do không lập thành văn bản nên hai bên không ra chính quyền địa phương để làm thủ tục đăng ký. Trong thời gian sử dụng thì vợ chồng bà là người nộp thuế đất với Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với địa phương. Sau này vợ chồng bà bán lại cho vợ chồng ông M1, bà T1 thì ông M1, bà T1 là người quản lý, sử dụng và nộp thuế.

Về nguồn tiền mua đất nông nghiệp này là của vợ chồng bà. Các con bà là anh Lương Văn T2, sinh năm 1997 và chị Lương Thị T3, sinh năm 2003 khi đó còn nhỏ, đi học không có đóng góp gì trong việc mua bán và cũng không tham gia canh tác gì trên diện tích đất này. Việc canh tác đất chỉ có vợ chồng bà canh tác.

Nay bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Mặc dù việc giao dịch mua bán đất nông nghiệp giữa các bên không lập văn bản giấy tờ nhưng đó là giao dịch thực tế. Sau khi mua đất thì vợ chồng bà đã chuyển nhượng lại toàn bộ diện tích đất đã mua cho vợ chồng ông M1, bà T1. Ông M1, bà T1 đã quản lý, canh tác ổn định từ năm 1997 đến nay không có tranh chấp.

Theo lời khai và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ông Lương Văn M1 và là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà T1,anh Nhơn và chị Nho trình bày:

Ông và ông Lương Minh N1 có quan hệ họ hàng cùng chi. Ông Lương Văn G1 (chết năm 2013) là em trai ông, bà Đ1 vợ ông G1 là em dâu ông; bà Phạm Thị T1 là vợ ông.

Gia ông và ông N1 không có quan hệ mua bán quyền sử dụng đất nông nghiệp. Vào năm 1997, ông Lương Minh N1 đại diện đứng ra bán 343,2m2 đt nông nghiệp thuộc suất ruộng của gia đình ông N1 cho vợ chồng ông G1, bà Đ1. Đến năm 1999, do ông G1, bà Đ1 chuyển chỗ ở, không còn nhu cầu canh tác trên phần ruộng này nên đã bán lại cho vợ chồng ông. Vợ chồng ông canh tác ổn định từ đó đến nay. Việc chuyển nhượng đất nông nghiệp giữa vợ chồng ông và vợ chồng bà Đ1 mặc dù không lập thành văn bản nhưng sau đó các bên có nhờ trưởng xóm - Thư ký đội 6, thôn AL chứng thực việc mua bán. Gia đình ông quản lý, sử dụng ổn định không có tranh chấp với ai. Suất ruộng này vợ chồng ông mua trước đây là hai thửa nằm ở khu vực Bãi Cát và khu vực Đống Gạo thuộc thôn AL, xã An Phụ. Đến năm 2003, địa phương thực hiện việc dồn ô đổi thửa, suất ruộng trên được dồn chung vào ruộng của gia đình ông tại khu vực Dộc Lang, thuộc thôn AL. Đến năm 2016, địa phương tiếp tục thực hiện việc dồn ô đổi thửa, suất ruộng trên được dồn chung vào ruộng của gia đình ông về khu vực Đống Gia, thuộc thôn AL (nay là KDC AL) và sử dụng ổn định cho đến nay. Hiện nay phần diện tích đất nông nghiệp sau khi mua thêm suất ruộng này thì gia đình ông chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi mua và canh tác 02 suất ruộng này thì gia đình ông chỉ đóng các khoản thuế và phí theo quy định của pháp luật, ngoài ra không phải đóng các khoản chi phí nào khác. Khi tiến hành dồn ô, đổi thửa thì ông có làm đơn đề nghị địa phương và được địa phương dồn 02 thửa đất ruộng này vào phần đất nông nghiệp của gia đình ông.

Ngun tiền mua đất nông nghiệp này là của vợ chồng ông. Các con ông không có đóng góp gì trong việc mua bán. Việc canh tác đất chỉ có vợ chồng ông canh tác. Các con ông đều có công việc ổn định không làm nông nghiệp.

Nay ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Mặc dù việc mua bán đất nông nghiệp giữa vợ chồng ông và vợ chồng bà Đ1 không lập văn bản giấy tờ nhưng đó là giao dịch thực tế. Bản thân vợ chồng ông đã quản lý, canh tác ổn định từ năm 1999 đến nay không có tranh chấp. Trường hợp phía nguyên đơn thực sự có nhu cầu canh tác thì ông đồng ý trả lại đất nhưng phía nguyên đơn phải có nghĩa vụ chuộc lại đất với giá thỏa thuận.

- Quá trình làm việc, xác minh tại Ủy ban nhân dân phường An Phụ, xác định:

1. Nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất ruộng canh tác tiêu chuẩn 03:

Theo hồ sơ địa chính tại địa phương xác định hộ gia đình ông Lương Minh N1 có 05 nhân khẩu được giao đất với tổng diện tích đất nông nghiệp là 2421,6m2, số GCNQSDĐ 1633 thể hiện bằng 09 thửa đất, cụ thể:

- Thửa đất 58b, tờ bản đồ số 9, diện tích 768m2, tại xứ đồng Quán đổ, hạng đất 4; Thửa đất 69/11, tờ bản đồ số 9, diện tích 336m2 tại xứ đồng Cổng Đền, hạng đất 2; Thửa đất 192/13, tờ bản đồ số 8, diện tích 283,2m2 tại xứ đồng Phương Luật, hạng đất 4; Thửa đất 261/8, tờ bản đồ số 9, diện tích 206,4m2 tại xứ đồng Đống Gạo, hạng đất 2; Thửa đất 93/3, tờ bản đồ số 9, diện tích 408m2 tại xứ đồng Đống Gia, hạng đất 1; Thửa đất 83/9, tờ bản đồ số 9, diện tích 124,8m2 tại xứ đồng Đống Hương, hạng đất 1; Thửa đất 225/6, tờ bản đồ số 9, diện tích 158,4m2 ti xứ đồng Chùa, hạng đất 1; Thửa đất 252/32, tờ bản đồ số 9, diện tích 136.8m2 tại xứ đồng Bãi Cát, hạng đất 2; Đất vườn 100.0m2.

Các thửa đất trên được thể hiện trên bản đồ canh tác năm 1993. Tuy nhiên, thực hiện chính sách dồn ô đổi thửa, địa phương đã 02 lần tiến hành việc dồn ô đổi thửa vào năm 2003 và năm 2016. Việc dồn ô đổi thửa được UBND phường A9 thành lập Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa và các tiểu ban dồn điền đổi thửa. Các tiểu ban dồn điền đổi thửa có trách nhiệm rà soát toàn bộ nhân khẩu được giao đất theo tiêu chuẩn 03 (năm 1993) vì bản chất là dồn điền đổi thửa chứ không phải là chia lại đất.

Sau khi thực hiện việc dồn ô đổi thửa thì địa phương chưa hoàn thiện được bản đồ hiện trạng đất nông nghiệp tại thời điểm hiện nay nên không trích xuất để cung cấp vị trị hiện tại đối với diện tích đất canh tác tại khu Bãi Cát và khu Đống Gạo cho Tòa án được. UBND phường A9sẽ triệu tập các trưởng khu để làm việc với Tòa án vào buổi làm việc lần sau để xác định chính xác vị trí thửa đất của hộ ông N1.

2. Việc giao đất cho các hộ dân:

Thc hiện nghị quyết 03 về việc giao đất nông nghiệp cho các hộ dân với thời hạn giao đất là 20 năm, hộ gia đình ông Lương Minh N1 có 05 nhân khẩu được giao đất với tổng diện tích đất nông nghiệp là 2421,6m2, số GCNQSDĐ 1633. Theo Luật đất đai năm 2013 thì khi hết thời hạn hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định là 50 năm, trong đó có hộ ông Lương Minh N1. Đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ GCNQSDĐ nông nghiệp đã cấp cho các hộ dân để cấp lại nhưng đến nay Cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa tiến hành cấp lại được.

3. Việc giao dịch mua bán đất nông nghiệp:

Việc chuyển nhượng diện tích 343,2m2 đt nông nghiệp tại xứ đồng Bãi Cát và khu Đống Gạo của gia đình ông Lương Minh N1 cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Đ1, sau đó vợ chồng bà Nguyễn Thị Đ1 bán lại cho họ ông Lương Văn M1, bà Phạm Thị T1 không thông qua chính quyền địa phương nên địa phương không nắm được. Vừa qua ông Lương Minh N1 có đơn khởi kiện ông G1, bà Đ1 và ông M1, bà T1, địa phương đã tiến hành hòa giải nhưng các đương sự không thể thống nhất giải quyết được nên đã chuyển đơn đến TAND thị xã Kinh Môn để giải quyết theo thẩm quyền.

Tại phiên tòa:

- Nguyên đơn-ông Lương Minh N1 trình bày: Ông xác định chỉ bán quyền sử dụng 343,2m2 đt nông nghiệp cho ông G1, bà Đ1 đến hết thời hạn giao đất theo Luật đất đai năm 2013. Sau đó vợ chồng bà Đ1 bán cho vợ chồng ông M1, bà T1 và thỏa thuận như thế nào đối với phần đất này ông không nắm được. Ông được biết sau khi địa phương tiến hành dồn ô, đổi thửa thì phần đất của gia đình ông đã được nhập vào phần đất nông nghiệp của gia đình ông M1, bà T1. Tuy nhiên, khi về làm việc với địa phương ông được biết sau khi hết thời hạn giao đất, nhà nước gia hạn và tiếp tục giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình ông với thời hạn là 50 năm. Ông nhất trí việc Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định đối với phần ruộng của ông M1, bà T1 tại khu vực Đống Gia - thuộc khu dân cư AL, phường A9để giải quyết vụ án. Nay đã hết thời hạn bán đất, việc ông M1, bà T1 chiếm giữ đất của gia đình ông là không hợp pháp nên ông yêu cầu ông M1, bà T1 phải trả lại cho gia đình ông diện tích đất nêu trên tại thửa ruộng của ông M1, bà T1 mà Tòa án đã tiến hành thẩm định. Trường hợp trên phần đất này vợ chồng ông M1 đang canh tác thì ông tiếp tục cho vợ chồng ông M1 canh tác đến khi thu hoạch xong. Sau khi thu hoạch xong thì ông M1, bà T1 không được canh tác và phải tiến hành bàn giao trả cho gia đình ông; về chi phí thẩm định, định giá tài sản ông tự nguyện chịu toàn bộ và không yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Bị đơn-ông Lương Văn M1 trình bày: Ông nhận thay và đã có có trách nhiệm giao lại cho bà T1, bà Đ1, anh Nhơn, chị Nho, anh T2, chị T3 các văn bản tố tụng và giấy triệu tập của Tòa án để đến tham gia tố tụng tại phiên tòa nhưng do công việc bận nên bà T1, bà Đ1, anh Nhơn, chị Nho, anh T2, chị T3 không thể đến tham gia tố tụng tại phiên tòa được. Ông xác định các con ông là anh Nhơn, chị Nho không có liên quan gì đến việc tranh chấp này.

Vào năm 1999 ông có mua lại 343,2m2 đt nông nghiệp của gia đình ông N1 của vợ chồng ông G1, bà Đ1. Khi mua vì có quan hệ họ hàng và vợ chồng bà Đ1 không có giấy tờ gì về đất nên các bên chỉ giao dịch bằng miệng sau đó thông qua Thư ký đội để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với phần đất này. Nay ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ông xác định mặc dù giao dịch chuyển nhượng giữa các bên chỉ bằng miệng nhưng đó là giao dịch thực tế. Vợ chồng ông đã quản lý, canh tác ổn định phần diện tích đất từ năm 1999 đến nay không có tranh chấp. Quá trình quản lý, sử dụng phần diện tích đất ruộng đã mua gia đình ông chỉ đóng thuế theo quy định, không tiến hành cải tạo, nâng cấp đất. Trường hợp phía nguyên đơn thực sự có nhu cầu canh tác thì ông đồng ý trả lại đất nhưng phía gia đình ông N1 phải có nghĩa vụ chuộc lại đất với giá 100.000.000đ/sào. Ngoài ra ông không yêu cầu, đề nghị gì về công sức và cũng không đề nghị xem xét đến giao dịch chuyển nhượng đất giữa vợ chồng ông và bà Nguyễn Thị Đ1 trong trường hợp phải trả lại đất cho nguyên đơn.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thị xã Kinh Môn phát biểu:

Về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự của Thẩm phán, Thư ký, Hội đồng xét xử là đúng theo Bộ luật Tố tụng dân sự; việc chấp hành pháp luật tố tụng dân sự của nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

Về đường lối giải quyết vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc vợ chồng ông M1, bà T1 phải trả lại cho gia đình ông Lương Minh N1 diện tích 343,2m2 đất nông nghiệp tại khu Đống Gia, khu dân cư AL, phường A9 thị xã KM; về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Nguyên đơn tự nguyện chịu toàn bộ chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản, không yêu cầu Tòa án giải quyết nên không xem xét giải quyết về chi phí này; về án phí: Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn phải chịu 300.000đ án phí dân sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Về tố tụng:

- Về thẩm quyền giải quyết và quan hệ tranh chấp: Ông Lương Minh N1 khởi kiện tranh chấp kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp, đây là tranh chấp quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự. Bị đơn có địa chỉ tại: Phường A9 thị xã KM, tỉnh Hải Dương nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thị xã Kinh Môn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Về sự vắng mặt của đương sự: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh T2, chị T3, anh Nhơn, chị Nho đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt tại phiên tòa; bị đơn: Bà Đ1, bà T1; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà L1, anh M2, anh H1, chị H2 vắng mặt tại phiên tòa nhưng có mặt người đại diện; Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là UBND phường A9 thị xã KM người đại diện vắng mặt tại phiên tòa nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Căn cứ Điều 227 và Điều 228 BLTTDS, HĐXX xét xử vắng mặt họ.

[2]. Về nội dung tranh chấp:

Các đương sự đều xác định năm 1997, ông N1 đã thực hiện chuyển nhượng bằng miệng 343,2m2 đất nông nghiệp của gia đình cho vợ chồng ông G1, bà Đ1, với giá khoảng 400.000đ/1 sào. Giao dịch bán đất nông nghiệp của gia đình do ông N1 đại diện bán (không có văn bản ủy quyền) nhưng các thành viên trong gia đình đều biết và đồng ý, thể hiện bằng việc gia đình ông N1 đã bán nhà đất chuyển vào miền nam làm kinh tế mới từ năm 1997 đến nay; tại thời điểm chuyển nhượng thì phần diện tích đất nông nghiệp của hộ ông N1 có giấy tờ hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật đất đai năm 1993. Như vậy, nội dung thỏa thuận mua bán đất ruộng của hai bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội; Mặc dù giao dịch không tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức (không lập thành văn bản, không làm thủ tục và đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền) đã vi phạm quy định tại Điều 707 BLDS năm 1995, nhưng trên thực tế hai bên đã chấp nhận và thực hiện nội dung giao dịch chuyển nhượng. Việc thực hiện này thể hiện việc hộ gia đình ông N1 đã giao đất, vợ chồng bà Đ1 đã thanh toán đầy đủ tiền; phía nguyên đơn xác định chỉ chuyển nhượng đất cho đến hết thời hạn giao đất theo Luật đất đai năm 1993, còn phía bị đơn xác định việc chuyển nhượng là không có thời hạn. Do giao dịch chuyển nhượng không có văn bản nên không có căn cứ xác định lời khai của bên nào là có căn cứ. Do đó, HĐXX sẽ căn cứ quy định pháp luật về đất đai qua từng thời kỳ để đánh giá: Theo Điều 4 Nghị định số 64/NĐ- CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ thì thời hạn giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 20 năm; theo khoản 2 Điều 709 BLDS năm 1995 thì bên chuyển quyền sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng trong thời hạn được giao. Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 thì “Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về luật đất đai …” và theo Nghị quyết 49/2013/QH13 ngày 21/6/2013 quy định “… Nhà nước không điều chỉnh lại đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đã giao cho hộ gia đình theo Luật Đất đai số 13/2003/QH11; hộ gia đình cá nhân tiếp tục được sử dụng cho đến khi Luật đất đai (sửa đổi) được ban hành và có hiệu lực thi hành, khi đó thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân áp dụng theo Luật Đất đai (sửa đổi)”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai năm 2013 thì “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất… trước ngày 01/7/2014, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu thì tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126, thời hạn sử dụng đất được tính từ ngày 15/10/2013 đối với trường hợp hết hạn vào ngày 15/10/2013….” Theo khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai thì “Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp… là 50 năm…”; quan điểm của UBND phường A9xác định không nắm được việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa nguyên đơn và bị đơn. Thực hiện quy định Luật đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan thì địa phương vẫn tiếp tục giao đất cho các hộ dân có nhu cầu sử dụng, trong đó có hộ gia đình ông N1. Như vậy, căn cứ vào các văn bản nêu trên thì hộ gia đình ông N1 tiếp tục có quyền sử dụng diện tích đất ruộng là 343,2m2 sau khi hết thời hạn chia ruộng 03, tức sau ngày 15/10/2013.

Xét giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng bà Đ1 cho vợ chồng ông M1, bà T1: Năm 1999, do không có nhu cầu canh tác phần diện tích đất nông nghiệp đã mua của gia đình ông N1 nên vợ chồng bà Đ1 đã chuyển nhượng lại toàn bộ diện tích đất này cho vợ chồng ông M1, bà T1. Khi chuyển nhượng hai bên chỉ giao dịch bằng miệng, bà Đ1 không có giấy tờ hợp pháp về đất, việc chuyển nhượng không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ quy định tại Điều 165 BLDS 2015 thì việc chiếm hữu phần diện tích đất này của vợ chồng ông M1, bà T1 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Do đó, ông Lương Minh N1 có quyền khởi kiện đòi lại phần diện tích đất này, theo quy định tại khoản 1 Điều 168 BLDS năm 2015.

Từ những căn cứ và phân tích nêu trên, HĐXX thấy cần chấp nhận yêu cầu kiện đòi đất ruộng của ông Lương Minh N1. Buộc ông Lương Văn M1, bà Phạm Thị T1 phải trả lại phần diện tích đất nông nghiệp 343,2m2 tại khu vực Đống Gia, thuộc khu dân cư AL, phường A9 thị xã KM cho hộ ông Lương Minh N1. Do ông M1, bà T1 còn có nghĩa vụ trả lại 84m2 đất nông nghiệp cho hộ cụ Dẫu, để đảm bảo việc canh tác của các bên đương sự, HĐXX sẽ xem xét về vị trí đất mà ông M1, bà T1 phải trả cho phù hợp. Chấp nhận sự tự nguyện của ông Lương Minh N1 về việc tiếp tục cho vợ chồng ông M1 canh tác và thu hoạch xong các cây trồng (lúa) trên diện tích đất phải trả lại. Sau khi thu hoạch xong thì ông M1, bà T1 không được canh tác và tiến hành bàn giao trả cho gia đình ông N1.

[3]. Xét ý kiến buộc nguyên đơn phải chuộc lại đất của bị đơn: Do yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ nên không chấp nhận yêu cầu phải trả tiền chuộc lại đất của bị đơn; quá trình quản lý, sử dụng và thực hiện dồn ô, đổi thửa ông M1 xác định chỉ phải nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật, ngoài ra không phải đóng các khoản chi phí nào khác, cũng không có công sức trong việc cải tạo đất; kể từ khi hết thời hạn giao đất theo Luật đất đai 1993, phía ông N1 không đòi lại đất, gia đình ông M1 tiếp tục canh tác cho đến nay. Xét trong quá trình canh tác gia đình ông M1 có công sức trong việc bảo vệ, duy trì độ màu mỡ của đất nhưng cũng đã thu hoa lợi từ đất nên không buộc gia đình ông N1 phải thanh toán phần công sức này.

[4]. Về án phí, chi phí xem xét thẩm định tại chỗ:

Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Nguyên đơn tự nguyện chịu toàn bộ chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và không yêu cầu Tòa án giải quyết nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết về chi phí này.

[5]. Trong quá trình giải quyết vụ án, không có đương sự nào yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng 343,2m2 đất nông nghiệp của gia đình ông N1 giữa vợ chồng bà Đ1 cho vợ chồng ông M1, bà T1 vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu nên HĐXX không xem xét. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đương sự có quyền khởi kiện trong vụ án dân sự khác.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ: Điều 73, Điều 75 Luật đất đai năm 1993; khoản 1 Điều 67, Điều 105 Luật đất đai năm 2003; khoản 1 Điều 126, Điều 166, Điều 170, điểm a khoản 1 Điều 179, khoản 3 Điều 210 Luật đất đai năm 2013; khoản 2 Điều 709 Bộ luật dân sự năm 1995; Điều 424, Điều 255, Điều 256 Bộ luật dân sự 2005; Điều 116, Điều 117, Điều 123, Điều 132, khoản 2 Điều 165, khoản 1 Điều 166, Điều 357, Điều 580 Bộ luật dân sự 2015; khoản 1 Điều 147, Điều 227, Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 12, 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Về quan hệ tranh chấp: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lương Minh N1.

Buộc ông Lương Văn M1 và bà Phạm Thị T1 phải trả cho hộ gia đình ông Lương Minh N1 diện tích 343,2m2 đt nông nghiệp tại thửa đất của ông M1, bà T1 thuộc khu Đống Gia, khu dân cư AL, phường A9 thị xã KM, tỉnh Hải Dương, ký hiệu là S1, được giới hạn bởi các điểm A3, B, C, D (trong sơ đồ kèm theo), kích thước, hình thể như sau: Cạnh A3B dài 22.95m, giáp phần đất hộ ông bà Tho Hải; cạnh BC dài 15.04m, giáp phần diện tích (84m2) đất ruộng trả cho hộ bà Lương Thị N5; cạnh CD dài 22.95m, giáp phần ruộng nhà ông M1, bà T1; cạnh DA3 dài 15.05m, giáp mương nước.

Chấp nhận sự tự nguyện của ông Lương Minh N1 về việc cho vợ chồng ông M1, bà Thanh tiếp tục canh tác, thu hoạch xong các cây trồng (lúa) trên diện tích đất phải trả lại. Sau khi thu hoạch xong thì ông M1, bà T1 không được tiếp tục canh tác mà phải tiến hành bàn giao trả lại đất cho gia đình ông N1.

2. Về án phí: Buộc ông Lương Văn M1 và bà Phạm Thị T1 phải chịu 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

Trả lại ông Lương Minh N1 số tiền 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kinh Môn theo biên lai số AA/2018/0004005 ngày 12/10/2020.

3. Về quyền kháng cáo: Nguyên đơn, bị đơn có quyền kháng cáo bản án; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu yêu cầu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

309
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp số 04/2022/DS-ST

Số hiệu:04/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thị xã Kinh Môn - Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 06/05/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;