Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 31/2018/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

BẢN ÁN 31/2018/KDTM-PT NGÀY 30/10/2018 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Trong các ngày 04, 30 tháng 10 và ngày 06 tháng 11 năm 2018 tại phòng xử án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 14/2018/TLPT-KDTM ngày 15 tháng 5 năm 2018 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”.

Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 19/2017/KDTM-ST ngày 20/12/2017 của Toà án nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 15/2018/QĐ-PT ngày 13 tháng 7 năm 2018, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Công ty B; địa chỉ: Khu phố T, phường U, thị xã T, tỉnh Bình Dương;

Người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn: Ông C, chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông V, sinh năm: 1975; địa chỉ: khu phố B, phường P, thành phố T, tỉnh Bình Dương (văn bản ủy quyền ngày22/01/2015), có mặt.

- Bị đơn: Ông H – Chủ doanh nghiệp tư nhân N (nay là Công ty TNHH Bê tông N); địa chỉ: Khu phố T, phường T, thị xã T, tỉnh Bình Dương; địa chỉ liên hệ: đường B, khu H, tổ T, phường P, thành phố T, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Ông Q, sinh năm 1995, địa chỉ: thịtrấn D, huyện D, tỉnh Bình Dương (văn bản ủy quyền ngày 20/7/2018, có mặtNgười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Bà L của Văn phòng Luật sư T, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, địa chỉ: phường T, huyện B, tỉnh Bình Dương.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông L; địa chỉ: đường B, ấp B, xãH, huyện B, Thành phố Hồ Chí Minh (vắng mặt).

- Người kháng cáo: Bị đơn ông H – Chủ Doanh nghiệp tư nhân N (nay là Công ty TNHH Bê tông N).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo nội dung bản án sơ thẩm:

Đại diện nguyên đơn Công ty B trình bày: Công ty B và ông H – Chủ DNTNN đã ký 03 hợp đồng mua bán hàng hóa là dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất với nội dung cụ thể như sau:

Hợp đồng thứ nhất: Hợp đồng số 01/KP/2012 ngày 04/4/2012, ông H bán cho công ty B 04 dây chuyền máy sản xuất gạch block tự động hoàn toàn với giá 6.500.000.000 đồng, thời gian giao hàng là 180 ngày kể từ ngày nhận được tiền tạmứng. Ngày 06/4/2012 và ngày 07/5/2013, Công ty B đã chuyển khoản cho ông H số tiền tổng cộng 6.250.000.000 đồng. Tuy nhiên, cho đến nay ông H đưa ra nhiều lý do không chính đáng, không thực hiện đúng hợp đồng, không cung cấp các tài liệu, hồ sơ của lô hàng hóa, không lắp đặt các thiết bị cần thiết để dây chuyền sản xuất vận hành để làm các thủ tục cho Công ty B nghiệm thu, vận hành, sản xuất, đi vào hoạt động mặc dù công ty đã có văn bản nhắc nhở nhiều lần.

Hợp đồng thứ hai: Hợp đồng mua bán số 002/2014/HĐMB (không ngày tháng) mua bán 06 phễu chứa cát tự động, băng tải, tủ điện với giá 6 bộ là 2.490.000.000 đồng thời gian giao hàng là 90 ngày kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng. Ngày 18/4/2014 và ngày 13/5/2014 Công ty B đã thanh toán bằng hình thức chuyển khoản cho ông H số tiền tổng cộng 2.500.000.000 đồng nhưng đến nay ông H vẫn chưa thực hiện xong hợp đồng.

Hợp đồng thứ ba: Hợp đồng mua bán không số, ký hiệu HĐMB-MMTB/2012 (không ngày tháng) mua bán 01 dây chuyền máy sản xuất bê tông nhẹ công suất120m3/ca 8 tiếng với giá 11.804.000.000 đồng, thời gian giao hàng là 180 ngày kể từngày nhận được tiền tạm ứng. Công ty TNNHH sản xuất B đã chuyển khoản ông H sốtiền sau:

Ngày 14/8/2012 chuyển số tiền: 4.500.000.000 đồng; Ngày 19/12/2012 chuyển số tiền: 2.500.000.000 đồng; Ngày 04/02/2013 chuyển số tiền: 1.600.000 đồng; Ngày 15/01/2014 chuyển số tiền: 1.000.000.000 đồng;

Ngày 24/3/2014 chuyển số tiền: 1.500.000.000 đồng. Tổng số tiền sau 05 lần trả Công ty B đã chuyển khoản cho ông H là 11.100.000.000 đồng nhưng đến nay ông H vẫn chưa thực hiện xong hợp đồng theo thỏa thuận mặc dù Công ty B có văn bản nhắc nhở nhiều lần.

Thời gian thực hiện hợp đồng đã được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng và trong quá trình thực hiện phía bán hàng hóa là ông H đã vi phạm thời gian lắp máy nhưng vì mong muốn thực hiện hợp đồng nên công ty B đã cho ông H thêm thời gian để thực hiện việc lắp đặt máy móc nhưng ông H liên tục vi phạm. Trong thời gian ông H ngưng không lắp đặt máy móc, Công ty B đã có văn bản số 01/2014-/KPB ngày 22/11/2014, văn bản số 02/2014/-KPB ngày 08/12/2014 yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng nhưng đến nay ông H vẫn không thực hiện. Ngày 29/12/2014, giữa Công ty B và ông H có buổi họp thống nhất một số nội dung trong các hợp đồng đã ký kết, Công ty B đã yêu cầu ông H đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng nhưng ông H vẫn không thực hiện.

Ông H đã nhận đủ số tiền theo hợp đồng nhưng đưa ra nhiều lý do không chính đáng, không thực hiện đúng hợp đồng, không cung cấp các tài liệu, hồ sơ của lô hàng hóa, không lắp đặt các thiết bị cần thiết để dây chuyền sản xuất vận hành để làm thủ tục cho Công ty B nghiệm thu, vận hành, sản xuất, đi vào hoạt động làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi chính đáng của Công ty. Đến nay số máy móc mà ông H lắp đặt tại nhà xưởng Công ty B không hoạt động được. Ông H cam kết bán dây chuyền máy mới 100%, mô tơ Nhật cũ còn 80% sử dụng. Nhưng theo kết quả giám định thì toàn bộ máy móc thiết bị hiện ông H đã lắp đặt tại Công ty B toàn bộ là máy cũ đã qua sử dụng như vậy là trái với thỏa thuận trong hợp đồng cho nên ông H có lừa dối nguyên đơn về đối tượng hợp đồng, gây thiệt hại cho nguyên đơn.

Công ty B khởi kiện yêu cầu hủy ba hợp đồng nêu trên và yêu cầu bị đơn ông H trả lại số tiền đã nhận theo 03 hợp đồng mua bán trên với số tiền là 19.850.000.000 đồng, không yêu cầu bị đơn thanh toán tiền lãi và bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn sẽ trả lại toàn bộ hàng hóa là các thiết bị máy móc cho bị đơn.

Bị đơn ông H - Chủ Doanh nghiệp tư nhân N (sau đây viết tắt là DNTNN) trình bày:

Thống nhất lời trình bày của đại diện nguyên đơn về thời gian ký 03 hợp đồngmua bán nêu trên và số tiền thanh toán mà nguyên đơn đã thanh toán cho bị đơn. Trước yêu cầu kiện của nguyên đơn ông H có ý kiến như sau:

Đối với hợp đồng thứ nhất hợp đồng số 01/KP/2012 mua bán 04 dây chuyền máy sản xuất gạch block tự động hoàn toàn với giá 6.500.000.000 đồng, thời gian hoàn thành hợp đồng là 180 ngày kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty B yêu cầu ông H làm thêm 4 máy trộn tự động ngoài hợp đồng để lắp vào dây chuyền, đây là số lượng máy phát sinh và ông H đã hoàn thành việc lắp ráp nhưng công ty B không đồng ý thanh toán phần phát sinh này nên dây chuyền tạm dừng láp rápcho đến ngày hôm nay.

Đối với hợp đồng thứ hai, hợp đồng mua bán số 002/2014/HĐMB (không ngàytháng) mua bán 06 phễu chứa cát tự động, băng tải, tủ điện với giá 6 bộ, giá2.490.000.000 đồng, ông H đã thực hiện 90% hợp đồng, 10% còn lại chưa thực hiện là01 phễu cát đá tự động, 02 băng tải, 06 tủ điện tự động, ông H đang tiếp tục lắp ráp để hoàn thiện thì Công ty B khởi kiện và không cho ông H vào lắp ráp nên dây chuyền chưa hoàn thiện.

Đối với hợp đồng thứ ba, hợp đồng mua bán không số, ký hiệu HĐMB- MMTB/2012 (không ngày tháng) hợp đồng mua bán 01 dây chuyền máy sản xuất bê tông nhẹ công suất 120m3/ca 8 tiếng với giá 11.804.000.000 đồng; thời gian hoàn thành hợp đồng là 180 ngày kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng (14/8/2012). Tuy nhiên do Công ty B đã chuyển tiền chậm, vi phạm thỏa thuận thanh toán gây khó khăn cho DNTNN. Ngoài ra, Công ty B chưa xin chủ trương xây dựng nhà máy, không có giấy phép xây dựng nhà xưởng, không có điện 3 pha để láp ráp máy móc, chưa xây dựng nền móng để lắp đặt máy móc. Do đó ông H chỉ mới thực hiện được 60% hợp đồng tạixưởng B, còn 40% hợp đồng thì vật tư đang ở kho xưởng của N chỉ lắp ráp là xong.

Trong quá trình tạm ngưng thực hiện các hợp đồng nêu trên, ngày 31/10/2014, giữa công ty B, do ông L, giám đốc hành chính-nhân sự đại diện và ông H có ký "Bảng cam kết thực hiện tiến độ các hợp đồng", trong đó thỏa thuận cụ thể trách nhiệm của các bên và DNTNN sẽ hoàn thành việc lắp đặt máy móc theo 03 hợp đồng trong vòng 02 tháng nhưng sau đó khi nhân viên của DNTNN vào ráp máy thì Bảo vệ công ty B không cho vào cho nên từ đó đến nay không hoàn thành các hợp đồng như các bên thỏa thuận. Ông H cho rằng ông không có vi phạm hợp đồng, việc tạm ngưng lắp đặt máy móc là do có thỏa thuận với Công ty B nhưng sau đó Công ty B yêu cầu Nhân viên bảo vệ nhà xưởng không cho vào nên ông H không thể hoàn thành hợp đồng được. Bị đơn ông H không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn đề nghị được tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông L trình bày: Ông L là nhân viên phụ trách về hành chính – nhân sự của Công ty B, việc ông H yêu cầu ông L ký vào Bảng cam kết tiến độ thực hiện các hợp đồng là để trình cho giám đốc Công ty B cho nên việc này không có ý kiến của ông C giám đốc Công ty. Bản thân ông L không rành về máy móc cũng không phải là người phụ trách cho nên việc ông L ký vào Bảng cam kết ngày 31/10/2014 là do tin tưởng ông H.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 19/2017/KDTM-ST ngày 20/12/2017 của Toà án nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương đã quyết định:

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty B về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa đối với bị đơn ông H chủ doanh nghiệp tư nhân N (nay là Công ty TNHH bê tông N) như sau:

1.1. Hủy hợp đồng mua bán số 01/KP/2012 ngày 04/4/2012, giữa Công ty B và ông H - Chủ Doanh nghiệp tư nhân N (nay là Công ty TNHH bê tông N) về việc mua bán 04 dây chuyền sản xuất gạch Block tự động;

- Ông H có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty B số tiền: 6.250.000.000 đồng (Sáu tỷ hai trăm năm mươi triệu đồng).

- Công ty B có trách nhiệm trả lại cho ông H các thiết bị đã được lắp đặt cho 04 dây chuyền sản xuất gạch Block tự động gồm: 04 máy ép gạch lớn tự động, 04 máy gắp tự động, 04 băng tải tự động, 02 máy trộn tự động.

1.2. Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa số 002./.2014/HĐMB (không ghi ngày tháng) mua bán bộ dây chuyển gồm: 06 bộ (mỗi bộ gồm: phểu chứa cát tự động, băng tải, tủ điện);

- Ông H có trách nhiệm trả lại cho Công ty B số tiền: 2.500.000.000 đồng (Hai tỷ năm trăm triệu đồng).

- Công ty B có trách nhiệm trả lại cho ông H dây chuyền máy móc gồm: 05 phểu chứa cát tự động, 04 băng tải, 06 tủ điện.

1.3. Hủy hợp đồng mua bán số /2012/HĐMB-MMTB/2012 (không ghi ngày tháng) về việc mua bán 01 dây chuyền sản xuất bê tông nhẹ có công suất 120m3/ca 8;

- Ông H có trách nhiệm trả lại cho Công ty B số tiền: 11.100.000.000 đồng (Mười một tỷ một trăm triệu đồng).

- Công ty B có trách nhiệm trả lại cho ông H các máy móc thiết bị đã được lắp đặt cho dây chuyền sản xuất bê tông nhẹ có công suất 120m3/ca 8 tiếng gồm: 02 Xilô 60 tấn, 01 máy trộn bê tông nhẹ, 01 băng tải, 01 phểu chứa cát.

1.3 Nguyên đơn Công ty B phải chịu toàn bộ chi phí di dời trong quá trình trả lại hàng hóa nêu trên.

1.4 Ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn Công ty B về việc không yêu cầu bồithường thiệt hại.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về chi phí giám định, án phí, nghĩa vụ chậm trả, quyền kháng cáo, quyền và nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

Ngày 27/12/2017, ông H có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung của bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm,Đại diện bị đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị hủy bản án sơ thẩm giao hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết lại.

Đại diện nguyên đơn yêu cầu bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương: Trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến khi đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng pháp luật tố tụng. Về nội dung: Hợp đồng các bên thỏa thuận DNTNN phải lắp đặt máy, vận hành thử máy và cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn tại nhà máy của bên mua, hướng dẫn sử dụng cho bên mua; nhưng hồ sơ vụ án và kết quả thẩm tra tại phiên tòa thì hàng hóa đã qua sử dụng, vận hành không đồng bộ. Đại diện bị đơn có yêu cầu giám định lại là không có cơ sở chấp nhận. Bị đơn vi phạm nghĩa vụ giao máy, vi phạm Điều 39 Luật thương mại năm 2005, vi phạm Điều 438 Bộ luật dân sự về trách nhiệm giao vật không đồng bộ. Tại phiên tòa, đại diện bị đơn yêu cầu triệu tập ông H với tư cách là thành viên góp vốn của công ty B là không có căn cứ vì ông H có văn bản cam kết chịu trách nhiệm cá nhân về số nợ trước khi DNTNN chuyển thành công ty TNHH bê tông N. Cấp sơ thẩm xác định công ty B là nguyên đơn, ông H với tư cách tố tụng bị đơn là phù hợp pháp luật. Bị đơn kháng cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo nên không có cơ sở chấp nhận. Đề nghị không chấp nhận yêu cầu kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát,

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của ông H – Chủ Doanh nghiệp tư nhân N (nay là Công ty TNHH Bê tông N) làm trong thời hạn luật định, phù hợp với quy định tại Điều 271, 272, 273 Bộ luật Tố tụng dân sự và đương sự đã đóng tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 276 Bộ luật Tố tụng dân sự nên hợp lệ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông L có đơn xin xét xử vắng mặt, Hội đồng xét xử giải quyết vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo qui định tại Khoản 1 Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung: Các đương sự đều thống nhất nội dung các hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: Hợp đồng số 01/KP/2012, ngày 04/4/2012 mua bán 04 dây chuyền máy sản xuất gạch Block tự động, thời gian giao hàng là 180 ngày kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng; Hợp đồng mua bán số 002/2014/HĐMB (không ngày tháng) mua bán 6 bộ máy (một bộ gồm có phễu chứa cát tự động, băng tải, tủ điện) thời gian giao hàng là 90 ngày kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng, tổng giá trị 6 bộ dây chuyền là 2.490.000.000 đồng; Hợp đồng mua bán không số, ký hiệu HĐMB-MMTB/2012 (không ngày tháng) hợp đồng mua bán 01 dây chuyềnmáy sản xuất bê tông nhẹ công suất 120m3/ca 8 tiếng với giá 11.804.000.000đồng, thời gian giao hàng là 180 ngày kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng (bút lục167, 171, 281, 367). Xét thấy, sự thừa nhận của các đương sự là tình tiết không phải chứng minh theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[3] Xét đối tượng của cả ba hợp đồng mua bán trên là dây chuyền máy sản xuất gạch Block tự động, 6 bộ dây chuyền phễu chứa cát tự động, băng tải, tủ điện và 01 dây chuyền máy sản xuất bê tông nhẹ là các hệ thống máy đồng bộ. Tại Điều 4 của cả ba hợp đồng đều xác định trách nhiệm của bên bán hàng là thực hiện đầy đủ công việc lắp đặt máy, vận hành thử máy và cho ra sản phẩm của mỗi hệ thống máy đạt tiêu chuẩn tại nhà máy của bên mua. Nhưng bị đơn thừa nhận chưa lắp đặt xong dây chuyền máy móc, dẫn đến máy móc không hoạt động được, chưa có dây chuyền nào tạo ra được sản phẩm. Vì vậy, có thể xác định hàng hóa theo 03 hợp đồng nêu trên chưa được bên bán giao cho bên mua theo đúng thời gian đã thỏa thuận tại hợp đồng, bên bán đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, làm cho mục đích khi giao kết hợp đồng của bên mua không đạt được. Bị đơn kháng cáo nêu lý do chưa lắp đặt xong dây chuyền máy móc là do nguyên đơn không đồng ý phần phát sinh ngoài hợp đồng, đồng thời nguyên đơn không cho bị đơn vào trụ sở Công ty B để lắp ráp máy móc. Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn bổ sung thêm lý do chưa lắp đặt xong máy là do nguyên đơn vi phạm thanh toán tạm ứng cho hợp đồng số 01/2013/HĐMB về việc lắp đặt 03 bộ xi lô60 tấn và xi lô 40 tấn, cân điện tử nên làm ảnh hưởng đến tiến độ của ba hợp đồngđang tranh chấp vì phải lắp đặt máy của hợp đồng này thì mới tiếp tục lắp đặt 03 máy trong hợp đồng được. Tuy nhiên, bị đơn không cung cấp được chứng cứ chứng minh cho lời trình bày của mình, nguyên đơn không chấp nhận mà cho rằng đã nhiều lần yêu cầu nhưng bị đơn không ráp máy là vi phạm hợp đồng, các hệ thống máy là độc lập nhau và không chấp nhận việc phát sinh các bồn trộn, hợp đồng số 01/2013/HĐMB là không liên quan tranh chấp trong vụ án. Xét lời trình bày của nguyên đơn phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Bởi lẽ,tại Bảng cam kết thực hiện tiến độ các hợp đồng ngày 31/10/2014, ông H cam kết trong vòng 2 tháng sẽ lắp đặt xong và chạy nghiệm thu dây chuyền của cả ba hợp đồng. Ngày 22/11/2014, nguyên đơn tiếp tục có văn bản số 01/2014-CV/KPB yêu cầu bị đơn phải thực hiện xong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận. Ngày 29/11/2014, ông H có văn bản số 001/2014/TCV/NN cam kết thực hiện đúng văn bản đã ký ngày 31/10/2014 nêu trên; nhưng yêu cầu thay đổi thiết kế dây chuyền máy ép gạch từ 2 lên 6 bồn trộn, giá thành theo như hợp đồng cũ. Đến ngày 08/12/2014, nguyên đơn có văn bản số 02/2014-CV/KPB trả lời văn bản số001/2014/TCV/NN của ông H là đã tạm ứng vượt thỏa thuận của hợp đồng nhưng ông H không thực hiện đúng bản cam kết ngày 31/10/2014, số tiền mua bán máy móc lớn nếu kéo dài thì gây thiệt hại nên đề nghị DNTNN phải thực hiện theo hợp đồng. Ngày 10/1/2015, bị đơn có văn bản số 003/2015/T.

/NN tiếp tục chorằng nguyên đơn phải giải quyết về phát sinh bồn trộn, phải tạm ứng hợp đồng 008/HĐMB/NN/KPB/2013 ngày 17/07/2013 về cung cấp vỉ nhựa PP và hợp đồng số 01/2013/HĐMB mua bán 03 bộ xi lô 60 tấn và xi lô 40 tấn nên không có kinh phí để tiếp tục ráp máy. Tại phiên tòa, các bên đương sự đều xác định không tranhchấp hợp đồng 008/HĐMB/NN/KPB/2013 ngày 17/07/2013 và hợp đồng số01/2013/HĐMB mua bán 03 bộ xi lô 60 tấn và xi lô 40 tấn. Vì vậy, trong tất cả các văn bản nêu trên thì ông H hoàn toàn không nêu ý kiến là nguyên đơn khôngcho bị đơn vào trụ sở công ty B để lắp ráp máy móc mà ngược lại các văn bản traođổi qua lại nêu trên đều thể hiện nguyên đơn nhiều lần yêu cầu bị đơn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng như hai bên đã thỏa thuận. Vì vậy, lý do kháng cáo này của bị đơn là không có căn cứ.

Trong nội dung Hợp đồng số 01/KP/2012 ngày 04/4/2012 và Bảng báo giá kèm theo hợp đồng thể hiện hai bên thỏa thuận mua bán 02 máy trộn lớn tự động để vận hành cho 04 dây chuyền máy sản xuất gạch Block tự động. Đại diện bị đơn cho rằng nguyên đơn yêu cầu thay đổi thiết kế dây chuyền máy ép gạch từ 2 lên 6 bồn trộn mới có thể vận hành được 04 dây chuyền máy sản xuất gạch Block tự động nhưng không cung cấp được chứng cứ chứng minh, không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Tại văn bản số 02/2014-CV/KPB nguyên đơn đã trả lời rõ giữa hai công ty khi ký hợp đồng chỉ có 2 bồn trộn, bị đơn tự thay đổi thiết kế từ 2 lên 6 bồn trộn, DNTNN nói giữa hai công ty đã bàn bạc thống nhất là không có cơ sở. Vậy khi đó lẽ ra bị đơn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lắp ráp 02 bồn trộn như đã thỏa thuận trong hợp đồng vì bên nguyên đơn không chấp nhận việc phát sinh bồn trộn. Tuy nhiên, bị đơn vẫn tiếp tục có văn bản số 003/2015/T.

/NN yêu cầu nguyên đơn phải giải quyết về phát sinh bồn trộn và thanh toán cho hợp đồng số 008/HĐMB/NN/KPB/2013 ký ngày17/7/2013 và tạm ứng hợp đồng số 01/2013/HD9MB (không phải là đối tượng tranh chấp trong vụ án) nên không có kinh phí để tiếp tục ráp máy là đã cố ýkhông thực hiện đúng thỏa thuận giao hàng hóa trong Hợp đồng số 01/KP/2012.

Mặc khác trong nội dung ba hợp đồng đang tranh chấp đều xác định đối tượng mua bán đều là các dây chuyền thiết bị tự động và trách nhiệm của bị đơn như đã phân tích là phải lắp đặt máy, vận hành thử từng máy và cho ra sản phẩm của mỗi dây chuyền đó tại nhà máy của nguyên đơn mà không thỏa thuận các dây chuyềnmáy này phải liên kết thêm những dây chuyền, thiết bị nào khác mới có thể vận hành cho ra sản phẩm được. Vì vậy, lý do kháng cáo của bị đơn tại phiên tòa về việc nguyên đơn phải giải quyết các bồn trộn phát sinh và phải tạm ứng để lắp đặt các dây chuyền khác (không tranh chấp trong vụ án) trước mới thực hiện được ba hợp đồng trên là không có cơ sở chấp nhận.

[4] Về chất lượng hàng hóa mua bán: Theo nội dung hợp đồng mua bán các bên không thỏa thuận là hàng hóa mới hay hàng cũ. Nhưng tại Bảng cam kết thực hiện tiến độ các hợp đồng ngày 31/10/2014, ông H cam kết dây chuyền máy mới100%, mô tơ Nhật cũ còn 80% sử dụng. Tại biên bản đối chất ngày 24/10/2017, bị đơn ông H cũng thừa nhận khi thỏa thuận ký hợp đồng hàng hóa trong hợp đồng là hàng mới chỉ có mô tơ là hàng đã qua sử dụng còn lại 80%.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện bị đơn cung cấp thêm chứng cứ là 03 Kết quả thí nghiệm gạch bê tông tự chèn gồm: số 132/LAS-XD1088 ngày 5/8/2011; số 214/01/LAS-XD1088 ngày 11/11/2011; số 12/6/LAS-XD1088 ngày16/01/2012; số 193/01/LAS-XD1088 ngày 18/02/2012 và cho rằng các kết quả thí nghiệm này đã chứng minh thông số kỹ thuật của dây chuyền máy móc mà ông H bán cho công ty B đạt yêu cầu như hợp đồng các bên đã ký kết. Xét tại Điều 5 của cả ba hợp đồng hai bên có thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm thiết bị màkhông phải của sản phẩm do thiết bị đó tạo ra. Về chất lượng sản phẩm phải được kiểm nghiệm, đảm bảo các thông số kỹ thuật của các sản phẩm đúng như thông số sản phẩm được sản xuất tại DNTNN. Tuy nhiên, bị đơn không cung cấp được các chứng từ về việc đã kiểm nghiệm dây chuyền thiết bị máy móc trước khi giao hàng hóa cho nguyên đơn, không cung cấp được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và từng chi tiết của dây chuyền máy múc là mua mới như đã cam kết. Tại phiên tòa, đại diện bị đơn thừa nhận chỉ mới ráp các dâychuyền máy móc đầu tiên là bán cho phía nguyên đơn. Thực tế hiện nay các dây chuyền máy móc này đều chưa thể vận hành để cho ra sản phẩm nên không có cơ sở chứng minh gạch bê tông tự chèn được tạo ra bởi hệ thống máy do bị đơn đã thỏa thuận bán cho nguyên đơn. Vì vậy, việc bị đơn cung cấp Kết quả thí nghiệm gạch bê tông tự chèn là không đủ cơ sở chứng minh hệ thống máy mà bị đơn bán cho nguyên đơn đạt chất lượng mới 100%, mô tơ là hàng đã qua sử dụng còn lại 80% như bị đơn đã xác nhận.

Theo các chứng thư giám định số 16G05ND01222-04, số 16G05ND01222-05 và số 16G05ND01222-06 ngày 08/3/2017 của Công ty TNHH giám định VinaControl TP.Hồ Chí Minh xác định hàng hóa trong ba hợp đồng nêu trên là hàng đã qua sử dụng (hệ thống thủy lực đã qua sử dụng, piston bị trầy xước), các thiết bị không đồng bộ để vận hành dây chuyền và không có đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện bị đơn cũng thừa nhận một số ống thủy lực của dây chuyền máy ép gạch tự động bị rỗ (trầy xước) nhưng không thừa nhận sản phẩm thiết bị đã qua sử dụng mà cho rằng do quá trình hao mòn tự nhiên và va đập khi lắp máy. Tại Điều 57 Luật thương mại quy định nếu bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho bên mua tại địa điểm đó. Vì vậy, bị đơn phải chịu trách nhiệm các rủi ro, hư hỏng của dây chuyền hệ thống máy vì chưa bàn giao nghiệm thu cho nguyên đơn và tH chi tiết máy nên chưa thể hoạt động được.

Ngày 23/7/2018, đại diện bị đơn có văn bản gửi cho Tòa án yêu cầu giámđịnh lại vì cho rằng các chứng thư giám định số 16G05ND01222-04, số16G05ND01222-05 và số 16G05ND01222-06 của Công ty TNHH Giám định Vinacontrol Thành phố Hố Chí Minh không rõ ràng, vi phạm pháp luật nhưng bản thân bị đơn cũng thừa nhận chưa ráp xong tất cả hệ thống máy, không cung cấpđược chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, thừa nhận các piston có bị rổ (trầy xước) và không đưa ra được chứng cứ chứng minh nên không có căn cứ chấp nhận cho yêu cầu giám định lại.

Đối với việc thẩm định giá, các đương sự không có kháng cáo và không yêu cầu thẩm định giá lại nên cấp phúc thẩm không xem xét.

[5] Từ những phân tích nhận định nêu trên, đã có đủ cơ sở khẳng định phía bị đơn đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng là vi phạm thỏa thuận về thời gian giao hàng và vi phạm về chất lượng hàng hóa là giao hàng hóa không đồng bộ, làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của phía nguyên đơn. Tại Điều 436 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền là huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tại Khoản 4 Điều 312Luật thương mại quy định một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng theo Điều314 Luật thương mại quy định các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồithường thiệt hại. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện củanguyên đơn về việc hủy ba hợp đồng mua bán máy giữa nguyên đơn Công ty B và ông H, buộc ông H phải trả lại số tiền 19.850.000.000 đồng cho nguyên đơn là phù hợp. Tại phiên tòa, nguyên đơn chấp nhận chịu toàn bộ chi phí di dời trong quá trình tháo dỡ, trả lại hàng hóa nêu trên cho bị đơn. Đây là sự tự nguyện của nguyên đơn phù hợp pháp luật nên được ghi nhận.

Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn tự nguyện không yêu cầu bị đơn bồithường thiệt hại do việc hủy bỏ ba hợp đồng mua bán máy nên Tòa án cấp sơthẩm ghi nhận là phù hợp. Bị đơn không có yêu cầu phản tố liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do việc hủy bỏ ba hợp đồng mua bán máy, không cung cấp chứng cứ chứng minh phần thiệt hại của mình nên Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét là phù hợp.

[6] Đại diện bị đơn kháng cáo cho rằng ông H là thành viên góp vốn với tỷ lệ vốn góp là 20% trong Công ty B nên ông H có vai trò là bị đơn nhưng cũng có vai trò là nguyên đơn trong vụ án này, nguyên đơn khởi kiện chưa có ý kiến của ông H nên cấp sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng đề nghị hủy án sơ thẩm. Ông H đã chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện tranh chấp giữa các thành viên trong công ty liên quan đến vụ việc này nên đề nghị tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Xét thấy tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện nguyên đơn và đại diện bị đơn đều khẳng định các hệ thống máy mà bị đơn bán cho nguyên đơn thì cá nhân ông H đã nhận tiền bán máy, không liên quan đến phần vốn góp của ông H, các bên không có tranh chấp về phần hùn vốn của ông H trong vụ án nên kháng cáo nêu trên của là không có cơ sở chấp nhận.

[7] Trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, bị đơn làm thủ tục thayđổi Doanh nghiệp tư nhân N thành Công ty TNHH Bê tông N theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp với Mã số doanh nghiệp 3700754865 (chuyển đổi doanh nghiệp từ ngày 25/04/2017). Theo hồ sơ do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cung cấp thể hiện ông H có bản cam kết ngày 14/4/2017 xác định ông H cam kết chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán, xác định không có hợp đồng nào chưa thanh lý và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng phát sinh. Tại phiên tòa, nguyên đơn xác định vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện cá nhân ông H, không yêu cầu đối với Công ty TNHH Bê tông N. Vì vậy, cấp sơ thẩm xác định cá nhân ông H là bị đơn trong vụ án và có trách nhiệm thanh toán tiền lại cho nguyên đơn sau khi hủy hợp đồng là phù hợp. Đại diện bị đơn kháng cáo cho rằng ông H có hai tư cách vừa là bị đơn vừa là nguyên đơn là không đúng quy định tại Khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự.

Từ những phân tích nhận định nêu trên xét thấy bị đơn kháng cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ chứng minh; quan điểm ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn không phù hợp nên không được chấp nhận. Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát là hoàn toàn phù hợp.

Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Ông H phải chịu theo quy định pháp luật. Ông H kháng cáo ngày 27/12/2017 nên án phí phúc thẩm sẽ được giải quyết theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 148, khoản 1 Điều 308, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Căn cứ Điều 57, 312, 314 Luật Thương mại; Điều 436 Bộ luật Dân sự năm 2005;

Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệphí Toà án ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa 12;

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông H.

2. Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 19/2017/KDTM- ST ngày 20/12/2017 của Toà án nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương như sau:

2.1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty B vềviệc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa đối với bị đơn ông H chủ doanh nghiệp tư nhân N (nay là Công ty TNHH Bê tông N) như sau:

2.1.1. Hủy hợp đồng mua bán số 01/KP/2012 ngày 04/4/2012, giữa Công ty B và ông H - Chủ Doanh nghiệp tư nhân N (nay là Công ty TNHH Bê tông N) về việc mua bán 04 dây chuyền sản xuất gạch Block tự động;

- Ông H có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty B số tiền 6.250.000.000 đồng (Sáu tỷ hai trăm năm mươi triệu đồng).

- Công ty B có trách nhiệm trả lại cho ông H các thiết bị đã được lắp đặt cho 04 dây chuyền sản xuất gạch Block tự động gồm: 04 máy ép gạch lớn tự động, 04 máy gắp tự động, 04 băng tải tự động, 02 máy trộn tự động.

2.1.2. Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa số 002/2014/HĐMB (không ghi ngày tháng) mua bán bộ dây chuyển gồm 06 bộ (mỗi bộ gồm: phểu chứa cát tự động, băng tải, tủ điện);

- Ông H có trách nhiệm trả lại cho Công ty B số tiền: 2.500.000.000 đồng(Hai tỷ năm trăm triệu đồng).

- Công ty B có trách nhiệm trả lại cho ông H dây chuyền máy móc gồm: 05 phểu chứa cát tự động, 04 băng tải, 06 tủ điện.

2.1.3. Hủy hợp đồng mua bán số /2012/HĐMB-MMTB/2012 (không ghingày tháng) về việc mua bán 01 dây chuyền sản xuất bê tông nhẹ có công suất 120m3/ca 8;

- Ông H có trách nhiệm trả lại cho Công ty B số tiền: 11.100.000.000 đồng(Mười một tỷ một trăm triệu đồng).

- Công ty B có trách nhiệm trả lại cho ông H các máy móc thiết bị đã được lắp đặt cho dây chuyền sản xuất bê tông nhẹ có công suất 120m3/ca 8 tiếng gồm:

02 Xilô 60 tấn, 01 máy trộn bê tông nhẹ, 01 băng tải, 01 phểu chứa cát.

2.2. Ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn Công ty B về việc chịu toàn bộ chi phí tháo dỡ, di dời trong quá trình trả lại hàng hóa nêu trên cho ông H.

2.3. Ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn Công ty B về việc không yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn yêucầu thi hành án, nếu người phải thi hành án chưa thi hành xong khoản tiền trên thì còn phải trả cho người được thi hành án khoản tiền lãi theo mức lãi suất qui địnhtại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với số tiền và thời gianchậm thanh toán.

2.4. Về chi phí tố tụng: Bị đơn ông H phải chịu 75.000.000 đồng tiền chiphí giám định và 30.000.000 đồng tiền chi phí định giá, Công ty B đã tạm ứng chi phí, buộc ông H phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền 105.000.000 đồng (Một trăm lẻ năm triệu đồng) tạm ứng chi phí cho Công ty B.

2.5. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

- Ông H phải nộp số tiền 6.000.000 (Sáu triệu đồng).

- Hoàn trả cho Công ty B số tiền tạm ứng án phí đã nộp 157.550.000 đồng theo các Biên lai thu tiền số 05596 ngày 04/02/2015, 05600 ngày 04/02/2015 và05599 ngày 04/02/2015 của Chi cục thi hành án dân sự thị xã T.

3. Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm:

Ông H phải chịu 300.000 đồng, được khấu trừ với số tiền 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo Biên lai số 0013622 ngày 08/01/2017 của Chi cục Thi hành án thị xã T, tỉnh Bình Dương.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành ántheo quy định tại các Điều 6 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành ánđược thực hiện tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án 30/10/2018./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2644
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 31/2018/KDTM-PT

Số hiệu:31/2018/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Dương
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 30/10/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;