Bản án về kiện đòi tài sản; yêu cầu trả tiền công gìn giữ, tôn tạo tài sản và tiền công nuôi dưỡng số 17/2019/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

BẢN ÁN 17/2019/DS-PT NGÀY 08/11/2019 VỀ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN; YÊU CẦU TRẢ TIỀN CÔNG GÌN GIỮ, TÔN TẠO TÀI SẢN VÀ TIỀN CÔNG NUÔI DƯỠNG

Ngày 08 tháng 11 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 17/2019/TLPT-DS ngày 05 tháng 8 năm 2019, về tranh chấp: “Kiện đòi tài sản; yêu cầu trả tiền công gìn giữ, tôn tạo tài sản và tiền công nuôi dưỡng”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2019/DS-ST ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 25/2019/QĐ-PT ngày 04/10/2019; Quyết định hoãn phiên tòa số 22/2019/QĐ-PT ngày 29/10/2019, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Lò Thị P, sinh năm 1958; địa chỉ: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Kim N; Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Điện Biên.

- Bị đơn: Ông Lò Văn O, sinh năm 1966 và bà Quàng Thị I, sinh năm 1972.

Cùng địa chỉ: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Lò Văn T, sinh năm 1956; nơi đăng ký HKTT: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên; hiện đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam N, Tổng cục VIII Bộ Công an.

Người đại diện theo ủy quyền của ông T: Bà Lò Thị P, sinh năm 1958. Địa chỉ: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

2. Chị Lò Thị T1, sinh năm 1986. Địa chỉ: Khu A, thị trấn T, huyện T, tỉnh Lai Châu.

3. Anh Lò Văn D, sinh năm 1982. Địa chỉ: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

4. Anh Lò Văn H, sinh năm 1983. Địa chỉ: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

5. Cháu Lò Thị S, sinh ngày 13/11/1998. Địa chỉ: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

6. Cháu Lò Văn Q, sinh ngày 13/12/2001. Địa chỉ: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

Người đại diện theo pháp luật cho cháu Q là ông Lò Văn O và bà Quàng Thị I.

- Người làm chứng:

1. Ông Lò Văn C, sinh năm 1956.

2. Anh Lò Văn T2, sinh năm 1971.

3. Ông Tòng Văn V, sinh năm 1968.

4. Ông Quàng Văn T4, sinh năm 1958.

5. Ông Quàng Văn A, sinh năm 1944.

6. Ông Quàng Văn M, sinh năm 1963.

7. Ông Lò Văn L, sinh năm 1967.

Cùng địa chỉ tại: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

8. Ông Lò Văn Y, sinh năm 1967. Địa chỉ Bản L, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

9. Ông Quàng Văn K, sinh năm 1943. Trú tại Bản D, xã H, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Người kháng cáo:

1. Nguyên đơn: Bà Lò Thị P, sinh năm 1958; Nơi đăng ký HKTT: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

2. Bị đơn: Ông Lò Văn O, sinh năm 1966 và bà Quàng Thị I, sinh năm 1972. Cùng địa chỉ: Bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

- Những người được Tòa án triệu tập và có mặt tại phiên tòa phúc thẩm gồm: bà P, ông O, bà I, anh H, chị T1; tại phiên tòa anh D, cháu S và cháu Q xin xét xử vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Trong đơn khởi kiện đề ngày 05/10/2018, biên bản lấy lời khai ngày 22/01/2019, nguyên đơn bà Lò Thị P trình bày:

Năm 1998, bà Lò Thị P và chồng là Lò Văn T sang Lào làm ăn để lại toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở cho vợ chồng em trai ông T là ông Lò Văn O và vợ là Quàng Thị I ở và trông nom, chăm sóc và sản xuất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M845981 mang tên Lò Văn T do UBND huyện Đ cấp ngày 24/11/1997. Trong đó có 7 thửa đất ruộng; một diện tích đất thổ cư 400 m2; một thửa 912 m2 đất ruộng màu; một thửa 1.212 m2 đt ruộng màu tờ bản đồ số 49-B, 49-D, Nhà ở là nhà sàn gỗ 5 gian lợp ngói đỏ làm từ năm 1993. Khi giao nhà và đất cho ông O, vợ chồng bà P không làm giấy tờ gì, chỉ giao bằng miệng cho ông O có cả bà I và có em trai là Lò Văn T2 làm chứng. Vợ chồng bà P nhờ ông bà O - I trông coi nhà cửa, chăm sóc 02 người con của ông bà T - P là Lò Văn H và Lò Thị T1 và trả nợ ngân hàng giúp vì ông bà T - P đi không biết bao giờ về". Sau đó ông O chuyển sang ở nhà, đất của ông bà T – P cho đến nay. Năm 2014, ông T bị bắt về chấp hành án tại Trại giam N. Năm 2016, bà P cũng từ bên Lào quay về ở tại nhà cũ cùng gia đình ông O. Một thời gian sau, bà P có trao đổi với vợ chồng ông O, bà I về việc lấy lại nhà và quyền sử dụng đất nhưng vợ chồng ông O không nhất trí nên hai bên nảy sinh mâu thuẫn, cãi nhau, đánh nhau. Đến nay, bà P đang ở nhờ nhà chị gái của bà P; còn gia đình ông O vẫn ở nhà và cấy diện tích đất lúa trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Lò Văn T. Bà P đề nghị Tòa án buộc ông Lò Văn O và bà Quàng Thị I phải trả lại cho ông bà T – P những tài sản sau:

1. Toàn bộ diện tích đất 4.606 m2 trong giấy chứng nhận số M845981 mang tên Lò Văn T, người thừa kế Lò Thị P. Địa chỉ thửa đất đội B, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

2. Nhà ở là nhà sàn lợp ngói đỏ 5 gian, làm từ năm 1993 có giá trị hiện tại khoảng 70.000.000 đồng. Nhà được làm trên diện tích đất ở 400 m2 tha đất số 972, tờ bản đồ 49-D. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Lò Văn T, đội B, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

3.Tiền hoa màu sử dụng đất từ năm 1998 đến nay theo giá thầu của hợp tác xã cụ thể đất ruộng 2.418m2 x 2kg thóc/m2 x 2 vụ x 18 năm x 8.000đ/kg là 139.276.800đ. Đất màu 1.788m2 x 2kg ngô/m2 x 2 vụ x 18 năm x 5.000đ/kg là 64.368.000đ 4. Tiền tài sản để lại: 1 con lợn mẹ nặng 100kg x 3.000đ/kg là 3.000.000đ.

03 con lợn con nặng 15 kg/3con x 3.000đ/kg là 1.350.000đ; có 05 cây nhãn thu hoạch 1.000.000đ/ năm x 20 năm là 20.000.000đ. Tiền mua cá giống thả vào ao 2.005.200 đồng.

Tng cả tiền hoa màu và tài sản là 230.000.000 đồng (hai trăm ba mươi triệu đồng); Bà P yêu cầu vợ chồng ông O, bà I phải trả số tiền trên.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 27/12/2018 ông Lò Văn T trình bày: Ông T nhất trí với nội dung khởi kiện của bà P. Vì ông T đang chấp hành án nên không có khả năng đền bù công sức tôn tạo nhà cửa và nuôi dưỡng con. Ông T đề nghị ông bà O - I nhận 200 m2 đất ở và số tiền hỗ trợ 50.000.000đ để làm nhà. Tiền hoa màu và tài sản để lại ông T không đòi nữa. Ông T xin được vắng mặt và ủy quyền toàn bộ việc tham gia tố tụng cũng như quyết định giải quyết tranh chấp cho bà Lò Thị P.

* Tại đơn trình bày đề ngày 01/3/2017, biên bản lấy lời khai ngày 06/3/2017, ngày 01/6/2017. Biên bản lấy lời khai ngày 14/12/2018 cùng bản tự khai ngày 24/10/2018. Ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I trình bày:

Năm 1998, ông T bà P bị bắt về ma túy tại nhà, sau đó ông T, bà P chạy trốn. Trên đường trốn chạy, ông T bà P gặp bà I ở nhà ông Chiến - Khoán bản Na Dôn, xã Hẹ Muông và nói: "Bây giờ anh chị bị công an đuổi bắt thì anh chị chạy trốn sang Lào. Chú thím đến ở nhà anh chị, chăm con cho anh chị". Khoảng 1 tuần sau đó vợ chồng O - I chuyển về ở nhà ông T dù khi đó ông bà O - I đã làm nhà tạm ở đội 11, bản Co Mỵ cách đó khoảng 3 km và có đủ bộ cột nhà sàn chuẩn bị làm nhà. Ông bà O - I ở ổn định, sử dụng nhà của ông T, canh tác trồng lúa, làm ao trên toàn bộ diện tích đất của ông T, bà P từ đó cho đến nay. Ông bà O - I nuôi hai con của ông T, bà P. Nuôi anh H được một năm thì anh H sang Lào, còn nuôi chị T1 từ khi 10 tuổi cho đến khi lấy chồng. Năm 2016, bà P quay về Điện Biên và đề nghị ông bà O - I trả nhà cho bà P. Khi đó ông bà O - I cũng nhất trí trả nhà nhưng vì điều kiện không có nhà ở nên đề nghị ông bà T - P cho gia đình ông O một suất đất ở, đồng thời hỗ trợ tiền làm nhà nhưng bà P không đồng ý, vì vậy ông bà O - I không nhất trí vì thực tế ông bà O - I có công sức trong việc trông nom, gìn giữ đất đai nhà cửa, tôn tạo làm mới một số công trình, chăm sóc con cái cho ông bà T – P. Đến nay bà P và ông T khởi kiện đòi lại nhà và đất vợ chồng ông O nhất trí trả lại nhà đất nhưng yêu cầu ông bà T – P phải trả các khoản tiền tôn tạo nâng cấp, trông coi nhà cửa và nuôi dưỡng anh H và chị T1; cụ thể như sau:

1. Tiền nợ ngân hàng 8.000.000đ lãi 5 triệu là 13 triệu lãi từ năm 1998 đến nay là 30 triệu đồng.

2. Tiền xây chuồng lợn: 30 triệu đồng.

3. Tiền xúc ao mới 20 triệu đồng.

4. Tiền đổ đất vào ao cũ, lấp ruộng để làm vườn 20 triệu đồng.

5. Tiền đổ sân, nền nhà, mua tảng kê nhà là 40 triệu đồng.

6. Tiền khoan giếng, xây bể lọc nước, xây nhà tắm là 50 triệu đồng.

7. Tiền xây nhà vệ sinh 10 triệu đồng.

8. Tiền xây tường bao là 15 triệu đồng.

9. Tiền trả gỗ vay ông T3 do ông T bà P vay là 4 triệu đồng.

10. Tiền xây cầu thang là 10 triệu đồng.

11. Tiền xây cống thoát nước và lắp ống nhựa 4.500.000đ.

12. Tiền cưới vợ cho cháu H là 20 triệu đồng.

13. Tiền công nuôi cháu T1 74 tháng từ tháng 5/1998 đến tháng 6/2005 là 74 x 3.000.000đ/ tháng là 222.000.000đ.

14. Tiền nuôi cháu H 1 năm (1999) là 12 tháng x 3 triệu/01 tháng là 36 triệu đồng.

15. Tiền cưới chồng cho cháu T1 là 30 triệu đồng.

16. Tiền mua xe máy cho cháu T1 30 triệu đồng.

17. Tiền xin việc cho cháu T1 là 50 triệu đồng.

18. Tiền trông coi nhà cửa ruộng đất tính 10 triệu trên năm x 20 năm là 200 triệu đồng.

19. Tiền thăm gặp ông Lò Văn T ở trại giam 2 năm mỗi năm 5 triệu là 10 triệu đồng.

20. Tiền trả nợ cho cháu T1 vay ông Quàng Văn M là 20 triệu x 1% x 58 tháng là 11. 600.000đ. Cộng lãi gốc là 31 triệu đồng.

Tng các khoản yêu cầu ông bà T – P phải trả là 860.500.000 đồng (Tám trăm sáu mươi triệu năm trăm nghìn đồng).

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 19/10/2017 và bản tự khai ngày 23/01/2019, chị Lò Thị T1 trình bày: Năm 1998 do bố mẹ sang Lào làm ăn nên ông bà O - I có đến nhà ông T và bà P ở và chăm sóc 2 anh em là H và T1 (H ở 01 năm 1999 rồi sang Lào cùng bố mẹ) còn T1 ở đến khi lấy chồng; nay có tranh chấp ông bà O I đòi tiền công nuôi dưỡng chị T1 là 74 tháng từ tháng 5/1998 đến tháng 6/2005 là 74 x 3.000.000đ/ tháng là 222.000.000đ thì chị T1 không nhất trí, chị T1 cho rằng ông bà O – I coi chị T1 như con gái lớn trong nhà, chị T1 cũng tham gia lao động, đóng góp công sức để sinh hoạt hàng ngày.

Ông bà O - I có tổ chức đám cưới cho chị T1 nhưng chị T1 không nhất trí trả số tiền 40 triệu đồng cho ông bà O - I vì theo phong tục nhà trai có đóng góp cho nhà gái 20.000.000 đồng. Sau đám cưới, chị T1 đưa 20.000.000đ tiền mừng cho ông bà O - I sử dụng. Còn tiền mua xe máy cho chị T1 30 triệu đồng được lấy từ tiền được Nhà nước đền bù tiền đất của ông bà T – P khi xây kè bờ suối E. Tiền xin việc cho chị T1 hết 50 triệu đồng nhưng chị T1 không nhất trí trả cho ông bà O – I vì trước khi chị T1 đi làm ông O bà I có đem 20 con lợn về để chị T1 nuôi rồi bán được 20.000.000đ. Nên xin việc chỉ hết 30.000.000đ (vay của ông Quàng Văn M 20 triệu, ông O, bà I cắm sổ đất vay 10.000.000đ); khi đi làm chị T1 cũng gửi tiền về cho ông bà O - I nhưng không nhớ cụ thể, có lần 5 triệu, có lần 10 triệu đồng nên khoản tiền chi phí xin việc, chị T1 cũng không nhất trí trả cho ông bà O - I.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 19/10/2017 và bản tự khai ngày 29/01/2019, anh Lò Văn H trình bày: Năm 1998, do bố mẹ sang Lào làm ăn nên ông bà O- I có đến nhà ở và chăm sóc 2 anh em là T1 và H; H chỉ ở cùng 01 năm, sau đó sang Lào cùng bố mẹ. Một năm ở cùng ông bà O - I anh H cũng tham gia lao động sản xuất nên không đồng ý trả tiền công nuôi dưỡng 36 triệu đồng. Tiền đám cưới ông O, bà I tổ chức cho anh H là có thật, chi phí hết 20 triệu đồng; anh H nhất trí trả lại cho ông O, bà I theo yêu cầu nhưng ông O, bà I phải trả nhà và đất cho ông bà T – P để có chỗ ở làm ăn kiếm tiền trả cho ông bà O - I.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 19/10/2017 và tại bản tự khai ngày 16/3/2019 anh Lò Văn D trình bày: Việc tranh chấp nhà đất giữa ông bà T - P và ông bà O - I anh D không biết, anh D không có đóng góp gì về xây dựng cải tạo nhà cửa cùng gia đình ông O; Đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật. Anh D xin được xét xử vắng mặt vì bận làm thuê.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 19/10/2017 và các bản tự khai ngày 13/5/2019 cháu Lò Thị S, cháu Lò Văn Q trình bày: Vì còn nhỏ, sống phụ thuộc nên nghe theo ý kiến của bố mẹ là Lò Văn O, Quàng Thị I.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 14/12/2018 ngày 14/5/2019 ông Lò Văn T2 trình bày: ông T2 là em trai ông Lò Văn T và Lò Văn O, được chứng kiến sự việc năm 1998, tại lán xẻ gỗ của ông O thuộc địa phận bản D xã G nay là xã H có cả hai vợ chồng ông T bà P nói với vợ chồng O - I: "Bây giờ anh chị bị công an đuổi bắt không biết sống chết thế nào. Nhờ chú thím trông coi nhà cửa và chăm sóc 02 đứa cháu giúp anh chị trả nợ ngân hàng hộ anh chị, anh chị đi không biết bao giờ về". Khi giao toàn bộ nhà đất chỉ giao bằng miệng cho ông O có cả bà I và ông T2 làm chứng, không làm giấy tờ gì, không có thời hạn quay về lấy lại. Ông Lò Văn T2 khai chính ông T2 và ông Lò Văn Y là người trực tiếp hỏi thuê ông Lò Văn Y dùng máy xúc đào ao giúp ông O, sau đó ông T2 đổ đất lấp ao từ ao mới sang ao cũ cho ông O tổng cộng 40 xe mỗi xe 300.000đ vào tháng 11 năm 2011 thành tiền là 12.000.000đ * Tại biên bản lấy lời khai ngày 28/01/2019 khai ông Lò Văn C trình bày: ông C biết sự việc ông T bà P trốn sang Lào vì ông C là anh trai ruột của bà P, bà P nhờ ông C trông giúp nhà cửa và cháu T1, H trong 5 ngày thì mẹ ông T và ông O lên nói chuyện với bố con ông C cùng thống nhất để ông O, bà I lên ở nhà ông T trông coi nhà cửa nuôi hai cháu T1 và H và trả nợ ngân hàng 8 triệu tiền gốc và tiền lãi; ông O, bà I ở nhà ông bà T – P cho đến thời điểm hiện tại.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 14/5/2019 ông Lò Văn Y trình bày: Khoảng 2 ngày là ngày 15, 16 tháng 10 năm 2011 ông O có thuê ông Y xúc ao. Ông Y đã thuê máy xúc tại công ty tư nhân B tại phường C và trực tiếp xúc ao trong 3 ngày tổng cộng 20 giờ mỗi giờ 1 triệu đồng ông O thanh toán cho ông Y số tiền là 20.000.000đ.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 14/5/2019 ông Quàng Văn M trình bày:

Vào tháng 6 năm 2011 ông O có vay ông M số tiền 20.000.000đ để lo việc cho chị T1 có lãi theo thỏa thuận; đến tháng 01 năm 2014 ông O đã trả đủ cho ông M cả gốc và lãi tôi không nhớ bao nhiêu tiền lãi vì thời gian lâu quá. Cháu T1 cũng biết việc vay nợ này. Ông M không yêu cầu gì đối với ông O.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 13/5/2019 ông Tòng Văn V trình bày: Vic ông T bà P chạy trốn sang Lào, ông V là hàng xóm và là em vợ của ông O, bà I nên có biết. Tại thời điểm đó, ông T đang vay tiền ngân hàng, đến hạn thu nợ ngân hàng định niêm phong nhà đất của ông T bà P nên ông O, bà I đã bán bộ nhà sàn gồm 24 cột tròn to, các thanh xà ngang, xà dọc, 24 thanh xà gồ với giá 6.000.000đ cho ông V để lấy tiền trả nợ cho ngân hàng.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 13/5/2019 ông Quàng Văn T3 trình bày:

Ông T3 là hàng xóm sát sau nhà ông T, khi làm nhà ông T có vay của ông T3 8 tấc gỗ ván dài 4m; sau khi ông T trốn sang Lào, ông O, bà I đến ở nhà ông T, ông O có đi mua 8 tấc gỗ dài đúng chủng loại về trả cho ông T3.

Tại Biên bản định giá tài sản ngày 19/4/2019 Hội đồng định giá tài sản đã tiến hành định giá khối tài sản đang tranh chấp, cụ thể:

1. 01 nhà sàn khung cột gỗ, thưng gỗ, sàn gỗ, mái lợp ngói đỏ, cột kê diện tích 15 x 10 = 150m2 theo giá thị trường tại thời điểm hiện tại là 70.000.000đ (giá trị khấu hao hết vì làm từ năm 1993).

2. Nhà bếp khung cột gỗ, thưng phên tre, sàn gỗ, mái lợp ngói đỏ kích thước 5,7 x 5,8 = 33,06m2. Giá thị trường tham khảo địa phương tại thời điểm định giá là 3.000.000đ đã khấu hao hết giá trị vì làm từ năm 1993.

3. Tảng kê cột nhà không có thép số lượng 24 tảng làm từ năm 2013. 24 x170 = 4.280.000đ. Tiền công kích tảng là 2.500.000đ và công vận chuyển 200.000đ; tổng 3 khoản là 6.780.000đ.

4. Nền nhà sàn diện tích 9,5 x 14,5 = 137,75m2; nguyên giá 22.348.560đ, khấu hao còn lại 15.643.992 đ.

5. Sân nhà 5,5 x 18,5=101,75m2, nguyên giá 11.005.280đ, khấu hao còn lại 7.704.000đ.

6. Cầu thang bậc tam cấp kích thước 2,8 x 1,86 = 5.208m2, nguyên giá là 1.227.744đ khấu hao còn lại 982.195 đ.

7. Mặt bậc bê tông cầu thang cốt thép kích thước 2,8 x 1,1 x 2 = 6,16m2, nguyên giá 11.659.648đ, khấu hao còn lại là 9.327.718đ.

8. Chuồng lợn xây gạch láng nền vữa xi măng, mái lợp proxi măng kích thước 7,4 x 9,9 = 73,26m2 làm từ năm 2002 đến thời điểm hiện tại giá khấu hao hết.

9. Nhà tắm xây gạch vữa xi măng kích thước 3,4 x 2,2 = 7,48m2 làm từ năm 2013; nguyên giá 1.820.332đ khấu hao còn lại 1.274.233 đ.

10. Nhà vệ sinh xây gạch vữa xi măng tường 10, làm năm 2013 kích thước 1,1 x 1,6 =1,76m2; nguyên giá 428.313đ, khấu hao còn 229.820 đ.

11. Tường rào bao quanh và tường bao chuồng gà dài 20,5m xây chung cùng 3 hàng xóm chia diện tích tính tiền xây từ năm 2016; nguyên giá 5.820.360đ khấu hao còn lại 4.074.525đ.

12. Giếng khoan sâu 20m làm từ năm 2013; nguyên giá 3.240.000đ, khấu hao còn 1.296.000đ.

13. Cống bi phi 90 dài 4,9m làm từ năm 2013; nguyên giá 5.905.536đ, khấu hao còn lại 4.133.876đ.

14. Bể lọc nước xây bằng gạch làm từ năm 2013, diện tích 4,74m2. Nguyên giá 3.204.240đ, khấu hao còn lại 2.242.968đ.

15. Ống nhựa PVC thoát nước thải = 316.000 đồng.

16. Phần diện tích đất 4.606 m2 đt ở và đất ruộng vườn. Hội đồng đã xem xét thẩm định không định giá đất vì diện tích đất còn nguyên như diện tích ban đầu. Ông O, bà I chỉ xin chuyển mục đích sử dụng các thửa trồng lúa sang làm ao và làm vườn có xin ý kiến và được ông T bà P đồng ý. Hiện trạng đất có thay đổi nhưng diện tích các thửa vẫn đúng như trong giấy chứng nhận. Các đương sự không tranh chấp quyền sử dụng đất nhà, mà chỉ tính giá trị các tài sản làm thêm trên đất các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng.

Tng giá trị tài sản đã định giá là:

Giá trị nhà 70.000.000đ, bếp 3.000.000đ; tổng nhà và bếp là 73 triệu đồng.

Giá trị các tài sản làm thêm sau khi khấu hao còn lại là 54.005.327 đồng.

Tại biên bản hòa giải ngày 07/5/2019, bà P vẫn giữ nguyên yêu cầu đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, bà P tự nguyện rút yêu cầu đối với tiền hoa màu và tài sản để lại. Ông O, bà I đồng ý trả lại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nhưng ông O, bà I yêu cầu bà P, ông T phải trả tiền công sức phát triển, trông giữ tài sản, tiền nuôi dưỡng các con bà P, ông T cùng các chi phí khác.

Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2019/DS-ST ngày 27/6/2019 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Điện Biên quyết định:

Áp dụng: Điều 26, Điều 35, Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều 157, Điều 158, Điều 165, Điều 166, Điều 217, Điều 218, Điều 235 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Điều 263, 264 Bộ luật dân sự 1995, Điều 185, Điều 255, Điều 256 Bộ luật dân sự 2005. Khoản 2, 5, 8 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.

1. Tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Lò Thị P, ông Lò Văn T đối với bị đơn ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I.

* Buộc vợ chồng ông O, bà I phải trả lại cho vợ chồng ông T, bà P: Quyền sử dụng 4.606m2 đất mang tên Lò Văn T, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M845981 UBND huyện Đ cấp ngày 24/11/1997 đã được gia hạn tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đến tháng 12 năm 2067. Trong đó có 7 thửa đất lúa; một thửa đất thổ cư 400m2 và hai thửa đất ruộng màu tờ bản đồ số 49-B, 49- D. Và 01 nhà sàn khung cột gỗ, thưng gỗ, sàn gỗ, mái lợp ngói đỏ, cột kê diện tích 15 x 10 = 150m2 theo giá thị trường tại thời điểm hiện tại là 70.000.000đ (giá trị khấu hao hết vì làm từ năm 1993). Địa chỉ nhà và đất ở bản Y, xã M, huyện Đ, tỉnh Điện Biên. Cụ thể gồm các thửa số: 32, 118, 889, 890, 970, 971, 972, 1005, 1008, 1009 tờ bản đồ 49B, 49D (Theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 19/4/2019 của Tòa án huyện Đ và sơ đồ trích đo hiện trạng của địa chính xã M và Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của huyện Đ).

+ Giao cho ông T, bà P được sở hữu và sử dụng:

- 01 nhà sàn khung cột gỗ, thưng gỗ, sàn gỗ, mái lợp ngói đỏ, cột kê diện tích 15 x 10 = 150m2 theo giá thị trường tại thời điểm hiện tại là 70.000.000đ (giá trị khấu hao hết vì làm từ năm 1993).

- Nhà bếp khung cột gỗ, thưng phên tre, sàn gỗ, mái lợp ngói đỏ kích thước 5,7 x 5,8 = 33,06m2. Giá thị trường tham khảo địa phương tại thời điểm định giá là 3.000.000đ đã khấu hao hết giá trị vì làm từ năm 1993.

- Tảng kê cột nhà không có thép số lượng 24 tảng làm từ năm 2013. 24 x 170 = 4.280.000đ. Tiền công kích tảng là 2.500.000đ và công vận chuyển 200.000đ; tổng 3 khoản là 6.780.000đ.

- Nền nhà sàn diện tích 9,5 x 14,5 = 137,75m2; nguyên giá 22.348.560đ, khấu hao còn lại 15.643.992 đ.

- Sân nhà 5,5 x 18,5 = 101,75m2, nguyên giá 11.005.280đ, khấu hao còn lại 7.704.000đ.

- Cầu thang bậc tam cấp kích thước 2,8 x 1,86 = 5.208m2, nguyên giá là 1.227.744đ khấu hao còn lại 982.195 đ.

- Mặt bậc bê tông cầu thang cốt thép kích thước 2,8 x 1,1 x 2 = 6,16m2, nguyên giá 11.659.648đ, khấu hao còn lại là 9.327.718đ.

- Chuồng lợn xây gạch láng nền vữa xi măng, mái lợp proxi măng kích thước 7,4 x 9,9 = 73,26 m2 làm từ năm 2002 đến thời điểm hiện tại khấu hao hết.

- Nhà tắm xây gạch vữa xi măng kích thước 3,4 x 2,2 = 7,48m2 làm từ năm 2013; nguyên giá 1.820.332đ khấu hao còn lại 1.274.233 đ.

- Nhà vệ sinh xây gạch vữa xi măng tường 10 làm năm 2013 kích thước 1,1 x 1,6 =1,76m2; nguyên giá 428.313đ, khấu hao còn 229.820 đ.

- Tường rào bao quanh và tường bao chuồng gà dài 20,5m xây chung cùng 3 hàng xóm chia diện tích tính tiền xây từ năm 2016; nguyên giá 5.820.360đ khấu hao còn lại 4.074.525đ.

- Giếng khoan sâu 20m làm từ năm 2013; nguyên giá 3.240.000đ, khấu hao còn 1.296.000đ.

- Cống bi phi 90 dài 4,9m làm từ năm 2013; nguyên giá 5.905.536đ, khấu hao còn lại 4.133.876 đ.

- Bể lọc nước xây bằng gạch làm từ năm 2013, diện tích 4,74m2. Nguyên giá 3.204.240đ, khấu hao còn lại 2.242.968đ.

- Ống nhựa PVC thoát nước thải = 316.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản ông T, bà P được giao: 54.005.327 đồng.

* Buộc ông T, bà P phải thanh toán cho ông O, bà I số tiền:

- Giá trị tài sản phát triển, tôn tạo mới trên đất: 54.005.327 đồng.

- Trả khoản tiền nợ ngân hàng số tiền 8.000.000đ (gốc) + 5.000.000đ (lãi) = 13.000.000đ.

- Tiền xúc ao mới và đổ đất lấp ao cũ làm vườn số tiền: 20.000.000đ.

- Tiền công nuôi cháu T1 chưa thành niên từ tháng 5 năm 1998 đến tháng 6 năm 2005 = 74 tháng x 1.300.000 đồng/tháng = 96.200.000 đồng.

- Tiền nuôi dưỡng cháu Lò Văn H 12 tháng x 1.300.000đ = 15.600.000đ.

- Tiền chi phí đi lại tạo cho cháu T1 có công việc ổn định số tiền là 50.000.000đ.

- Tiền trông coi nhà cửa ruộng đất tính trông coi 18 năm mỗi năm 3 triệu đồng là 54.000.000đ.

- Tiền thăm gặp ông Lò Văn T ở trại giam 2 năm mỗi năm 5 triệu là 10.000.000đ.

- Tiền cưới chồng cho cháu Lò Thị T1 là 10.000.000đ.

- Tiền cưới vợ cho cháu Lò Văn H là 5.000.000đ.

Tổng số tiền ông T, bà P phải thanh toán cho ông O, bà I: 331.805.327 đ.

+ Đình chỉ giải quyết yêu cầu của bà Lò Thị P với khoản tiền hoa màu và tài sản để lại 230.000.000đ.

+ Công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của anh Lò Văn H đối với ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I. Anh Lò Văn H có nghĩa vụ trả cho ông Lò Văn O và bà Quàng Thị I số tiền 15.000.000 đồng.

2. Về chi phí thẩm định, định giá tài sản:

Ông O, bà I phải hoàn trả cho bà P, ông T số tiền 3.300.000đ (ba triệu ba trăm nghìn đồng) chi phí phục vụ việc thẩm định, định giá tài sản.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

3. Về án phí:

3.1. Bà Lò Thị P và ông Lò Văn T phải chịu 16.590.266 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch, được khấu trừ số tiền 7.300.000đ bà P đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai tạm ứng án phí số AA/2016/0002484 ngày 17/02/2017 là 1.550.000đ và 5.750.000đ theo biên lai số AA/2016/0003029 ngày 11/10/2018 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đ, bà P phải nộp tiếp số tiền là: 9.290.266 đồng.

3.2. Ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I phải chịu 25.784.733 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối với yêu cầu phản tố không được chấp nhận.

Ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I phải chịu 375.000đ án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối khoản tiền án phí thỏa thuận với Lò Văn H.

Ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I phải chịu 300.000đ án phí dân sự sơ thẩm. Tổng số tiền ông O, bà I phải chịu: 26.459.733đ. Được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí 13.960.000đ đã nộp theo các biên lai số: AA/2016/0002560 ngày 07/6/2017 và biên lai số AA/2016/0003061 ngày 11/01/2019 Ông O, bà I phải nộp tiếp số tiền là: 12.499.733 đồng.

Anh Lò Văn H phải chịu 375.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối với khoản tiền thỏa thuận với ông bà O, I.

Bản án sơ thẩm còn tuyên về nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 10/7/2019, nguyên đơn bà Lò Thị P gửi đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm đối với yêu cầu phản tố của ông O, bà I đến ngày 18/8/2019, gửi đơn thay đổi nội dung kháng cáo, cụ thể như sau: Không đồng ý trả cho Ông O, bà I tiền xúc ao mới 20.000.000 đồng; khoản tiền nuôi cháu T1 96.200.000 đồng; tiền nuôi cháu H 15.600.000 đồng; tiền lo chi phí việc cho cháu T1 50.000.000 đồng; tiền cưới chồng cho cháu T1 10.000.000 đồng; tiền trông coi nhà cửa 18 năm 54.000.000 đồng; tiền thăm ông Lò Văn T trong 02 năm là 10.000.000đ; tiền ăn hỏi cháu H 5.000.000đ với lý do các khoản tiền này là quá cao so với chi phí thực tế cũng như điều kiện kinh tế của bà P nên bà đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại các khoản trên.

Ngày 11/7/2019, bị đơn ông Lò Văn O và bà Quàng Thị I kháng cáo một phần bản án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét chấp nhận cho ông bà O - I 3 khoản tiền sau: Tiền trả nợ ngân hàng 30.000.000 đồng; tiền đổ đất vào ao cũ làm vườn và xúc ao mới hết 40.000.000 đồng; tiền mua xe máy cho chị Lò Thị T1 30.000.000 đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Bà P xin rút nội dung kháng cáo đối với số tiền đào ao mới, lấp ao cũ, tiền đổ đất lấp ruộng để cải tạo thành vườn trồng màu là 20.000.000đ và số tiền chi cho Lễ ăn hỏi của anh H là 5.000.000đ. Ông O và bà I rút kháng cáo đối với số tiền mua xe máy cho chị T1 là 30.000.000đ.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên nhận xét quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, Thẩm phán chủ tọa và những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và ý kiến của các đương sự tại phiên tòa, Đại diện Viện kiểm sat nhân dân tỉnh Điện Biên đánh giá: Việc rút một phần nội dung kháng cáo là tự nguyện nên căn cứ Điều 284 và Điều 298 Bộ luật tố tụng dân sự chấp nhận việc rút 03 nội dung kháng cáo của các đương sự. Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự không xuất trình được tài liệu, chứng cứ gì mới có liên quan đến các nội dung kháng cáo, việc giải quyết, xét xử của Tòa án sơ thẩm là có căn cứ nên các nội dung kháng cáo của bà P và ông O, bà I không có căn cứ để chấp nhận. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định sai tư cách tham gia tố tụng của ông T và tuyên thiếu nội dung không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông O, bà I nên đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm để khắc phục các sai sót trong bản án.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm và căn cứ kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:

[1]. Về tố tụng:

[1.1] Căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của bà Lò Thị P và yêu cầu phản tố của ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I thấy rằng Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp là “Kiện đòi tài sản; trả tiền công tiền công nuôi dưỡng” là đúng yêu cầu khởi kiện và áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự và điểm b khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 để thụ lý và giải quyết là đúng thẩm quyền; Tuy nhiên trong yêu cầu phản tố của bị đơn còn có nội dung yêu cầu trả tiền công gìn giữ, tôn tạo giá trị tài sản nên cần bổ sung thêm nội dung yêu cầu này khi xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp. Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 10/7/2019 và ngày 11/7/2019, bà P, ông bà O - I gửi đơn kháng cáo nên đơn kháng cáo nộp trong hạn luật định.

[1.2] Về xác định tư cách người tham gia tố tụng: Tại đơn khởi kiện ngày 14/2/2017 và ngày 05/10/2018, chỉ có bà Lò Thị P ký đơn khởi kiện; sau khi Tòa án sơ thẩm thụ lý vụ án, ngày 27/12/2018 ông Lò Văn T mới ủy quyền việc tham gia tố tụng cũng như quyết định giải quyết tranh chấp cho bà Lò Thị P;

Tuy nhiên tòa án cấp sơ thẩm xác định ông Lò Văn T là đồng nguyên đơn như vậy là không chính xác mà phải xác định ông Lò Văn T tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

[1.3] Tại phiên tòa phúc thẩm, bà P xin rút nội dung kháng cáo đối với số tiền đào ao mới, lấp ao cũ, tiền đổ đất lấp ruộng để cải tạo thành vườn trồng màu là 20.000.000 đồng và số tiền chi cho Lễ ăn hỏi của anh H là 5.000.000 đồng. Ông O và bà I rút kháng cáo đối với số tiền mua xe máy cho chị T1 là 30.000.000 đồng. Việc rút kháng cáo là tự nguyện nên căn cứ theo quy định tại Điều 284 và Điều 298, 308 Bộ luật tố tụng dân sự nên Hội đồng xét xử chấp nhận; đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những nội dung kháng cáo các đương sự đã rút.

[2] Về nội dung kháng cáo của bà Lò Thị P:

[2.1] Về khoản tiền nuôi chị Lò Thị T1 và anh Lò Văn H: các đương sự đều thừa nhận ông bà O – I đã nuôi anh H 12 tháng (từ tháng 5/1998 đến tháng 5/1999) và nuôi chị T1 từ tháng 5/1998 đến năm 2013 (khi chị T1 đi lấy chồng); tuy nhiên ông bà O – I chỉ yêu cầu ông bà T - P trả khoản tiền đã nuôi dưỡng anh H trong 12 tháng và nuôi chị T1 từ tháng 5/1998 đến tháng 6/2005 (74 tháng).

Xét thấy, Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 và Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân Tối cao khi tính phí tổn nuôi dưỡng chị T1 và anh H với mức 1.300.000 đồng/tháng, cụ thể: Số tiền nuôi dưỡng chị T1 từ tháng 5 năm 1998 đến tháng 6 năm 2005 = 74 tháng x 1.300.000 đồng/tháng = 96.200.000 đồng; Số tiền nuôi dưỡng anh H = 12 tháng x 1.300.000đồng = 15.600.000đ là hoàn toàn phù hợp.

[2.2] Về khoản tiền chi phí xin việc cho chị T1 50.000.000 đồng: Ông bà O - I khai chi phí đi lại xin việc cho chị T1 là 50.000.000đ (trong đó vay ông Quàng Văn M 20.000.000đ, thế chấp ruộng vay 10.000.000đ và vay mượn bên ngoài 20.000.000đ). Chị T1 cũng thừa nhận số tiền ông bà O – I xin việc cho chị là 50.000.000đ, lần đầu chi phí 30.000.000đ, lần thứ 2 chi phí là 20.000.000đ. Tuy nhiên bà P và chị T1 không đồng ý trả số tiền 50.000.000đ cho ông bà O – I vì cho rằng chị T1 có góp công sức trong việc sản xuất, chăn nuôi, ông bà O – I ở nhà và canh tác trên đất của ông bà T – P thì phải có trách nhiệm lo việc cho chị T1. Xét thấy, số tiền 50.000.000đ ông bà O – I đã vay mượn để xin việc cho chị T1 đã được các bên thừa nhận, là chi phí có thật (BL 405, 415, 457B, 619, 620) nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông bà T – P phải có trách nhiệm hoàn trả cho ông bà O – I số tiền trên là hoàn toàn phù hợp.

[2.3] Về khoản tiền cưới chồng cho chị T1 10.000.000 đồng:

Ông bà O – I khai chi phí đám cưới cho chị T1 gồm 85 mâm cỗ (tính cả những ngày đón tiếp khách ở xa về và cỗ chính), thịt gà, gạo, rượu của nhà bỏ ra, mua thêm thực phẩm tính trung bình 500.000đ/ 1 mâm cỗ cùng các đồ sính lễ, của hồi môn khác (chăn, đệm, đồ gia dụng, nữ trang là 01 chỉ vàng...) theo phong tục người Thái; Tổng chi phí khoảng 50.000.000đ. Chị T1 công nhận việc ông bà O – I đứng ra tổ chức lễ cưới cho chị. Hai bên thống nhất số tiền nhà trai đã đưa cho ông bà O – I 20.000.000đ, tiền mừng sau đám cưới chị T1 đưa tiếp 20.000.000đ; như vậy Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông bà T – P có trách nhiệm trả cho ông bà O – I số tiền 10.000.000đ là có căn cứ.

[2.4] Về khoản tiền trông coi nhà cửa 18 năm:

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà P công nhận ông O và bà I đã có công sức trông nom, cải tạo, xây dựng, quy hoạch lại nhà đất của gia đình bà. So với năm 1998, thì khuôn viên, hiện trạng nhà đất hiện nay đẹp đẽ, khang trang và hợp lý hơn. Mặc dù bà P khai không thế chấp Giấy CNQSD đất để vay ngân hàng nhưng việc vay tiền tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bản Phủ là do ông T thực hiện, tại phiên tòa chị T1 cũng khai không được quản lý Giấy CNQSDĐ như lời bà P khai. Ông O khai sau khi trả xong khoản nợ cho Ngân hàng thì ông O được lấy Giấy CNQSDĐ của ông T về quản lý, đến năm 2010 ông O đi làm thủ tục sang tên thì cán bộ địa chính nói không làm được vì không có chữ ký của ông T; sau khi bà P về Việt Nam thì đã được cán bộ trả lại Giấy CNQSDĐ; bà P cũng công nhận được nhận Giấy CNQSDĐ từ cán bộ xã.

Xét thấy, việc ông bà O - I đã bán tài sản là bộ cột nhà, xà gỗ, ván thưng và 01 con trâu để lấy tiền trả nợ cho Ngân hàng là 13.000.000đ và lấy Giấy CNQSDĐ về quản lý; trên cơ sở đó nhà, đất của bà P mới được bảo toàn không bị phát mại; từ năm 1998 đến năm 2016 ông bà O - I đã bỏ công sức, tiền của ra cải tạo, trông nom, gìn giữ, tôn tạo nhà, đất cho ông bà T – P nên việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông bà T P phải trả cho ông bà O - I 54.000.000đ là hoàn toàn phù hợp.

[2.5] Về khoản tiền thăm ông Lò Văn T là 10.000.000đ: Quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, các đương sự đều công nhận: Khi ông T bị bắt giữ, bà P có gọi điện về nhờ ông bà O – I thăm nuôi ông T trong trại giam. Theo sổ thăm gặp do ông O xuất trình (BL 331) cho thấy: Gia đình ông O và chị T1 đã đi gửi quà, thăm gặp ông T 14 lần, trong đó có 09 lần gửi quà (ông O gửi 07 lần, chị T1 gửi 02 lần); gửi quà và gặp mặt ông T 05 lần (ông O 03 lần, chị T1 02 lần); Tại sổ thăm gặp do bà P xuất trình tại phiên tòa phúc thẩm thì ông O đi thăm ông T 04 lần; chị T1 công nhận các lần đi gửi quà và thăm gặp đều chuẩn bị quà, có lần gửi tiền lưu ký; tiền quà một lần đi thăm tính trung bình khoảng 500.000đ đến 600.000đ; Bên cạnh đó còn tiền xăng xe đi về đối với quãng đường 80km/lần; tiền mất thu nhập trong những ngày đi thăm ông T. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông T – bà P phải trả cho ông bà O – I số tiền 10.000.000đ là có căn cứ.

[3] Về nội dung kháng cáo của ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I:

[3.1] Ông bà O - I kháng cáo yêu cầu ông bà T - P trả số tiền 40.000.000đ lấp ao cũ, đào ao mới, đổ đất làm vườn: Việc ông bà O – I phải chi số tiền 40.000.000đ lấp ao cũ, đào ao mới, đổ đất làm vườn là có thật, tuy nhiên ông bà đã được sử dụng ao, vườn và thu lợi tức từ năm 2011 đến nay, theo lời khai tại phiên tòa phúc thẩm; sau khi đào ao gia đình ông O đã thả cá để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình; đất vườn sau khi cải tạo thì sử dụng trồng ngô; trung bình 1 năm thu hoạch ngô được 2.000.000đ; khấu hao giá trị sử dụng của ao vườn từ năm 2011 đến nay thì Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông bà T – P trả số tiền 20.000.000đ lấp ao cũ, đào ao mới, đổ đất làm vườn cho ông bà là hoàn toàn phù hợp.

[3.2] Ông bà O – I yêu cầu ông bà T – P phải trả số tiền gốc và tiền lãi mà ông bà O – I đã trả cho ngân hàng là 13.000.000đ; đồng thời yêu cầu tính lãi đối với số tiền 13.000.000đ từ năm 1998 cho đến nay; xét thấy giữa ông bà T – P và ông bà O – I không có thỏa thuận về việc tính lãi đối với số tiền 13.000.000đ nên yêu cầu của ông bà O – I về việc tính lãi từ năm 1998 cho đến nay và yêu cầu ông bà T – P ngoài việc trả 13.000.000đ thì còn phải trả số tiền lãi là 17.000.000đ là không có căn cứ để chấp nhận.

[4] Từ những phân tích, đánh giá nêu trên HĐXX phúc thẩm thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết thấu tình, đạt lý đối với các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố của các đương sự trên cơ sở các quy định của pháp luật; do vậy yêu cầu kháng cáo của bà P và ông O, bà I đều không có căn cứ để chấp nhận.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, khi xác định tư cách người tham gia tố tụng và trong phần quyết định của bản án sơ thẩm chỉ tuyên phần chấp nhận yêu cầu phản tố của ông bà O – I với số tiền 331.805.327đ, đối với số tiền không chấp nhận là 515.694.673đ không được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên trong phần quyết định là còn sai, sót; Do vậy, cần sửa bản án sơ thẩm về tư cách tố tụng của ông Lò Văn T và bổ sung nội dung không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông bà O – I với số tiền 515.694.673.

[5] Các nội dung khác không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[6] Về án phí dân sự phúc thẩm: Do bản án dân sơ thẩm bị sửa nên theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm c khoản 1 Điều 24, khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; hoàn trả số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là 300.000đ cho bà Lò Thị P theo biên lai: AA/2016/0003201 ngày 11/7/2019 và hoàn trả số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là 300.000đ cho ông Lò Văn O và bà Quàng Thị I theo biên lai: AA/2016/0003211 ngày 12/7/2019 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Điện Biên;

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 284, 298; khoản 2 Điều 308, Điều 309; khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm c khoản 1 Điều 24, khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016.

Tuyên xử:

1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm nội dung kháng cáo của bà P đối với số tiền đào ao mới, lấp ao cũ, đổ đất làm vườn là 20.000.000đ và số tiền chi cho Lễ ăn hỏi của anh H là 5.000.000đ; Đình chỉ xét xử phúc thẩm nội dung kháng cáo của ông O bà I đối với số tiền mua xe máy cho chị T1 là 30.000.000đ;

2. Sửa 01 phần Quyết định của bản án sơ thẩm số 04/2019/DS-ST ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Đ Phủ, tỉnh Điện Biên, cụ thể:

...

* Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông bà O – I; buộc ông T, bà P phải thanh toán cho ông O, bà I số tiền:

- Giá trị tài sản phát triển, tôn tạo mới trên đất: 54.005.327 đồng.

- Khoản tiền nợ ngân hàng số tiền 8.000.000đ (gốc) + 5.000.000đ (lãi) = 13.000.000đ.

- Tiền xúc ao mới và đổ đất lấp ao cũ, lấp ruộng làm vườn số tiền: 20.000.000đ.

- Chi phí nuôi chị T1 từ tháng 5 năm 1998 đến tháng 6 năm 2005 (74 tháng) với số tiền: 96.200.000 đồng.

- Chi phí nuôi anh Lò Văn H 12 tháng là: 15.600.000đ.

- Tiền chi phí đi lại xin cho chị T1 có công việc ổn định số tiền là 50.000.000đ.

- Tiền gìn giữ, tôn tạo nhà bếp, ruộng đất trong 18 năm là 54.000.000đ.

- Tiền thăm gặp ông Lò Văn T ở trại giam là 10.000.000đ.

- Tiền cưới chồng cho chị Lò Thị T1 là 10.000.000đ - Tiền cưới vợ cho anh Lò Văn H là 5.000.000đ Tổng số tiền ông T, bà P phải thanh toán cho ông O, bà I: 331.805.327 đ.

* Không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông bà O – I với tổng số tiền là 515.694.673đ;

...” Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

3. Các nội dung khác không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

4. Về án phí dân sự sơ thẩm:

4.1. Bà Lò Thị P và ông Lò Văn T phải chịu 16.590.266 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch, được khấu trừ số tiền 7.300.000đ bà P đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai tạm ứng án phí số AA/2016/0002484 ngày 17/02/2017 là 1.550.000đ và 5.750.000đ theo biên lai số AA/2016/0003029 ngày 11/10/2018 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đ, bà P còn phải nộp số tiền là: 9.290.266 đồng.

4.2. Ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I phải chịu 300.000đ án phí dân sự sơ thẩm và 25.784.733 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối với yêu cầu phản tố không được chấp nhận.

Ông Lò Văn O, bà Quàng Thị I phải chịu 375.000đ án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối khoản tiền án phí thỏa thuận với Lò Văn H.

Tng số tiền án phí dân sự sơ thẩm ông O bà I phải chịu là: 26.459.733đ; được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí 13.960.000đ đã nộp theo biên lai số: AA/2016/0002560 ngày 07/6/2017 và biên lai số AA/2016/0003061 ngày 11/01/2019; Ông O bà I còn phải nộp số tiền là: 12.499.733 đồng.

4.3. Anh Lò Văn H phải chịu 375.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối với khoản tiền thỏa thuận với ông bà O, I.

5. Về án phí dân sự phúc thẩm: Bà Lò Thị P, ông Lò Văn O và bà Quàng Thị I không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; hoàn trả số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là 300.000đ cho bà Lò Thị P theo biên lai: AA/2016/0003201 ngày 11/7/2019 và hoàn trả số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là 300.000đ cho ông Lò Văn O và bà Quàng Thị I theo biên lai: AA/2016/0003211 ngày 12/7/2019 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Điện Biên.

6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (08/11/2019).

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2073
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về kiện đòi tài sản; yêu cầu trả tiền công gìn giữ, tôn tạo tài sản và tiền công nuôi dưỡng số 17/2019/DS-PT

Số hiệu:17/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Điện Biên
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 08/11/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Năm 1998, bà Lò Thị P và chồng là Lò Văn T sang Lào làm ăn để lại toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở cho vợ chồng em trai ông T là ông Lò Văn O và vợ là Quàng Thị I ở và trông nom, chăm sóc và sản xuất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M845981 mang tên Lò Văn T. Khi giao nhà và đất cho ông O, vợ chồng bà P không làm giấy tờ gì.

Năm 2014, ông T bị bắt về chấp hành án tại Trại giam N. Năm 2016, bà P cũng từ bên Lào quay về ở tại nhà cũ cùng gia đình ông O. Một thời gian sau, bà P có trao đổi với vợ chồng ông O, bà I về việc lấy lại nhà và quyền sử dụng đất nhưng vợ chồng ông O không nhất trí nên hai bên nảy sinh mâu thuẫn.

Bà P đề nghị Tòa án buộc ông Lò Văn O và bà Quàng Thị I phải trả lại cho ông bà T – P.

Tòa án buộc vợ chồng ông O, bà I phải trả lại cho vợ chồng ông T, bà P quyền sử dụng 4.606m2 đất mang tên Lò Văn T...
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;