Bản án về tranh chấp đất đai số 02/2022/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

BẢN ÁN 02/2022/DS-ST NGÀY 13/04/2022 VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Ngày 13 tháng 4 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 18/2021/TLST-DS ngày 07 tháng 10 năm 2021 về tranh chấp đất đai theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 02/2022/QĐXXST-DS ngày 30 tháng 3 năm 2022 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn:

- Ông Trang A G, sinh năm 1962, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Có mặt.

- Bà Vàng Thị S, sinh năm 1963, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Vàng Thị S là ông Trang A G, sinh năm 1962, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ông G có mặt.

2. Bị đơn:

- Anh Vàng A S, sinh năm 1978, trú tại thôn PG, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Có mặt.

- Chị G Thị C, sinh năm 1980, trú tại thôn PG, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chị C có mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của chị G Thị C là anh Vàng A S, sinh năm 1978, trú tại thôn PG, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Anh S có mặt.

3. Người có quyền lợi nghĩa vụ lờiên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn:

- Anh Trang A S, sinh năm 1992, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Có mặt.

- Anh Trang A R, sinh năm 1993, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Có mặt.

4.Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên bị đơn:

- Bà G Thị X, sinh năm 1953, trú tại thôn PG, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Người đại diện theo ủy quyền của bà G Thị X là anh Vàng A S, sinh năm 1978, trú tại thôn PG, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Anh S có mặt.

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

- Bà Nguyễn Thị H – địa chỉ: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Yên Bái là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn Trang A G đồng thời là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi nghĩa vụ lờiên quan Trang A S và Trang A R. Có mặt.

- Bà Nguyễn Thị D và ông Hoàng Kim C – địa chỉ: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Yên Bái là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn Vàng A S. Ông Cương và bà Duy có mặt.

6. Người làm chứng:

- Ông L A C, sinh năm 1967, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Có mặt.

- Bà G Thị M, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Vắng mặt.

- Ông Vàng A X, sinh năm 1976, trú tại thôn PG, xã SG, huyện Văn Chấn. Có mặt.

- Ông Vàng A L, sinh năm 1965, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn. Có mặt.

- Ông Trang A L, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn. Vắng mặt.

- Ông Vàng A G, sinh năm 1976, trú tại thôn BM, xã SG, huyện Văn Chấn. Có mặt.

7. Người phiên dịch: Ông Vàng A L, chuyên viên Ban dân vận huyện ủy Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện nộp cho Tòa án, bản tự khai và biên bản lấy lời khai, nguyên đơn ông Trang A G trình bày:

Năm 1994, 1995 UBND xã SG phát động nhân dân mở rộng vùng trồng chè Shan. Gia đình ông G có khai hoang và trồng chè Shan trên mảnh đất gần nhà ở hiện tại của ông L A C. Diện tích đất khai hoang có ranh giới rõ ràng, nhìn từ dưới lên thì phía bên phải đất nhà ông G khai hoang được là đất của ông L A Sang và Vàng A L, phía duới giáp với đất của ông L A C, phía trên được giới hạn bởi hào cũ. Hiện vẫn còn 8 cây chè trồng gắn với hào cũ. Năm 2003 – 2004 huyện Văn Chấn hỗ trợ giống cỏ voi để nhân dân trồng phục vụ nuôi trâu bò. Khi đó ông Vàng Sùng Hải (đã chết) là bố của anh Vàng A S, trú tại thôn PG, xã SG, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, hỏi ông G mượn đất để trồng cỏ voi, hai bên thỏa thuận chỉ cho mượn đất. Ông Hải trồng 1 vụ cỏ nhưng cỏ không lên, vụ sau chuyển sang trồng sắn. Sau đó ông G đã đến gặp ông Hải đòi lại đất để gia đình sử dụng. Sau khi đòi đất gia đình ông G hàng năm vẫn lên thu hoạch chè nhưng không có ai nhìn thấy. Năm 2016 caon trai ông G đã đến đào nền nhà trên diện tích đất của gia đình nêu trên nhưng Anh S ngăn cản không cho đào. Đến nay Anh S cho rằng đất đó do ông Vàng Sùng Hải để lại nên có quyền Cnh tác sử dụng. Ông G đã đề nghị UBND xã SG giải quyết tranh chấp nhưng không thành. Ông G và vợ là G Thị Su đề nghị Tòa án buộc gia đình Anh S phải dừng các hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến diện tích đất của ông G. Buộc Anh S phải trả lại quyền sử dụng đất cho gia đình ông. Diện tích cụ thể 2,252,6m2 (theo kết quả đo đạc của UBND xã SG đo khi giải quyết tại UBND xã). Ông Trang A G cung cấp những người làm chứng là các ông Vàng A G và L A C.

Tại biên bản lấy Lời khai ngày 25/10/2021 ông Trang A G trình bày: Sau khi ông Hải hỏi mượn đất trồng cỏ voi, được 1-2 vụ nhưng cây bị chết nên ông G đã gặp ông Hải để đòi lại đất, lúc đó ông Hải nói “trồng không được thì gia đình cứ lấy lại mà làm”. Sau khi đòi lại đất, ông G không tiếp tục trồng cấy gì nhưng vẫn quản lý thu hoạch hái chè ở 8 cây chè. Lý do ông G không tiếp tục Cnh tác trên mảnh nương đó là do gia đình ông G còn nhiều mảnh nương khác. Tuy không Cnh tác trồng cấy gì nhưng gia đình vẫn quản lý mảnh nương đã đòi lại. Ông G xác định thửa đất trên là tài sản chung của ông với vợ là bà Vàng Thị S và 02 caon Trang A S và Trang A R.

Để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình ông Trang A G nộp cho Tòa án cùng đơn khởi kiện là các tài lờiệu chứng cứ gồm biên bản hòa giải tranh chấp đất đai của UBND xã SG, các bản pho to biên bản làm việc của UBND xã SG trong quá trình hòa giải.

Tại bản tự khai và biên bản lấy Lời khai, bị đơn anh Vàng A S trình bày: Năm 1998, ông Vàng Sùng Hải là bố của Anh S cùng với ông L A C khai hoang được mảnh đất sát nhà ông L A C, thời điểm khai hoang mảnh đất không có cây cối gì chỉ là bãi đất trống. Bố Anh S cùng ông Chu đã đào hào xung quanh sau đó rào mảnh đất lại và trồng hoa màu. Trước khi chuẩn bị đào hào, bố Anh S đã đi hỏi mọi người đã từng Cnh tác trên mảnh nương đó gồm có ông Vàng A L; Trang A Tủa; L Nhà Sang; Trang A G; L A Vang để xin khai hoang trồng hoa màu, sau khi được mọi người đồng ý thì ông Hải cùng ông Chu mới đào hào và lấy cây rào xung quanh rồi trồng cây bồ đề nhưng cây không lên được. Năm 1999 bố Anh S trồng cây vầu và ông Chu trồng lúa và trồng thêm cây chè. Ông Hải và ông Chu cùng nhau Cnh tác trên mảnh nương đó từ 1999 đến 2015 hai người chia nhau mảnh nương mỗi người một nửa. Phần ông Chu đã cho caon cháu làm nhà còn phần của ông Hải thì gia đình vẫn cùng nhau chăm sóc thu hái sản phẩm từ những cây chè trên nương đó. Đến tháng 4/2017 bố Anh S chết, gia đình Anh S tiếp tục làm trên mảnh nương đó. Ngày 3/3/2021 Anh S thuê M xúc về cuốc xới đất trồng hoa màu thì gia đình ông G đến chửi bới và nói đó là đất của gia đình ông G. Ngày 5/3/2021 gia đình ông G cho người đến chôn cọc và buộc dây thép gai rào đất lại, ngày 8/3/2021 Anh S làm đơn yêu cầu UBND xã giải quyết vụ việc. Thửa đất đang tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Đồng bị đơn G Thị C trình bày: Chị C kết hôn với Anh S năm 2000, sau khi bố chồng là ông Vàng Sùng Hải chết, chị C vẫn cùng chồng quản lý, sử dụng mảnh đất ông Hải đã khai phá. Nay gia đình ông G khởi kiện đòi mảnh đất đó chị C không đồng ý.

Người có quyền lợi nghĩa vụ lờiên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn anh Trang A R và Trang A S trình bày: Anh Rua và anh Sinh có nghe bố nói lại vào năm 1994 nhà nước vận động trồng chè, bố, mẹ của anh Sinh và anh Rua đã khai hoang được mảnh đất hiện nay đang tranh chấp với Anh S. Năm 2004 ông Vàng Sùng Hải mượn để trồng cỏ voi được khoảng 1 năm thì bố của anh Rua và anh Sinh đòi lại đất, sau khi đòi lại gia đình không trồng gì thêm nhưng vẫn thu hoạch chè trên mảnh nương đó. Năm 2016 anh trai của anh Rua và anh Sinh là anh Trang A Đằng lên mảnh nương định san nền làm nhà thì bị gia đình ông Hải cản trở. Đến tháng 3/2021 Anh S thuê M xúc lên đào nương thì xảy ra tranh chấp. Anh Rua và anh Sinh xác nhận mảnh nương đó là tài sản chung của ông G, bà Su với anh Rua và anh Sinh. Anh Rua và anh Sinh có cùng ý kiến như ông G đã khởi kiện.

Những người làm chứng: Vàng Thị Chu, Vàng Thị Mò, Vàng Thị Là, Vàng Thị Mai, Vàng Thị Cở trình bày: Các chị là caon ông Vàng Sùng Hải và bà G Thị X, hiện các chị đã có gia đình riêng nên xác định thửa đất của ông Hải khai hoang là tài sản của Anh S, chị C và bà X, các chị đề nghị không triệu tập đến tòa án do không lờiên quan đến vụ án.

Những người làm chứng Trang A Đằng và Trang A Páo trình bày: Anh Đằng và anh Páo là caon bà Su và ông G, các anh xác định thửa đất đang tranh chấp không phải là tài sản chung của anh Páo, anh Đằng và đề nghị không triệu tập đến tòa án.

Người làm chứng L A C khai tại biên bản ngày 1/3/2022: Ông Chu ở giáp với mảnh đất đang tranh chấp từ năm 1984 nên biết rõ lịch sử mảnh đất này. Người đầu tiên khai hoang là ông Trang A Tủa, ông Tủa trồng cấy 1 năm rồi bỏ, sau đó ông G khai phá lại để trồng chè nhưng chè cũng không lên được nên cũng bỏ không trồng nữa. Sau khi ông G bỏ vài năm, ông Vàng Sùng Hải khai phá lại. Nhà ông Chu sát thửa đất nên hàng năm ông Chu biết rõ từ khi ông G bỏ hoang thửa đất ông G không lên thửa đất này trồng cấy gì nữa. Riêng ông Hải vẫn lên thăm đất thường xuyên. Ông Chu không thấy gia đình ông G lên hái chè chỉ thấy gia đình ông Hải lên hái chè tại thửa đất đó.

Tại biên bản lấy Lời khai ngày 25/3/2022 ông Chu khai: Năm 2004 ông Chu và ông Hải cùng trồng cỏ voi trên phần đất đang tranh chấp giữa ông G và Anh S, lúc đó phần đất của ông Chu đã có từ trước, còn phần đất ông Hải định trồng trước đó là do ông G trồng chè nhưng đã bỏ hoang lâu ngày nên ông Hải mới có ý định khai phá lại. Do trước đó mảnh đất này ông G từng trồng chè nên ông Chu có nghe ông Hải nói sẽ hỏi lại ông G, nhưng sau đó ông Hải có hỏi hay không thì ông Chu không biết, nhưng khi ông Chu và ông Hải đào hào phân định ranh giới ông G có biết vì ông G hay mang ngựa lên thả ở gần đó, ông G thấy nhưng cũng không có ý kiến gì. Khi ông Hải còn sống ông Chu không nghe thấy ông Hải nói mượn đất của ông G. Thực tế trước đây đồng bào người Mông có phong tục trồng cấy ở mảnh đất nào nếu mảnh đó cây cối không phát triển được thì bỏ hoang mảnh đất đó và tìm chỗ khác màu mỡ hơn để Cnh tác, nếu ai muốn khai phá lại mảnh đất đã bị bỏ hoang có thể hỏi lại ý kiến của chủ đã khai phá trước, nếu người khai phá trước không phản đối gì, người khai phá lại sẽ được caoi là khai phá mới, trường hợp người khai phá trước biết nhưng không có ý kiến phản đối gì, thì cũng được caoi như đã đồng ý để người khác làm. Ông Chu khẳng định lúc ông Hải còn sống thì không xảy ra tranh chấp gì chỉ đến khi ông Hải chết mới mới xảy ra tranh chấp. Gia đình ông Hải và nay là Anh S đã Cnh tác trên thửa đất đó từ 2004 đến gần đây mới xảy ra tranh chấp. Từ khi ông G bỏ hoang ông G và người thân không hề lên mảnh nương đó và cũng không hề Cnh tác trên mảnh nương đó.

Người làm chứng bà G Thị M là vợ ông L A Vang (ông Vang đã chết) có thửa đất giáp thửa đang tranh chấp khai: Bà M lấy ông Vang từ năm 1986, quá trình sinh sống bà M không thấy gia đình ông G lên trồng trọt trên mảnh nương tranh chấp mà chỉ thấy gia đình ông Hải trồng cỏ voi, trồng bồ đề trên mảnh nương đó.

Người làm chứng ông Vàng A X khai: Ông X có được nhìn thấy ông Hải và ông Chu đào hào rồi lấy cây tre, cây rừng rào xung quanh phần đất ông Hải để trồng cỏ voi, khi rào ông G có biết nhưng không phản đối gì, từ khi ông Hải làm và rào mảnh nương đó chỉ có gia đình ông Hải làm mà không thấy gia đình ông G làm gì trên mảnh nương đó. Chỉ đến khi ông Hải chết đi thì mới nảy sinh tranh chấp giữa ông G và Anh S.

Người làm chứng Vàng A L khai: Ông L có mảnh nương giáp với mảnh nương hai gia đình đang tranh chấp, ông L cũng thường xuyên lên mảnh nương của ông L nên biết rõ lịch sử khai hoang và quá trình sử dụng mảnh nương đang tranh chấp. Mảnh nương hai gia đình tranh chấp trước đây do ông Trang A Tủa khai hoang đầu tiên, ông Tủa trồng 2 vụ lúa thì bỏ không làm, sau đó khoảng 3 đến 4 năm, ông L, ông Trang A Tủa, ông Trang A G quay lại trồng chè trên mảnh nương ông Tủa khai hoang trước đó. Ba người cùng làm mà không có tranh chấp gì mặc dù mảnh nương đó ông Tủa là người khai hoang đầu tiên. Sau khi trồng chè nhưng cây chè không lên được do bị trâu bỏ phá nên cả ba bỏ hoang không làm nữa. Bỏ hoang khoảng 6 đến 7 năm, ông Hải và ông Chu lên khai phá trồng cỏ voi thời gian đó cách bây giờ khoảng 16 đến 17 năm. Khi ông Hải khai phá có khai phá sang phần của ông L đã làm trước lúc đó ông L không cho làm nên ông Hải chỉ khai phá trên phần đất mà trước đó ông G làm và cũng chính là phần đất ông G khai phá lại của ông Tủa, lúc đó ông L cũng chỉ nghe nói là ông Hải có nói xin ông G làm. Ông L không nghe trực tiếp ông Hải nói xin ông G mà chỉ nghe mọi người nói lại, do đã lâu nên không nhớ ai nói. Ông L xác nhận trước đây phong tục tập quán của người Mông nếu có người khai hoang đất mà sau đó bỏ hoang mảnh đất đó, người khác có quyền khai phá lại nhưng phải hỏi chủ cũ, nếu được đồng ý thì caoi như khai phá mới đất của mình. “Xin làm” có nghĩa là hỏi lại chủ cũ có sử dụng không, nếu không sử dụng người mới sẽ được khai phá lại. “Xin làm” không phải là “hỏi mượn”, không phải là “xin, cho”. Ông L không nghe thấy ông Hải khi còn sống nói mượn đất của ông G. Kể từ khi ông Hải khai phá lại cho đến 2 năm gần đây chỉ có gia đình ông Hải làm trên mảnh nương đó mà không thấy gia đình ông G làm. Khi ông Hải còn sống ông Hải có rào hàng rào tre sau này Anh S củng cố lại hàng rào thì từ đó mới có mâu thuẫn với gia đình ông G. Khi ông Hải còn sống gia đình ông G không có bất cứ ý kiến gì tranh chấp mảnh nương đó.

Quá trình giải quyết vụ án Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn đã xác minh tại UBND xã SG được cung cấp: Thửa đất tranh chấp giữa ông Trang A G bà Vàng Thị S với anh Vàng A S, chị G Thị C chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không thuộc diện quy hoạch thu hồi của bất cứ dự án nào của cấp có thẩm quyền. Thửa đất đủ điều kiện giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ trước đến giờ thửa đất đó không có ai nộp thuế sử dụng đất.

Thực hiện Quyết định xem xét thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của nguyên đơn để xác định chính xác diện tích đất và các tài sản hiện có trên phần đất tranh chấp, Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn đã xác định như sau (có sơ đồ kèm theo biên bản thẩm định ngày 01/03/2022):

-Diện tích đất tranh chấp: 1997,2 m2, được ông Trang A G rào bằng hàng rào cọc gỗ dây thép gai - Các tài sản trên đất gồm: trên đất có 08 cây chè (4 cây đường kính gốc 10cm, Cao 1,5m; 4 cây đường kính gốc 3cm, Cao 1m).

Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ nguyên đơn đề nghị triệu tập thêm người làm chứng là Vàng A G và Trang A L cùng trú tại thôn BM, xã SG.

Tại phiên tòa:

- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ lờiên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn giữ yêu cầu đòi đất như đã trình bày trong đơn khởi kiện và khai trong quá trình giải quyết vụ án. Nguyên đơn Trang A G bổ sung thêm: Khi tôi đòi đất ông Vàng Sùng Hải nói “trồng cỏ nhưng chết hết, chú làm thì làm” khi đó tôi bận nên không đi làm chỉ thỉnh thoảng qua xem, hàng năm tôi chỉ nhìn đất chứ không làm gì, “nhìn” đất cũng là quản lý đất. Do vậy tôi vẫn yêu cầu Anh S phải trả đất cho tôi.

- Các đồng bị đơn không đồng ý trả đất cho nguyên đơn - Người làm chứng Vàng A G khai: Khi ông G khai phá thửa đất đang tranh chấp, ông Giao không biết ai là người đã khai hoang trước đó, nhưng ông Giao có được chứng kiến ông G cuốc đất trồng chè trên thửa đất đó, tuy nhiên do thửa đất đó là bãi chăn thả trâu bò nên những cây chè do ông G trồng đều bị chết hết. Thời gian sau nhà ông Hải khai phá lại và trồng cỏ voi nhưng cỏ cũng không phát triển được. Sau khi cỏ chết, ông Giao không thấy gia đình ông Hải Cnh tác và cũng không thấy gia đình ông G sử dụng thửa đất đó.

- Người làm chứng Vàng A X khai: Ông X không có đất giáp mảnh đất mà hai gia đình đang tranh chấp nhưng ông X có thửa đất ở cách thửa đất tranh chấp khoảng 500m, để đi vào thửa đất của mình, ông X phải đi qua thửa đất đang tranh chấp, trước đây ở giữa thửa đất đó có lối mòn để mọi người qua lại. Năm 1996 khi nhà nước phát động trồng chè, các ông Trang A Tủa, Vàng A L, Trang A G cùng nhau trồng chè do không được bảo vệ nên trâu bò đã phá hoại hết chè, khu vực đó không ai làm nữa mà thành bãi chăn thả trâu, bò chung. Đến năm 1998 bãi đất đó không còn bất cứ cây cối gì cả. Sau đó ông Chu và ông Hải cùng nhau rào thửa đất lại để Cnh tác thì mọi người không còn đi bằng caon đường đó mà chuyển sang đi lối khác cạnh đó. Khi ông Chu và ông Hải rào đất lại ông X vẫn thấy ông Hải và ông Chu thường xuyên duy trì bảo vệ hàng rào nhưng do rào bằng gỗ nên vẫn bị trâu bò phá. Kể từ khi ông Hải và ông Chu cùng nhau làm trên thửa đất đó ông X không thấy gia đình ông G Cnh tác, sử dụng mảnh đất đó nữa.

- Ông L A C khai: Những gì tôi khai trước đây với Tòa án đều đúng sự thật, Tòa án ghi đúng Lời khai của tôi. Hôm nay tôi bổ sung thêm ý kiến đó là tôi xác nhận trước đây ở giữa mảnh nương đang tranh chấp có caon đường mòn đi qua. Kể từ khi tôi và ông Hải rào lại, mọi người đã không còn đi qua caon đường đó nữa.

- Ông Vàng A L giữ nguyên ý kiến đã khai trước đó và không bổ sung gì thêm. Tại phần tranh luận của các đương sự:

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn phát biểu: Thửa đất đầu tiên do ông Trang A G khai phá để trồng chè. Quá trình sử dụng ông G cho ông Hải mượn sau khi đòi lại do đất cằn cỗi nên ông G không trồng gì thêm mà chỉ thu hái chè trên 8 cây còn sót lại. Do cả hai bên đều không có giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai nên đề nghị HĐXX căn cứ Điều 91 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn.

- Nguyên đơn Trang A G trình bày: Trước đây ông Hải mượn đất của tôi nay ông Hải chết, Anh S lại tranh với tôi là không đúng. Nếu ai mượn đất rồi cũng không trả lờiệu có được không? - Người có quyền lợi nghĩa vụ lờiên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn Trang A R và Trang A S trình bày: Giữa bố tôi và ông Vàng Sùng Hải thỏa thuận cho nhau mượn đất vì vậy mọi người phải tôn trọng thỏa thuận đó, bố tôi được quyền đòi lại đất đã cho mượn, Anh S cũng phải tôn trọng thỏa thuận đã có trước đó.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn trình bày: Gia đình ông Hải và sau này là gia đình Anh S đã sử dụng ổn định thửa đất đó đến tận tháng 3/2021. Mặc dù trước đây ông G khai phá nhưng đã bỏ hoang nên ông Hải mới khai phá lại và sử dụng từ năm 1998 đến nay. Việc khai phá đất của ông Hải là phù hợp với quy định tại Điều 5 Luật đất đai 1993 cụ thể “ Điều 5 Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào các việc sau đây:

…….

- Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đất cồn cát ven biển để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối;” Như vậy gia đình ông Hải đã thực hiện tốt chính sách đất đai của nhà nước. Đề nghị HĐXX không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Giao thửa đất trên cho anh Vàng A S tiếp tục sử dụng.

Tại phiên Tòa hôm nay Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn phát biểu ý kiến:

Quá trình tiến hành tố tụng, Thẩm phán, HĐXX, Thư ký tòa án đã tiến hành đúng theo quy định của pháp luật tố tụng. Tại phiên tòa nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ lờiên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ đúng quy định. Đề nghị HĐXX căn cứ khoản 1 Điều 157, Điều 147, 271, 273 của BLTTDS; điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Miễn án phí cho nguyên đơn. Buộc nguyên đơn phải chịu chi phí thẩm định tại chỗ. Các đương sự được quyền kháng cáo theo quy định.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài lờiệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, căn cứ vào Lời khai của đồng nguyên đơn, đồng bị đơn, những người làm chứng tại phiên tòa hôm nay, HĐXX nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng:

Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm. Đây là tranh chấp quy định tại khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) vụ án do Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái thụ lý giải quyết là đúng thẩm quyền. Trước khi khởi kiện tại Tòa án các bên đã yêu cầu UBND xã SG hòa giải nhưng không thành nên các đương sự khởi kiện tại Tòa án là đúng quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013.

[2] Về nội dung vụ án:

2.1 Về tên gọi của đồng nguyên đơn Vàng Thị S: Trong thông báo thụ lý vụ án, trong một số văn bản tố tụng, Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn đã ghi tên đồng nguyên đơn là Vàng Thị Xu. Tại chứng minh nhân dân của đồng nguyên đơn ghi tên là Vàng Thị S do vậy cần xác định lại tên của nguyên đơn đúng với tên trong chứng minh nhân dân là Vàng Thị S.

2.2 Đối với yêu cầu đòi lại thửa đất của các đồng nguyên đơn.

Thửa đất tranh chấp hiện chưa được nhà nước cấp GCNQSDĐ cho cá nhân, hộ gia đình nào do vậy cần căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP gày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (Sau đây gọi tắt là Nghị định 43), để xem xét việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu đòi lại thửa đất của nguyên đơn, cụ thể quy định như sau: “1. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau: a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;”.

Phía nguyên đơn trình bày thửa đất trên do ông Trang A G khai phá, vào năm 2004 cho ông Vàng Sùng Hải mượn 2 năm để trồng cỏ voi sau đó đã đòi lại quản lý sử dụng từ đó đến tận 2016 khi caon ông G đào nền nhà thì hai bên mới xảy ra tranh chấp.

Phía bị đơn trình bày đất do bố là ông Vàng Sùng Hải khai phá từ năm 1998 và gia đình đã sử dụng ổn định từ đó đến 2018 sau khi ông Hải chết, ông G mới xảy ra tranh chấp nên không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

HĐXX thấy rằng do nguyên đơn, bị đơn có Lời khai khác nhau về lịch sử khai phá và sử dụng thửa đất trên. Do vậy cần căn cứ trên Lời khai của những người làm chứng là hàng xóm, là người sống lâu năm tại khu vực có đất tranh chấp và có nắm rõ quá trình sử dụng thửa đất đó. Quá trình thu thập chứng cứ những người làm chứng là các ông L A C, Vàng A L đều khẳng định người đầu tiên khai phá thửa đất trên là ông Trang A Tủa nhưng sau đó ông Tủa bỏ hoang và ông G khai phá lại, sau đó ông G cũng bỏ hoang nên ông Vàng Sùng Hải là bố của anh Vàng A S mới khai phá lại, kể từ khi ông Hải khai phá lại thì gia đình ông Hải và sau này là gia đình Anh S Cnh tác sử dụng ổn định trên mảnh nương trên. Quá trình ông Hải sử dụng có đào hào và rào xung quanh mảnh nương, ông G có biết nhưng cũng không phản đối gì. Trong thời gian gia đình ông Hải sử dụng mảnh nương đó ông Chu, ông L không thấy gia đình ông G Cnh tác sử dụng mảnh nương đó. Lời khai của ông Chu, ông L cũng phù hợp với Lời khai của bà G Thị M là người có thửa đất giáp đó và cũng phù hợp với Lời khai của người làm chứng là ông Vàng A X. Ông G khai gia đình vẫn quản lý sử dụng mảnh nương đó hàng năm đều lên hái chè nhưng không ai chứng kiến, trong khi đó những người có mảnh nương gần đó đều nhìn thấy gia đình ông Hải và sau này là gia đình Anh S Cnh tác hái chè trên thửa đất đó. Như vậy Lời khai của ông G về việc sử dụng mảnh đất đó thường xuyên, lờiên tục là không có cơ sở để chấp nhận. Tại phiên tòa ông G khai hàng năm vẫn đi qua “nhìn” mảnh đất đó, nhìn có nghĩa là quản lý mảnh đất đó. Những người làm chứng đều xác nhận ông Hải cùng ông Chu có rào thửa đất đó và vẫn duy trì tu bổ hàng rào để chống trâu, bò cũng như không cho mọi người đi qua thửa đất. Ông G hàng năm vẫn quản lý nhưng khi thấy ông Hải rào và duy trì tu bổ hàng rào mà không có ý kiến phản đối khi người khác xâm phạm tới quyền lợi của mình là điều không phù hợp. Có cơ sở để nhận định việc ông Trang A G đã bỏ hoang mảnh đất đã khai phá lại của ông Trang A Tủa là đúng vì theo phong tục, tập quán Cnh tác trước đây của đồng bào dân tộc Mông là du Cnh, khi trồng cấy cây cối hoa màu không phát triển được, mọi người sẽ bỏ thửa đất đó để tìm đến thửa đất mới màu mỡ hơn, phong tục này cũng được những người làm chứng thừa nhận. Chính vì vậy nên ông G hàng năm chỉ đi qua “nhìn” đất mà không phản đối gì việc ông Hải rào thửa đất đó. Đối với ý kiến của nguyên đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ lờiên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn về việc cho ông Hải mượn đất năm 2004 đây là thỏa thuận giữa ông Hải và ông G, mọi người phải tôn trọng và thực hiện theo thỏa thuận. HĐXX thấy rằng đây chỉ là Lời khai của nguyên đơn mà không có ai chứng kiến, mặt khác chính ông G đã khai sau 2 năm ông G đã đòi lại mảnh đất trên rồi quản lý từ đó đến khi xảy ra tranh chấp. Qua xác minh thực tế kể từ khi ông Hải và ông Chu đào hào, rào lại thửa đất, ông Hải và sau này là Anh S mới là người thường xuyên và trực tiếp quản lý sử dụng thửa đất đó. Do vậy ý kiến của ông Trang A G là không có cơ sở, không phù hợp với thực tế.

Tính đến năm 2021 là năm xảy ra tranh chấp gia đình Anh S đã sử dụng thửa đất ổn định 17 năm như Lời khai của các ông L A C và Vàng A L.

Từ nhận định trên HĐXX thấy rằng yêu cầu của nguyên đơn buộc các đồng bị đơn phải trả lại thửa đất trên cho nguyên đơn là không có cơ sở để chấp nhận.

[3] Về án phí và chi phí tố tụng:

3.1 Án phí:

- Do yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận nhưng nguyên đơn là người dân tộc thiểu số ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đã có đơn xin miễn án phí. HĐXX thấy rằng nguyên đơn thuộc đối tượng được miễn án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, nên cần được miễn nộp án phí.

3.2 Chi phí tố tụng: Do yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận nên nguyên đơn phải chịu chi phí thẩm định tại chỗ là 5.201.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 157 của BLTTDS.

[4] Về quyền kháng cáo: Các đương sự có mặt tại phiên tòa, các đương sự vắng mặt nhưng đã có ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng và người được ủy quyền có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

[5] Quan điểm về việc giải quyết vụ án của đại diện Viện kiểm sát phù hợp với quy định của pháp luật nên được chấp nhận.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 157, Điều 147, 271, 273 của BLTTDS; điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Điều 91 Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014. Tuyên xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu của các đồng nguyên đơn ông Trang A G và bà Vàng Thị S về việc buộc gia đình anh Vàng A S phải dừng các hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến diện tích đất của ông G, buộc Anh S phải trả lại quyền sử dụng đất cho gia đình ông Trang A G, diện tích cụ thể 2,252,6m2.

Buộc các đồng nguyên đơn ông Trang A G và bà Vàng Thị S cùng người có quyền lợi nghĩa vụ lờiên quan anh Trang A R và anh Trang A S có trách nhiệm tháo dỡ toàn bộ hàng rào cọc gỗ dây thép gai để hoàn trả 1997,2 m2 đất thuộc thôn BM, xã SG huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho anh Vàng A S, chị G Thị C và bà G Thị X.

Cụ thể thửa đất có tọa độ như sau:

ĐIỂM

TỌA ĐỘ

Cạnh

X (m)

Y (m)

1

482917,86

2392255,88

5,84

2

482922,08

2392251,83

5,42

 

3

482926,23

2392248,34

9,52

4

482932,85

2392241,50

4,49

5

482935,70

2392238,03

4,42

6

482938,06

2392234,30

5,40

7

482940,97

2392229,75

2,21

8

482942,32

2392227,99

8,14

9

482945,45

2392220,48

2,93

10

482945,90

2392217,58

5,41

11

482940,51

2392217,14

2,20

12

482938,58

2392216,08

4,81

13

482935,65

2392212,27

2,69

14

482934,38

2392209,90

5,50

15

482932,69

2392204,67

5,61

16

482931,19

2392199,26

10,71

17

482929,66

2392188,67

2,37

18

482927,33

2392189,12

5,21

17

482922,50

2392191,08

5,96

20

482916,78

2392192,76

7,94

21

482909,07

2392194,64

7,88

22

482901,22

2392195,36

0,71

23

482900,54

2392195,16

8,84

24

482895,06

2392202,10

6,14

25

482891,01

2392206,71

0,80

26

482891,25

2392207,48

3,99

27

482892,14

2392211,36

7,62

28

482896,60

2392217,55

9,27

29

482902,06

2392225,03

6,75

30

482905,54

2392230,82

9,91

31

482909,68

2392239,83

7,88

32

482912,43

2392247,21

9,22

33

482916,91

2392255,27

1,13

 

482917,86

2392255,88

 

Có sơ đồ kèm theo để đảm bảo việc thi hành án.

4. Về án phí và chi phí tố tụng:

- Miễn án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch cho nguyên đơn Trang A G và Vàng Thị S.

- Hoàn trả cho ông Trang A G và bà Vàng Thị S 300.000 (Ba trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí DSST đã nộp tại biên lai số AA/2021/0000765 ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

- Các đồng nguyên đơn ông Trang A G và bà Vàng Thị S phải chịu chi phí thẩm định tại chỗ là 5.201.000 (Năm triệu hai trăm lờinh một nghìn) đồng. Xác nhận đã nộp đủ.

5. Các đồng nguyên đơn ông Trang A G và bà Vàng Thị S, các đồng bị đơn anh Vàng A S và chị G Thị C, được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ lờiên quan tham gia tố tụng với nguyên đơn anh Trang A R, anh Trang A S và người có quyền lợi, nghĩa vụ lờiên quan tham gia tố tụng với bị đơn bà G Thị X được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ tuyên án.

Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7,7a và 9 Luật Thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1166
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp đất đai số 02/2022/DS-ST

Số hiệu:02/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Văn Chấn - Yên Bái
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 13/04/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;