TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 969/2023/HC-PT NGÀY 09/11/2023 VỀ KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Ngày 09 tháng 11 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hành chính thụ lý số: 295/2022/TLPT-HC ngày 10 tháng 6 năm 2022 về việc “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Do Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2022/HC-ST ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 2189/2023/QĐPT-HC ngày 18 tháng 10 năm 2023, giữa các đương sự:
- Người khởi kiện: Bà Nguyễn Thị R, sinh năm 1964 (có mặt)
Địa chỉ: Số nhà A, khu phố T, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
Người đại diện theo ủy quyền: Bà Nguyễn Thị Uyên U, sinh năm 1983 (vắng mặt)
Địa chỉ: A L, L, H, Tây Ninh Địa chỉ liên hệ: 55 (Tầng trệt) đường số A, cư xá C, Phường B, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Luật sư Nguyễn Thanh S – Công ty L, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố H (có mặt)
- Người bị kiện:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh B (xin vắng mặt);
Địa chỉ: Đường F, phường T, thành phố Đ, tỉnh Bình Phước.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Ông Võ Đức T, chức vụ: Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh B (vắng mặt)
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B, tỉnh Bình Phước
Địa chỉ: Trung tâm hành chính huyện B, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
3. Ủy ban nhân dân huyện B, tỉnh Bình Phước;
Địa chỉ: Trung tâm hành chính huyện B, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
Người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B và Ủy ban nhân dân huyện B: Ông Nguyễn Minh P, chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện B, tỉnh Bình Phước (có mặt)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B và Ủy ban nhân dân huyện B: Ông Nguyễn Công D, chức vụ: Trưởng phòng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B (có mặt)
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ủy ban nhân dân thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phan Văn H, chức vụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn T (xin vắng mặt) Địa chỉ: Khu phố T, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
2. Ông Đỗ Trọng T1, sinh năm 1974 (có mặt)
Địa chỉ: Khu phố T, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
Người đại diện theo ủy quyền của ông Đỗ Trọng T1: Bà Nguyễn Thị R, sinh năm 1964 (có mặt)
Địa chỉ: Số nhà A, khu phố T, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
- Người kháng cáo: Người khởi kiện là bà Nguyễn Thị R.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa bà Nguyễn Thị R, đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của ông Đỗ Trọng T1 thống nhất trình bày:
Diện tích đất 1736m2 (trong đó có 240m2 đất thổ cư và 1496m2 đất nông nghiệp) tại khu vực chợ T6, huyện L, tỉnh Sông Bé cũ (nay là thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước) có nguồn gốc đất do gia đình bà Nguyễn Thị R khai phá. Đến ngày 15/11/1989, gia đình bà R được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số 2530/GCN-SB. Phần đất này từ khi khai phá đến sau này gia đình đều quản lý, sử dụng ổn định. Chợ T6 (cũ) được thành lập từ năm 1982, đến năm 1998, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh có quyết định đầu tư dự án xây dựng chợ trung tâm cụm xã T, huyện L cũ. Sau đó UBND huyện L cũ (nay là UBND huyện B) quyết định phê duyệt dự án báo cáo đầu tư công trình nhà lồng Chợ trung tâm cụ xã T và các Ki ốt chợ T6 và giao Ban Quản lý dự án trung tâm cụm xã T làm chủ đầu tư. Ngày 13/12/2001, UBND huyện L cũ (nay là UBND huyện B) ban hành Quyết định số 824/QĐ-UB về việc thu hồi đất để xây dựng Chợ trung tâm cụm xã T, trong đó thu hồi của gia đình bà toàn bộ phần đất có diện tích 1736m2, gia đình bà được bồi thường số tiền là 210.411.200 đồng. Do gia đình bà không đồng ý với việc thu hồi đất nên không nhận tiền đền bù. Đến ngày 03/5/2002, UBND xã T và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện L (cũ) có mời gia đình bà đến để nhận tiền bồi thường. Do gia đình bà không nhận tiền, nên tại buổi làm việc đại diện chính quyền địa phương gồm UBND xã T (cũ), Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện L (cũ) có thuyết phục gia đình bà nhận tiền và thỏa thuận cam kết ghi vào vào Biên bản trả tiền bồi thường đất và hoa màu với nội dung: “Khi nào Ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình”. Do có cam kết này thì gia đình bà mới nhận tiền đền bù.
Năm 2003, huyện B được tách ra từ huyện L; xã T trở thành thị trấn T, huyện B. Do không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh nên chợ T6 bị quá tải. Đến khoảng tháng 10/2018, UBND huyện B và UBND thị trấn T có Thông báo về việc di dời chợ T6 về Trung tâm thương mại. Ngay sau khi biết được chủ trương này thì bà đã làm đơn khiếu nại yêu cầu UBND huyện B trả lại đất đã thu hồi trước đây cho gia đình bà theo cam kết, vì khu chợ đã không tiến hành xây dựng ở khu vực này nữa. Bà đã được mời lên 02 lần để làm việc, lúc đó cơ quan tiếp dân có yêu cầu bà xuất trình văn bản gốc có liên quan. Trong lúc bà về nhà để lấy bản gốc để công chứng bổ sung, sau đó bà quay lại Ban Tiếp dân thì được cán bộ tiếp dân là ông Phạn D1 không thụ lý hồ sơ nữa. Ngày 02/11/2018, UBND huyện B ra Thông báo số 107/TB-UBND về việc thông báo khiếu nại của bà không đủ điều kiện để thụ lý. Ngày 22/11/2018, bà đã làm đơn khiếu nại không đồng ý với Thông báo số 107/TB-UBND. Sau khi nhận được đơn của bà thì Chủ tịch UBND tỉnh B đã có Công văn chuyển đơn của bà cho Chủ tịch UBND huyện B xem xét giải quyết theo quy định. Tuy nhiên, đến ngày 26/4/2019, UBND huyện B lại tiếp tục ra Thông báo số 48/TB-UBND về việc không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của bà. Không đồng ý với Thông báo này nên bà đã làm đơn khiếu nại đến Tỉnh ủy B. Sau đó Tỉnh ủy B có Thông báo số 2459-TB/TU về việc chuyển đơn khiếu nại của bà đến Chủ tịch UBND huyện B xem xét giải quyết theo quy định. Ngày 31/5/2019, UBND tỉnh B có Công văn số 1496/UBND-TD yêu cầu Chủ tịch UBND huyện B ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại của bà. Ngày 26/9/2019 UBND tỉnh B tiếp tục có Công văn số 2770/UBND-TD về việc đôn đốc giải quyết đơn khiếu nại của bà. Chính vì vậy Chủ tịch UBND huyện B mới chịu tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại của bà theo quy định của pháp luật.
Ngày 10/12/2019, Chủ tịch UBND huyện B ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của bà, nội dung là bác đơn khiếu nại của bà. Không đồng ý với Quyết định này, ngày 20/12/2019 bà đã làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh B. Đến ngày 21/5/2020, Chủ tịch UBND tỉnh B đã ban hành Quyết định số 1101/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của bà với nội dung là bác đơn khiếu nại của bà, giữ nguyên Quyết định số 1710/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND huyện B.
Việc mẹ bà là bà Võ Thị C (lúc chưa mất) đã đồng ý nhận khoản tiền bồi thường ít ỏi trên là vì thiện chí của gia đình và mong muốn đóng góp chung tay với Nhà nước và cũng là vì một phần tin tưởng vào lời hứa của Chính quyền địa phương nên gia đình bà không khiếu kiện gì, nhằm giúp xã T nhanh chóng có chợ mới. Nay do tình hình phát triển của huyện B thì Trung tâm thương mại với quy mô lớn đã được xây dựng nơi khác, khu đất nhà bà bị thu hồi trước đây để xây dựng chợ T6 cũ đã trở thanh bãi đất trống. Tuy nhiên phần đất này lại tọa lạc tại vị trí đắc địa của huyện B nên UBND huyện đã cố tình không thụ lý đơn khiếu nại của bà để đưa phần đất này ra bán đấu giá mà không xem xét, giải quyết quyền lợi của gia đình bà. Việc đền bù hỗ trợ cho mẹ bà lúc bấy giờ là do chính quyền huyện L (cũ) lập phương án trên diện tích đất mẹ bà và UBND xã đã thỏa thuận là 1736m2, nếu không làm chợ nữa thì diện tích đất này trả lại cho mẹ bà. Sự thỏa thuận này là công khai bằng văn bản và không liên quan gì đến nội dung phương án. Phương án là do Cơ quan Nhà nước lập, việc không thể hiện nội dung trả đất là điều dễ hiểu bởi chẳng bao giờ có một phương án xây dựng nào lại có phần nội dung ghi rõ là sau này, thời gian bao lâu thì sẽ di dời công trình, trả đất cho dân. Điều này không có liên quan gì đến nội dung lời hứa của Chính quyền địa phương là UBND xã T cũ với gia đình bà. Lời hứa này đã được tất cả những người làm chứng là những cán bộ tham gia làm việc với gia đình bà xác nhận nhưng vẫn không được Chủ tich UBND tỉnh B và Chủ tịch UBND huyện B xem xét. Nay mẹ bà đã mất, bà là con ruột và là người thừa kế toàn bộ di sản mà mẹ bà để lại theo quy định của pháp luật. Trong đó có tài sản là đất đai của mẹ bà đã bị thu hồi, sử dụng không đúng mục đích hiện nay. Do bà có đơn đề nghị gửi cho UBND tỉnh B nên vào ngày 27/3/2019 Trung tâm đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước đã có Công văn số 58/ĐGTS về việc đề nghị ngừng đấu giá gửi cho UBND huyện B và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện B. Ngày 28/3/2019, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện B có Công văn số 08/TTPTQĐ về việc tạm ngừng đấu giá quyền sử dụng đất gửi UBND huyện B và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B.
Hiện nay, UBND huyện B có thông báo không làm chợ trên khu đất thu hồi của gia đình bà R, đất đã san ủi và cũng không có dự án nào thay thế nhưng UBND huyện B đã lấy phần đất này bán đấu giá cho các hộ dân khác, diện tích đất chợ còn lại khoảng 22 mét chiều ngang, chiều dài khoảng 158 mét (tổng cộng diện tích đất này cũng có diện tích đất riêng của hộ bà R năm 1990 UBND xã đã thu hồi làm chợ).
Nay bà khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước giải quyết:
- Hủy Quyết định số 824/QĐ-UB về việc thu hồi đất để xây dựng Chợ trung tâm cụm xã T ngày 13/12/2001 của UBND huyện L cũ (nay là UBND huyện B).
- Hủy Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 21/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh B về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R.
- Hủy Quyết định số 1710/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND huyện B về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R.
- Buộc UBND huyện B, tỉnh Bình Phước trả lại cho bà phần đất có diện tích 1736m2 (trong đó có 240m2 đất thổ cư và 1496m2 đất nông nghiệp, mặt tiền tiếp giáp đường ĐT 759 là 23 mét, chiều sâu dài hết đất chợ cũ) đã được thu hồi theo Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 về việc thu hồi đất để xây dựng chợ trung tâm cụm xã T của UBND huyện L cũ (nay là UBND huyện B).
Tại các văn bản trình bày ý kiến của người bị kiện, Chủ tịch UBND huyện B, UBND huyện B và người người đại diện theo ủy quyền, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện thống nhất trình bày:
Năm 1975, gia đình ông Bùi Văn T2 (vợ là bà T3) và gia đình ông Bảy Đ (là bố bà Trần Thị N và ông Trần Công Đ1) về xã T sinh sống và khai hoang khoảng hơn 2000m2 đất ở khu vực đất chợ T6 cũ để trồng mỳ. Đất nhà ông Ba T4 phía trước giáp đường chính ĐT 759, phía sau là đất của gia đình ông Trần Công Đ1 (B). Ngoài diện tích trên, gia đình ông Bảy Đ còn cho gia đình ông Năm H1 một phần diện tích (hiện nay gia đình ông Năm H1 vẫn còn sinh sống tại đây) và 02 bên có một số ít hộ kinh doanh nhỏ lẻ như: Bà Thái Kim X, Trần Thị N.
Trong khoảng 1988 - 1990, có chủ trương làm chợ T6 cũ (chưa xây chợ trung tâm cụm xã), ông Phạm Văn Đ2 - chủ tịch UBND xã T triển khai thì hai gia đình ông Bùi Văn T2 (vợ là bà T3) và gia đình ông Bảy Đ (là bố bà Trần Thị N và ông Trần Công Đ1) đã giao diện tích của hai gia đình cho UBND xã làm chợ.
Năm 1998, UBND tỉnh B đã quyết định đầu tư dự án xây dựng trung tâm cụm xã T, huyện L (cũ), tỉnh Bình Phước tại Quyết định số 1145/QĐ-UB ngày 08/5/1998 trên cơ sở xây mới trên nền đất chợ cũ hiện hữu, trong đó có hạng mục xây dựng khu Thương mại - Dịch vụ (gồm có nhà lồng chợ và một số hạng mục khác). Sau đó, UBND huyện L (cũ) quyết định phê duyệt dự án báo cáo đầu tư công trình nhà lồng chợ trung tâm cụm xã T (hay còn gọi là chợ T6), xây dựng Ki ốt chợ T6 tại các Quyết định số 571/QĐ.UB ngày 30/8/2001, Quyết định số 179/QĐ.UB ngày 15/4/2004 (trong đó giao cho Ban quản lý dự án trung tâm cụm xã T làm chủ đầu tư).
Chợ T6 được bố trí các hạng mục như: Diện tích xây dựng chợ và quỹ đất bố trí cho các hộ dân di dời chỗ ở được bố trí trên diện tích: 3613,6m2, bao gồm diện tích 1877,6m2 đất của chợ cũ và 1736m2 đất của bà Võ Thị C (mẹ bà R).
Năm 2001, UBND huyện L thu hồi đất của hộ bà Võ Thị C (mẹ ruột bà R), ngụ tại ấp B, xã T (nay là thị trấn T) theo Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 13/12/2001 của UBND huyện L để xây dựng chợ trung tâm cụm xã T, huyện L. Diện tích thu hồi là 1736 m2/2113m2, trong đó có 240m2 đất thổ cư và 1496m2 đất nông nghiệp theo Giấy chứng nhận QSDĐ số 2530/GCN-SB theo Quyết định số 2530/QĐ-UB cấp ngày 15/11/1989.
Sau khi thu hồi 1736m2, diện tích đất còn lại của bà C là 377m2 và bà Võ Thị C đã được UBND huyện L cấp giấy chứng nhận QSDĐ số 40/QSDĐ/QĐ- UB kèm theo Quyết định số 146/QĐ-UB ngày 14/3/2003 về việc cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ, với diện tích 630m2 (160m2 đất thổ cư và 570m2 đất trồng cây lâu năm), phần ghi thêm là: Đổi giấy GCN số 2530/QĐ-UB cấp ngày 15/11/1989 và hợp thức hóa (630m2 được cấp bao gồm: diện tích còn lại sau khi thu hồi là 377m2 và diện tích hợp thức hóa sau khi đo đạc tăng thêm 253m2).
Đối với 1736m2 đất UBND huyện L thu hồi của bà Võ Thị C đã thi công các hạng mục:
+ Giao đất ở cho 17 hộ dân 20 lô, với diện tích 905,1m2, trong đó gia đình bà Võ Thị C được giao 04 lô đất ở với diện tích 197m2. Diện tích còn lại giao cho 16 hộ dân là 708,1m2 + Làm đường giao thông bên hông chợ làm lối đi cho các hộ dân được bố trí đất ở với diện tích 605,6m2.
Như vậy diện tích còn lại của bà Võ Thị C xây dựng chợ Trung tâm cụm xã là: 1736m2 - (905,1 + 605,6)m2 = 225,3m2 (Tương ứng: 2,48 ngang theo mặt đường ĐT 759 x 90,5 mét chiều sâu sát cạnh đường hông chợ).
Với 225,3m2 còn lại cộng với diện tích 1877,6m2 chợ cũ, thì số diện tích làm chợ T7 là: 2102,9m2, Ban Quản lý dự án đã xây dựng các hạng mục khác của chợ gồm: Làm chợ 1805m2 và đường nội bộ quanh chợ 297,8m2.
Bà Võ Thị C đã nhận tiền hỗ trợ, bồi thường với số tiền 210.411.000 đồng (theo Phiếu chi số 01 ngày 03/5/2002 của UBND xã T cũ) và các thành viên trong gia đình bà được bố trí 04 lô đất ở chính tại chỗ đất thu hồi.
Đến năm 2005, chợ T6 được xây dựng xong, đi vào hoạt động và việc quản lý chợ được UBND thị trấn T thực hiện. Tuy nhiên, do khu vực chợ T6 quá tải, một số hộ dân kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn giao thông. Vì vậy, UBND tỉnh B thống nhất giao đất cho UBND huyện B được thực hiện dự án xây dựng chợ Trung tâm huyện và bố trí khu dân cư (tại Công văn số 4029/UBND-KTN ngày 28/12/2015). Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận, UBND huyện B đã ban hành Thông báo số 104/TB- UBND ngày 09/11/2018 về việc di dời chợ T6 về Trung tâm thương mại (cũng thuộc thị trấn T). Sau đó, UBND thị trấn T đã thông báo đến các hộ dân buôn bán ở chợ và các hộ dân đã chấp hành việc di dời ra khỏi khu vực Chợ T6 (trong số các hộ dân buôn bán ở khu vực chợ T6 phải di dời không có hộ bà Nguyễn Thị R).
Khi các hộ tiểu thương di dời về chợ mới, UBND huyện B tiến hành tháo dỡ chợ cũ thì bà Nguyễn Thị R có đơn khiếu nại đòi đất.
Như vậy:
1. Vị trí thửa đất mà bà Nguyễn Thị R khởi kiện không trùng 100% với vị trí thửa đất, diện tích 1805m2 đất chợ T6 cũ mà chỉ có 225,3m2 nằm trong diện tích 1736m2 đất mà UBND huyện L thu hồi trước đây.
2. Căn cứ khoản 5, Điều 26, Luật Đất đai năm 2013, thì việc bà R đòi lại đất là không có cơ sở vì: Trong quá trình quản lý, điều hành tại địa phương, UBND huyện B có thể áp dụng những giải pháp, phương pháp quản lý, trong đó có việc điều chỉnh về quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đưa huyện B phát triển về kinh tế - xã hội và ổn định về quốc phòng an ninh là hợp lý.
3. Biên bản chi trả tiền bồi thường đất, hoa màu và nhà ở ngày 03/5/2002 có dòng chữ: “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” để yêu cầu UBND huyện B trả lại đất cho gia đình bà R là không có giá trị. Biên bản ngày 03/5/2002, là biên bản thể hiện nội dung chi trả tiền không phải là nội dung cam kết của cấp thẩm quyền về việc giao đất và thu hồi đất.
Việc ông Nguyễn Văn G tự ý ghi thêm chứng tỏ ông G đã sai phạm vì ông G là người không có thẩm quyền để cam kết việc trả lại đất. Ông Dương Văn T5 - Nguyên chủ tịch UBND xã đã khẳng định không chỉ đạo cho ông G ghi mà ông G đã tự ý ghi điều này qua các lần làm việc với các cơ quan chức năng.
Nội dung dòng chữ:“Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” thể hiện trong biên bản ngày 03/5/2002 đã được Phòng K1 Công an tỉnh B giám định ngày 18/3/2020 cho kết quả là không cùng thời điểm với các nội dung khác. Do đó, nội dung “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” không có giá trị.
Mặt khác, dòng chữ: “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” được ông G và bà R lý giải là viết lúc nhận tiền để giao mặt bằng xây dựng chợ, do vậy, tại thời điểm viết chưa xây dựng chợ trung tâm cụm xã. Tuy nhiên, khi bà C nhận tiền và giao đất xong thì UBND xã T đã xây dựng chợ. Do đó, khẳng định tại thời điểm thu hồi đất của bà C xong mà không xây dựng chợ thì bà Nguyễn Thị R có thể kiến nghị còn tại thời điểm đó xã T vẫn triển khai phương án xây dựng chợ trung tâm cụm xã như đã phê duyệt nên dòng chữ trên không còn giá trị.
4. Nhằm xây dựng thị trấn T đạt chuẩn văn minh đô thị vào năm 2023 theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 và nguyện vọng của Nhân dân thị trấn T, UBND huyện B đã xây dựng phương án xây dựng trung tâm thương mại thị trấn T trên diện tích 1805m2 đất chợ T6 cũ.
Như vậy, khu đất nói trên UBND huyện B cam kết với Nhân dân không bán đấu giá mà tiếp tục sử dụng đất công làm trung tâm thương mại của thị trấn T là phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân và đã được Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua, dự kiến công trình sẽ hoàn thành thủ tục đầu tư và thông qua Hội đồng nhân dân huyện vào kỳ họp cuối năm 2021.
5. Việc bà R yêu cầu hủy Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 của UBND huyện L về việc thu hồi đất là không có sở, với những lý do sau:
Về thời hiệu khiếu nại, căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính...” thì việc yêu cầu hủy Quyết định 824 là vi phạm về thời gian khiếu nại. Mặt khác, việc bà R yêu cầu hủy Quyết định 824 là căn cứ nội dung biên bản làm việc ngày 03/5/2002 giữa UBND xã T cũ và bà Võ Thị C để yêu cầu hủy Quyết định 824, nhưng chính những nội dung của biên bản này có nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ do có những nội dung mâu thuẫn, có dấu hiệu thêm nội dung, cụ thể: Vị trí thửa đất có diện tích 1805m2 hiện nay không trùng với vị trí thửa đất có diện tích 1736m2 mà UBND huyện L đã thu hồi của bà C (mẹ bà R). Điều này chứng tỏ, nội dung “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” có vấn đề hoặc nội dung này đã được ghi thêm vào sau nên không cùng thời điểm với các nội dung khác của biên bản ngày 03/5/2002 và điều này đã được Phòng K1 Công an tỉnh B giám định ngày 18/3/2020.
Từ đó, UBND huyện B khẳng định dòng chữ “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” trong biên bản ngày 03/5/2002 giữa UBND xã T cũ và bà Võ Thị C là không có giá trị nên bà R yêu cầu hủy Quyết định 824 là không có căn cứ.
6. Việc bà R yêu cầu hủy Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của UBND huyện B về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R (lần đầu) (Quyết định số 1710) và Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 21/5/2020 của UBND tỉnh B về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R (lần hai) (Quyết định số 1101) với lý do vi phạm thời gian giải quyết khiếu nại.
Việc Quyết định số 1710 và Quyết định số 1101 vi phạm thời gian giải quyết khiếu nại không làm thay đổi bản chất của sự việc, UBND huyện B đề nghị không hủy Quyết định số 1710 và Quyết định số 1101.
Với những lý do trên, việc bà Nguyễn Thị R yêu cầu UBND huyện B trả lại đất đã thu hồi của bà Võ Thị C trước đây là không có cơ sở giải quyết.
Tại các văn bản trình bày ý kiến của người bị kiện, Chủ tịch UBND tỉnh B và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện thống nhất trình bày:
Bà Nguyễn Thị R đề nghị trả lại phần đất đã thu hồi của mẹ bà là bà Võ Thị C để xây dựng Chợ Thanh H2 cũ nhưng nay không xây dựng chợ nữa theo biên bản trả tiền bồi thường đất, hoa màu và nhà ở của bà Võ Thị C.
Quá trình xác minh:
- Việc thực hiện dự án chợ T6 (c ) và di dời sang chợ m i:
Ngày 05/8/1998, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1145/QĐ-UB quyết định đầu tư dự án xây dựng chợ Trung tâm cụm xã T, huyện L (cũ), trong đó có xây dựng Khu thương mại - Dịch vụ (gồm chợ và một số hạng mục khác). Sau đó UBND huyện L (cũ) quyết định phê duyệt dự án báo cáo đầu tư công trình Nhà Lồng chợ trung tâm cụm xã T và các kiốt chợ T6 tại các Quyết định số 571/QĐ-UB ngày 30/8/2001 và Quyết định số 179/QĐ-UB ngày 15/4/2004, trong đó giao Ban Quản lý dự án Trung tâm cụm xã T làm chủ đầu tư. Năm 2005, chợ T6 xây dựng xong và đi vào hoạt động.
Ngày 13/12/2001, UBND huyện L ban hành Quyết định số 824/QĐ-UB thu hồi đất để xây dựng chợ Trung tâm cụm xã T, trong đó thu hồi của bà Võ Thị C 1736m2 (có 240m2 đất thổ cư và 1496m2 đất nông nghiệp trong Giấy chứng nhận QSDĐ số 2530/GCN-SB được cấp tại Quyết định số 2530/QĐ-UB ngày 15/11/1989 cho bà Võ Thị C). Bà Võ Thị C được hỗ trợ, bồi thường với số tiền 210.411.000 đồng và bà đã nhận đủ tiền theo phiếu chi số 01 ngày 03/5/2002 của UBND xã T cũ) và được cấp 04 lô tái định cư. Ngày 03/5/2002, UBND xã T và gia đình bà C có lập biên bản trả tiền bồi thường đất và hoa màu. Theo biên bản (bản chính) do bà R cung cấp có dòng cam kết của UBND xã “Khi nào UBND xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình”.
Năm 2003, huyện B được tái lập, xã T được Chính phủ nâng cấp lên thị trấn T. Do không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, chợ T6 đã quá tải. Ngày 28/12/2015, UBND tỉnh có Công văn số 4029/UBND-KTN thống nhất giao đất cho UBND huyện B thực hiện dự án xây dựng chợ Trung tâm huyện và bố trí khu dân cư. Ngày 03/11/2018, UBND thị trấn T có Thông báo số 41/TB-UBND về việc di dời chợ T6 về Trung tâm thương mại.
Ngày 17/8/2018, UBND huyện B có Tờ trình số 76/TTr-UBND gửi UBND tỉnh. Ngày 14/9/2018, UBND tỉnh có Công văn số 2671/UBND-KT thuận chủ trương cho UBND huyện B để lại 100% số thu từ tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu C (chợ T6 cũ). Ngày 06/10/2018, UBND thị trấn T có Tờ trình số 63/TTr-UBND gửi UBND huyện B về việc thanh lý chợ T6 và đề nghị bán đấu giá. Ngày 07/12/2018, UBND huyện B có Công văn số 2225/UBND-KT chấp thuận chủ trương bán đấu giá. Ngày 12/02/2019, UBND huyện B ban hành Quyết định số 121/QĐ-UBND phê duyệt phương án bán đấu giá quyền sử dụng đất Khu đất tọa lạc tại khu phố T, thị trấn T huyện B (chợ T6 cũ).
Do có đơn đề nghị của bà R gửi UBND tỉnh nên ngày 27/3/2019, Trung tâm bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp có Công văn số 58/ĐGTS về việc đề nghị ngừng đấu giá gửi UBND huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện B. Ngày 28/3/2019, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện B có Công văn số 08/TTPTQĐ về việc tạm ngừng đấu giá QSDĐ gửi UBND huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B.
- Kết quả làm việc v i UBND huyện B và các t chức, cá nhân liên quan:
Ngày 05/3/2020, Thanh tra tỉnh tiến hành làm việc với UBND huyện B, các phòng, ban liên quan, UBND thị trấn T, ông Dương Văn T5 (nguyên Chủ tịch UBND xã T cũ), ông Nguyễn Văn G (nguyên kế toán xã T cũ). Kết quả cho thấy:
- Ông Nguyễn Văn G khẳng định Biên bản viết ngày 03/5/2002 là do ông G viết. Nội dung ông viết là do Chủ tịch UBND xã chỉ đạo. Dòng chữ “khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” viết cùng thời điểm với các nội dung khác của biên bản. Biên bản được lập thành 3 bản (bản gốc). Ông đề nghị đối chiếu với hai biên bản còn lại.
- Ông Dương Văn T5 khẳng định Dự án Chợ T6 (cũ) do UBND huyện L làm chủ đầu tư, UBND xã T chỉ là đơn vị chi trả hộ, không phải thực hiện dự án nên không có thẩm quyền hứa với gia đình bà C. Về việc lập biên bản ngày 03/5/2002, ông T5 khẳng định khi ông ký đại diện UBND xã không có dòng chữ “khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” và UBND xã T không chỉ đạo ghi thêm dòng chữ này.
- Về công tác lưu tr đ i v i Biên bản về việc trả tiền bồi thường đất - oa màu và nhà ở ngày 03 5 2002: Biên bản được lập thành 03 bản, giao Phòng Tài chính Lộc Ninh giữ 01 bản, Tài chính xã giữ 01 bản và bà Võ Thị C giữ 01 bản. Qua làm việc, bà Nguyễn Thị R cung cấp bản chính của biên bản, trong biên bản có dòng chữ: “khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình”. Tuy nhiên, UBND huyện B và các cơ quan liên quan không cung cấp được 02 bản còn lại.
- Kết quả giám định của Công an t nh:
Ngày 20/02/2020, Thanh tra tỉnh có Công văn số 47/TTr-NV2 gửi Công an tỉnh đề nghị giám định Biên bản về việc trả tiền bồi thường đất, hoa màu và nhà ở cho bà Võ Thị C ngày 03/5/2002.
Ngày 18/3/2020, Phòng K1 Công an tỉnh có Kết luận giám định số 11/2020/GĐ-TL. Kết quả:
+ Chữ viết ở dòng thứ 31 từ trên xuống có nội dung “(Khi nào ủy ban xã không làm chợ Trả lại đất cho gia đình)” bằng mực xanh so với chữ viết có nội dung còn lại từ dòng số 01 đến dòng số 32 từ trên xuống trên cùng tài liệu cần giám định ký hiệu A là không cùng thời điểm.
+ Chữ viết ở dòng thứ 31 từ trên xuống có nội dung “(Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình)” bằng mực xanh trên tài liệu cần giám định ký hiệu A so với chữ viết có nội dung còn lại từ dòng số 01 đến dòng số 32 từ trên xuống trên cùng tài liệu cần giám định ký hiệu A và chữ viết đứng tên Nguyễn Văn G trên tài liệu mẫu ký hiệu M1 - M9 do cùng một người viết ra.
- Kết luận:
Việc UBND huyện L thu hồi đất để xây dựng chợ Trung tâm cụm xã T được thực hiện năm 2001, gia đình bà Võ Thị C bị thu hồi 1736m2, đã được hỗ trợ, bồi thường với số tiền 210.411.000 đồng và 04 lô đất tái định cư. Gia đình bà đã nhận đủ tiền theo Phiếu chi số 01 ngày 03/5/2002 của UBND xã T cũ và 04 lô đất tái định cư. Gia đình bà C không khiếu nại.
Việc bà Nguyễn Thị R (con của bà C) khiếu nại đòi lại đất vì bà cho rằng Biên bản về việc trả tiền bồi thường đất, hoa màu và nhà ở cho bà Võ Thị C ngày 03/5/2002 do UBND xã T lập đã cam kết: “khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” là không có cơ sở, vì thẩm quyền thu hồi đất để xây dựng chợ T6 (cũ) thuộc UBND huyện L, UBND xã T chỉ là đơn vị chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho bà Võ Thị C thay cho UBND huyện L. Như vậy, UBND xã T không có thẩm quyền hứa trả lại đất cho bà C. Đồng thời, ông Nguyễn Văn G (nguyên kế toán xã T) là người ghi biên bản nên không có quyền quyết định nội dung ghi trong biên bản này, hơn nữa đây là biên bản chi trả tiền, không phải là văn bản cam kết trả lại đất của cơ quan có thẩm quyền.
Mặt khác, qua giám định của Phòng K1 Công an tỉnh B thì dòng chữ: “khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” trong biên bản ngày 03/5/2002 do cùng một người viết nhưng không cùng thời điểm với các nội dung ghi trong biên bản nên không có giá trị pháp lý, không thể hiện ý chí của cơ quan nhà nước. Do đó, việc bà Nguyễn Thị R yêu cầu trả lại đất bị thu hồi năm 2001 cho gia đình bà theo Biên bản lập ngày 03/5/2002 của UBND xã T là không có cơ sở xem xét, gải quyết.
Đồng thời, năm 1998, UBND tỉnh có Quyết định số 1145/QĐ-UB phê duyệt đầu tư dự án chợ Trung tâm cụm xã T, huyện L (cũ). Sau đó, UBND huyện L (cũ) ban hành Quyết định số 571/QĐ-UB ngày 30/8/2001, Quyết định số 179/QĐ-UB ngày 15/4/2004 về phê duyệt dự án công trình nhà lồng chợ trung tâm cụm xã T và các ki ốt chợ T6. Năm 2005, chợ T6 được xây dựng và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, khi huyện B được thành lập và tách ra từ huyện L, xã T được nâng cấp lên thị trấn T thì chợ T6 không đáp ứng được nhu cầu buôn bán kinh doanh. UBND huyện B đã xin chủ trương được di dời chợ T6 và được UBND tỉnh chấp thuận tại Công văn số 4029/UBND-KTN ngày 28/12/2015 về thống nhất giao đất cho UBND huyện B thực hiện dự án xây dựng chợ Trung tâm huyện và bố trí khu dân cư. Đồng thời, UBND tỉnh chấp thuận cho UBND huyện B bán đấu giá khu đất chợ T6 (cũ). Như vậy, việc UBND huyện L (cũ) thu hồi đất của bà R với mục đích xây dựng chợ đã được thực hiện, chợ T6 (cũ) xây dựng và hoạt động từ năm 2005 đến năm 2018 thì mới di dời do chợ T6 (cũ) không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.
Sau khi hoàn thành dự án chợ Trung tâm thương mại (TTTM) huyện tại đường N (cách chợ T6 khoảng 2km), Chủ tịch UBND huyện có Thông báo kết luận số 104/TB-UBND ngày 24/10/2018 về việc phương án di dời chợ T6 về TTTM huyện. Trên cơ sở Thông báo kết luận trên, ngày 03/11/2018, UBND thị trấn T có Thông báo số 41/TB-UBND về việc di dời chợ T6 về TTTM huyện. Việc đưa chợ T8 huyện đi vào hoạt động là đúng theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4029/UBND-KTN ngày 28/12/2015.
Ngày 12/5/2021, UBND huyện B có Tờ trình số 55/TTr-UBND gửi UBND tỉnh B để xin chủ trương xây dựng TTTM thị trấn T tại vị trí chợ T6 (cũ). Ngày 31/5/2021, Văn phòng UBND tỉnh B đã có Công văn số 1354/VPUBND-TH về việc đề nghị thuận chủ trương xây dựng TTTM thị trấn T gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở C1, Sở Tài chính và Sở T9 tỉnh tham mưu UBND tỉnh theo đề xuất của UBND huyện B. Hiện nay, các ngành chuyên môn của tỉnh đang tham mưu nên UBND tỉnh chưa có văn bản thuận chủ trương.
Việc xây dựng TTTM thị trấn T là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất huyện B năm 2021 đã được UBND tỉnh B phê duyệt.
Việc tiếp tục xây dựng TTTM thị trấn T không mâu thuẫn với việc trước đây UBND huyện B di dời chợ T6, lý do: Việc di dời chợ T6 được thực hiện theo chủ trương của UBND tỉnh tại Công văn số 4029/UBND-KTN ngày 28/12/2015 là xây dựng TTTM huyện B, việc tiếp tục xây dựng TTTM trên diện tích đất chợ (cũ) là xây dựng TTTM của thị trấn T.
Do đó, Việc UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1101/QĐ-UBND, ngày 21/5/2020 về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R (lần 2) đã được thực hiện đúng trình tự và thủ tục theo quy định pháp luật. Người bị kiện đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xem xét giải quyết theo quy định.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan UBND thị trấn T trình bày:
Vị trí thửa đất mà bà Nguyễn Thị R khởi kiện không trùng 100% với vị trí thửa đất, diện tích 1805m2 đất chợ T6 cũ hiện nay mà chỉ có 225,3m2 nằm trong diện tích 1736m2 đất mà UBND huyện L thu hồi trước đây của bà C. Bởi lẽ: Diện tích đất thu hồi của bà C 1736m2 sau khi trừ đi diện tích bố trí đất ở cho 17 hộ dân/20 lô với diện tích 905,1m2, trong đó gia đình bà Võ Thị C (mẹ bà R) được giao 04 lô đất ở với diện tích 197m2; diện tích còn lại giao cho 16 hộ dân là 708,1m2 và làm đường giao thông bên hông chợ làm lối đi cho các hộ dân được bố trí đất ở với diện tích 605,6m2. Do đó, số đất còn lại của bà C xây dựng lồng chợ là 225,3m2.
Trong quá trình quản lý, điều hành tại địa phương, UBND huyện B có thể áp dụng những giải pháp, phương pháp quản lý, trong đó có việc điều chỉnh về quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đưa huyện B phát triển về kinh tế - xã hội và ổn định về quốc phòng an ninh là hợp lý. Do đó, việc bà R đòi lại đất là không có cơ sở (căn cứ khoản 5, Điều 26, Luật Đất đai Biên bản chi trả tiền bồi thường đất, hoa màu và nhà ở ngày 03/5/2002 có dòng chữ: “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” bà Nguyễn Thị R dùng để yêu cầu UBND huyện B trả lại đất cho gia đình bà là không có giá trị. Biên bản ngày 03/5/2002, là biên bản thể hiện nội dung chi trả tiền không phải là nội dung cam kết của cấp thẩm quyền về việc giao đất và thu hồi đất. Việc ông Nguyễn Văn G tự ý ghi thêm dòng chử “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” vào chứng tỏ ông G đã sai phạm vì ông G là người không có thẩm quyền để cam kết việc trả lại đất. Ông Dương Văn T5 - Nguyên chủ tịch UBND xã đã khẳng định không chỉ đạo cho ông G ghi mà ông G đã tự ý ghi vào, điều này ông T5 đả khẳng định qua các lần làm việc với các cơ quan chức năng. Nội dung dòng chữ: “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” thể hiện trong biên bản ngày 03/5/2002 đã được phòng K1 Công an tỉnh B giám định ngày 18/3/2020 cho kết quả là không cùng thời điểm với các nội dung khác, nên khẳng định nó được ông G ghi thêm vào sau. Do đó, nội dung“Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” là không có giá trị.
Nhằm xây dựng thị trấn T đạt chuẩn văn minh đô thị vào năm 2023 theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 và cũng là nguyện vọng của Nhân dân thị trấn T về việc xây dụng TTTM của thị trấn trên diện tích đất chợ T6 cũ. UBND thị trấn T đã đề nghị UBND huyện B trên diện tích 1805m2 đất chợ T6 cũ và đã được Ban Thường vụ Huyện ủy chấp thuận, UBND huyện đã có chủ trương cho thiết kế, lập dự toán xây dựng. Khi TTTM thị trấn T được xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ giải quyết cơ bản việc buôn bán lấn chiếm lòng lề đường và ô nhiễm môi trường khu vực ngã 3 T. Do đó, quan điểm của UBND thị trấn T là tiếp tục xây dựng TTTM tại vị trí 1805m2 đất chợ cũ T và đây cũng là nguyện vọng của Nhân dân thị trấn T nói riêng và Nhân dân huyện B nói chung. Với những lý do trên, việc bà Nguyễn Thị R yêu cầu UBND huyện B trả lại đất đã thu hồi của bà Võ Thị C trước đây là không có cơ sở.
Việc bà Nguyễn Thị R yêu cầu hủy Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 của UBND huyện L về việc thu hồi đất: UBND thị trấn T khẳng định dòng chữ “Khi nào ủy ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” trong biên bản ngày 03/5/2002 mà ông G kế toán xã ghi vào giấy nhận tiền cho bà Võ Thị C là không có giá trị nên bà Nguyễn Thị R yêu cầu hủy Quyết định 824 là không có căn cứ.
Quá trình xét xử, giải quyết vụ án của TAND các cấp:
Tại Bản án hành chính sơ thẩm (lần 1) số 15/2020/HC-ST ngày 24/9/2020, TAND tỉnh Bình Phước quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị R về yêu cầu hủy Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 21/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh B về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R và Quyết định số 1710/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND huyện B về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R và yêu cầu buộc UBND huyện B, tỉnh Bình Phước trả lại cho bà phần đất có diện tích 1736m2 đã được thu hồi theo Quyết định số 824/QĐ-UB về việc thu hồi đất để xây dựng chợ trung tâm cụm xã T của UBND huyện L cũ (nay là UBND huyện B). Bị R kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm.
Tại Bản án hành chính phúc thẩm (lần 1) số 86/2021/HC-PT ngày 12/3/2021 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Hủy Bản án hành chính sơ thẩm số 15/2020/HC-ST ngày 24/9/2020 của TAND tỉnh Bình Phước và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 27/8/2021, bà Nguyễn Thị R bổ sung thêm yêu cầu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hủy Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 về việc thu hồi đất để xây dựng Chợ trung tâm cụm xã T của UBND huyện L cũ (nay là UBND huyện B).
Tại Bản án hành chính sơ thẩm s 01 2022 C-ST ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Tòa án nhân dân t nh Bình Phư c đã quyết định:
Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị R về việc yêu cầu:
- Hủy Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 của Ủy ban nhân dân huyện L cũ (nay là Ủy ban nhân dân huyện B), tỉnh Bình Phước về việc thu hồi đất để xây dựng Chợ trung tâm cụm xã T.
- Hủy Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B, tỉnh Bình Phước về việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị R ngụ tại khu phố T, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
- Hủy Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 21/5/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh B về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R, ngụ tại khu phố T, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
- Buộc UBND huyện B, tỉnh Bình Phước trả lại cho bà Nguyễn Thị R phần đất có diện tích 1736m2 (trong đó có 240m2 đất thổ cư và 1496m2 đất nông nghiệp, mặt tiền tiếp giáp đường ĐT 759 là 23 mét, chiều sâu dài hết đất chợ cũ) đã được thu hồi theo Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 về việc thu hồi đất để xây dựng chợ trung tâm cụm xã T của Ủy ban nhân dân huyện L cũ (nay là Ủy ban nhân dân huyện B).
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên án phí và quyền kháng cáo theo luật định.
Ngày 31/3/2022 người khởi kiện bà Nguyễn Thị R kháng cáo bản án sơ thẩm.
Tại phiên toà phúc thẩm:
Người khởi kiện là bà Nguyễn Thị R vẫn giữ kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà R vì tại biên bản cam kết ngày 03/5/2002 giữa Ủy ban nhân dân xã T, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện B và gia đình bà Võ Thị C (mẹ bà R) có nội dung: “Khi nào Uỷ ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình”, nay nhà nước không làm chợ nữa nên phải trả lại đất cho bà R.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện là Luật sư Nguyễn Thanh S phát biểu ý kiến: Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm tố tụng khi không đưa ông Nguyễn Văn H3 là con của bà C và những người sống trên phần đất có liên quan đến khiếu kiện vào tham gia tố tụng; chưa đo đạc, xác minh hiện trạng đất để giải quyết vụ án; không thực hiện trưng cầu giám định văn bản ngày 03/5/2002 mặc dù bà R đã nhiều lần yêu cầu mà sử dụng kết quả giám định được thực hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại theo yêu cầu của người bị kiện để làm căn cứ giải quyết vụ án là không khách quan; chưa thu thập hồ sơ quy hoạch trung tâm thương mại để làm rõ khu đất này hiện nay đang được sử dụng vào mục đích gì. Về nội dung, phía ủy ban khẳng định có việc ông Nguyễn Văn G (nguyên kế toán Ủy ban nhân dân xã T cũ) ghi vào biên bản ngày 03/5/2002 nội dung nếu không làm chợ thì Ủy ban trả lại đất. Bản án phúc thẩm (lần 1) số 86/2021/HC-PT ngày 12/3/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định biên bản thỏa thuận ngày 03/5/2002 có giá trị pháp lý vì những người ký trong biên bản đang nhân danh nhà nước để làm việc với gia đình bà R. Mặt khác, sau khi thu hồi đất, Ủy ban chỉ sử dụng một phần đất để làm chợ, còn 01 phần Ủy ban phân lô bán nền, các lô đất này không nằm trong đề án của chợ. Như vậy, Ủy ban đã sử dụng đất sai mục đích thu hồi.
Người bị kiện là Ủy ban nhân dân huyện B và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B (có ông Nguyễn Minh P đại diện theo ủy quyền) không đồng ý kháng cáo của bà R, yêu cầu Hội đồng xét xử bác kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ủy ban nhân dân huyện B và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B là ông Nguyễn Công D phát biểu ý kiến đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm do Biên bản thỏa thuận ngày 03/5/2002 có nội dung chi trả tiền cho bà C nên nếu có việc ghi thêm nội dung thì phải có chữ ký và đóng dấu của Ủy ban. Ông Nguyễn Văn G (nguyên kế toán Ủy ban nhân dân xã T cũ) không thuộc ban bồi thường nhưng lại tự ý ghi thêm nội dung vào biên bản nên ông G tự chịu trách nhiệm cá nhân, không có ý nghĩa ràng buộc đối với Ủy ban huyện. Hơn nữa, Ủy ban xã cũng không có thẩm quyền trả đất cho người dân. Việc cam kết (nếu có) cũng không đúng thẩm quyền. Mặt khác, Kết luận giám định của Công an tỉnh B đã xác định nội dung ghi thêm trong biên bản nêu trên không cùng thời điểm với nội dung của biên bản. Theo khẳng định của ông Dương Văn T5 (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã T cũ) xác định ông T5 không chỉ đạo ông G viết nội dung này. Do đó, nội dung ghi thêm của biên bản ngày 03/5/2002 không có giá trị. Ngoài ra, sau khi thu hồi đất, Ủy ban đã tiến hành xây dựng và đưa chợ T6 vào hoạt động cho đến năm 2018. Diện tích đất thu hồi của gia đình bà C đã giao một phần cho 19 hộ với 20 lô (trong đó gia đình bà C đã được giao 04 lô), làm đường giao thông bên hông chợ, làm lối đi cho các hộ dân và phần còn lại sử dụng làm chợ.
Như vậy, diện tích đất thu hồi của bà C được sử dụng đúng mục đích thu hồi.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đỗ Trọng T1 (có bà Nguyễn Thị R đại diện theo ủy quyền) yêu cầu Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bà R.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm:
Về tố tụng: Thẩm phán và Hội đồng xét xử phúc thẩm đã thực hiện đúng quy định của pháp luật Tố tụng hành chính. Các đương sự đã thực hiện quyền, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Về nội dung: Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bác yêu cầu khởi kiện của bà R là có căn cứ, đúng pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, bà R kháng cáo nhưng không cung cấp được tình tiết nào mới chứng minh nên đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa. Căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa,
[1] Tòa án triệu tập hợp lệ, người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh B và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ủy ban nhân dân thị trấn T, đều xin vắng mặt; đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Uyên U vắng mặt nhưng người khởi kiện là bà Nguyễn Thị R có mặt tham gia phiên tòa và đề nghị Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt bà Uyên U. Căn cứ Điều 225 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án vắng mặt những đương sự này.
[2] Căn cứ biên bản trả tiền bồi thường đất, hoa màu, nhà ở ngày 03/5/2002 giữa Ủy ban nhân dân xã T, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện B và gia đình bà Võ Thị C có nội dung: “Khi nào Uỷ ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình”, bà Nguyễn Thị R khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Ủy ban nhân dân huyện B trả lại cho gia đình bà phần đất có diện tích 1.736m2 (trong đó có 240m2 đất thổ cư và 1.496m2 đất nông nghiệp, mặt tiền tiếp giáp đường ĐT 759 là 23 mét, chiều sâu dài hết đất chợ cũ) đã được thu hồi theo Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 của Ủy ban nhân dân huyện L cũ (nay là huyện B) để xây dựng chợ trung tâm cụm xã T, và hủy các quyết định hành chính có liên quan.
[3] Hồ sơ vụ án thể hiện, phần đất có diện tích 1.736m2 của gia đình bà C nằm trong dự án xây dựng chợ trung tâm cụm xã T, huyện L. Ngày 13/12/2001, Ủy ban nhân huyện L ban hành Quyết định số 824/QĐ-UB thu hồi của gia đình bà C toàn bộ phần đất trên. Hội đồng đền bù huyện L đã tiến hành kiểm kê, bồi thường cho bà C với số tiền là 210.411.200 đồng. Tại phiếu chi số 01 ngày 03/5/2002 của Ủy ban nhân dân xã T thể hiện gia đình bà C đã nhận đủ số tiền bồi thường, đồng thời các thành viên hộ bà C đã nhận 04 lô đất tái định cư trên diện tích đất bị thu hồi và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, việc thu hồi đất và bồi thường cho gia đình bà C đã được Ủy ban nhân dân huyện B thực hiện đúng quy định pháp luật.
[4] Bà R cho rằng gia đình bà C không đồng ý nhận tiền bồi thường nhưng do đại diện Ủy ban nhân dân xã T đã có cam kết sẽ trả lại đất nếu không xây dựng chợ, nên gia đình bà mới nhận tiền bồi thường.
[5] Xét nội dung biên bản trả tiền bồi thường đất, hoa màu, nhà ở ngày 03/5/2002 thể hiện, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã giao đủ số tiền bồi thường cho gia đình bà C. Theo trình bày của người làm chứng ông Nguyễn Văn G (nguyên kế toán Ủy ban nhân dân xã T cũ) thì dòng chữ: “Khi nào Uỷ ban xã không làm chợ trả lại đất cho gia đình” trong biên bản là do ông ghi vào cùng thời điểm ghi biên bản. Ông Nguyễn Viết K (nguyên bí thư Đảng ủy xã T cũ) trình bày ông K và ông Dương Văn T5 (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã T cũ) có đồng ý cho ông G ghi nội dung cam kết vào biên bản, nhưng không xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân huyện. Trong khi đó, ông Nguyễn Thành V (nguyên cán bộ phòng Tài chính - Kế hoạch huyện L) và ông Dương Văn T5 là những người cùng tham gia buổi làm việc không công nhận nội dung này trong biên bản. Tại Kết luận giám định số 11/2020/GĐ-TL ngày 18/3/2020 của Phòng K1 Công an tỉnh B đã kết luận cam kết và nội dung khác trong biên bản là do cùng một người (ông G) viết ra, nhưng cam kết không được viết cùng thời điểm với các nội dung khác của biên bản. Do vậy, có đủ cơ sở xác định lời trình bày của người khởi kiện cho rằng tại thời điểm lập biên bản chi trả tiền bồi thường, cơ quan Nhà nước đã có cam kết sẽ trả lại đất cho gia đình bà C nếu không xây dựng chợ là không đúng với diễn biến khách quan sự việc.
[6] Mặt khác, theo quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan có thẩm quyền giao đất, thu hồi đất là Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ vụ án không có tài liệu, chứng cứ thể hiện Ủy ban nhân dân huyện L cũ (nay là huyện B) có chủ trương trả lại đất cho người bị thu hồi đất trong trường hợp không thực hiện việc xây dựng chợ. Do vậy, nếu có việc Ủy ban nhân dân xã T cam kết với gia đình bà C thì việc cam kết này của Ủy ban nhân dân xã T là không đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.
[7] Trên thực tế sau khi thu hồi đất, Nhà nước đã tiến hành xây dựng và đưa chợ T6 vào hoạt động cho đến năm 2018. Diện tích đất thu hồi của gia đình bà C đã giao một phần cho 19 hộ với 20 lô (trong đó gia đình bà C đã được giao 04 lô), làm đường giao thông bên hông chợ làm lối đi cho các hộ dân và phần còn lại sử dụng làm chợ. Như vậy, phần đất gia đình bà C đã được Nhà nước sử dụng đúng vào mục đích thu hồi. Việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền di dời chợ T6 về trung tâm thương mại là thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương cho phù hợp với thực tế qua từng thời kỳ. Hơn nữa, theo các văn bản của người bị kiện thì Ủy ban nhân dân huyện B không di dời chợ, không tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng khu đất, mà địa phương tiếp tục xây dựng khu vực kinh doanh buôn bán cho người dân dưới hình thức trung tâm thương mại để phục vụ lợi ích công cộng.
[8] Theo nhận định từ mục [5] – [7] thì bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện của bà R là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.
[9] Bà R kháng cáo cho rằng bản án phúc thẩm số 86/2021/HC-PT ngày 12/3/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã công nhận hiệu lực nội dung cam kết trong biên bản ngày 03/5/2002.
Hội đồng xét xử xét thấy, bản án phúc thẩm số 86/2021/HC-PT đã hủy bản án sơ thẩm số 15/2020/HC-ST ngày 24/9/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước do có vi phạm tố tụng khi không xem xét quyết định hành chính có liên quan đến quyết định bị kiện và xác định không đầy đủ người tham gia tố tụng. Đồng thời, bản án phúc thẩm nhận định Ủy ban nhân dân xã T đã có cam kết với gia đình bà C theo nội dung thể hiện trong biên bản ngày 03/5/2002, nên đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình bà C khi tiến hành bán đấu giá phần đất trên. Trong quá trình Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết lại vụ án, ngày 18/5/2021 Ủy ban nhân dân huyện B đã có Quyết định 605/QĐ-UBND về việc thu hồi Quyết định 120/QĐ- UBND ngày 12/02/2019 về việc phê duyệt phương án bán đấu giá quyền sử dụng đất và Quyết định số 606/QĐ-UBND về việc thu hồi Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 12/02/2019 về việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với khu đất tại khu phố T, thị trấn T (gồm phần diện tích đất thuộc vị trí nhà lồng chợ T6 và một phần diện tích đã thu hồi của bà C trước đây). Ngày 20/5/2021, Ủy ban nhân dân huyện B đã có văn bản số 976/UBND-KT về việc thuận chủ trương đầu tư công trình Trung tâm thương mại thị trấn T. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không bán đấu giá phần đất trên, nên không ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của gia đình bà C.
[10] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử là có cơ sở. Tại phiên tòa phúc thẩm, người khởi kiện kháng cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ nào mới chứng minh nên bác kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm như đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa là có căn cứ chấp nhận.
Đối với ông Nguyễn Văn H3, Tòa án cấp sơ thẩm không đưa ông H3 vào tham gia tố tụng là thiếu sót. Tuy nhiên, như phân tích nêu trên, yêu cầu khởi kiện của bà R không được chấp nhận nên thiếu sót này không làm thay đổi bản chất vụ án nên không cần thiết hủy án sơ thẩm nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.
[11] Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
[12] Án phí hành chính phúc thẩm: Do yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận nên bà Nguyễn Thị R phải chịu, theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 1 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính, Bác kháng cáo của người khởi kiện là bà Nguyễn Thị R. Giữ nguyên bản án hành chính sơ thẩm số 01/2022/HC-ST ngày 31/3/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước.
Áp dụng: Các Điều 7, 18, 21, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 36, 37, 38, 39, 40 và 41 Luật Khiếu nại năm 2011; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính và Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP;
Các Điều 27 và 28 Luật Đất đai năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001); khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 (Điều 44 Luật Đất đai 2003, Điều 66 Luật Đất đai năm 2013; Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai); Khoản 1, 2 Điều 32 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án;
Tuyên xử:
1. Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị R về việc yêu cầu:
- Hủy Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 của Ủy ban nhân dân huyện L cũ (nay là Ủy ban nhân dân huyện B), tỉnh Bình Phước về việc thu hồi đất để xây dựng Chợ trung tâm cụm xã T.
- Hủy Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B, tỉnh Bình Phước về việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị R ngụ tại khu phố T, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
- Hủy Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 21/5/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh B về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị R, ngụ tại khu phố T, thị trấn T, huyện B, tỉnh Bình Phước.
- Buộc UBND huyện B, tỉnh Bình Phước trả lại cho bà Nguyễn Thị R phần đất có diện tích 1736m2 (trong đó có 240m2 đất thổ cư và 1496m2 đất nông nghiệp, mặt tiền tiếp giáp đường ĐT 759 là 23 mét, chiều sâu dài hết đất chợ cũ) đã được thu hồi theo Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 13/12/2001 về việc thu hồi đất để xây dựng chợ trung tâm cụm xã T của Ủy ban nhân dân huyện L cũ (nay là Ủy ban nhân dân huyện B).
2. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
3. Án phí hành chính phúc thẩm: Bà Nguyễn Thị R phải chịu 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng), được cấn trừ vào số tiền 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0019789 ngày 01/4/2022 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 969/2023/HC-PT về khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Số hiệu: | 969/2023/HC-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hành chính |
Ngày ban hành: | 09/11/2023 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về