Bản án về tranh chấp đòi quyền sử dụng đất số 40/2021/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

BẢN ÁN 40/2021/DS-PT NGÀY 28/05/2021 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Ngày 28 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Nam Định mở phiên toà xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 01/2021/TLPT-DS ngày 04-01-2021 về việc “Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất” Do bản án dân sự sơ thẩm số 03/2020/DS-ST ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Vụ Bản bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 71/2021/QĐXX-PT ngày 17 tháng 5 năm 2021 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Vợ chồng bà Phạm Thị V, sinh năm 1961 và ông Trần Hữu L, sinh năm 1957; Đều ĐKHKTT và cư trú tại: Xóm Tây, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N.

- Bị đơn:

1. Ông Trần Hữu T, sinh năm 1960; Nơi ĐKHKTT và cư trú tại: Xóm Đình, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N.

2. Ông Trần Hữu K, sinh năm 1966;

3. Ông Hoàng Ích P, sinh năm 1960;

Đều ĐKHKTT và cư trú tại: Xóm Đông, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh Nam Định.

4. Ông Hoàng Ích B, sinh năm 1955; Nơi ĐKHKTT và cư trú tại: Xóm Mới, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N.

Nơi tạm trú hiện nay: Đường 8B, khu dân cư B, phường P, quận 9, thành phố H.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Anh Trần Hữu Q, sinh năm 1983;

2. Anh Trần Hữu Đ, sinh năm 1988;

Đều ĐKHKTT và cư trú tại: Xóm Tây, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh Nam Định.

- Người đại diện theo ủy quyền của anh Đ và anh Q là: Bà Phạm Thị V, sinh năm 1961; nơi ĐKHKTT và cư trú tại: Xóm Tây, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N (Văn bản ủy quyền lập ngày 24-6-2020).

3. Ông Trần Tiến B1, sinh năm 1954;

4. Ông Hoàng Ích K1, sinh năm 1954;

5. Ông Trần Hữu T1, sinh năm 1958;

6. Bà Trần Thị T2, sinh năm 1939;

7. Ông Trần Hữu S, sinh năm 1963;

8. Ông Trần Hữu C, sinh năm 1970;

9. Bà Trần Thị C1, sinh năm 1927;

10. Ông Hoàng Ích C2, sinh năm 1972;

11. Ông Trần Hữu H, sinh năm 1963;

12. Ông Hoàng Đức L, sinh năm 1958;

13. Bà Trần Thị T3, sinh năm 1963;

14. Ông Trần Hữu N, sinh năm 1954;

15. Bà Bùi Thị D, sinh năm 1955;

16. Ông Trần Khắc B2, sinh năm 1947;

17. Ông Hoàng Ích T4, sinh năm 1962;

18. Ông Trần Thế K2, sinh năm 1927;

19. Ông Trần Hữu T5, sinh năm 1959;

20. Bà Trần Thị T6, sinh năm 1954;

21. Ông Trần Hữu S, sinh năm 1955;

22. Bà Trần Thị C3, sinh năm 1935;

23. Ông Trần Thế T7, sinh năm 1962;

24. Ông Trần Văn Đ1, sinh năm 1944;

25. Ông Trần Thế C4, sinh năm 1957;

26. Ông Trần Hữu L, sinh năm 1957;

Đều ĐKHKTT và cư trú tại: Thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N.

27. Bà Trần Thị T8, sinh năm 1965; Nơi ĐKHKTT và cư trú tại: Tổ dân phố T9, thị trấn G, huyện V, tỉnh N.

- Người kháng cáo: Vợ chồng bà Phạm Thị V và ông Trần Hữu L là nguyên đơn trong vụ án.

(Tại phiên tòa phúc thẩm có mặt ông Trần Hữu L, bà Phạm Thị V; vắng mặt anh Trần Hữu Q, anh Trần Hữu Đ nhưng đã ủy quyền cho bà V; vắng mặt các ông Trần Hữu T, Trần Hữu K, Hoàn Ích P, Hoàng Ích B, Trần Tiến B1, Hoàng Ích K1, Trần Hữu T1, Trần Thị T2, Trần Hữu S, Trần Hữu C, Trần Thị C1, Hoàng Ích C2, Trần Hữu H, Hoàng Đức L, Trần Thị T3, Trần Hữu N, Trần Hữu L, Bùi Thị D, Trần Khắc B2, Hoàng Ích T4, Trần Thế K2, Trần Hữu T5, Trần Thị T6, Trần Hữu S, Trần Thị C3, Trần Thế T7, Trần Văn Đ1, Trần Thế C4, Trần Hữu L, Trần Thị T8 nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Tại đơn khởi kiện đề ngày 12 tháng 12 năm 2019, các bản tự khai và lời khai trong quá trình tham gia tố tụng nguyên đơn ông Trần Hữu L, bà Phạm Thị V đều trình bày:

Năm 2004 hộ gia đình ông L, bà V được Uỷ ban nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 445833, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1030/QSDĐ/376 QĐ-UB ngày 30-6-2004. Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Nhà nước giao cho hộ ông L, bà V được quyền sử dụng 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp là thửa số 79, tờ bản đồ số 9, diện tích là 97 m2, mục đích sử dụng: Mạ, thời hạn sử dụng đến năm 2013 và thửa số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích là 2.497 m2, mục đích sử dụng: Hai lúa, thời hạn sử dụng đến năm 2013; địa chỉ của 02 thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N và gia đình ông L, bà V đã quản lý, sử dụng ổn định 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp đó từ K1 được Nhà nước giao cho đến hết năm 2012. Đến năm 2012 lợi dụng chính sách dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp của Đảng và Nhà nước thì các ông Trần Hữu T là trưởng thôn, ông Hoàng Ích P là phó thôn, ông Trần Hữu K là trưởng Công an thị trấn Gôi, ông Hoàng Ích B là kiểm soát HTX nông nghiệp B S đã chiếm toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112 của gia đình ông L, bà V để chia nhau sử dụng mục đích riêng cấy lúa, gieo mạ. Gia đình các ông T, P, K, B đã quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112 của ông L, bà V từ khoảng cuối năm 2012 cho đến khoảng năm 2015. Ngay sau khi các ông T, P, K, B chiếm dụng thửa đất số 112 của gia đình ông L, bà V thì ông L, bà V đã nhiều lần khiếu nại đến chính quyền thôn V1 và UBND thị trấn Gôi nhưng không được giải quyết và mãi cho đến khoảng cuối năm 2015 khi ông L, bà V khiếu nại, khiếu kiện quyết liệt đến các cấp có thẩm quyền thì thôn V1 mới chia thửa đất số 112 của gia đình ông L, bà V cho những hộ dân khác của thôn V1. Về danh sách các hộ dân đã được thôn V1 chia giao đất tại vị trí thửa đất số 112 ở thời điểm cuối năm 2015 cũng như thời điểm hiện nay thì ông L, bà V không biết được cụ thể có những hộ dân nào và tại thời điểm hiện nay các ông T, P, K, B có còn quản lý, sử dụng đất của thửa đất số 112 của gia đình ông L, bà V nữa hay không thì ông L, bà V cũng không biết được.

Theo ông L, bà V căn cứ vào Chỉ thị số 05/CT/HU ngày 28-9-2011 của Ban thường vụ huyện ủy Vụ Bản hướng dẫn về việc tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp thì ruộng của gia đình ông L, bà V đã nằm trong đề án quy hoạch: Không đặt vấn đề chia lại ruộng đất, không xem xét các vấn đề trước đây, không giải quyết, không thực hiện đối với những hộ có đất sản xuất nông nghiệp chỉ còn 01 thửa đang sản xuất cây trồng, vật nuôi và phù hợp với quy hoạch mới. Vì vậy thửa đất số 112 của gia đình ông, bà không nằm trong quy hoạch dồn điền đổi thửa. Vì vậy việc các ông T, K, B, P cố tình lấy thửa đất số 112 của gia đình ông L, bà V ra để chia nhau sử dụng là sai.

Trong các cuộc họp dân của thôn V1 về công tác dồn điền đổi thửa thì gia đình ông L, bà V đều có người tham gia họp. Tại buổi họp dân để bàn bạc thống nhất phương án dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp của thôn V1, K1 thông qua phương án dồn điền đổi thửa để cho nhân dân bàn bạc thì ông L, bà V mới biết được việc thôn V1 quy hoạch lấy thửa đất số 112 của gia đình ông L, bà V để làm đất chân mạ cho các hộ dân khác trong thôn và ông L, bà V đã không đồng ý ông, bà đã phản đối ngay tại buổi họp dân ngày hôm đó. Tại buổi họp dân ngày hôm đó mặc dù gia đình ông, bà không đồng ý với phương án lấy thửa đất số 112 của ông, bà ra để dồn điền đổi thửa nhưng những hộ dân tham gia họp vẫn cứ biểu quyết nhất trí lấy thửa đất số 112 của gia đình ông, bà ra để làm đất chân mạ nên ngay sau buổi họp dân ngày hôm đó ông, bà đã thấy các ông T, P, K, B lấy thửa đất số 112 của gia đình ông, bà để chia nhau sử dụng mục đích riêng. Đến các buổi họp dân sau đó để bốc thăm nhận ruộng mới sau dồn điền đổi thửa thì mọi người ép gia đình ông, bà đến họp và bốc thăm nhưng do ông, bà không nhất trí với việc thôn V1 lấy thửa đất số 112 của ông, bà ra để dồn điền đổi thửa nên ông, bà không tham gia họp, không tham gia bốc thăm và cũng không nhận ruộng mới. Nhưng sau khi các hộ dân của thôn V1 đã bốc thăm nhận ruộng mới hết thì chính quyền thôn V1 và UBND thị trấn Gôi đã gọi gia đình ông, bà đến và thông báo cho gia đình ông, bà biết là gia đình ông, bà được chia 2.100 m2 đất trồng lúa khác ở cánh đồng Vạy và bắt đầu từ thời điểm đó đến nay ông, bà liên tục gửi đơn đến các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương để đề nghị giải quyết về thửa đất số 112 của ông, bà. Trong thời gian ông, bà đi theo kiện, vì kinh tế gia đình nên ông, bà có trồng cấy lúa tại thửa đất được chia ở cánh đồng Vạy cho đến hết năm 2015, sau đó sang đến năm 2016 thì ông, bà bỏ ruộng hoang không trồng cấy gì nữa. Sau khi ông, bà bỏ hoang thửa đất sản xuất nông nghiệp ở cánh đồng Vạy thì những gia đình có ruộng ở xung quanh thửa đất đó đã tự chia nhau trồng cấy lúa hết. Nay gia đình ông, bà kiên quyết không nhận thửa đất sản xuất nông nghiệp ở cánh đồng Vạy nữa mà yêu cầu được nhận L thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 để sử dụng. Vì vậy, ông, bà chỉ biết khởi kiện các ông Trần Hữu T, Hoàng Ích P, Trần Hữu K, Hoàng Ích B là những người đã trực tiếp lấy thửa đất số 112, tờ bản đồ 9 của ông, bà để chia nhau sử dụng và ông, bà đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết buộc các ông Trần Hữu T, Hoàng Ích P, Trần Hữu K, Hoàng Ích B phải trả lại cho ông, bà thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích là 2.497 m2; địa chỉ của thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1, thị trấn G, huyện V, tỉnh N để cho gia đình ông, bà sử dụng.

Về việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp của thôn V1 và của UBND thị trấn Gôi thì ông, bà không có ý kiến gì và cũng không có yêu cầu, đề nghị gì.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử ông L và bà V đã có đơn đề nghị Tòa án đưa bổ sung các ông, bà Trần Hữu Q, Trần Hữu Đ, Trần Tiến B1, Hoàng Ích K1, Trần Hữu T1, Trần Thị T2, Trần Hữu S, Trần Hữu C, Trần Thị C1, Hoàng Ích C2, Trần Hữu H, Hoàng Đức L, Trần Thị T3, Trần Hữu N, Bùi Thị D, Trần Khắc B2, Hoàng Ích T4, Trần Thế K2, Trần Hữu T5, Trần Thị T6, Trần Hữu S, Trần Thị C3, Trần Thế T7, Trần Văn Đ1, Trần Thế C4, Trần Hữu L, Trần Thị T8 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

* Tại bản tự khai, đơn đề nghị, đơn kiến nghị, đơn xin giải quyết và xét xử vắng mặt bị đơn các ông Trần Hữu K, Trần Hữu T, Hoàng Ích P, Hoàng Ích B trình bày:

Thc hiện chính sách dồn điền đổi thửa của Đảng, Nhà nước và của địa phương. Năm 2012 thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V nhận được phương án, đề án dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp của Ủy ban nhân dân thị trấn Gôi và của Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản. Sau khi nhận được phương án, đề án dồn điền đổi thửa thôn V1, thị trấn Gôi đã tiến hành triển khai thực hiện việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp của thôn.

Tại thời điểm thôn V1 thực hiện việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp thì: Ông Trần Hữu K đang làm Trưởng công an thị trấn Gôi, ông Trần Hữu T đang làm trưởng thôn V1 và Phó bí thư Chi bộ thôn, ông Hoàng Ích P thì đang làm phó thôn V1 và Công an viên của thị trấn Gôi, ông Hoàng Ích B không giữ chức vụ gì ở thôn, xóm cũng như ở địa phương. Đối với công tác dồn điền đổi thửa của thôn V1 thì ông K, ông T, ông P, ông B là một xã viên bình thường và gia đình các ông cũng có đất sản xuất Nông nghiệp (đất chân mạ) nằm trong phương án quy hoạch phải dồn điền đổi thửa của địa phương.

Về công tác dồn điền đổi thửa thì thôn V1 đã triển khai thực hiện theo các bước sau: Thôn V1 đã tổ chức họp dân để tuyên truyền về chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp, sau đó đã tổ chức các cuộc họp dân để cho nhân dân bàn bạc, thống nhất và lên phương án dồn điền đổi thửa tại các cánh đồng, xứ đồng của thôn V1. Sau khi nhân dân đã bàn bạc thống nhất và lên phương án thì Chi bộ thôn đã họp và ra Nghị quyết về việc dồn điền đổi thửa sau đó Tiểu ban dồn điền đổi thửa của thôn xây dựng phương án và kế hoạch dồn điền đổi thửa và trình lên UBND thị trấn Gôi để phê duyệt. Sau khi được UBND thị trấn Gôi nhất trí và phê duyệt phương án thì thôn V1 tiếp tục tổ chức họp dân để thông qua phương án, kế hoạch đã được phê duyệt và phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa đó đã được nhân dân của thôn V1 nhất trí cao, sau đó thôn V1 đã tiến hành họp dân để cho nhân dân bốc thăm chia lại đất sản xuất Nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa. Sau khi nhân dân đã bốc thăm nhận đất sản xuất Nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa thì thôn mới triển khai các bước dồn điền đổi thửa tại thực địa theo quy định (Riêng đất sản xuất Nông nghiệp là đất chân mạ thì đến năm 2016 thôn V1 mới chính thức tổ chức cho nhân dân bốc thăm và chia giao cho các hộ dân).

Theo như phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa của thôn V1 đã được nhân dân bàn bạc, thống nhất và đã được UBND thị trấn Gôi phê duyệt thì thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích là 2.497 m2; địa chỉ của thửa thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1, thị trấn G, huyện V của hộ ông L, bà V cũng nằm trong diện quy hoạch lấy ra để dồn điền đổi thửa của địa phương. Tại các cuộc họp dân của thôn V1 về công tác dồn điền đổi thửa thì toàn bộ các hộ dân tham gia họp đã bàn bạc, thống nhất biểu quyết lấy thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V ra để làm đất chân mạ cho các hộ dân trong thôn bị mất đất chân mạ sau dồn điền đổi thửa và tại buổi họp dân vào ngày 03-10-2012 để bàn bạc, thống nhất về phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa ở các cánh đồng, xứ đồng của thôn thì hộ ông L, bà V có bà V tham gia họp và tại buổi họp ngày hôm đó bà V cũng nhất trí để cho thôn V1 quy hoạch lấy thửa 112 của gia đình bà ấy để làm đất chân mạ cho các hộ dân trong thôn và bà V không có bất cứ ý kiến khiếu nại gì. Nhưng sau đó đến các buổi họp dân tiếp theo về công tác dồn điền đổi thì gia đình ông L, bà V có bà V đến nhưng bà V không tham gia họp để đưa ra ý kiến của mình mà bà V chỉ đến chửi bới, gây mất trật tự nên bà V đã nhiều lần bị nhân dân tham gia họp yêu cầu ra khỏi cuộc họp.

Sau khi thôn V1 thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp theo quy định thì gia đình ông L, bà V đã được chính quyền thôn V1 và UBND thị trấn Gôi chia giao cho sử dụng 2.100 m2 đt sản xuất Nông nghiệp ở cánh đồng Vạy (Vị trí đất ruộng của hộ ông L, bà V ở cánh đồng Vạy thuộc đất loại I, tức ruộng trồng cấy tốt, thuận lợi trong mọi điều kiện canh tác và thu hoạch) và tạm giao cho sử dụng 96 m2 đất chân mạ ở cánh đồng tây chùa V1 và gia đình ông L, bà V đã nhận 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp đó và đã sử dụng trồng cấy lúa suốt từ vụ chiêm xuân năm 2013 cho đến hết năm 2015, sau đó sang đến năm 2016 thì các ông thấy gia đình ông L, bà V bỏ ruộng hoang, không có trồng cấy gì nữa và ông L, bà V bắt đầu đi kiện ở các nơi.

Căn cứ theo phương án quy hoạch dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp của Nhà nước và của huyện Vụ Bản thì toàn bộ diện tích đất sản xuất Nông nghiệp của thôn V1 đều nằm trong diện phải dồn lại để chia lại nên thửa số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ ông L, bà V cũng nằm trong quy hoạch dồn điền đổi thửa. Do đó việc ông L, bà V cho rằng thửa số 112 của gia đình ông, bà ấy không nằm trong diện dồn điền đổi thửa theo như Chỉ thị số 05/CT/HU ngày 28/9/2011 của Ban thường vụ huyện ủy Vụ Bản là sai vì thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V Nhà nước giao cho sử dụng để trồng cấy lúa và gia đình ông, bà ấy chỉ có trồng cấy lúa chứ không có chăn nuôi gì và ngoài ra thì diện tích đất đó của hộ ông L, bà V cũng chưa có quy hoạch gì khác.

Sau khi địa phương lấy thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V ra để dồn điền đổi thửa thì thôn V1 và UBND thị trấn Gôi đã thông báo nếu hộ gia đình nào đã bị thu hồi đất ruộng chân mạ để làm đường giao thông và bị lấy đất ruộng để dồn điền đổi thửa mà chưa dồn được ruộng để kịp thời sản xuất thì chính quyền địa phương bố trí cho mượn đất ruộng chân mạ ở vị trí khác. Vì lý do thời điểm đó một số hộ gia đình của thôn V1 chưa dồn xong được đất ruộng sản xuất Nông nghiệp nên chưa có đất chân mạ để gieo mạ phục vụ sản xuất, trong đó có cả gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B nên gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B đã đăng ký mượn đất của chính quyền địa phương để gieo mạ phục vụ sản xuất và sau đó chính quyền địa phương đã chia giao tạm thời cho gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B diện tích đất chân mạ ở cánh đồng C5 của thôn V1 để gieo mạ phục vụ trồng cấy lúa vụ chiêm xuân năm 2013 và diện tích đất ruộng chân mạ mà chính quyền địa phương đã tạm thời chia giao cho gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B mượn nằm ở vị trí của thửa đất số 112, tờ bản đồ 9 của hộ ông L, bà V trước khi dồn điền đổi thửa và gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B đã quản lý, sử dụng diện tích đất chân mạ đó, sau đó một thời gian thôn V1 lại tổ chức cho các hộ dân của thôn V1 chưa có đất ruộng chân mạ bốc thăm để chia giao đất chân mạ và kết quả là 22 hộ dân đã bốc thăm trúng vào vị trí của thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 và địa phương đã chia giao tạm thời toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 cho 22 hộ dân của thôn V1 sử dụng, trong đó có cả gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B. Đến năm 2016 thôn V1 bắt đầu chính thức chia lại đất ruộng chân mạ cho các hộ dân trong thôn. Khi bốc thăm đất ruộng chân mạ vào năm 2016 thì gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B đã bốc thăm được đất ruộng chân mạ ở vị trí khác, cánh đồng khác nên từ thời điểm đó đến nay thì gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B không còn quản lý, sử dụng m2 đất ruộng sản xuất Nông nghiệp nào của thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ ông L, bà V trước khi dồn điền đổi thửa nữa và các ông K, ông T, ông P, ông B đều xác định gia đình các ông chỉ có liên quan đến diện tích đất của thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ ông L, bà V từ thời điểm năm 2013 cho đến năm 2016, còn từ thời điểm năm 2016 đến nay thì gia đình các ông không còn quản lý, sử dụng m2 đất sản xuất Nông nghiệp nào của thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ ông L, bà V nữa. Việc gia đình các ông đã sử dụng đất sản xuất Nông nghiệp của thửa đất số 112 từ năm 2013 đến năm 2016 là gia đình các ông được chính quyền địa phương chia giao cho gia đình các ông mượn tạm để gieo mạ phục vụ sản xuất Nông nghiệp chứ các ông không tự ý lấy thửa số 112 của hộ ông L, bà V để chia nhau đất sử dụng như là ông L, bà V đã nói và trình bày ở trong đơn kiện. Do đó nay ông L, bà V khởi kiện yêu cầu các ông phải trả L cho ông L, bà V thửa đất số 112, tờ bản đồ 9, diện tích là 2.497 m2; địa chỉ của thửa thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1, thị trấn Gôi thì các ông không chấp nhận yêu cầu khởi kiện đó của ông L, bà V; các ông K, ông T, ông P, ông B đều đề nghị Tòa án xem xét giải quyết vụ án theo đúng quy định. Các ông không thể thường xuyên đến Tòa án để làm việc được nên các ông đề nghị Tòa án giải quyết và xét xử vụ án vắng mặt của các ông.

* Tại bản tự khai ngày 09-7-2020, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Trần Tiến B1 trình bày: Gia đình ông cũng như toàn thể bà con nhân dân trong thôn V1, thị trấn Gôi đã đồng thuận rất cao với chủ trương, chính sách dồn điền, đổi thửa của Đảng, Nhà nước và của địa phương. Gia đình ông đã tham gia tất cả các buổi họp dân của thôn V1 để thống nhất việc dồn điền đổi thửa trong của thôn, sau đó thì mới tiến hành bốc thăm để nhận ruộng. Gia đình ông được Nhà nước giao cho sử dụng 01 thửa đất ruộng trồng lúa và 01 thửa đất ruộng để gieo mạ trong thời hạn 50 năm. Gia đình ông không có tranh chấp gì với ai, nhà nước giao đất cho gia đình ông như thế nào thì gia đình ông sử dụng đúng như thế, ông và gia đình ông không tự ý lấy đất của ai để sử dụng. Việc ông L, bà V yêu cầu Tòa án đưa những người dân hiện nay đang quản lý, sử dụng đất tại vị trí thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không đúng vì nếu Nhà nước cấp đất sai cho gia đình ông thì Nhà nước phải lấy lại và cấp lại cho gia đình ông ở chỗ khác chứ ông không tự ý trả lại đất cho ông L, bà V được. Vì vậy, ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông L, bà V và ông đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Trần Hữu Q và anh Trần Hữu Đ đã ủy quyền toàn bộ cho bà Phạm Thị V tham gia tố tụng.

* Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã triệu tập hợp lệ nhiều lần và tống đạt hợp lệ các văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là các ông, bà Hoàng Ích K1, Trần Hữu T1, Trần Thị T2, Trần Hữu S, Trần Hữu C, Trần Thị C1, Hoàng Ích C2, Trần Hữu H, Hoàng Đức L, Trần Thị T3, Trần Hữu N, Trần Hữu L, Bùi Thị D, Trần Khắc B2, Hoàng Ích T4, Trần Thế K2, Trần Hữu T5, Trần Thị T6, Trần Hữu S, Trần Thị C3, Trần Thế T7, Trần Văn Đ1, Trần Hữu L, Trần Thế C4, Trần Thị T8 để yêu cầu những người này đến Tòa án viết bản tự khai và tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật nhưng tất cả những người này đều vắng mặt và cũng không có bất cứ quan điểm gì của mình về vụ án.

* Tại biên bản xác minh, thu thập chứng cứ ngày 22-5-2020 và ngày 17-8- 2020, đại diện Ủy ban nhân dân thị trấn G, huyện V, tỉnh N cung cấp:

Năm 2004, hộ ông L, bà V đã được Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản giao cho sử dụng 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp là thửa số 79, tờ bản đồ số 9, diện tích 79 m2, thời hạn sử dụng đến năm 2013 và thửa số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích 2.497 m2, thời hạn sử dụng đến năm 2013; địa chỉ của 02 thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N và cả 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp đó của hộ ông L, bà V đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 445833, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1030/QSDĐ/376 QĐ-UB ngày 30-6-2004 của UBND huyện Vụ Bản. Tại thời điểm UBND huyện Vụ Bản cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ ông L, bà V thì hộ ông L, bà V có 04 khẩu gổm: Ông Trần Hữu L, bà Phạm Thị V và 02 người con là anh Trần Hữu Q và anh Trần Hữu Đ và hộ ông L, bà V đã quản lý, sử dụng 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp nêu trên từ khi được Nhà nước giao cho đến hết năm 2012.

Năm 2012, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1) và UBND thị trấn Gôi triển khai thực hiện việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp theo chủ trương của Đảng, của Nhà nước và của địa phương thì các hộ dân của Tổ dân phố V1 đã họp bàn và thống nhất lấy thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ gia ông L, bà V để làm đất chân mạ cho các hộ dân của Tổ dân phố V1 sau dồn điện đổi thửa. Sau khi nhân dân của Tổ dân phố V1 đã bàn bạc, thống nhất và lên phương án dồn điền đổi thửa tại các cánh đồng, xứ đồng thì Chi bộ Tổ dân phố V1 đã họp và ra Nghị quyết về việc dồn điền đổi thửa của Tổ dân phố, sau đó Tiểu ban dồn điền đổi thửa của Tổ dân phố đã lên Phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa ở các cánh đồng, xứ đồng của Tổ dân phố. Sau khi Tổ dân phố lên phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa thì Tổ dân phố V1 đã tiến hành họp dân để thông qua Phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa của Tổ dân phố. Tại buổi họp dân ngày 03-10-2012 để nhân dân bàn bạc, thống nhất và lên phương án dồn điền đổi thửa tại các cánh đồng, xứ đồng thì hộ ông L, bà V có bà V tham gia họp và bà V cũng nhất trí, không có ý kiến gì với việc Tổ dân phố V1 đưa thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V vào phương án dồn điền đổi thửa để quy hoạch làm đất chân mạ cho các hộ dân sau dồn điền đổi thửa. Nhưng đến các buổi họp dân tiếp sau đó về công tác dồn điền đổi thửa thì không hiểu vì lý do gì mà hộ ông L, bà V không tham gia họp nữa mà bà V thường xuyên đến chửi bới Tiểu ban dồn điền đổi thửa của Tổ dân phố V1 cũng như chính quyền địa phương. Sau khi địa phương lấy thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V ra để làm đất chân mạ thì địa phương đã chia giao cho hộ ông L, bà V diện tích đất sản xuất Nông nghiệp tương ứng khác và cụ thể địa phương đã chia giao cho hộ ông L, bà V 2.100 m2 đt sản xuất Nông nghiệp ở cánh đồng Vạy và tạm giao cho sử dụng 96 m2 đất chân mạ ở cánh đồng tây chùa V1, hộ ông L, bà V đã nhận 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp đó và đã sử dụng trồng cấy lúa từ vụ chiêm xuân năm 2013 cho đến hết năm 2015, sau đó sang đến năm 2016 thì hộ ông L, bà V bỏ ruộng hoang, không có canh tác, trồng cấy gì tại 02 thửa đất đó nữa và cũng không có đóng góp nghĩa vụ gì cho tập thể đối với 02 thửa đất đó nữa và cũng không có ý kiến gì về việc trả lại ruộng cho Tổ dân phố V1 cũng như chính quyền địa phương và bắt đầu đi khiếu kiện đòi thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 để sử dụng (Hộ ông L, bà V đã bỏ hoang cả 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp được giao sau dồn điền đổi thửa suốt từ thời điểm năm 2016 cho đến nay). Đến năm 2016, Tổ dân phố V1 mới chính thức chia giao lại diện tích đất chân mạ cho các hộ dân của Tổ dân phố và khi chia lại đất chân mạ năm 2016 thì diện tích đất chân mạ của hộ ông L, bà V đã được điều chỉnh cả về vị trí và diện tích, trước đó diện tích đất chân mạ của hộ ông L, bà V là ở cánh đồng tây chùa V1 đến năm 2016 được điều chỉnh về cánh đồng C5, nhưng không nằm ở vị trí của thửa đất số 112; diện tích trước đó là 96 m2 được điều chỉnh lên là 162 m2 và địa phương đã giao diện tích đất chân mạ này cho hộ ông L, bà V nhưng hộ ông L, bà V không nhận và địa phương cũng không thấy hộ ông L, bà V sử dụng gì.

Việc địa phương đưa quy hoạch thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ ông L, bà V trong Phương án dồn điền đổi thửa là dựa trên cơ sở sự bàn bạc thống nhất, đồng thuận của nhân dân và dựa trên sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển Nông nghiệp của địa phương. Thời điểm sau khi địa phương lấy thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V ra để dồn điền đổi thửa thì địa phương đã tạm chia giao toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112 cho hộ gia đình các ông Trần Hữu T, Hoàng Ích P, Trần Hữu K, Hoàng Ích B mượn để sử dụng gieo mạ phục vụ sản xuất, vì thời điểm đó gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B và một số hộ dân khác của Tổ dân phố V1 đã bị lấy đất chân mạ ra để dồn điền đổi thửa và làm đường giao thông nên không có đất để gieo mạ. Gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B đã sử dụng diện tích đất chân mạ tại vị trí của thửa đất số 112 được một thời gian ngắn, sau đó thì Tổ dân phố V1 đã tiến hành cho các hộ dân trong Tổ dân phố chưa có đất ruộng chân mạ tiến hành bốc thăm công khai đất chân mạ và toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112 đã được chia tạm thời cho 22 hộ dân của Tổ dân phố V1 sử dụng. Đến năm 2016, Tổ dân phố V1 mới chính thức chia giao đất ruộng chân mạ cho các hộ dân, trong đó có cả diện tích đất ruộng chân mạ ở cánh đồng C5. Khi chia lại đất chân mạ vào năm 2016 thì Tổ dân phố V1 đã tổ chức cho nhân dân bốc thăm công khai. Sau khi bốc thăm thì 25 hộ dân đã bốc thăm trúng vào vị trí của thửa đất số 112 và địa phương đã chia giao toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112 cho 25 hộ dân của Tổ dân phố V1 sử dụng để làm đất chân mạ. Theo danh sách các hộ dân được chia giao đất chân mạ ở cánh đồng C5 mà có liên quan đến thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V thì hiện nay ông Hoàng Ích H đã chết, người đang quản lý và sử dụng đất của ông Hậu hiện nay là ông Hoàng Ích C2 là con trai của ông Hậu và bà Trần Thị C6 đã chết, người đang quản lý và sử dụng đất của bà C6 hiện nay là chị Trần Thị T8.

Tại thời điểm ông L và bà V khởi kiện đòi thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 cũng như tại thời điểm hiện nay thì hộ gia đình các ông K, ông T, ông P, ông B không còn quản lý, sử dụng m2 đất sản xuất Nông nghiệp nào của thửa đất số 112, nữa. Nên nay các ông K, ông T, ông P, ông B và gia đình các ông ấy không còn có liên quan gì đến thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V trước khi dồn điền đổi thửa.

Về quy trình thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa của Tổ dân phố V1 cũng như trên toàn địa bàn thị trấn Gôi các bước đã thực hiện theo đúng như Hướng dẫn số 22/HD-TNMT ngày 10-4-2012 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản đã hướng dẫn và cụ thể: Tổ dân phố V1 đã tiến hành họp nhân dân để cho nhân dân bàn bạc, thống nhất và lên phương án dồn điền đổi thửa tại các cánh đồng, xứ đồng của Tổ dân phố. Sau khi nhân dân đã bàn bạc thống nhất và lên phương án thì Chi bộ Tổ dân phố đã họp và ra Nghị quyết về việc dồn điền đổi thửa. Sau khi Chi bộ họp ra Nghị Quyết thì Tiểu ban dồn điền của Tổ dân phố xây dựng phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa và trình lên UBND thị trấn Gôi để phê duyệt. Sau khi UBND thị trấn Gôi kiểm tra phương án dồn diền đổi thửa của Tổ dân phố V1 thấy đúng và phù hợp với quy định cũng như quy hoạch của địa phương, UBND thị trấn Gôi đã phê duyệt phương án, kế hoạch dồn diền đổi thửa của Tổ dân phố V1. Sau khi được UBND thị trấn Gôi phê duyệt thì Tổ dân phố V1 đã tổ chức họp dân để thông qua Phương án, kế hoạch và khi thông qua Phương án, kế hoạch thì nhân dân của Tổ dân phố đã nhất trí rất cao và sau khi được nhân dân nhất trí thì Tổ dân phố V1 đã tổ chức cho nhân dân bốc thăm C1 khai để nhận ruộng sau đồn điền đổi thửa và sau đó mới tiến hành triển khai các bước tiếp theo về việc dồn điền đổi thửa tại thực địa theo quy định.

Tại thời điểm Tổ dân phố V1 và UBND thị trấn Gôi triển khai thực hiện việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp thì hộ ông L, bà V đang có 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp là thửa số 79 và 112, tờ bản đồ số 9, bản đồ thị trấn Gôi lập năm 2002. Do đó việc nhân dân của Tổ dân phố V1 và chính quyền địa phương quy hoạch thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V để dồn điền đổi thửa làm đất chân mạ cho các hộ dân trong Tổ dân phố V1 sau dồn điền đổi thửa là đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước và đúng với các văn bản hướng dẫn của các cấp các ngành về công tác dồn điền đổi thửa và phù hợp với việc canh tác cũng như quy hoạch đất đai trong sản xuất Nông nghiệp của Tổ dân phố V1 và UBND thị trấn Gôi nên địa phương đề nghị Tòa án căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước và những văn bản hướng dẫn của các cấp các ngành về công tác dồn điền đổi thửa cũng như quy định của pháp luật để xem xét giải quyết về vụ án ông Trần Hữu L, bà Phạm Thị V khởi kiện đòi thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, bản đồ địa chính thị trấn Gôi lập năm 2002 để đảm bảo cho các hộ dân của Tổ dân phố V1 sử dụng đất sản xuất Nông nghiệp được ổn định cũng như việc quản lý, theo dõi đất sản xuất Nông nghiệp của chính quyền các cấp được ổn định.

Đi với thửa đất số 79, tờ bản đồ số 9 của hộ ông L, bà V địa phương không đưa vào Phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa lý do là tại thời điểm đó thì UBND huyện Vụ Bản đã có chủ trương thu hồi toàn bộ đất sản xuất Nông nghiệp ở khu vực đó của nhân dân để làm đường giao thông đi qua và đến năm 2013 thì UBND huyện Vụ Bản đã thu hồi toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 79, tờ bản đồ 9 của hộ ông L, bà V để làm đường giao thông.

* Tại biên bản thu thập chứng cứ ngày 02-7-2020, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản cung cấp: Theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương và của địa phương về công tác dồn điền đổi thửa thì việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng, của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị; ngoài ra việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp còn là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng N thôn mới. công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Vụ Bản nói chung được bắt đầu triển khai thực hiện từ những năm 2011 và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn thị trấn G, huyện V được triển khai thực hiện từ năm 2012 và cho đến nay thì tất cả các thôn, xóm, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vụ Bản đã thực xong việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp tại thực địa.

Hiện nay Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản chỉ còn lưu trữ các văn bản có liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa như: Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 19-9-2011 của Tỉnh ủy Nam Định; Chỉ thị số 05-CT/HU ngày 28-9-2011 của Ban thường vụ Huyện ủy Vụ Bản; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 09-4-2012 của UBND huyện Vụ Bản; Hướng dẫn số 22/HD-TNMT ngày 10-4-2012 của Phòng TN&MT huyện Vụ Bản; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 30-8-2011 của UBND tỉnh Nam Định; Kế hoạch số 66-KH-BCĐ ngày 15-10-2011 của Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa huyện Vụ Bản.

Về quy trình dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp của UBND thị trấn Gôi cũng như trên toàn địa bàn huyện Vụ Bản đã được thực hiện theo đúng như Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 09-4-2012 của UBND huyện Vụ Bản.

Đến thời điểm hiện nay tất cả các hộ dân của thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn Gôi đã được địa phương giao cho sử dụng diện tích đất chân mạ mà có liên quan đến thửa đất sản xuất Nông nghiệp số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ ông Trần Hữu L trước khi dồn điền đổi thửa vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc ông Trần Hữu L, bà Phạm Thị V khởi kiện đòi thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, bản đồ địa chính thị trấn Gôi lập năm 2002 để sử dụng, Phòng TN&MT huyện Vụ Bản đề nghị Tòa án nhân dân huyện Vụ Bản căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp và căn cứ vào quy định của các Chỉ thị cũng như các văn bản hướng dẫn của các cấp các ngành về công tác dồn điền đổi thửa và quy định của pháp luật để xem xét giải quyết về vụ án theo quy định.

* Bản án sơ thẩm số 03/2020/DS – ST ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Vụ Bản đã quyết định: Căn cứ vào Điều 147, 227, 273 của Bộ luật tố tụng dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án: Tuyên xử:

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V về việc đòi lại thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích 2.497 m2, bản đồ thị trấn Gôi lập năm 2002; địa chỉ của thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N để sử dụng.

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên án phí, quyền kháng cáo và biện pháp thi hành án của các đương sự.

* Tại đơn kháng cáo ngày 06-11-2020 của ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V kháng cáo toàn bộ quyết định của bản án số 03/2020/DS-ST ngày 30-10-2020, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử L, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông L, bà V.

* Tại phiên tòa phúc thẩm: Ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V giữ nguyên quan điểm như đã trình bày tại cấp sơ thẩm và đơn kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm giải quyết chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông L, bà V buộc các ông Trần Hữu T, Hoàng Ích P, Trần Hữu K, Hoàng Ích B phải trả L cho vợ chồng ông L, bà V diện tích 2.497 m2 đt ruộng tại thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 bản đồ thị trấn Gôi lập năm 2002.

* Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến:

Về tố tụng: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử và thư ký phiên tòa đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa phúc thẩm, những người tham gia tố tụng chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung kháng cáo:

Căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì thấy rằng ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V khởi kiện đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện buộc các ông Trần Hữu T, Hoàng Ích P, Trần Hữu K, Hoàng Ích B phải trả L cho vợ chồng ông L, bà V diện tích 2.497 m2 đất ruộng tại thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 bản đồ thị trấn Gôi lập năm 2002 là không có cơ sở chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông L, bà V vì diện tích đất ruộng này đã được UBND thị trấn Gôi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa vào năm 2012 theo đúng các quy định của pháp luật. Vì vậy kháng cáo của ông L, bà V là không có căn cứ. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 308 giữ nguyên bản án sơ thẩm. Về án phí đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau K1 nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà và kết quả tranh tụng tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Xét kháng cáo của ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V làm trong thời hạn luật định phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 272; khoản 1 Điều 273; Điều 276 Bộ luật Tố tụng Dân sự nên được HĐXX chấp nhận xem xét giải quyết.

[2] Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của vụ án là “Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất” theo quy định tại khoản 9 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự là hoàn toàn chính xác.

[3] Về tố tụng: Anh Trần Hữu Q, anh Trần Hữu Đ đã ủy quyền cho bà Phạm Thị V tham gia giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm. Ông Trần Hữu T, ông Trần Hữu K, ông Hoàn Ích P, ông Hoàng Ích B, ông Trần Tiến B1, ông Hoàng Ích K1, ông Trần Hữu T1, bà Trần Thị T2, ông Trần Hữu S, ông Trần Hữu C, bà Trần Thị C1, ông Hoàng Ích C2, ông Trần Hữu H, ông Hoàng Đức L, bà Trần Thị T3, ông Trần Hữu N, bà Bùi Thị D, ông Trần Khắc B2, ông Hoàng Ích T4, ông Trần Thế K2, ông Trần Hữu T5, bà Trần Thị T6, ông Trần Hữu S, bà Trần Thị C3, ông Trần Thế T7, ông Trần Văn Đ1, ông Trần Thế C4, ông Trần Hữu L, bà Trần Thị T8 đã có đơn xin xét xử vắng mặt nên việc vắng mặt của họ tại phiên tòa phúc thẩm không ảnh hưởng đến việc xét xử của vụ án. Vì vậy căn cứ khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án tiến hành xét xử vụ án vắng mặt họ.

[4] Xét về nội D kháng cáo của ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử lại, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông L, bà V thì thấy: Ngày 30-6-2004 hộ ông Trần Hữu L, bà Phạm Thị V đã được Ủy ban nhân huyện Vụ Bản giao cho quyền sử dụng 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp là thửa số 79, tờ bản đồ số 9, diện tích là 97 m2, mục đích sử dụng: Mạ, và thửa số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích là 2.497 m2, mục đích sử dụng: Hai lúa, bản đồ thị trấn Gôi lập năm 2002, thời hạn sử dụng đều đến năm 2013; địa chỉ của 02 thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N và cả 02 thửa đất này đã được UBND huyện Vụ Bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 445833, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1030/QSDĐ/376 QĐ-UB ngày 30-6-2004. Tại thời điểm UBND huyện Vụ Bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp nêu trên của hộ ông L thì hộ gia đình ông L có 04 T7 viên gồm: Ông Trần Hữu L, bà Phạm Thị V, anh Trần Hữu Q và anh Trần Hữu Đ. Sau khi được UBND huyện Vụ Bản giao cho quyền sử dụng thửa đất số 79 và 112 thì hộ ông L, bà V đã sử dụng trồng cấy lúa cho đến hết vụ mùa năm 2012.

[5] Năm 2012, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V đã triển khai và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp, thôn V1 đã xây dựng phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa tại các cánh đồng, xứ đồng của thôn và trong phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa đó thôn V1 có đưa thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích 2.497 m2 của hộ ông L, bà V vào phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa để quy hoạch làm đất chân mạ cho các hộ dân của thôn sau dồn điền đổi thửa và trình UBND thị trấn Gôi xem xét, phê duyệt. Sau K1 được UBND thị trấn Gôi phê duyệt phương án, kế hoạch thôn V1 đã tổ chức họp nhân dân để công bố công khai phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa và tổ chức cho nhân dân bàn bạc, thảo luận về phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa. Tại buổi họp dân ngày hôm đó nhân dân của thôn V1 đã thảo luận, bàn bạc và thống nhất cao với phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa của thôn đã xây dựng, cũng như việc thôn V1 lấy thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ ông L, bà V để dồn điền đổi thửa và quy hoạch làm đất chân mạ cho các hộ dân sau dồn điền đổi thửa và tại buổi họp dân ngày hôm đó hộ ông L, bà V có V tham gia họp và bà V cũng nhất trí với phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa của thôn, cũng như việc thôn V1 đã đưa thửa đất số 112 của gia đình bà trong diện dồn điền đổi thửa để quy hoạch làm đất chân mạ cho các hộ dân của thôn và không có bất cứ ý kiến khiếu nại gì. Sau khi nhân dân đã bàn bạc và thống nhất với phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa thì thôn V1 đã tổ chức họp dân và cho nhân dân bốc thăm công khai đất sản xuất Nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa của gia đình họ. Tại buổi nhân dân bốc thăm nhận đất sản xuất Nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa đó thì hộ L, bà V không tham gia bốc thăm và khi các hộ dân của thôn V1 đã bốc thăm hết thì còn lại lá thăm cuối cùng là của hộ ông L, bà V, thôn V1 đã lập biên bản niêm yết lá thăm đó theo quy định, sau đó thôn V1 và UBND thị trấn Gôi đã mời hộ ông L, bà V đến và thông báo cho hộ ông L, bà V biết về số thăm cũng như vị trí và diện tích của các thửa đất sản xuất Nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa của hộ ông L, bà V và sau đó chính quyền địa phương đã giao cho hộ ông L, bà V 2.100 m2 đt sản xuất Nông nghiệp ở cánh đồng Vạy và tạm giao cho 96 m2 đất chân mạ ở cánh đồng tây chùa V1 để sử dụng và hộ ông L, bà V đã nhận 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp nêu trên và sử dụng trồng cấy lúa từ vụ chiêm xuân năm 2013 cho đến hết năm 2015, sau đó sang đến năm 2016 thì hộ ông L, bà V bỏ ruộng hoang, không sử dụng ruộng nữa và cũng không có đóng góp nghĩa vụ cho tập thể đối với 02 thửa đất sản xuất Nông nghiệp và bà V đi khiếu kiện đòi L thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 để sử dụng và có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Vụ Bản xem xét giải quyết buộc các ông Trần Hữu K, Trần Hữu T, Hoàng Ích B, Hoàng Ích P và một số gia đình khác phải trả lại thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích 2.497 m2 cho gia đình bà sử dụng.

[6] Sau khi đưa thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9 của hộ ông L, bà V vào phương án, kế hoạch dồn điền và được nhân dân đồng tình, thống nhất thì thôn V1 và chính quyền địa phương đã tạm chia giao toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112 cho hộ gia đình các ông Trần Hữu T, Hoàng Ích P, Trần Hữu K, Hoàng Ích B mượn để gieo mạ phục vụ sản xuất và gia đình các ông K, T, P, B đã sử dụng diện tích đất của thửa đất số 112 để gieo mạ và trồng cấy lúa, sau đó một thời gian thôn V1 đã tổ chức cho những hộ dân của thôn đã bị lấy đất ruộng chân mạ để dồn điền đổi thửa và để làm đường giao thông bốc thăm công khai đất ruộng chân mạ tại cánh đồng C5 và 22 hộ dân của thôn V1 đã bốc thăm vào vị trí đất của thửa đất số 112, sau đó chính quyền địa phương đã chia toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112 cho 22 hộ dân của thôn V1 sử dụng để gieo mạ, trong đó có cả hộ gia đình các ông K, T, B, P. Đến năm 2016, thôn V1 chính thức chia lại toàn bộ diện tích đất chân mạ cho các hộ dân của thôn V1 và khi bốc thăm C1 khai thì 25 hộ dân đã bốc thăm trúng vào vị trí của thửa đất số 112 (nhưng không có gia đình các ông K, ông T, ông B, ông P nữa). Sau khi nhân dân bốc thăm thì thôn V1 và UBND thị trấn Gôi đã chia giao toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112 cho 25 hộ dân gồm ông Trần Tiến B1, ông Hoàng Ích K1, ông Trần Hữu T1, bà Trần Thị T2, ông Trần Hữu S, ông Trần Hữu C, bà Trần Thị C1, ông Hoàng Ích Hậu, ông Trần Hữu H, ông Hoàng Đức L, bà Trần Thị T3, ông Trần Hữu N, bà Bùi Thị D, ông Trần Khắc B2, ông Hoàng Ích T4, ông Trần Thế K2, ông Trần Hữu T5, bà Trần Thị T6, ông Trần Hữu S, bà Trần Thị C3, ông Trần Thế T7, ông Trần Văn Đ1, ông Trần Thế C4, ông Trần Hữu L, bà Trần Thị Cù sử dụng để làm đất chân mạ và gia đình các ông, bà này đã quản lý, sử dụng diện tích đất chân mạ tại vị trí thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V trước khi dồn điền đổi thửa suốt từ thời điểm năm 2016 cho đến nay. Do đó gia đình các ông K, T, B, P không còn quản lý, sử dụng và cũng không còn có liên quan gì đến thửa đất số 112 từ thời điểm năm 2016 cho đến nay.

[7] Năm 2016, thôn V1 chia giao lại đất chân mạ cho các hộ dân của thôn V1 thì đất chân mạ của hộ ông L, bà V cũng đã được thôn V1 và UBND thị trấn Gôi điều chỉnh cả về vị trí cũng như diện tích đất; cụ thể được điều chỉnh từ cánh đồng tây chùa V1 về cánh đồng C5, nhưng không nằm ở vị trí của thửa đất số 112 và diện tích được điều chỉnh từ 96 m2 lên 162 m2. Nhưng hộ ông L, bà V không nhận diện tích đất ruộng chân mạ này và cũng không sử dụng gì.

[8] Xét yêu cầu khởi kiện của ông L và bà V: Công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng, của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị; ngoài ra công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp còn là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng N thôn mới. Căn cứ vào các văn bản của Đảng và Nhà nước về C1 tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp như: Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 19/9/2011 của Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Nam Định; Chỉ thị số 05-CT/HU ngày 28/9/2011 của Ban thường vụ huyện ủy huyện Vụ Bản; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Nam Định; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 09/4/2012 của UBND huyện Vụ Bản; Hướng dẫn số 22/HD-TNMT ngày 10/4/2012 của Phòng Tài nguyên và Môi T4 huyện Vụ Bản; Phương án dồn điền đổi thửa của thôn V1 và của UBND thị trấn Gôi thì thấy việc thôn V1 đưa thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích 2.497 m2 của hộ ông L, bà V vào phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa để quy hoạch làm đất chân mạ cho các hộ dân của thôn V1 sau dồn điền đổi thửa cũng như việc thôn V1 đã triển khai thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp là đúng với chủ trương và đảm bảo được những yêu cầu và nguyên tắc của Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 19/9/2011 của Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Nam Định và Chỉ thị số 05-CT/HU ngày 28/9/2011 của Ban thường vụ huyện ủy huyện Vụ Bản đã nêu; về quy trình và các bước tiến hành triển khai thực hiện công tác dồn điền đổi thửa của thôn V1 đã thực hiện đúng theo như kế hoạch và hướng dẫn của Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Nam Định; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 09/4/2012 của UBND huyện Vụ Bản; Hướng dẫn số 22/HD-TNMT ngày 10/4/2012 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản; Phương án dồn điền đổi thửa của UBND thị trấn Gôi và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất Nông nghiệp, quy hoạch xây dựng N thôn mới và đảm bảo được nguyên tắc công bằng, được nhân dân bàn bạc thống nhất dân chủ công khai theo đúng quy định nên đã được nhân dân của thôn V1 tự nguyện, tự giác thực hiện; mặt khác thì sau khi thôn V1 và chính quyền địa phương đưa thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V vào phương án, kế hoạch dồn điền đổi thửa thì chính quyền địa phương cũng đã chia giao cho hộ ông L, bà V diện tích đất sản xuất Nông nghiệp khác tương ứng ở cánh đồng khác và hộ ông L, bà V cũng đã quản lý, sử dụng diện tích đất sản xuất Nông nghiệp mà chính quyền địa phương chia giao cho sau khi dồn điền đổi thửa đến hết năm 2015, sau đó sang đến năm 2016 thì hộ ông L, bà V mới tự ý bỏ ruộng hoang không sử dụng nữa; ngoài ra thì từ thời điểm năm 2016 cho đến nay hộ gia đình các ông Trần Hữu K, Trần Hữu T, Hoàng Ích B, Hoàng Ích P cũng không còn quản lý, sử dụng và cũng không còn có liên quan gì đến diện tích đất của thửa đất số 112 của hộ ông L, bà V trước khi dồn điền đổi thửa nữa mà toàn bộ diện tích đất của thửa đất số 112, chính quyền địa phương đã chia giao cho 25 hộ dân khác của thôn V1 sử dụng từ năm 2016 cho đến nay; xét việc hộ gia đình các ông K, T, B, P đã quản lý, sử dụng diện tích đất sản xuất Nông nghiệp của thửa đất số 112 từ năm 2013 đến năm 2015 cũng như việc 25 hộ dân của thôn V1 hiện nay đang quản lý, sử dụng diện tích đất sản xuất Nông nghiệp của thửa đất số 112 là do họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chính quyền địa phương) chia và giao đất cho để sử dụng chứ bản thân họ cũng như gia đình của họ không tự ý lấy đất, không chiếm đoạt bất hợp pháp diện tích đất của thửa đất số 112 nên họ không có nghĩa vụ phải trả lại đất cho ông L, bà V. Do đó việc ông L và bà V khởi kiện yêu cầu các ông Trần Hữu K,ông Trần Hữu T, ông Hoàng Ích B, ông Hoàng Ích P và những người hiện nay đang quản lý, sử dụng đất sản xuất Nông nghiệp có liên quan đến thửa đất số 112 phải trả lại toàn bộ thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích 2.497 m2; địa chỉ của thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N là không có cơ sở nên không được chấp nhận. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông L, bà V là có cơ sở và đúng theo quy định của pháp luật.

[9] Đối với thửa đất số 79, tờ bản đồ số 9, diện tích 97 m2 thì ông L và bà V đều xác định năm 2013 Nhà nước đã thu hồi để làm đường giao thông và gia đình ông, bà đã nhất trí và đã nhận tiền đền bù đầy đủ nên ông, bà không có yêu cầu, đề nghị gì. Do đó, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm không xem xét, giải quyết.

[10] Đối với phương án dồn điền đổi thửa của thôn V1 cũng như việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất Nông nghiệp của thôn V1 và của UBND thị trấn Gôi. Xét thấy trong suốt quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm ông L và bà V đều nhất trí và không có yêu cầu, đề nghị gì. Do đó, Hội đồng xét xử không xem xét gì về nội dung này.

[11] Qua những phân tích nêu trên đã cho thấy những kết luận trong bản án sơ thẩm là hoàn toàn phù hợp với những quy định của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án. Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm ông L, bà V cũng không đưa ra được các chứng cứ và lý lẽ để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình. Lý do kháng cáo của ông L, bà V là không có căn cứ. Vì vậy yêu cầu kháng cáo của ông L, bà V không được chấp nhận cần giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về phần nội dung.

[12] Án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm: Tính đến thời điểm xét xử phúc thẩm ngày 28-5-2021 vợ chồng ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V đều là người cao tuổi, sức khỏe yếu, kinh tế gia đình lại gặp khó khăn nên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12- 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Toà án thì ông L, bà V đều thuộc diện được miễn án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm. Số tiền 1.250.000đ (Một triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng) bà V đã nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2016/0001896 ngày 07-01-2020 và số tiền 300.000 đồng bà V đã nộp tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2016/0002040 ngày 09-11-2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vụ Bản sẽ được hoàn trả L cho bà Phạm Thị V. Do đó, có căn cứ để sửa lại bản án sơ thẩm về phần án phí.

[13] Những quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không giải quyết, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308; Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

Không chấp nhận kháng cáo của vợ chồng ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V.

Sửa án sơ thẩm về phần án phí.

Căn cứ khoản 9 Điều 26; Điều 147; Điều 148; khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 170; Điều 261; Điều 688 Bộ luật dân sự 2005; Điều 203 Luật đất đai năm 2013; điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:

1. Xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V về việc đòi lại thửa đất số 112, tờ bản đồ số 9, diện tích 2.497 m2, bản đồ thị trấn Gôi lập năm 2002; địa chỉ của thửa đất ở cánh đồng C5, thôn V1 (nay là Tổ dân phố V1), thị trấn G, huyện V, tỉnh N để sử dụng.

2. Về án phí dân sự sơ thẩm: Miễn án phí cho ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V. Hoàn trả L cho bà Phạm Thị V số tiền 1.250.000đ (Một triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng) đã nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2016/0001896 ngày 07-01-2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

3. Án phí dân sự phúc thẩm: Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho ông Trần Hữu L và bà Phạm Thị V. Hoàn trả lại cho bà Phạm Thị V số tiền 300.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí, lệ phí số AA/2016/0002040 ngày 09-11-2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

421
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp đòi quyền sử dụng đất số 40/2021/DS-PT

Số hiệu:40/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Nam Định
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/05/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;