Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng bảo lãnh số 1023/2020/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 1023/2020/KDTM-PT NGÀY 10/11/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH

Trong các ngày 15 tháng 10, ngày 04 và 10 tháng 11 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 382/2020/TLPT-DS ngày 27 tháng 7 năm 2020, về việc tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng bảo lãnh.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 87/2020/DS-ST ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Tòa án nhân dân Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 4238/2020/QĐ-PT ngày 17/8/2020 và Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số 10587/2020/QĐ-PT ngày 16/9/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, giữa:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn S, sinh năm 1962; địa chỉ: Số 41/8 đường R, phường Q, Quận X, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phan Văn G, sinh năm 1976; địa chỉ liên lạc: Số 12 đường U, Phường 6, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Hợp đồng ủy quyền ngày 02/12/2013; giấy ủy quyền ngày 05/5/2014, có mặt).

2. Bị đơn: Công ty Cổ phần VC; trụ sở: Số 7A/80 đường I, Phường 14, Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Tâm Th Người đại diện theo uỷ quyền: Ông Trương Hoàng T, sinh năm: 1964; địa chỉ: Số 113 đường P, Phường 2, Quận W, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Giấy ủy quyền số 19/020/GUQ/VĐC ngày 19/8/2020, có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Công ty Cổ phần VL; địa chỉ trụ sở: Số 84 đường A, phường Ch, quận Ch, Thành phố Đà Nẵng.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Tri H (vắng mặt).

3.2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC; trụ sở: Số 22 đường D, phường Tr, quận K, Thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đình L – Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Người đại diện theo ủy quyền:

+ Ông Nguyễn Xuân UQ1, sinh năm 1977 (có mặt);

+ Bà Nguyễn Thị UQ2, sinh năm 1992 (có mặt);

+ Ông Nguyễn Quốc UQ3;

Cùng địa chỉ: Số 22 đường D, phường Tr, quận K, Thành phố Hà Nội (theo Giấy ủy quyền số 15173/UQ-PVB ngày 03/8/2020).

+ Bà Nguyễn Thị Phương UQ4 Địa chỉ: Lầu 2, số 264E F, Phường 14, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3. Bà Quách Thị N, sinh năm 1962; địa chỉ: Số 41/8 đường R, phường Q, Quận X, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phan Văn G, sinh năm 1976; địa chỉ: D0407 Chung cư E, phường E, quận Ph, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Giấy ủy quyền ngày 21/02/2020, có mặt).

4. Người kháng cáo: Ông Nguyễn S - Nguyên đơn và Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 26/11/2013 của nguyên đơn - ông Nguyễn S, có người đại diện theo ủy quyền trình bày trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên Tòa:

Ông Nguyễn S có quan hệ kinh tế với Công ty Cổ phần VĐ (gọi tắt VĐC), theo bản Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011 về việc chuyển nhượng toàn bộ 1.980.000 cổ phần phổ thông vốn góp của VĐC trong Công ty Cổ phần VL (gọi tắt VĐL), với các chi tiết như sau:

Giá trị chuyển nhượng là 1.980.000 cổ phần; Giá trị mỗi cổ phần là 12.600 đồng;

Tổng giá trị hợp đồng là 24.948.000.000 đồng;

Số tiền đã thanh toán đợt 1 là 6.237.000.000 đồng; Số tiền đã thanh toán đợt 2 là 6.237.000.000 đồng; Số tiền chưa thanh toán là 13.721.400.000 đồng.

Theo Giấy phép thay đổi lần 1 ngày 24/02/2011 của VĐL thì số cổ phần chỉ có 1.800.000 cổ phần, có nghĩa là trước và sau thời điểm VĐC bán cho ông thì số cổ phần của VĐC thấp hơn so với số cổ phần đã bán cho ông. Mặt khác, ngày 16/01/2012, VĐL thông báo cho ông tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có một thông số khác, cụ thể: 969.659 cổ phần, nghĩa là VĐC đã bán cho ông 1.283.141 cổ phần không có thật.

Từ đó cho thấy VĐC đã vi phạm khoản 3.2 Điều 3 của Hợp đồng chuyển nhượng số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011 bán tài sản không có thật.

Ông Nguyễn S đề nghị Tòa án xem xét tuyên bố hủy Hợp đồng chuyển nhượng số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011 vì lý do đối tượng hợp đồng không có thật và người ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của VĐC không có thẩm quyền. Yêu cầu VĐC phải hoàn trả cho ông S số tiền đã nhận là 12.474.000.000 đồng và tiền lãi trên số tiền ông S đã trả tạm tính đến thời điểm khởi kiện (ngày 26/11/2013) là 3.087.315.000 đồng, tổng cộng là 15.561.315.000 đồng.

Bị đơn Công ty Cổ phần VC có đơn phản tố ngày 05/12/2016, có người đại diện theo ủy quyền ông Trương Hoàng T trình bày:

1. Về việc ký kết và thực hiện Hợp đồng số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011 chuyển nhượng cổ phần, cụ thể:

VĐC đại diện là ông Nguyễn Tâm Th có ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011 với ông Nguyễn S, hợp đồng có nội dung như ông S trình bày. Số cổ phần chuyển nhượng trên chiếm tỷ lệ 9% trong cổ phần của VĐL. Việc thanh toán thực hiện làm 3 đợt:

Đợt 1 và đợt 2: Ông Nguyễn S đã thanh toán đầy đủ cho VĐC theo nội dung hợp đồng lần lượt vào các ngày 24/01/2011 và 22/03/2011 với tổng số tiền 12.474.000.000 đồng;

Đợt 3: Trong vòng 365 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, ông Nguyễn S thanh toán 50% giá trị còn lại của hợp đồng và 10% lãi suất chậm trả, tổng số tiền ông Nguyễn S phải thanh toán cho VĐC là 13.721.400.000 đồng. Để đảm bảo cho việc thanh toán, ông Nguyễn S đã phát hành Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL-NHPT.SGDCT ngày 29/01/2011, với giá trị bảo lãnh là 13.721.400.000 đồng; Ngân hàng J là đơn vị đứng ra bảo lãnh, với tổng số tiền bảo lãnh: 19.958.400.000 đồng.

Vào các ngày 11/01/2012, 14/01/2012 và 17/01/2012 VĐC đã ban hành công văn yêu cầu ông Nguyễn S thanh toán số tiền đợt 3 vào ngày 19/01/2012, nhưng ông Nguyễn S vẫn im lặng không trả lời. Đến ngày 19/01/2012, đại diện VĐC có đến trực tiếp nhà ông Nguyễn S đề nghị giải quyết nhưng ông Nguyễn S đã bỏ trốn trước sự chứng kiến của Văn phòng Thừa phát lại Quận W lập Vi bằng số 09/2012/VB-TPL ngày 19/01/2012.

2. Cơ sở pháp lý trước và sau khi thực hiện ký Hợp đồng giữa đại diện VĐC với ông Nguyễn S:

Hợp đồng số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011 chuyển nhượng 1.980.000 cổ phần cho ông Nguyễn S căn cứ vào các chứng từ pháp lý sau:

- Biên bản số 06/2010/BBĐHĐCĐ họp Đại hội đồng cổ đông ngày 20/11/2010 Công ty Cổ phần VL (VĐL) và Quyết định số 07/ NQ- ĐHĐCĐ/VĐL ngày 20/11/2010 tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 220 tỷ đồng.

- Ngày 10/01/2011, đại diện VĐL có làm việc với VĐC và có lập biên bản đối chiếu xác nhận vốn góp của VĐC vào VĐL là 1.980.000 cổ phần.

- Ngày 15/01/2011, VĐC có Nghị quyết số 01 ngày 15/01/2011 đồng ý giao cho ông Nguyễn Tâm Th ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 1.980.000 cổ phần của VĐC có trong VĐL cho ông Nguyễn S.

- Ngày 19/01/2011, VĐL có tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông và lập biên bản số 01/2011/BB-ĐHĐCĐ và Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ban hành Nghị quyết số 01/2011/NQ-ĐHĐCĐ/VĐL chấp nhận việc chuyển nhượng cổ phần từ VĐC là 1.980.000 cổ phần tương đương 19.800.000.000 đồng cho ông Nguyễn S. Đồng thời chỉ định ông Đặng Thành C làm chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật. Nghị quyết này có giá trị kể từ ngày ký và đã được Chủ tịch Hội đồng quản trị VĐL ông Đặng Thành C ký tên đóng dấu ban hành.

- Ngày 20/01/2011 đại diện pháp luật của VĐC ông Nguyễn Tâm Th có ký Hợp đồng số 01/VĐL/VĐC/2011 chuyển nhượng toàn bộ 1.980.000 cổ phần cho ông Nguyễn S theo Nghị quyết số 01/2011/NQ-ĐHĐCĐ/VĐL của Chủ tịch Hội đồng quản trị VĐL.

- Ngày 29/01/2011, Ngân hàng J phát hành Thư bảo lãnh thanh toán số 1901/2011/BL cho VĐC là bên thụ hưởng có giá trị là 19.958.400.000 đồng.

- Ngày 21/02/2011, Công ty Kiểm toán Dịch vụ Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là AISC) có văn bản xác nhận vốn góp của VĐC từ thời điểm 31/12/2010 đến 31/01/2011 trong Công ty VĐL là 19.800.000.000 đồng.

- Ngày 25/03/2011 tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01D của VĐL tổ chức bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị có sự tham gia của ông Nguyễn S với tư cách là cổ đông có vốn góp là 32% (trong đó có cổ phần VĐC là 9%), tư cách Hội đồng Quản trị tham dự bầu ông Đặng Thành C làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty VĐL.

- Ngày 22/02/2012, Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng có Công văn số 13/CV-ĐKKD xác nhận: “Ngày 11/05/2011, Công ty VĐL đã làm thủ tục thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần vốn góp. Công ty VĐC có cổ phần trong Công ty VĐL và chuyển nhượng cho ông Nguyễn S là 1.980.000 cổ phần”.

- Ngày 20/02/2011, ông Đặng Thành C Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty VĐL đã thực hiện việc báo cáo tài chính năm 2010 qua cơ quan kiểm toán ASIC và đã đăng ký tại cơ quan thuế vốn góp thực tế của các cổ đông là 211.852.526.369 đồng.

- Ngày 29/03/2012, ông Nguyễn S Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty VĐL đã thực hiện việc báo cáo tài chính năm 2011 qua cơ quan kiểm toán ASIC và đã đăng ký tại cơ quan thuế, vốn góp thực tế của các cổ đông là 399.852.526.369 đồng.

Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần giữa đại diện VĐC với ông Nguyễn S là 1.980.000 cổ phần tại thời điểm có vốn điều lệ thực tế là 399.852.526.369 đồng đã được Sở kế hoạch Thành phố Đà Nẵng xác nhận việc chuyển nhượng này. Ông Đặng Thành C - Người đại diện theo pháp luật của VĐL thực hiện thủ tục thay đổi vốn góp từ Công ty VĐC sang cá nhân ông Nguyễn S. Nên việc ông Nguyễn S cho rằng Công ty VĐC bán số cổ phần không đúng sự thật là hoàn toàn không có căn cứ.

3. Lý do vì sao trong giấy phép đăng ký kinh doanh của VĐL thay đổi lần 3 ngày 24/02/2011 không điều chỉnh vốn điều lệ từ 200 tỷ lên thành 220 tỷ hoặc thay đổi số cổ phần của VĐC từ 1.800.000 cổ phần lên thành 1.980.000 cổ phần và người chịu trách nhiệm:

Việc điều chỉnh, thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh của VĐL thuộc trách nhiệm của người đại diện pháp luật căn cứ vào nội dung Nghị quyết số 01/2011 của Đại hội đồng cổ đông VĐL do Chủ tịch Hội đồng quản trị VĐL là ông Đặng Thành C ký ngày 19/01/2011. Theo đó, người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ của VĐL từ 200 tỷ đồng lên 220 tỷ đồng hoặc điều chỉnh tăng cổ phần của VĐC từ 1.800.000 cổ phần lên thành 1.9800.00 cổ phần hoặc thay đổi chủ sở hữu số cổ phần mang chuyển nhượng trong giấy phép đăng ký kinh doanh thuộc về trách nhiệm của ông Đặng Thành C - Người đại diện theo pháp luật của VĐL. Việc mãi đến tháng 03/2011, ông C mới làm thủ tục đăng ký việc tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng thành 220 tỷ đồng và đến 11/05/2011 ông Đặng Thành C mới làm thủ tục thông báo việc chuyển nhượng cổ phần của VĐC cho ông Nguyễn S tại Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng nên số cổ phần của ông Nguyễn S nhận chuyển nhượng từ VĐC được xác nhận thay đổi vào lần thứ 6 trong Giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 13/05/2011 (thay vì phải thực hiện trong tháng 01/2011).

Việc ông Đặng Thành C chậm làm thủ tục đăng ký tại Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng trong việc tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên thành 220 tỷ hoặc chuyển nhượng cổ phần của VĐC từ 1.980.000 cổ phần sang cho ông Nguyễn S, không có nghĩa là số cổ phần VĐC chuyển nhượng cho Nguyễn S thấp hơn 1.980.000 cổ phần. Vì trong Nghị quyết số 01/2011 của Đại hội đồng cổ đông Công ty VĐL ký ngày 19/01/2011 xác định “Số cổ phần VĐC chuyển nhượng cho ông Nguyễn S là 1.980.000 cổ phần chiếm tỷ lệ 09% trên tổng vốn điều lệ công ty là 220 tỷ đồng” và trùng khớp với Thư xác nhận góp vốn ngày 21/02/2011 của AISC đã xác nhận VĐC có vốn góp 19.800.000.000 đồng tại thời điểm 31/12/2010 và ngày 31/01/2011. Hơn nữa trong biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01D ngày 25/03/2011 của VĐL đã xác nhận vốn góp cá nhân của ông Nguyễn S là 32% (trong đó VĐC 9% và Trung Nam 23%) và cũng trùng khớp với Thư xác nhận của cơ quan kiểm toán ASIC.

4. Theo nội dung Đơn khởi kiện của Nguyên đơn cho rằng VĐC chuyển nhượng Cổ phần cho Nguyễn S không đúng giá trị thực tế vì trong giấy phép đăng ký kinh doanh của VĐL tại thời điểm chuyển nhượng của VĐC chỉ có là 1.800.000 cổ phần.

Theo bị đơn thì hai bên trong hợp đồng chuyển nhượng và VĐL đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần giữa đại diện VĐC với ông Nguyễn S, làm cơ sở để thực hiện việc khai báo thuế hằng năm tại cơ quan thuế.

Thông tin chi tiết về Báo cáo tài chính năm 2011 (Từ ngày 01/01/2011 đến 31/12/2011) của VĐL do Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng cung cấp đều thể hiện tại thời điểm 01/01/2011 (trước khi VĐC chuyển nhượng cổ phần cho ông S) vốn điều lệ của VĐL đã được điều chỉnh từ 200 tỷ thành 220 tỷ và VĐC có 1.980.000 cổ phần trong tổng số cổ phần của VĐL. Ngoài ra, báo cáo tài chính còn thể hiện ông Nguyễn S (cá nhân) nhận chuyển nhượng vốn đầu tư của chủ sở hữu tính đến hết ngày 31/12/2011 có số cổ phần 7.045.253 cổ phần có giá trị tương đương 70.452.526.369 đồng (bao gồm Công ty Trung Nam 5.065.253 cổ phần và VĐC 1.980.000 cổ phần).

Nhận thấy, trong nội dung khai báo thuế năm 2011 của VĐL không hề có bất kỳ thông tin nào ghi nhận VĐC sở hữu số cổ phần 1.800.000 cổ phần như Đơn khởi kiện của ông Nguyễn S. Hơn nữa giá trị thực tế mà đại diện VĐC đã chuyển nhượng cho ông Nguyễn S là 1.980.000 cổ phần trùng khớp với nội dung khai báo thuế năm 2011 của VĐL và VĐC. Do đó, yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn S hoàn toàn không có căn cứ.

5. Về việc nguyên đơn cho rằng ông Nguyễn Tâm Th không có thẩm quyền ký Hợp đồng chuyển nhượng 1.980.000 cổ phần cho ông Nguyễn S vì không thông qua Đại hội đồng cổ đông của Công ty VĐC.

Căn cứ khoản 5a điều 28 Điều lệ công ty VĐC quy định quyền và nhiệm vụ của Tổng giám đốc và Biên bản họp của Hội đồng quản trị ngày 29/05/2007 tại mục 6 Phân cấp ủy quyền phát quyết của Hội đồng quản trị đối với Tổng giám đốc trong hoạt động đầu tư thì ông Nguyễn Tâm Th có đủ thẩm quyền ký Hợp đồng chuyển nhượng 1.980.000 cổ phần của VĐC trong VĐL cho ông Nguyễn S mà không phải thông qua Hội đồng quản trị của công ty. Tuy nhiên ông Nguyễn Tâm Th – Đại diện theo pháp luật của VĐC khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần cho ông Nguyễn S vẫn có họp thông qua Đại hội đồng cổ đông của Công ty VĐC bằng Nghị quyết số 01/ĐHĐCĐ ngày 15/01/2011 đồng ý chuyển nhượng 1.980.000 cổ phần trong VĐL cho ông Nguyễn S (Tài liệu này đã bị thất lạc chỉ còn bản photo do đã 02 lần thay đổi kế toán trưởng của VĐC).

Thực tế trong báo cáo tài chính năm 2011 tại cơ quan thuế của VĐC có ghi nhận số cổ phần góp trong VĐL là 1.980.000. Từ năm 2012 đến nay, nội dung báo cáo tài chính không còn đề cập đến số cổ phần này. Nghĩa là số cổ phần 1.980.000 đã được ông Nguyễn Tâm Th đã chuyển nhượng cho ông Nguyễn S từ 2011, từ đó cho đến nay các cổ đông sáng lập của VĐC đã biết và chấp nhận không có bất kỳ khiếu nại, thắc mắc nào đối với việc chuyển nhượng số cổ phần này cho ông Nguyễn S. Nên về việc ông Nguyễn S cho rằng ông Nguyễn Tâm Th không có thẩm quyền ký Hợp đồng chuyển nhượng 1.980.000 cổ phần cho ông vì không thông qua Đại hội đồng cổ đông của Công ty VĐC là không đúng.

6. Đối với yêu cầu của ông Nguyễn S đề nghị Tòa tuyên vô hiệu Hợp đồng số 01/VĐL/VĐC/2011 chuyển nhượng cổ phần giữa đại diện VĐC với ông Nguyễn S:

Hợp đồng số 01/VĐL/VĐC/2011 ký kết giữa đại diện VĐC là ông Nguyễn Tâm Th với ông Nguyễn S hoàn toàn tự nguyện, không trái đạo đức, không trái pháp luật, không có bất kỳ sự áp đặt hay đe dọa nào của các bên. Đối tượng của hợp đồng là số cổ phần có thật mang chuyển nhượng và được Đại hội đồng cổ đông Công ty VĐL chấp nhận việc chuyển nhượng. Tại báo cáo tài chính năm 2011 của VĐL, ông Nguyễn S chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ký xác nhận đến hết ngày 31/12/2011 ông Nguyễn S có nhận chuyển nhượng cổ phần của VĐC là 19.800.000.000 đồng.

Như vậy, yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 bị vô hiệu là không có căn cứ pháp lý, do không vi phạm các Điều 122 đến Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005 nên đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận và bác yêu cầu của Nguyên đơn.

7. Hiệu lực của thư bảo lãnh và trách nhiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần J (nay là Ngân hàng ĐC).

Theo Thư bảo lãnh thanh toán số 1901/2011 ngày 29/01/2011 của Ngân hàng J phát hành theo yêu cầu của ông Nguyễn S là bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán đối với Hợp Đồng chuyển nhượng cổ phần; đây là thư bảo lãnh không hủy ngang và không cần chứng minh khi bên được bảo lãnh vi phạm các quy định về thanh toán nêu trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, ngân hàng phải trả cho bên thụ hưởng ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu bồi thường.

Ngày 19/01/2012 đại diện Công ty VĐC có đến trực tiếp nhà ông Nguyễn S đề nghị thanh toán số tiền đợt 3 nhưng ông Nguyễn S đã bỏ trốn, dưới sự chứng kiến của Văn phòng thừa phát lại Quận W lập vi bằng số 09/2012/VB- TPL ngày 19/01/2012. Sau nhiều lần đại diện VĐC làm việc với Ngân hàng J, ngày 11/10/2012 ông Lê Nguyễn Trần V (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng J) có văn bản số 3210/2012/CV ngày 11/10/2012 cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ chuyển trả số tiền 13.721.400.000 đồng cho VĐC làm hai đợt. Đợt 1 sẽ chuyển 07 tỷ đồng, vào ngày 19/10/2012 và đợt 2 sẽ chuyển tiếp phần còn lại 6,7 tỷ đồng vào ngày 19/11/2012, nhưng Ngân hàng J không thực hiện theo cam kết.

Sau này, Ngân hàng J hợp nhất với Tổng công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC nên Ngân hàng ĐC là cơ quan, tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng J. Khi ông Nguyễn S không thực hiện nghĩa vụ đến hạn thì Ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện thay cho ông Nguyễn S thanh toán ngay số tiền còn lại cho VĐC khi Ngân hàng nhận được văn bản yêu cầu thanh toán. Ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh thanh toán không hủy ngang và không cần chứng minh, đối với người được bảo lãnh khi vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh, chứ không phải là Thư bảo lãnh để thực hiện hợp đồng. Do vậy, Ngân hàng không được quyền tự quyết định việc chậm thanh toán tiền bảo lãnh với lý do chờ để giải quyết tranh chấp giữa ông Nguyễn S với VĐC. Ngân hàng đã và đang cố tình vi phạm nghĩa vụ thanh toán, gây thiệt hại nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty VĐC trong gần 08 năm qua.

Tại phiên tòa sơ thẩm:

Bị đơn đề nghị Tòa bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, buộc nguyên đơn ông S phải thanh toán số tiền phạt do chậm nghĩa vụ thanh toán (Theo Điều 5.3 của Hợp đồng), cụ thể:

13.721.400.000 x 8% = 1.097.712.000 đồng Buộc Ngân hàng ĐC phải kế thừa nghĩa vụ của Ngân hàng J, thanh toán cho VĐC số tiền: 13.721.400.000 đồng.

Buộc Ngân hàng ĐC thanh toán số tiền lãi chậm thanh toán trên số nợ gốc căn cứ khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự 2005. Thời gian tính lãi từ ngày 30/01/2012 đến ngày 30/4/2020 (8 năm 3 tháng), lãi suất cơ bản Nhà nước quy định là 9% năm, cụ thể:

13.721.400.000 đồng x 0,75%/tháng x 99 tháng = 10.188.139.500 đồng. (Số tiền cụ thể do Hội đồng xét xử tính toán) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1/ Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC có người đại diện theo ủy quyền ông Nguyễn Xuân UQ1 và bà Nguyễn Thị UQ2 trình bày:

a. Về chủ thể trong giao dịch bảo lãnh:

Theo toàn bộ hồ sơ trình và phê duyệt khoản bảo lãnh, Hợp đồng cấp hạn mức bảo lãnh số 1601/2011/HĐHMBL.CN. SGD, Thư bảo lãnh do Ngân hàng J ban hành thì “Bên được bảo lãnh” gồm 2 cá nhân là ông Nguyễn S và bà Quách Thị N. Ngân hàng J chỉ chịu trách nhiệm về mặt quyền và nghĩa vụ với chủ thể gồm ông Nguyễn S và bà N. Trong chiều ngược lại, 2 cá nhân này phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng J.

b. Chủ thể trong giao dịch Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Theo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì “Bên nhận chuyển nhượng” đồng thời là “Bên được bảo lãnh” trong giao dịch bảo lãnh với Ngân hàng J chỉ có một mình ông Nguyễn S.

Như vậy chủ thể trong các văn kiện bảo lãnh (Hồ sơ bảo lãnh, Hợp đồng bảo lãnh, Thư bảo lãnh) khác biệt với chủ thể trong giao dịch chuyển nhượng cổ phần nên Ngân hàng J (nay là ĐCBank) không phát sinh nghĩa vụ phải bảo lãnh cho chủ thể không đúng với chủ thể mà mình đã cam kết trong các văn bản trước đó.

2. Các vi phạm pháp luật về quy định bảo lãnh theo kết luận của Thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Cần Thơ và vi phạm quy trình nội bộ của Ngân hàng J trong quá trình cấp bảo lãnh.

a. Vi phạm quy định pháp luật: Ngày 03/02/2012, Đoàn Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Cần thơ đã tiến hành thanh tra hồ sơ bảo lãnh cho ông Nguyễn S và đã phát hiện ra các vi phạm pháp luật nghiêm trọng và đã lập biên bản sự việc cụ thể như sau:

- Hành vi vi phạm số 1: Không có phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi hiệu quả; thiếu chứng từ, hồ sơ về khả năng tài chính của khách hàng Nguyễn S. Vi phạm Điều 9 quy định về hồ sơ đề nghị bảo lãnh theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng được ban hành theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Hành vi vi phạm số 2: Không đủ điều kiện bảo lãnh. Không chứng minh được khả năng tài chính của khách hàng Nguyễn S để thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua cổ phần theo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn bảo lãnh. Vi phạm Khoản 3 Điều 8 về điều kiện bảo lãnh theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng được ban hành theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Hành vi vi phạm số 3: Về nội dung ký Hợp đồng bảo lãnh và phát hành Thư bảo lãnh không có điều kiện. Theo Quy chế bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước thì việc bảo lãnh phải kèm theo “điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. Tuy nhiên tại Hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh của Ngân hàng J chi nhánh Cần Thơ đều không quy định các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là trái với quy định của pháp luật.

- Hành vi vi phạm số 4: Cấp thư bảo lãnh sai nội dung so với Hợp đồng bảo lãnh. Khoản 2, Điều 2 Hợp đồng bảo lãnh đã quy định “Loại bảo lãnh được áp dụng trong Hợp đồng này là: Bảo lãnh đấu thầu, Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng, Bảo lãnh ứng trước, Bảo lãnh bảo hành”. Tại mục 1 của thư bảo lãnh thì nội dung bảo lãnh là: “Thư bảo lãnh này bảo đảm cho việc bảo lãnh thanh toán....”.

+ Theo quy định tại khoản 4, điều 5 Quy chế bảo lãnh 2006 định nghĩa: “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay”.

+ Theo quy định tại khoản 2, điều 5 Quy chế bảo lãnh 2006 định nghĩa: “Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn”.

Qua quy định của pháp luật như trên về các hình thức bảo lãnh, các cán bộ thực hiện cấp thư bảo lãnh đã thực hiện sai hình thức bảo lãnh so với hợp đồng bảo lãnh đã ký kết với ông Nguyễn S và bà Quách Thị N do đó thư bảo lãnh cho ông S, bà N không có hiệu lực thực hiện. Việc cấp sai hình thức bảo lãnh có thể phải được xem xét trên góc độ trách nhiệm cá nhân về việc vi phạm quy định của Ngân hàng J và quy định của pháp luật.

- Hành vi vi phạm số 5: Sai thẩm quyền người ký thư bảo lãnh. Thư bảo lãnh cho ông Nguyễn S do ông Lê Nguyễn Trần V ký là không đúng thẩm quyền do ông Lê Nguyễn Trần V không phải là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng J và cũng không được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Như vậy, tại thời điểm cấp bảo lãnh, các cán bộ của Ngân hàng J - Chi nhánh Cần Thơ đã thực hiện sai quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện để cấp bảo lãnh. Do đó, thư bảo lãnh đã cấp không có hiệu lực pháp luật. Hiện nay, Công ty VĐC yêu cầu ĐCBank tiếp tục thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh trái pháp luật là không có cơ sở, là yêu cầu ĐCBank tiếp tục vi phạm pháp luật mà cụ thể là hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng về số tiền có thể bị thất thoát.

b. Vi phạm quy định nội bộ của Ngân hàng J.

- Việc cấp bảo lãnh khi không có phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi hiệu quả; thiếu chứng từ, hồ sơ về khả năng tài chính của khách hàng Nguyễn S đã vi phạm khoản 3, khoản 5 điều 8, quy chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định số 2701/2006/QĐ-HĐQT ngày 01/01/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng J.

- Việc cấp bảo lãnh đã vi phạm thẩm quyền ký Hợp đồng bảo lãnh và Thư bảo lãnh: Tại Biên bản họp hội đồng quản trị Ngân hàng J ngày 28/01/2011 đã nêu rõ: “Giao Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền” thực hiện việc cấp bảo lãnh theo nghị quyết. Tuy nhiên tại Hợp đồng cấp bảo lãnh và Thư bảo lãnh, người ký đại diện Ngân hàng J là ông Lê Nguyễn Trần V là Giám đốc Sở giao dịch Cần Thơ, ông V không được ủy quyền của Tổng giám đốc theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị để ký Hợp đồng và Thư bảo lãnh.

Như vậy, việc cấp bảo lãnh của Ngân hàng J đã vi phạm pháp luật và vi phạm quy định của chính Ngân hàng J và thư bảo lãnh của Ngân hàng J không có hiệu lực do vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng và bảo lãnh.

3. Về Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

- Theo văn bản số 104/2010/CV-VĐL/HĐQT ngày 17/05/2010 của VĐL (Bút lục số 52 Tòa án nhân dân quận B) thì VĐC mới góp 6.968.590.000 đồng, VĐC còn phải góp 11.031.410.000 đồng thì mới đủ sở hữu 1.800.000 cổ phần.

- Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của VĐL đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 06/03/2010 ghi nhận VĐC chỉ sở hữu 1.800.000 cổ phần phổ thông của VĐL.

- Theo đăng ký kinh doanh thay đổi lần 3 của VĐL ngày 24/02/2011 (33 ngày sau chuyển nhượng), số vốn điều lệ vẫn là 200 tỷ đồng và ông Nguyễn S chưa được ghi nhận tư cách cổ đông, VĐC vẫn là cổ đông với 1.800.000 cổ phần.

- Tại văn bản số 35019/AISC ngày 16/12/2019 của Công ty AISC (Bút lục số 285) trả lời Tòa án nhân dân Quận Z, AISC đã phát hành 02 báo cáo tài chính năm 2010 và năm 2011 cho VĐL, tuy nhiên trong hồ sơ vụ án này không có báo cáo tài chính năm 2010 mà chỉ có báo cáo tài chính năm 2011. Việc thiếu báo cáo tài chính năm 2010 của VĐL ảnh hưởng rất lớn để việc xác minh VĐC đã góp đủ vốn vào VĐL hay chưa. Nếu đã góp đủ thì số tiền góp vốn sẽ được thể hiện tại báo cáo lưu chuyển tiền tệ của báo cáo tài chính 2010.

- Báo cáo tài chính 2011 của VĐC: Theo báo cáo tài chính năm 2011 của VĐC gửi Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh (BL số 201). Tại trang 5/8 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mục 5 phần II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư có chỉ tiêu “Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” ghi nhận số liệu đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của VĐC năm 2010 không có phát sinh. Như vậy năm 2010 VĐC không góp vốn vào công ty VĐL.

- Báo cáo tài chính 2011 Công ty VĐC: mục 7, trang 4 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính ghi nhận đến ngày 23/03/2011 VĐC mới chuyển tiền góp vốn đợt cuối. Như vậy, tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho ông Nguyễn S, VĐC chưa góp đủ vốn để có thể chuyển nhượng.

- Báo cáo tài chính VĐL, tại mục 1 phần B của Bảng cân đối kế toán ghi nhận chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của VĐL thời điểm ngày 01/01/2011 là 211.852.526.369 đồng, chưa đủ 220 tỷ đồng.

- Theo văn bản số 13/CVĐKKD của Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng ngày 22/02/2012 đã trả lời:

+ Ngày 08/04/2011, VĐL mới làm đăng ký thay đổi tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 220 tỷ.

+ Các cổ đông sáng lập của VĐL tại thời điểm ngày 08/04/2011 gồm: Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn với 13.200.000 cổ phần; VĐC với 1.980.000 cổ phần và các cổ đông khác.

+ Như vậy là đến ngày 08/04/2011, VĐC mới sở hữu đủ 1.980.000 cổ phần. Thời điểm này sau thời điểm các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần 78 ngày và như vậy Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần các bên đã ký kết vô hiệu tại thời điểm ký kết do VĐC không có đủ số cổ phần để chuyển nhượng.

Kết luận về số cổ phần mà VĐC thực có tại thời điểm chuyển nhượng là không đủ 1.980.000 cổ phần như các bên đã ký kết trong Hợp đồng. Việc VĐC không có đủ số cổ phần theo thỏa thuận chuyển nhượng là không đủ điều kiện để hoàn thành Hợp đồng chuyển nhượng và các bên đã giao dịch về một đối tượng không có thật, không đủ điều kiện giao dịch.

Giao dịch chuyển nhượng cổ phần dựa trên cam kết của VĐC được thể hiện tại khoản 3.2 điều 3 của Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là việc VĐC đã cố ý lừa dối đối với ông S về số cổ phần mình thực sự sở hữu tại VĐL. Căn cứ theo quy định tại điều 132 Bộ luật Dân sự 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa thì giao dịch chuyển nhượng cổ phần này vô hiệu. Ông Nguyễn S phải trả lại các cổ phần đã nhận và VĐC hoàn trả lại tiền đã nhận cho ông S.

Từ các phân tích chi tiết đã được trình bày trên, ĐCBank khẳng định.

1. Giao dịch chuyển nhượng cổ phần giữa VĐC với ông Nguyễn S là không có hiệu lực pháp luật do VĐC đã không trung thực về số lượng cổ phần đưa ra giao dịch.

2. Quá trình lập hồ sơ, trình phê duyệt khoản cấp bảo lãnh cho ông Nguyễn S của Ngân hàng J - Chi nhánh Cần Thơ đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng bao gồm:

Vi phạm quy định pháp luật các tổ chức tín dụng, cụ thể là Quy chế cấp bảo lãnh ngân hàng được ban hành theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Vi phạm quy định nội bộ của Ngân hàng J.

Từ những phân tích, đánh giá và kết luận nêu trên, Ngân hàng đề nghị:

1. Tuyên Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 giữa ông Nguyễn S và VĐC vô hiệu.

2. Tuyên Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL-NGHT.SGDCT của Ngân hàng J không có hiệu lực thi hành; Ngân hàng Thương mại cổ phần ĐC không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Thư bảo lãnh trái pháp luật do Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa VĐC và ông Nguyễn S vô hiệu, không phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh.

2/ Công ty Cổ phần VL vắng mặt nên không ghi được lời khai.

3/ Bà Quách Thị N có người đại diện theo ủy quyền là ông G trình bày: Bà đồng ý với toàn bộ ý kiến của ông Nguyễn S và không có ý kiến nào khác.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 87/2020/DS-ST ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Tòa án nhân dân Quận Z đã quyết định:

1/ Bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn ông Nguyễn S.

2/ Chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần VC.

Công nhận Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011, về việc chuyển nhượng toàn bộ 1.980.000 cổ phần phổ thông, giữa ông Nguyễn S và Công ty Cổ phần VC.

Ngân hàng TMCP ĐC phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả tiền mua cổ phần với số tiền 13.721.400.000 đồng và tiền lãi chậm thanh toán 10.183.910.301 đồng tổng cộng là 23.905.310.301 đồng (Hai mươi ba tỷ, chín trăm lẻ năm triệu, ba trăm mười ngàn, ba trăm lẻ một đồng) cho Công ty Cổ phần VC.

Ngân hàng TMCP ĐC còn phải tiếp tục trả tiền lãi phát sinh trên số tiền 13.721.400.000 đồng tính từ ngày 28/4/2020 cho đến khi thanh toán xong số nợ nêu trên theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự 2015.

Ông Nguyễn S phải thanh toán tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 1.097.712.000 đồng (Một tỷ, không trăm chín mươi bảy triệu, bảy trăm mười hai ngàn đồng).

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí, lãi suất chậm trả, quyền kháng cáo và nghĩa vụ thi hành án của các đương sự theo quy định pháp luật.

Ngày 12/5/2020, Tòa án nhân dân Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh nhận được Đơn kháng cáo của nguyên đơn là ông Nguyễn S và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên toà phúc thẩm, người khởi kiện không rút đơn khởi kiện, người kháng cáo không rút đơn kháng cáo. Các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Người kháng cáo – ông Nguyễn S do ông Phan Văn G đại diện trình bày: Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tính pháp lý của Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011. Bị đơn đã vi phạm hợp đồng, không trung thực do vào thời điểm ký hợp đồng bị đơn không có đủ số cổ phần chuyển nhượng cho nguyên đơn và người ký hợp đồng không có thẩm quyền. Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm hủy hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nói trên, buộc bị đơn trả lại cho nguyên đơn số tiền đã nhận 12.474.000.000 đồng và tiền lãi trên số tiền đã trả là 3.087.315.000 đồng, tổng cộng là 15.561.315.000 đồng theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ kháng cáo của nguyên đơn.

Đại diện bị đơn: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC do bà Nguyễn Thị UQ2 đại diện trình bày: Đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập thêm những người tham gia tố tụng: ông Lê Nguyễn Trần V – Giám đốc Sở giao dịch Cần Thơ – Ngân Hàng J, Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng, Công ty Kiểm toán AISC để làm rõ các tình tiết của vụ án. Đề nghị Hội đồng xét xử tuyên Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011 giữa ông Nguyễn S và VĐC vô hiệu, tuyên Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL-NGHT.SGDCT của Ngân hàng J bảo lãnh cho ông Nguyễn S không có hiệu lực thi hành; do đó, Ngân hàng ĐC không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thư bảo lãnh trái pháp luật. Đại diện Ngân hàng ĐC cho rằng các cán bộ ngân hàng đã vi phạm pháp luật khi thực hiện cấp thư bảo lãnh cho ông Nguyễn S và bà Quách Thị N nên đề nghị Hội đồng xét xử chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra khởi tố ông Lê Nguyễn Trần V và ông Chung Đức M là các cán bộ có sai phạm trong việc cấp thư bảo lãnh nói trên. Tại phiên tòa, đại diện Ngân hàng cung cấp Kết luận kiểm tra các khoản bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần J đối với khách hàng Nguyễn S số 120/KL-CTH ngày 17/02/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Cần Thơ.

Ý kiến của Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm như sau:

Về tố tụng: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử và đương sự đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự từ khi thụ lý vụ án đến khi nghị án.

Về nội dung vụ án: Tòa sơ thẩm đã xem xét, đánh giá chứng cứ phù hợp quy định pháp luật, căn cứ đúng quy định pháp luật để xét xử. Tuy nhiên, căn cứ khoản 3 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đây là vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại và căn cứ Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo trình tự sơ thẩm, Tòa án nhân dân Quận Z xét xử là sai thẩm quyền; do đó, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Căn cứ khoản 3 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 87/2020/DS-ST ngày 27/4/2020 của Tòa án nhân dân Quận Z, giữ hồ sơ chuyển cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng, ngày 27/4/2020, Tòa án nhân dân Quận Z tuyên án, ngày 12/5/2020, nguyên đơn và Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC (dưới đây gọi tắt là Ngân hàng ĐC) nộp đơn kháng cáo và đã đóng tạm ứng án phí theo quy định; do đó, đơn kháng cáo của nguyên đơn và Ngân hàng ĐC hợp lệ và được xem xét theo quy định pháp luật.

Tại phiên tòa phúc thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Công ty Cổ phần VL (dưới đây gọi tắt là Công ty VL) mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; do đó, Hội đồng xét xử căn cứ khoản 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự tiến hành xét xử vụ án.

Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp là “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản và tranh chấp hợp đồng bảo lãnh” là phù hợp quy định pháp luật; tuy nhiên, do đây là hợp đồng mua bán và bảo lãnh giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận nên cần xác định đây là vụ án kinh doanh thương mại. Tại thời điểm Tòa án nhân dân dân Quận Z thụ lý vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn S và bị đơn là Công ty Cổ phần VC (dưới đây gọi tắt là Công ty VC) thụ lý số 40/2014/TLST-DS ngày 25/01/2014, theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự (đã sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Quận Z. Đối với việc nhập vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh” thụ lý số 18/2019/TLST-KDTM ngày 10/5/2019 giữa nguyên đơn là Công ty VC và bị đơn là Ngân hàng ĐC, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn S vào Vụ án thụ lý số 40/2014/TLST-DS ngày 25/01/2014 nói trên là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Về tư cách tham gia tố tụng, theo Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL- NGHT.SGDCT ngày 29/01/2011 thì Ngân hàng J là ngân hàng cấp thư bảo lãnh trong quan hệ với nguyên đơn nhưng sau đó Ngân hàng J hợp nhất với Tổng Công ty Cổ phần Tài chính DK thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC và Ngân hàng ĐC là đơn vị kế thừa quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng J nên căn cứ vào yêu cầu của các đương sự cấp sơ thẩm đưa Ngân hàng ĐC tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đúng quy định pháp luật.

Xét đề nghị của đại diện Ngân hàng ĐC triệu tập thêm những người tham gia tố tụng: ông Lê Nguyễn Trần V – Giám đốc Sở giao dịch Cần Thơ – Ngân hàng J, Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Đà Nẵng, Công ty kiểm toán AISC để làm rõ các tình tiết của vụ án. Xét thấy, ông Lê Nguyễn Trần V là Giám đốc Sở giao dịch Cần Thơ – Ngân hàng J khi thực hiện ký thư bảo lãnh là nhân danh Ngân hàng J mà sau này đơn vị kế thừa quyền, nghĩa vụ là Ngân hàng ĐC; Ngân hàng ĐC đã tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên không cần thiết triệu tập cá nhân ông V. Đối với các cơ quan Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng, Công ty kiểm toán AISC, cấp sơ thẩm đã yêu cầu và các cơ quan này cũng đã cung cấp chứng cứ đầy đủ để thực hiện việc giải quyết vụ án; do đó, không cần thiết phải triệu tập trước tòa.

[2] Về nội dung:

Theo các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và sự thừa nhận của các bên đương sự thì ngày 20/01/2011 giữa nguyên đơn và bị đơn có ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 về việc chuyển nhượng toàn bộ 1.980.000 cổ phần phổ thông vốn góp của bị đơn trong Công ty Cổ phần VL, giá trị chuyển nhượng là 1.980.000 cổ phần, giá trị mỗi cổ phần là 12.600 đồng, tổng giá trị hợp đồng là 24.948.000.000 đồng. Nguyên đơn đã thanh toán hai đợt, mỗi đợt thanh toán 6.237.000.000 đồng, tổng cộng đã thanh toán 12.474.000.000 đồng; số tiền chưa thanh toán là 13.721.400.000 đồng. Hai bên phát sinh tranh chấp do nguyên đơn cho rằng vào thời điểm ký hợp đồng đối tượng hợp đồng không có thật và người đại diện ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của bị đơn không có thẩm quyền. Nguyên đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011, yêu cầu bị đơn phải hoàn trả cho nguyên đơn số tiền đã nhận là 12.474.000.000 đồng và số tiền lãi tính đến thời điểm khởi kiện (ngày 26/11/2013) là 3.087.315.000 đồng; tổng cộng là 15.561.315.000 đồng.

Phía bị đơn đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, có yêu cầu phản tố buộc nguyên đơn phải thanh toán số tiền phạt do chậm nghĩa vụ thanh toán (Theo Điều 5.3 của Hợp đồng) là 13.721.400.000 x 8% = 1.097.712.000 đồng; buộc Ngân hàng ĐC phải kế thừa nghĩa vụ của Ngân hàng J, thanh toán cho bị đơn số tiền: 13.721.400.000 đồng và thanh toán số tiền lãi chậm thanh toán trên số nợ gốc theo thời gian tính lãi từ ngày 30/01/2012 đến ngày 30/4/2020 (8 năm 3 tháng), lãi suất cơ bản Nhà nước quy định là 9% năm, tạm tính là 13.721.400.000 đồng x 0,75%/tháng x 99 tháng = 10.188.139.500 đồng.

Phía Ngân hàng ĐC, đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn về việc tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu, không đồng ý với yêu cầu của bị đơn, đề nghị tuyên Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL-NHPT-SGDCT ngày 29/01/2011 không có giá trị và Ngân hàng không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do việc cấp thư bảo lãnh vi phạm pháp luật.

[2.1] Xét kháng cáo của nguyên đơn:

[2.1.1] Xét kháng cáo của nguyên đơn về yêu cầu khởi kiện, Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cung cấp và chứng cứ thu thập tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng, Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng, cụ thể:

1. Biên bản số 06/2010/BBĐHĐCĐ họp Đại hội đồng cổ đông ngày 20/11/2010 và Quyết định số 07/NQ-ĐHĐCĐ/VĐL ngày 20/11/2010 của Công ty VL tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 220 tỷ đồng (Bút lục số 64).

2. Biên bản đối chiếu góp vốn ngày 10/01/2011 giữa Công ty VL với Công ty VC. Công ty VL xác nhận tính đến ngày 31/12/2010 thì Công ty VC đã góp vốn với số tiền 19.800.000.000 đồng, tương đương 1.980.000 cổ phần (Bút lục số 58).

3. Biên bản họp đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty VL được triệu tập có sự tham gia của 03 cổ đông/04 cổ đông với số cổ phần là 92%, gồm các thành viên là: Công ty Cổ phần VS; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng TN và Công ty Cổ phần VC, mục đích của cuộc họp là để phê duyệt việc chuyển nhượng cổ phần của Công ty VC cho ông Nguyễn S (Bút lục số 79).

4. Nghị quyết số 01/2011/NQ-ĐHĐCĐ/VĐL ngày 19/01/2011 của Công ty VL do ông Đặng Thành C là người đại diện theo pháp luật của Công ty đồng ý phê duyệt việc chuyển nhượng 1.980.000 cổ phần phổ thông, mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng của Công ty VC cho ông Nguyễn S, xác định Công ty VC là cổ đông của Công ty VL, có vốn góp tỷ lệ 09% trên tổng số vốn điều lệ của Công ty là 220.000.000.000 đồng (Bút lục số 84-88).

5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký thay đổi lần thứ 6, ngày 13/5/2011, xác định các cổ đông sáng lập, góp vốn vào Công ty Cổ phần VL có ông Nguyễn S, có số cổ phần 7.040.000, giá trị cổ phần là 70.400.000.000 đồng (Bút lục số 123-124).

6. Công văn số 1418/CT-KK&KTT ngày 12/5/2015 của Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng kèm theo Hồ sơ báo cáo thuế từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 của Công ty VL gửi cho Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng. Tại mục 22 về vốn chủ sở hữu, phần kê khai vốn đầu tư của các chủ sở hữu trong đó có Công ty VC có số cổ phần 1.980.000, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng, có giá trị là 19.800.000.000 đồng (Bút lục số 122 đến 143, 147).

7. Thư xác nhận góp vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/02/2011, xác nhận số vốn góp thực tế của các cổ đông sáng lập vào Công ty VL tại thời điểm ngày 31/12/2010 và ngày 31/01/2011 là: Công ty VC đã góp vốn đến ngày 31/01/2011 là 19.800.000.000 đồng, tỷ lệ góp vốn là 09% (Bút lục số 127).

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp: “Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản”. Vì việc góp vốn của Công ty VC đã được Công ty VL xác nhận bằng biên bản góp vốn ngày 10/01/2011 và khi chuyển nhượng cổ phần cho ông Nguyễn S, Công ty VC đã được Công ty VL đồng ý bằng Nghị quyết số 01/2011/NQ-ĐHĐCĐ/VĐL ngày 19/01/2011. Ngoài ra, theo tài liệu báo cáo thuế của Công ty VL kê khai phần góp vốn của Công ty VC là 19.800.000.000 đồng, chiếm 9% tỷ lệ vốn góp;

Công ty TN là 50.600.000.000 đồng, chiếm 23% tỷ lệ vốn góp. Tỷ lệ vốn góp của ông Nguyễn S cũng được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhận vào ngày 21/02/2011 bằng 32% là phù hợp với Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty VL. Trong quá trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm đã thu thập được chứng cứ tại Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng và kết quả Cục thuế Thành phố Đà Nẵng đã cung cấp tại Báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty VL (Bút lục số 446-466) số cổ phần của ông Nguyễn S thể hiện tại thuyết minh báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty là 25.045.253 cổ phần, giá trị 250.452.526.369 đồng tương đương tỷ lệ 62,64%.

Như vậy, Công ty VC đã chuyển nhượng đủ, đúng số lượng 1.980.000 cổ phần cho ông Nguyễn S. Ông Nguyễn Tâm Th là người đại diện theo pháp luật của Công ty VC theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16/09/2009 (Bút lục số 6-8), việc chuyển nhượng cổ phần do ông Nguyễn Tâm Th đại diện theo pháp luật của Công ty VC ký kết hợp đồng là phù hợp quy định pháp luật. Do vậy, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ký kết giữa nguyên đơn và bị đơn có hiệu lực pháp luật; Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở, cần giữ nguyên quyết định này của cấp sơ thẩm.

[2.1.2] Xét kháng cáo của nguyên đơn về việc cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, buộc nguyên đơn phải trả tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 1.097.712.000 đồng.

Căn cứ vào mục 5.3 của hợp đồng các bên thỏa thuận: “Nếu bên A đổi ý không nhận chuyển nhượng thì phải mất toàn bộ số tiền đã thanh toán hoặc thanh toán trễ không đúng thời hạn thì chấp nhận phạt chế tài 8% trên giá trị trễ hạn”; việc các bên có thỏa thuận về phạt hợp đồng nếu xảy ra vi phạm hợp đồng là tự nguyện, phù hợp với Điều 300, 301 Luật Thương mại. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa nguyên đơn và bị đơn có hiệu lực thực hiện như đã nhận định nêu trên, nguyên đơn thừa nhận chưa thanh toán số tiền còn lại trong hợp đồng là 13.721.400.000 đồng cho đến thời điểm hiện tại; do đó, có cơ sở xác định nguyên đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải thanh toán tiền phạt 1.097.712.000 đồng do vi phạm hợp đồng là có có cơ sở và phù hợp quy định pháp luật.

[2.2] Xét yêu cầu kháng cáo của Ngân hàng ĐC:

- Xét nội dung Thư bảo lãnh thanh toán số 1901/2011/BL-NHPT-SGDCT ngày 29/01/2011:

Cấp sơ thẩm đã căn cứ vào nội dung của Thư bảo lãnh cho thấy Ngân hàng Thương mại Cổ phần J (Nay là Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC) có nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh cho ông Nguyễn S trong việc thanh toán mua cổ phần với Công ty VC, cụ thể:

“Nhận bảo lãnh 13.721.400.000 đồng trong thời hạn 365 ngày,... hết hạn bảo lãnh vào lúc 16 giờ 00 ngày 29/01/2012. Thư bảo lãnh này không hủy ngang, được lập thành 02 (hai) bản chính… Chỉ bản chính mới có giá trị pháp lý”. Nội dung này là chứng cứ quan trọng cho việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nói trên. Khi ký hợp đồng cấp hạn mức bảo lãnh thì Ngân hàng cũng đã buộc ông Nguyễn S, bà Quách Thị N thực hiện hợp đồng bảo đảm, Ngân hàng đang giữ tài sản đảm bảo của ông Nguyễn S, bà Quách Thị N là Cổ phần của Công ty Khoáng sản SQ.

Tại mục 2 của Thư bảo lãnh thanh toán quy định, Ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán khi nhận được văn bản của bên thụ hưởng bảo lãnh là Công ty VC khi ông Nguyễn S không thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua cổ phần đến hạn. Xét thấy, thỏa thuận phù hợp với Điều 294 Bộ luật Dân sự quy định về Thực hiện nghĩa vụ dân sự có điều kiện: “Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện”. Ngày 14/01/2012, Công ty VC đã có Công văn số 03/012/ĐNTT/VĐC yêu cầu Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho ông Nguyễn S và đã được Ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ bằng Biên bản làm việc giữa Ngân hàng J và Công ty VC ngày 09/10/2012 (bút lục số 13 TAND quận B) và bằng Công văn số 3210/2012/CV ngày 11/10/2012 (bút lục số 12 Tòa án nhân dân quận B) sẽ thanh toán tiền mua cổ phần cho Công ty VC chậm nhất là trước ngày 19/11/2012.

- Xét tính pháp lý của Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL-NHPT-SGDCT ngày 29/01/2011:

Theo kháng cáo của đại diện Ngân hàng ĐC: Thư bảo lãnh của Ngân hàng J vi phạm pháp luật về quy định bảo lãnh và vi phạm quy trình nội bộ của Ngân hàng J.

Xét thấy theo nội dung tại các biên bản làm việc ngày 09/10/2012 (Bút lục 54), 17/8/2012 (Bút lục 53), 17/8/2012 (Bút lục 216) giữa Ngân hàng J và Công ty VL thể hiện tất cả các bên tham gia đều xác nhận “Bên được bảo lãnh thanh toán nốt số tiền còn lại theo hợp đồng chuyển nhượng là 13.721.400.000 đồng”, “ngay sau khi thanh toán hoàn tất số tiền còn lại như trên, chứng thư bảo lãnh thanh toán số 1901/2011/BL-NHPT.SGDCT ngày 29/01/2011 của Ngân hàng J đương nhiên hết hiệu lực, các bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau”.

Tại biên bản làm việc ngày 03/02/2012 của Đoàn kiểm tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Cần Thơ kiểm tra Ngân hàng J có kết luận cho khắc phục: “Bổ sung giấy chứng nhận kết hôn của ông S bà N, đăng ký tài sản giao dịch đảm bảo”; và kiến nghị trong Kết luận không số không ngày tháng 02 năm 2012 của Đoàn kiểm tra: “Kiểm tra tính pháp lý và định giá lại tài sản để xử lý (nếu có phát sinh) tránh gây thiệt hại cho ngân hàng… Thời gian sau 15 ngày kể từ ngày nhận kết luận kiểm tra và có báo cáo diễn tiến vụ việc cho đến khi mọi việc được giải quyết xong”. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Ngân hàng cung cấp cho Hội đồng xét xử Kết luận kiểm tra số 120/KL- CTH ngày 17/02/2012 và cho đây là chứng cứ mới thu thập được nhưng xét nội dung kết luận này đã được nêu trong kết luận không số không ngày tháng 02 năm 2012 tại cấp sơ thẩm nói trên. Sau khi có kết luận kiểm tra nói trên thì Ngân hàng J vẫn cam kết thực hiện nghĩa vụ với Công ty VC bằng Biên bản ngày 09/10/2012 và bằng Công văn số 3210/2012/CV ngày 11/10/2012. Và cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào của cấp có thẩm quyền của Ngân hàng kết luận về việc Thư bảo lãnh bị vô hiệu do “Vi phạm pháp luật nghiêm trọng”. Đồng thời, thực tế để đảm bảo việc thực hiện trả nợ cho khoản bảo lãnh, tài sản bảo đảm cũng được thỏa thuận bằng Hợp đồng thế chấp tài sản số 1601/2011/HĐTC-CNSGD - ngày 28/01/2011. Hiện tài sản thế chấp vẫn chưa hoàn trả cho ông S và bà Quách Thị N và Công ty Khoáng sản SQ. Căn cứ theo Điều 361 quy định về Bảo lãnh và Điều 362 quy định về Hình thức bảo lãnh Bộ luật Dân sự 2005, Hội đồng xét xử sơ thẩm khẳng định Thư bảo lãnh nói trên có hiệu lực pháp luật là có cơ sở và phù hợp quy định pháp luật.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện ngân hàng trình bày khi Ngân hàng J hợp nhất với Tổng Công ty Cổ phần Tài chính DK thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC, Ngân hàng ĐC có ký nhận bàn giao toàn bộ hồ sơ pháp lý có liên quan trong đó có hồ sơ pháp lý phát hành Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL- NHPT-SGDCT ngày 29/01/2011 của Ngân hàng J cho ông Nguyễn S. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Ngân hàng lại cho rằng khi bàn giao giữa Ngân hàng J và Ngân hàng ĐC toàn bộ hồ sơ liên quan đến thư bảo lãnh nói trên bị thất lạc;

điều này thể hiện sự trình bày không nhất quán của đại diện Ngân hàng nhằm mục đích không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã căn cứ vào Điều 23 của Quy chế bảo lãnh ngân hàng theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh, căn cứ điểm c Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005, căn cứ Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 chấp nhận yêu cầu của Công ty VC buộc Ngân hàng ĐC thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả tiền mua cổ phần với số tiền 13.721.400.000 đồng là có cơ sở và phù hợp quy định pháp luật.

- Xét về tiền lãi:

Theo Điều 2 của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa ông Nguyễn S và Công ty VC có thỏa thuận về việc trả tiền lãi do chậm thanh toán với mức lãi suất là 10% trên số tiền chậm trả, tương ứng với thời gian chậm trả, điều này là phù hợp với Điều 306 Luật Thương mại. Ngoài ra, tại Điều 4, Điều 8 của Hợp đồng cấp hạn mức bảo lãnh giữa ông Nguyễn S với Ngân hàng, có thỏa thuận Ngân hàng J (nay là Ngân hàng ĐC) có nghĩa vụ thay ông Nguyễn S thanh toán cho Công ty VC bao gồm cả gốc và lãi khi ông S vi phạm nghĩa vụ thanh toán, việc thỏa thuận phù hợp với Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015. Cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Công ty VC buộc Ngân hàng ĐC trả tiền lãi do chậm thanh toán với mức lãi suất 09%/năm (0,75%/tháng), thấp hơn mức thỏa thuận trong hợp đồng là có lợi cho ông Nguyễn S cần chấp nhận. Cấp sơ thẩm đã tính tiền lãi từ ngày 20/01/2012 (sau ngày hết hiệu lực 19/01/2012 của khoản thanh toán 13.721.400.000 đồng) đến ngày xét xử sơ thẩm 27/4/2020 là đúng, tuy nhiên căn cứ quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thời hạn, thời điểm tính thời hạn thì thời gian tính lãi là 8 năm 3 tháng và 8 ngày, tổng cộng 3.018 ngày, được tính lại như sau:

13.721.400.000 đồng x 0,75%/30 x 3.018 ngày = 10.352.796.300 đồng;

13.721.400.000 đồng + 10.315.062.450 đồng = 24.074.196.300 đồng.

Cấp sơ thẩm tính tiền lãi không chính xác nên cấp phúc thẩm cần sửa lại phần này của bản án sơ thẩm, tổng số tiền gốc và lãi Ngân hàng ĐC phải trả cho Công ty VC là: 24.074.196.300 đồng.

Do Ngân hàng ĐC không có yêu cầu Tòa giải quyết thỏa thuận về Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL-NHPT-SGDCT ngày 29/01/2011 với ông Nguyễn S trong cùng vụ án nên Hội đồng xét xử không xét. Ngân hàng ĐC được quyền khởi kiện ông Nguyễn S bằng vụ kiện khác khi các bên có tranh chấp đến Thư bảo lãnh số 1901/2011/BL-NHPT-SGDCT ngày 29/01/2011 theo quy định của pháp luật.

Đối với ý kiến của Ngân hàng ĐC tại phiên tòa phúc thẩm cho rằng việc cấp thư bảo lãnh trái pháp luật, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của một số cán bộ Ngân hàng nên đề nghị Tòa án chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra khởi tố theo quy định pháp luật; Hội đồng xét xử xét thấy, quan hệ pháp luật của các bên là giao dịch dân sự và đề nghị ngân hàng cấp thư bảo lãnh để đảm bảo nghĩa vụ dân sự, phía ngân hàng đã căn cứ yêu cầu của đương sự cấp thư bảo lãnh sau khi có thế chấp tài sản và các đương sự căn cứ thư bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định. Theo Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm dân sự của pháp nhân thì Ngân hàng ĐC phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Trong trường hợp phía ngân hàng nhận thấy một số cán bộ ngân hàng có sai phạm thì cơ quan chủ quản của các cán bộ này được quyền đề nghị cơ quan điều tra giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ khoản 3 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và căn cứ Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc hủy bản án sơ thẩm do Tòa án nhân dân Quận Z xét xử vụ kiện là sai thẩm quyền; như đã nhận định ở trên, cần xác định đây là vụ án kinh doanh thương mại. Vụ án được Tòa án nhân dân Quận Z thụ lý năm 2014 vào thời điểm Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011) có hiệu lực, theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 thì vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận Z; do đó, Tòa án nhân dân Quận Z thụ lý và giải quyết là phù hợp quy định của pháp luật. Vào thời điểm Tòa án nhân dân Quận Z đưa vụ án ra xét xử, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực tuy nhiên vụ kiện đã được thu thập chứng cứ đầy đủ và đưa ra xét xử; Tòa án nhân dân Quận Z xét xử đã xem xét, đánh giá chứng cứ khách quan, căn cứ đúng quy định pháp luật để xét xử như vị Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định nên không cần thiết phải hủy án để xét xử lại như đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh .

Tại phần Quyết định của bản án sơ thẩm về việc tuyên buộc nguyên đơn phải chịu phạt vi phạm, cấp sơ thẩm đã quyết định đúng tuy nhiên cần điều chỉnh thêm phần nguyên đơn phải giao số tiền phạt vi phạm cho Công ty VC cho đầy đủ và đảm bảo thi hành án.

Với các lý lẽ trên, xét không nhận kháng cáo của nguyên đơn và Ngân hàng ĐC, không chấp nhận đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 87/2020/DS-ST ngày 27/4/2020 của Tòa án nhân dân Quận Z về phần tính tiền lãi, còn các phần khác của quyết định vẫn giữ nguyên như bản án sơ thẩm.

Về án phí: Cấp sơ thẩm xác định áp dụng quy định pháp luật về án phí kinh doanh thương mại để tính án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án là phù hợp. Tuy nhiên, do sửa lại phần quyết định về tiền lãi Ngân hàng ĐC phải trả cho Công ty VC nên án phí cũng cần sửa lại cho phù hợp. Ông Nguyễn S phải chịu án phí không có giá ngạch về yêu cầu công nhận hợp đồng không được chấp nhận, án phí có giá ngạch về yêu cầu đòi tiền gốc, lãi không được chấp nhận và số tiền phạt vi phạm phải thi hành. Ngân hàng ĐC phải chịu án phí trên tổng số tiền gốc và lãi phải trả cho Công ty VC.

Án phí phúc thẩm: Do sửa bản án sơ thẩm nên nguyên đơn và Ngân hàng ĐC không phải chịu Án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

- Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

- Căn cứ vào Điều 91, 95 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010;

- Căn cứ vào Điều 294, Điều 361, Điều 362 Bộ luật Dân sự 2005;

- Căn cứ vào Điều 335, 357 Bộ luật Dân Sự 2015;

- Căn cứ vào Điều 300, 301, 306 Luật Thương mại;

- Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 29, điểm c khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2005;

- Căn cứ vào Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

- Căn cứ vào Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

- Căn cứ vào Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH

Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn – ông Nguyễn S và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – Ngân hàng ĐC, sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 87/2020/DS-ST ngày 27/4/2020 của Tòa án nhân dân Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh:

1/ Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn - ông Nguyễn S.

2/ Chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần VC.

Công nhận Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/VĐC/2011 ngày 20/01/2011 về việc chuyển nhượng toàn bộ 1.980.000 cổ phần phổ thông, giữa Công ty Cổ phần VC và ông Nguyễn S.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả tiền mua cổ phần với số tiền 13.721.400.000 đồng (mười ba tỷ bảy trăm hai mươi mốt triệu bốn trăm ngàn đồng) và tiền lãi chậm thanh toán 10.352.796.300 đồng (mười tỷ ba trăm năm mươi hai triệu bảy trăm chín mươi sáu ngàn ba trăm đồng), tổng cộng là 24.074.196.300 đồng (hai mươi bốn tỷ không trăm bảy mươi bốn triệu một trăm chín mươi sáu ngàn ba trăm đồng) cho Công ty Cổ phần VC.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC còn phải tiếp tục trả tiền lãi phát sinh trên số tiền 13.721.400.000 đồng (mười ba tỷ bảy trăm hai mươi mốt triệu bốn trăm ngàn đồng) tính từ ngày 28/4/2020 cho đến khi thanh toán xong số nợ nêu trên theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại.

Ông Nguyễn S phải thanh toán tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 1.097.712.000 đồng (Một tỷ không trăm chín mươi bảy triệu bảy trăm mười hai ngàn đồng) cho Công ty Cổ phần VC.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền trên, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án, theo mức lãi suất quy định tại Điều 306 Luật Thương mại tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

3. Về án phí:

3.2. Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

Ông Nguyễn S phải chịu án phí là 126.659.027 đồng (một trăm hai mươi sáu triệu sáu trăm năm mươi chín ngàn không trăm hai mươi bảy đồng), khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí ông S đã nộp là 61.780.657 đồng (sáu mươi mốt triệu bảy trăm tám mươi ngàn sáu trăm năm mươi bảy đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2011/04206 ngày 14/01/2013 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận Z; ông Nguyễn S phải nộp thêm số tiền chênh lệch là 64.878.370 đồng (sáu mươi bốn triệu tám trăm bảy mươi tám ngàn ba trăm bảy mươi đồng).

Ngân hàng Thương mại Cổ phần ĐC phải chịu án phí là 132.074.196 đồng (một trăm ba mươi hai triệu không trăm bảy mươi bốn ngàn một trăm chín mươi sáu đồng).

Công ty Cổ phần VC không phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Hoàn trả cho Công ty Cổ phần VC các số tiền tạm ứng án phí đã nộp 61.684.000 đồng (sáu mươi mốt triệu sáu trăm tám mươi bốn ngàn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2012/002504 ngày 15/01/2013 và 25.102.000 đồng (hai mươi lăm triệu một trăm lẻ hai ngàn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2012/002957 ngày 25/9/2013 của Chi cục Thi hành án Dân sự quận B, Thành phố Cần Thơ; 22.465.680 đồng (hai mươi hai triệu bốn trăm sáu mươi lăm ngàn sáu trăm tám mươi đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2014/0000733 ngày 01/12/2016 của Chi cục Thi hành án Dân sự Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm:

Ông Nguyễn S không phải chịu án phí phúc thẩm, hoàn trả tiền tạm ứng án phí phúc thẩm 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) ông S đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2019/0014690 ngày 16/6/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngân hàng ĐC không phải chịu án phí phúc thẩm, hoàn trả tiền tạm ứng án phí phúc thẩm 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) Ngân hàng đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2019/0014718 ngày 18/6/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

449
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng bảo lãnh số 1023/2020/KDTM-PT

Số hiệu:1023/2020/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 10/11/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;