Bản án 90/2020/HS-PT ngày 03/03/2020 về tội tham ô tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 90/2020/HS-PT NGÀY 03/03/2020 VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN

Trong các ngày từ 27 tháng 02 đến ngày 03 tháng 3 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 311/2019/TLPT-HS ngày 17 tháng 6 năm 2019, đối với bị cáo Trần Đức M và các bị cáo khác. Do có kháng cáo của các bị cáo và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 16/2019/HS-ST ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 28/2020/QĐPT-HS ngày 16 tháng 02 năm 2020.

- Các bị cáo có kháng cáo:

1/ Họ và tên: Trần Đức M, sinh năm 1961 tại tỉnh NĐ; HKTT: 07 TQT, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; Chỗ ở: Phòng số 14.04 Chung cư C, phường A, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: Kỹ sư, Nguyên Giám đốc Công ty cổ phần B; Trình độ văn hóa 10/10; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông Trần P (đã chết) và bà Lê H (đã chết); Có vợ là bà Trần Thị N và 02 người con, lớn nhất sinh năm 1988, nhỏ nhất sinh năm 1993; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 20/11/2016 (có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo Trần Đức M: Bà Phùng Thị H, là Luật sư của Văn phòng Luật sư C, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

2/ Họ và tên: Phạm Ngọc M2, sinh năm 1976 tại tỉnh TB; HKTT: xã Đ, huyện TH, tỉnh TB; Chỗ ở: 11 NKT, khu phố 4, phường P, thành phố BR, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Nghề nghiệp: Kỹ sư, Nguyên Phó Giám đốc Công ty cổ phần B; Trình độ văn hóa: 12/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông Phạm Văn T, sinh năm 1943 và bà Bùi Thị H, sinh năm 1941;

Có vợ là Lê Thị Ánh H, sinh năm 1983 và 02 người con, lớn nhất sinh năm 2008, nhỏ nhất sinh năm 2014; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 19/6/2017, đến ngày 08/3/2019 được thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo Phạm Ngọc M2:

1/ Ông Nguyễn Văn Đ, là Luật sư của Công ty Luật TNHH MTV K, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

2/ Ông Phan Đức L, là Luật sư của Công ty Luật TNHH MTV K, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

3/ Ông Đỗ Đình T, là Luật sư của Công ty Luật HT, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

3/ Họ và tên: Bùi Nhật V, sinh năm 1983 tại tỉnh Hà Tĩnh; HKTT và chỗ ở: Phòng 402 Tòa nhà S, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Nghề nghiệp: Kỹ sư, Nguyên Trưởng phòng Kinh tế - Kỹ thuật PV; Trình độ văn hóa: 12/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông Bùi Quang T, sinh năm 1952 và bà Nguyễn Thị Vân L, sinh năm 1954; Vợ, con: chưa có; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 19/6/2017 đến ngày 07/02/2018 được thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo Bùi Nhật V:

1/ Ông Phạm C, là Luật sư của Văn phòng Luật sư T&C, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt);

2/ Ông Phạm Danh T, là Luật sư của Văn phòng Luật sư D, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội (có mặt);

3/ Bà Trần Thị P, là Luật sư của Văn phòng Luật sư D, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội (có mặt);

4/ Họ và tên: Nguyễn Thị Hà N, sinh năm 1981 tại tỉnh Bắc Ninh; HKTT và chỗ ở: Phòng 412D4, Tập thể TC, phường TC, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; Nghề nghiệp: Kế toán; Trình độ văn hóa: 12/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông Nguyễn Hanh V, sinh năm 1946 và bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1947; Có chồng là Lê Thành V, sinh năm 1975 và 02 người con, lớn nhất sinh năm 2004, nhỏ nhất sinh năm 2011; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 01/3/2018 đến ngày 05/7/2018 được thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hà N:

1/ Ông Bùi Quang Ng, là Luật sư của Công ty Luật hợp danh NC, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt);

2/ Ông Vũ Bá T, là Luật sư của Văn phòng Luật sư HV, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (có mặt). - Các bị cáo bị kháng nghị:

1/ Họ và tên: Nguyễn Phước T, sinh năm 1982 tại tỉnh Nghệ An; HKTT và chỗ ở: Số 60 Lô Q LTV, Phường 9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Nghề nghiệp: Kỹ sư; Trình độ văn hóa: 12/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông Nguyễn Phước T, sinh năm 1956 và bà Trịnh Thị H, sinh năm 1959; Có vợ là Trương Lệ Q, sinh năm 1985 và 02 người con, lớn nhất sinh năm 2012, nhỏ nhất sinh năm 2015; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Phước T: Bà Tạ Thị T, là Luật sư của Công ty TNHH Luật TĐ, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (vắng mặt).

2/ Họ và tên: Nguyễn Công C, sinh năm 1968 tại tỉnh Hà Tĩnh; HKTT: 147 Đường số 2, khu phố 1, phường TNB, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh;

Chỗ ở: Phòng B12 B09 Chung cư NK, Phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Nghề nghiệp: Kế Toán; Trình độ văn hóa: 12/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông Nguyễn Công L, sinh năm 1936 và bà Lê Thị Đ, sinh năm 1939; Có vợ là Phan Thị H, sinh năm 1980 và 02 người con, lớn nhất sinh năm 2010, nhỏ nhất sinh năm 2014; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Công C: Ông Nguyễn Anh D, là Luật sư của Công ty Luật TNHH MTV QN, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai (có mặt).

3/ Họ và tên: Kim Văn A, sinh năm 1973 tại Thành phố Hà Nội; HKTT: 3028B, khu phố 2, phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Chỗ ở: Tổ 20, Khu phố 3, phường PN, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Nghề nghiệp: Kỹ sư; Trình độ văn hóa: 12/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông Kim Văn T, sinh năm 1945 và bà Đặng Thị L, sinh năm 1953; Có vợ là Đỗ Thị N, sinh năm 1979 và 02 người con, lớn nhất sinh năm 2004, nhỏ nhất sinh năm 2005; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo Kim Văn A: Ông Lý Trung D, là Luật sư của Công ty Luật hợp danh NC, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

- Bị hại: Công ty cổ phần B (Pv); Địa chỉ trụ sở: Đường số 2B, khu Công nghiệp P, phường P, thị xã P, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Hồng H, Chức vụ: Giám đốc (có mặt).

- Người làm chứng:

1/ Ông Nguyễn Minh H (vắng mặt)

2/ Ông Lê Mạnh S (có mặt)

3/ Bà Phan Thị Ngọc H (vắng mặt)

4/ Bà Nguyễn Thị H1 (có mặt)

5/ Ông Nguyễn Khắc Th (có mặt)

6/ Ông Lê Quyết Th1 (có mặt)

7/ Ông Nguyễn Tuấn Th2 (có mặt)

8/ Ông Hoàng Ngọc S (có mặt)

9/ Nguyễn Thị Trúc G (có mặt).

- Người giám định: Ông Trần Văn N, Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính, kế toán, Trưởng Văn phòng Giám định Tư pháp Sài Gòn (có đơn xin vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Công ty Cổ phần B được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0600393680 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp; đăng ký lần đầu ngày 31/8/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 20/10/2016; tên viết tắt là “PV”; trụ sở chính tại Đường 2B, Khu Công nghiệp P 1, phường P, thị xã P, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; vốn điều lệ: 215.999.980.000 đồng (Hai trăm mười lăm tỷ, chín trăm chín mươi chín triệu, chín trăm tám mươi nghìn đồng), trong đó, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) sở hữu 52,94% (PVGas có tỷ lệ sở hữu Nhà nước hơn 95%). Từ ngày 07/6/2013 đến ngày 19/10/2016 (đăng ký thay đổi từ lần thứ 13 đến lần thứ 17), Trần Đức M, chức vụ Giám đốc, đại diện quản lý phần vốn của PVGas tại PV; ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, gia tải đường ống, bảo dưỡng sữa chữa tàu thuyền và các phương tiện nổi [Bút lục: 2221-2126, 2629-2630, 2657, 2682- 2686, 2944].

Căn cứ yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư, ngày 20/11/2013, Trần Đức M, đại diện PV ký Hợp đồng tư vấn số 191/HĐKT/VKT/ĐT với Viện Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng, nội dung: Viện Kinh tế Xây dựng cung cấp trọn gói dịch vụ tư vấn xây dựng định mức, đơn giá bọc ống cho Dự án đường ống dẫn khí NCS2-GĐ1 (Dự án NCS2-GĐ1) [Bút lục: 2218-2223].

Ngày 26/2/2014, Viện Kinh tế Xây dựng gửi PV Văn bản số 240/VKT/ĐT kèm theo bản dự thảo tập định mức, đơn giá bọc ống chống ăn mòn và bê tông gia trọng (3LPE&CWC). Trên cơ sở định mức đơn giá của Viện kinh tế Xây dựng, PVGas, Ban quản lý Dự án Khí Đông Nam Bộ (Ban Đông Nam Bộ) đã sử dụng để xây dựng dự toán; thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán công trình Dự án NCS2-GĐ1; lập và phê duyệt dự toán gói thầu; thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu [Bút lục: 2246-2310].

Ngày 17/4/2014, Trần Đức M - Giám đốc PV ký Hợp đồng số 03/2014/NCS2GĐ1/PVGASSEG - PV với ông Bùi Ngọc Q - Trưởng Ban Quản lý Dự án Khí Đông Nam Bộ, đại diện chi nhánh PVGas với nội dung: PV thực hiện việc bọc ống dẫn khí cho dự án NCS2-GĐ1, giá trị hợp đồng là 1.046.769.226.000 đồng (Một nghìn không trăm bốn mươi sáu tỷ, bảy trăm sáu mươi chín triệu, hai trăm hai mươi sáu nghìn đồng); hình thức hợp đồng: Đơn giá cố định, có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết thời hạn bảo hành [Bút lục: 1725- 2088].

Để chuẩn bị cho việc thực hiện Dự án NCS2-GĐ1, ngày 04/4/2014, tại cuộc họp giao ban của công ty, Trần Đức M đã chỉ đạo Phòng Kinh tế - Kỹ thuật và Nhà máy Bọc ống lập kế hoạch vật tư và cải tiến kỹ thuật cảm biến nhận biết mối hàn nhằm tiết kiệm vật tư khi thực hiện dự án. Theo chỉ đạo của Trần Đức M, ngày 07/4/2014, Nguyễn Phước T, Phó Giám đốc Nhà máy Bọc ống đã tính toán, dự trù vật tư cần sử dụng cho toàn bộ Dự án NCS2-GĐ1 và chuyển toàn bộ số liệu tính toán qua email cho Phạm Ngọc M2, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy Bọc ống và Phòng Kinh tế - Kỹ thuật; Kim Văn A, Giám đốc Nhà máy Bọc ống và Bùi Nhật V, Trưởng phòng Kinh tế - Kỹ thuật. Ngày 07/8/2014, PV bắt đầu thực hiện việc bọc ống dẫn khí cho Dự án NCS2 - GĐ1. Căn cứ thực tế bọc 20 km ống đầu tiên, ngày 15/8/2014, Nguyễn Phước T tiếp tục tính toán, lập dự trù vật tư chính sử dụng cho toàn bộ Dự án NCS2 - GĐ1. Dự trù này tương đối sát với dự trù mà Nguyễn Phước T đã lập ngày 07/4/2014, cụ thể: Steel Grid GL18: 263.982 kg, Valspar Pipe Clad 2000: 266.366 kg; LE851P: 78.845 kg; HE3450HD: 1.351.922 kg, Lưới thép mạ kẽm: 21.613 cuộn, Iron Ore (quặng sắt): 33.706.144 kg [Bút lục: 2975-2977, 3514, 3989, 5068-5072].

Từ ngày 19/5/2014 đến ngày 26/02/2015, Trần Đức M đại diện PV ký hợp đồng với Công ty Y (Hồng Kông) mua 1.863,05 tấn hạt nhựa HE 3450HD, trị giá khoảng 97.000.000.000 đồng (chín mươi bảy tỷ đồng) để thực hiện Dự án NCS2-GĐ1 [Bút lục: 45-248].

Thực hiện chỉ đạo của Phạm Ngọc M2 và Nguyễn Thị Trúc G, Quyền Trưởng phòng Thương mại - Đầu tư PV, từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2015, Nguyễn Đình T, nhân viên Phòng Thương mại - Đầu tư, Trịnh Quang H, nhân viên phòng Kinh tế - Kỹ thuật (thời điểm đó là nhân viên Phòng Thương mại - Đầu tư) đã chuyển gần 1000 tấn hạt nhựa HE3450HD và khoảng 14 tấn bột nhựa LE851P về kho của Công ty TNHH MTV Nhựa NC (Công ty NC) tại Khu Công nghiệp LB, P.LB, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là Kho K752). Để gửi được số vật tư trên tại Kho K752, Trần Đức M đã liên hệ với ông Hoàng Ngọc S (chồng của bà Lê Thị V - Giám đốc Công ty NC), ông S đồng ý và giao cho Hoàng Ngọc H (cháu họ ông S) nhận số vật tư trên để tại Kho K752 [Bút lục: 3427, 3394-3398, 3899, 3981-3982, 5614-5615, 5825-5828, 5843-5850, 5852, 6261-6274, 6284-6289, 6242-6845, 6848-6849, 6940-6941, 7010-7012].

Để hợp thức số vật tư tồn kho của Dự án NCS2-GĐ1 trên hệ thống chứng từ kế toán của PV, trong thời gian từ ngày 07/10/2014 đến tháng 11/2015, Trần Đức M đã trực tiếp chỉ đạo, bàn bạc, thống nhất với Phạm Ngọc M2, Phó Giám đốc; Nguyễn Thị Hà N, Trưởng phòng Tài chính Kế toán; Bùi Nhật V, Trưởng phòng Kinh tế - Kỹ thuật tại phòng làm việc của Giám đốc và tại phòng làm việc riêng của từng người. Trần Đức M cho biết trong quá trình thực hiện Dự án NCS2-GĐ1, do áp dụng kỹ thuật cảm biến nhận biết mối hàn nên tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu; vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của công ty, bảo đảm giá trị hợp đồng đã ký, không phải thay đổi số liệu trong báo cáo tài chính… thì cần phải điều chỉnh hồ sơ kế toán. Phạm Ngọc M2, Nguyễn Thị Hà N và Bùi Nhật V đã đồng ý và tổ chức thực hiện, cụ thể: Bùi Nhật V chỉ đạo Lã Huy N tính toán số liệu, lập bảng so sánh giữa vật tư tiêu hao thực tế và vật tư theo định mức đơn giá do Viện kinh tế Xây dựng lập để trên cơ sở đó các bộ phận lập khống các “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị” năm 2014 và chỉ đạo Phạm Văn Th ký nháy vào 62 “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị” và ký ở mục “Thủ kho” 53 “Phiếu xuất kho”, sau đó V trực tiếp ký ở mục “Phòng KTKT” 62 “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị”. Thực hiện chỉ đạo của Phạm Ngọc M2, Nguyễn Phước T chỉ đạo Vũ Đức Th1, Đoàn Trung H, Nguyễn Thành Nh ký ở phần “Người lập” các “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị”, ký nháy trên các “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị”; Toàn ký ở mục “Trưởng đơn vị” 49 “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị”; Kim Văn A ký ở mục “Trưởng đơn vị” 05 “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị”. Nguyễn Thị Hà N phối hợp với Bùi Nhật V, Lã Huy N tính toán khối lượng vật tư cần điều chỉnh nâng lên cho sát định mức của Viện Kinh tế Xây dựng lập và chỉ đạo nhân viên Phòng Tài chính - Kế toán lập và ký chứng từ kế toán nâng khống khối lượng vật tư, thiết bị xuất kho sử dụng cho Dự án NCS2-GĐ1; Trương Lệ Q lập và ký ở mục “Người lập phiếu” 34 “Phiếu xuất kho”; Nguyễn Thái Thảo L in các “Phiếu xuất kho” do Trương Lệ Q lập trước đó và ký ở mục “Người lập phiếu” 19 “Phiếu xuất kho”; Nguyễn Công C ký ở mục “Kế toán trưởng” 53 “Phiếu xuất kho”. Phạm Ngọc M2 ký ở mục “Giám đốc” 54 “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị”, nâng khống 718,305 tấn hạt nhựa HE 3450HD để hạch toán xuất kho số vật tư trên trong Dự án NCS2- GĐ1 [Bút lục: 255-393, 2863-2880, 3092, 3095-3096, 3291-3294, 3299-3300, 3397, 3400-3405, 3515, 3547-3548, 3644-3725, 3777-3780, 3886, 3893, 4030-4031, 5036-5038, 5042- 5045, 5055-5057, 5065, 5042-5045, 5065, 5607-5610, 5620-5623, 5709-5734, 6041-6042, 6037-6138, 6168-6169].

Ngoài ra, khoảng cuối năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Bùi Nhật V, Phạm Văn Th, Thủ kho PV chuyển số vật tư tồn kho (không có trong sổ sách kế toán), gồm: 66 tấn bi sắt GL18; 10 tấn Steel Shot S330; 1,5 tấn PS ball; 913 cuộn lưới thép hàn mạ kẽm (tương đương 39 tấn); 33,95 tấn hạt nhựa HE3450HD; 15,2 tấn bột nhựa LE851P; 2,6 tấn bột nhựa Sinter vào 13 thùng container thuê của Công ty NC để cất giữ trong khuôn viên Nhà máy B. Từ ngày 27/8/2015 đến ngày 12/9/2015, Trần Đức M đã nhờ ông Hoàng Ngọc S chuyển 13 container trong đó có vật tư tồn kho của PV về cất giữ. Hoàng Ngọc S đã nhờ Hoàng Ngọc H đến PV để vận chuyển số vật tư này về Kho K752 [Bút lục: 5843-5850, 5852, 6848-6849, 6905-6906].

Ngày 17/8/2016, PVGas có Quyết định số 1062/QĐ-KVN giới thiệu ông Lê Quyết Th1 làm người đại diện phần vốn của PVGas tại PV thay Trần Đức M và giới thiệu để Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị PV bầu/bổ nhiệm ông Lê Quyết Th1 giữ chức vụ Giám đốc PV. Ngày 22/8/2016, Hội đồng quản trị PV ban hành Quyết định số 08/QĐ-HĐQT bổ nhiệm ông Lê Quyết Th1 giữ chức vụ Giám đốc PV. Ngày 23/8/2016, ông Lê Quyết Th1 ký Quyết định số 65/QĐ- BODK thành lập Hội đồng kiểm kê vật tư, công nợ, tài sản; theo đó, phân công ông Nguyễn Tuấn Th2 - Phó Giám đốc PV làm Chủ tịch Hội đồng, Bùi Nhật V làm Phó Chủ tịch Hội đồng; ngoài ra còn một số cá nhân đại diện cho các phòng ban của công ty tham gia Hội đồng kiểm kê; số liệu kiểm kê tính đến 0h ngày 20/8/2016. Ngày 10/10/2016, trong thời gian đang diễn ra việc kiểm kê, Phạm Văn Th báo cáo Bùi Nhật V và cùng Bùi Nhật V báo cáo, cung cấp tài liệu cho ông Nguyễn Tuấn Th2 - Phó Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng kiểm kê về việc nâng khống vật tư xuất kho và cất giấu vật tư tồn kho ở kho của Công ty NC [Bút lục: 2627, 4065, 4081-4082, 6589-6590, 6642-6647].

Kết thúc việc kiểm kê, ngày 17/10/2016, Trần Đức M và ông Lê Quyết Th1 ký Biên bản bàn giao kèm theo Bảng tổng hợp kiểm kê nguyên nhiên vật liệu. Tại mục 2, phần II Biên bản bàn giao nêu rõ: “Bên giao làm rõ và giải trình nguyên nhân chênh lệch thừa, thiếu (nếu có) so với số liệu của sổ sách kế toán có đến 0h ngày 20/8/2016 trong Biên bản kiểm kê trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký biên bản bàn giao...” nhưng hết thời hạn nêu trên, Trần Đức M cũng không báo với Hội đồng kiểm kê hay lãnh đạo PV về số vật tư đang cất giấu tại Kho K752. Tham gia ký vào biên bản bàn giao còn có Phạm Ngọc M2, Bùi Nhật V, Nguyễn Thị Hà N và một số nhân viên khác đại diện cho các phòng, bộ phận chức năng của PV. Trong quá trình kiểm kê, ông Lê Quyết Th1 phát hiện đối với vật tư là lưới thép mạ kẽm bị nhầm lẫn về đơn vị tính (kg - cuộn), dẫn đến thiếu khoảng 40 tấn; ông Th1 đã trực tiếp trao đổi với Trần Đức M, ngày 02/11/2016, Trần Đức M đã nhờ Nguyễn Thị Trúc G đến Kho K752 liên hệ chuyển 39,3tấn lưới thép mạ kẽm về Kho PV [Bút lục: 2558-2607, 3418-3421, 6564-6566, 6570, 6571-6575, 6682-6684, 6909-6910].

Ngày 17/10/2016, Cơ quan ANĐT Bộ Công an nhận được đơn tố cáo về hành vi phạm tội của Trần Đức M và đồng phạm nêu trên và tiến hành xác minh để làm rõ. Ngày 19/11/2016, Trần Đức M đã khai báo và giao nộp cho Cơ quan ANĐT Bộ Công an toàn bộ số vật tư đang cất giấu tại Kho K752 [Bút lục: 22, 3530].

Theo yêu cầu giám định về tên gọi, chất lượng, khối lượng, xuất xứ, thời hạn sử dụng đối với 07 loại vật tư của Cơ quan ANĐT Bộ Công an, các ngày 07/3/2017, 14/3/2017 và 14/11/2017, Công ty TNHH Giám định Vinacontrol Tp.Hồ Chí Minh ban hành Chứng thư giám định kết luận số vật tư Cơ quan ANĐT Bộ Công an thu giữ tại Kho K752, gồm: 836,8 tấn hạt nhựa HE3450HD; 29,76 tấn bột nhựa LE851P; 2,78 tấn bột nhựa Sinter; 66 tấn Steel Grid (GL18); 4 tấn Steel Shot S330; 6 tấn Steel Shot S390; 1,5 tấn PS Ball. Ngày 01/9/2017, Cơ quan ANĐT Bộ Công an ra Quyết định trưng cầu Hội đồng định giá tài sản trong Tố tụng hình sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ngày 09/01/2018, Hội đồng định giá tài sản xác định 07 loại vật tư thu giữ tại Kho K752 trị giá 48.386.045.645 đồng (Bốn mươi tám tỷ, ba trăm tám mươi sáu triệu, không trăm bốn mươi lăm nghìn, sáu trăm bốn mươi lăm đồng) [Bút lục: 924-931, 994-1005, 1199-1203].

Ngày 20/7/2017, Cơ quan ANĐT Bộ Công an ra Quyết định trưng cầu giám định Tài chính - Kế toán Dự án NCS2-GĐ1. Ngày 28/12/2017, Văn phòng Giám định Tư pháp Sài Gòn ban hành Kết luận giám định số 05/2017/KLGĐ- TC, kết luận: “Trong hệ thống sổ sách kế toán PV không phản ánh về số vật tư (07 loại) thu giữ tại Kho K752. Do vậy, đủ căn cứ kết luận PV để ngoài sổ sách kế toán số vật tư này và đã bị thất thoát do không còn thuộc quản lý của PV. Việc hạch toán vào sổ sách kế toán không đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi giá trị vào sổ sách cao hơn so với thực tế, vi phạm Luật Kế toán 2003, cụ thể: Khoản 3, Điều 7 - Nguyên tắc kế toán: “Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.”; Khoản 4, Điều 6 - Yêu cầu kế toán: “Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính”. Việc cất giấu một số vật tư để ngoài đơn vị, không ghi chép trong sổ sách kế toán (gửi 07 loại vật tư tại Công ty NC, không có hợp đồng thuê giữ), đã vi phạm Khoản 3, Điều 14 Luật Kế toán 2003 - Các hành vi bị nghiêm cấm: “Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán” [Bút lục: 409-411].

- Trương Lệ Q, Nguyễn Thái Thảo L cùng là nhân viên Phòng Tài chính - Kế toán. Thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Thị Hà N, Q lập, ký khống các “Phiếu xuất kho” không đúng thực tế và nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ly in các “Phiếu xuất kho” Q lập trước đó rồi ký, chuyển cho lãnh đạo phòng ký. Tuy nhiên, Q đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, chồng Nguyễn Phước T là bị can trong vụ án. Ly không biết các “Phiếu xuất kho” Q lập trước đó là phiếu “khống”. Quá trình điều tra, Q, Ly khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra; kết quả điều tra xác định không hưởng lợi bất chính.

- Lã Huy N, Phạm Văn Th cùng là nhân viên Phòng Kinh tế - Kỹ thuật. Thực hiện chỉ đạo của Bùi Nhật V, N lập bảng so sánh vật tư giữa định mức do Viện kinh tế Xây dựng lập và thực tế sản xuất để làm căn cứ nâng khống vật tư trong các “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị” Dự án NCS2-GĐ1 năm 2014. Thứ ký nháy 62 “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị” và ký 53 “Phiếu xuất kho” không đúng với thực tế xuất kho. Tuy nhiên, N không biết việc tính toán số liệu là để nâng khống vật tư trong hồ sơ kế toán; Th biết việc ký các “Phiếu xuất kho” không đúng thực tế xuất kho là trái quy định pháp luật nhưng Th thực hiện theo chỉ đạo của Bùi Nhật V và đã chủ động báo cáo ông Nguyễn Tuấn Th2, Phó Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng kiểm kê. Quá trình điều tra, N, Th khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra để làm rõ tội phạm, kết quả điều tra xác định không hưởng lợi bất chính.

- Nguyễn Thị Trúc G, Quyền Trưởng phòng Thương mại đầu tư: Nguyễn Đình T và Trịnh Quang H khai nhận được G chỉ đạo giám sát vận chuyển hạt nhựa HE3450HD và bột nhựa LE851P từ cảng Cát Lái về Kho K752; biên bản nghiệm thu bàn giao vật tư lại ghi nhận nhập vật tư về kho PV. Tuy nhiên, G không thừa nhận, không biết định mức bọc ống do Viện kinh tế Xây dựng lập cao hơn thực tế sản xuất, không tham gia lập hồ sơ kế toán khống, không biết mục đích việc chuyển vật tư về Kho K752 là để Trần Đức M chiếm đoạt.

- Vũ Đức Th1, Đoàn Trung H, Nguyễn Thành Nh cùng là nhân viên Nhà máy Bọc ống PV. Thực hiện chỉ đạo của Kim Văn A và Nguyễn Phước T; Th1, H, Nh đã ký mục “Người lập”, “Người nhận hàng” các “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị” khống. Tuy nhiên, 03 cá nhân trên không biết mục đích của việc ký khống; quá trình điều tra thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra; kết quả điều tra xác định không hưởng lợi bất chính.

- Nguyễn Đình T, Trịnh Quang H cùng là nhân viên Phòng Thương mại - Đầu tư: Thực hiện chỉ đạo của Phạm Ngọc M2, Nguyễn Thị Trúc G, Tuấn và Huy đã vận chuyển số vật tư từ cảng Cát Lái, Tp. Hồ Chí Minh về kho K752 nhưng khi lập Biên bản nghiệm thu bàn giao vật tư lại ghi nhận vật tư để ở kho PV. Tuy nhiên, T, H không biết việc mục đích Trần Đức M để vật tư ở kho K752 nhằm chiếm đoạt, không biết việc ghi thông tin không chính xác trong Biên bản nghiệm thu bàn giao vật tư là nhằm hợp thức hồ sơ kế toán; quá trình điều tra khai báo thành khẩn, hợp tác tích cực với Cơ quan điều tra; kết quả điều tra xác định không hưởng lợi bất chính.

- Hoàng Ngọc S, Hoàng Ngọc H: Có hành vi cất giữ vật tư của PV tại Kho K752 không có hợp đồng thuê kho. Tuy nhiên, ông S và ông H không biết mục đích chiếm đoạt tài sản của Trần Đức M, không biết nguồn gốc số vật tư mà Trần Đức M nhờ cất giữ tại kho K752 là số vật tư mà Trần Đức M tham ô của PV.

Tại bản cáo trạng số 102/CT-VKSTC-V1 ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố các bị cáo như sau:

Trần Đức M, Phạm Ngọc M2, Bùi Nhật V và Nguyễn Thị Hà N về tội “Tham ô tài sản” theo điểm a, khoản 4, Điều 278 BLHS năm 1999;

Nguyễn Phước T, Nguyễn Công C và Kim Văn A về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3, Điều 165 BLHS năm 1999.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 16/2019/HS-ST ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định:

I. Trách nhiệm hình sự:

Tuyên bố các bị cáo Trần Đức M, Phạm Ngọc M2, Bùi Nhật V và Nguyễn Thị Hà N phạm tội “Tham ô tài sản” (chưa đạt).

Các bị cáo Nguyễn Công C, Nguyễn Phước T và Kim Văn A phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 54; Điều 38; 57 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

1. Trần Đức M 16 (mười sáu) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 20/11/2016.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; khoản 2 Điều 51; điểm a khoản 1 Điều 52; khoản 2 Điều 54; Điều 38; Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

2. Phạm Ngọc M2 11 (mười một) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được khấu trừ thời gian đã tạm giam từ ngày 19/6/2017 đến ngày 08/3/2019.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a khoản 1 Điều 52; khoản 2 Điều 54; Điều 38; Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

3. Bùi Nhật V 10 (mười) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được khấu trừ thời gian đã tạm giam từ ngày 19/6/2017 đến ngày 07/02/2018.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; khoản 2 Điều 51; điểm a khoản 1 Điều 52; khoản 2 Điều 54; Điều 38; Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

4. Nguyễn Thị Hà N 11 (mười một) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được khấu trừ thời gian đã tạm giam từ ngày 01/3/2018 đến ngày 05/7/2018.

- Áp dụng khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

5. Nguyễn Công C 03 (ba)năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án, giao bị cáo Nguyễn Công C cho Ủy ban nhân dân Phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giám sát giáo dục trong thời gian thử thách.

Nếu bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo khoản 1 Điều 69 Luật thi hành án dân sự.

- Áp dụng khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

6. Nguyễn Phước T 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 (bốn mươi tám) tháng tính từ ngày tuyên án. Giao bị cáo Nguyễn Phước T cho Ủy ban nhân dân phường Phường 9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Nếu bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo khoản 1 Điều 69 luật thi hành án dân sự.

- Áp dụng khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm s, t, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

7. Kim Văn A 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 (bốn mươi tám) tháng tính từ ngày tuyên án. Giao bị cáo Kim Văn A cho Ủy ban nhân dân phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Nếu bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo khoản 1 Điều 69 luật thi hành án dân sự.

Trong thời gian thử thách, các bị cáo được hưởng án treo nêu trên cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên quy định tại Điều 64 Luật thi hành án hình sự thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo; nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định của Bộ luật hình sự.

II. Kiến nghị: Đề nghị cơ quan an ninh điều tra -Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét hành vi phạm tội với vai trò đồng phạm tội Tham ô tài sản đối với Hoàng Ngọc S, Công ty Nhựa NC và Nguyễn Thị Trúc G - Phó phụ trách Phòng Thương mại - Đầu tư công ty PV.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về về xử lý vật chứng, về án phí hình sự sơ thẩm và quyền kháng cáo của các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Ngày 20/5/2019, Trần Đức M kháng cáo cho rằng không phạm tội “Tham ô tài sản”;

Ngày 23/5/2019, Phạm Ngọc M2 kháng cáo cho rằng không phạm tội “Tham ô tài sản”;

Ngày 23/5/2019, Bùi Nhật V kháng cáo cho rằng không phạm tội “Tham ô tài sản”;

Ngày 23/5/2019, Nguyễn Thị Hà N kháng cáo kêu oan.

Ngày 12/6/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định kháng nghị số 20/QĐ-VC3-V1, kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt và không cho hưởng án treo đối với các bị cáo Nguyễn Phước T, Nguyễn Công C và Kim Văn A.

Ngày 05/9/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định rút kháng nghị số 05/QĐ-VC3 rút quyết định kháng nghị nêu trên.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác khai báo như sau:

1/ Bị cáo Trần Đức M khai: Bị cáo không bàn bạc, trao đổi với bất kỳ ai về việc để vật tư, gửi vật tư tại kho K752 mà đó là quyền của Giám đốc, có căn cứ vào tình trạng kho bãi quá tải của Công ty. Bị cáo có chỉ đạo các phòng ban liên quan về việc điều chỉnh khối lượng vật tư thức tế sử dụng cho phù hợp với định mức mà Viện Kinh tế đã xây dựng, được Hội đồng quản trị thống nhất thông qua tại Nghị quyết số 05 là nhằm để chuẩn bị hồ sơ quyết toán với chủ đầu tư (tức quyết toán A-B); còn những con số thể hiện sự chênh lệch giữa thực tế và định mức là nhằm để quyết toán nội bộ. Do đó bị cáo không phạm tội “Tham ô tài sản”.

2/ Bị cáo Phạm Ngọc M2 khai: Bị cáo chỉ liên quan đến 1/7 loại vật tư mà Bản án sơ thẩm đã quy kết nhóm phạm tội “Tham ô tài sản”, đó là hạt nhựa HE3450. Bị cáo không bàn bạc, thống nhất với các bị cáo khác về việc để ngoài sổ sách của loại vật tư để ở kho K752, bằng chứng là tại Phiếu đề nghị xuất kho số 45/ĐX-NMBO/2015 ngày 31/3/2015 thể hiện khối lượng hạt nhựa tồn kho là 1.005.125 kg; trong đó bao gồm cả khối lượng hạt nhựa nằm ở kho K752. Bị cáo không phạm tội “Tham ô tài sản”.

3/ Bị cáo Nguyễn Thị Hà N khai: Bị cáo không tham gia bàn bạc, thống nhất với các bị cáo khác về việc để vật tư ở kho K752. Bị cáo chỉ nhận chỉ đạo từ bị cáo Trần Đức M về việc điều chỉnh số liệu giữa thực tế và định mức để quyết toán nội bộ, quyết toán A-B. Bị cáo cũng không chỉ đạo bị cáo Nguyễn Công C, bằng chứng là bản email của bị cáo gửi cho C ngày 07/10/2014 thể hiện khối lượng vật tư thực tế, vật tư theo định mức để áp dụng cho 20km; còn email của bị cáo C gửi cho bà Trương Lệ Q ngày 13/10/204 ghi số liệu áp dụng cho 20,4km, những con số này không thống nhất với nhau. Do đó quy kết bị cáo chỉ đạo bị cáo C là không có căn cứ. Các email bị cáo gửi cho Q là các bản email chuyển tiếp và nhắc nhở các phòng ban thực hiện theo sự chỉ đạo của bị cáo Trần Đức M. Bị cáo không phạm tội “Tham ô tài sản”.

4/ Bị cáo Bùi Nhật V khai: Bị cáo không bàn bạc, thống nhất với các bị cáo khác về việc để vật tư ở kho K752. Bị cáo đã cùng anh Phạm Văn Th thống kê số liệu vật tư dư thừa, báo cáo với ông Th và ông Th1 một cách rõ ràng, chính xác, khách quan. Bị cáo không phạm tội “Tham ô tài sản”.

5/ Các bị cáo Nguyễn Công C, Kim Văn A, Nguyễn Phước T không có ý kiến.

6/ Ông Hoàng Ngọc S trình bày: Ông là người quen biết với bị cáo Trần Đức M. Ông có nhận giữ số vật tư mà công ty của bị cáo M gửi, ông hoàn toàn không biết, không bàn bạc gì với bị cáo Trần Đức M về việc chiếm đoạt số vật tư này.

7/ Bà Nguyễn Thị Trúc G: Bản án sơ thẩm đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự của bà cùng với các bị cáo là không đúng.

8/ Ông Lê Hồng H (là Giám đốc PV) trình bày: Số vật tư mà cơ quan điều tra thu giữ tại kho K752, hiện vẫn còn thể hiện trong hồ sơ kho, giống như Phiếu đề xuất số 45 mà bị cáo Bùi Nhật V xuất trình. Hiện nay dự án NCS2-GĐ1 vẫn chưa được quyết toán, chưa biết lãi lỗ thế nào. Do đó chưa thể xác định được PV có bị thiệt hại hay không. Theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng đơn giá cố định số 03, thì hồ sơ đề nghị thanh toán không bắt buộc nhà thầu phải chứng minh số lượng, giá trị vật tư đầu vào. Tuy nhiên, hiện nay thực tế vẫn tồn tại yêu cầu này trong thanh toán giữa công ty mẹ và công ty con.

9/ Ông Nguyễn Tuấn Th2 trình bày: Tôi chỉ biết số vật tư dư thừa ở kho K752 sau khi Cơ quan điều tra vào làm việc.

10/ Ông Lê Mạnh S trình bày: Tôi vừa là bên giao, vừa là bên nhận trong Biên bản bàn giao ngày 17/10/2016; trong suốt thời gian trong và sau bàn giao, tôi vẫn làm việc tại công ty nhưng không ai đưa cho tôi nên đến giờ tôi vẫn chưa ký vào biên bản bàn giao.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu như sau: Căn cứ vào lời khai của các bị cáo, biên bản đối chất giữa các bị cáo được thể hiện tại các bút lục số 3312, 3347, 3400, 3401, 3402, 3886, 3887, 3881, 3889, 5642, 5643, 3893, 3781, 3782, 3095, 5668, 5669, 5670, 5036, 5037 đến 5039, 5310 đến 5341, 5410, 5412, 5313, nhận thấy có đủ căn cứ để xác định, các bị cáo Trần Đức M, Phạm Ngọc M2, Nguyễn Thị Hà N và Bùi Nhật V đã bàn bạc, câu kết với nhau đưa 07 loại vật tư còn thừa ra ngoài sự quản lý của Pv và làm biến mất số vật tư này trong hệ thống sổ sách nhằm mục đích chiếm đoạt.

Do đó, bản án sơ thẩm đã xét xử các bị cáo này về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan sai. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo này, giữ nguyên bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt.

Đối với các bị cáo Nguyễn Công C, Kim Văn A và Nguyễn Phước T không có kháng cáo, chỉ bị kháng nghị. Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định rút kháng nghị nên đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo này.

Các luật sư bào chữa cho các bị cáo trình bày như sau:

1/ Luật sư Phùng Thị Hoà bào chữa cho bị cáo Trần Đức M:

- Về việc quy kết các bị cáo Đức M, Ngọc M2, N và V cùng bàn bạc, thống nhất để chuyển vật tư ra ngoài: Tại trang 17 của bản án sơ thẩm nêu lý do điều chuyển vật tư ra ngoài chỉ nhằm mục đích đảm bảo giá trị của hợp đồng kinh tế đã ký với nhà đầu tư chứ không nhằm mục đích chiếm đoạt.

- Tội “Tham ô tài sản” cần phải chứng minh yếu tố chiếm đoạt, ở đây không có sự chiếm đoạt vì: Số liệu so sánh giữa định mức và thực tế đều được các phòng, ban trao đổi với nhau qua email, ai cũng biết. Do đó cá nhân ông Đức M và các bị cáo khác không thể chiếm đoạt để cùng chia chác với nhau hưởng lợi. Số liệu trong các hóa đơn có sửa chữa, hợp thức hóa nhưng sổ kho, sổ của nhà máy sản xuất vẫn còn. Vì vậy, muốn hợp thức hóa để chiếm đoạt thì phải hợp thức hóa cả sổ ở kho, sổ ở nhà máy.

- Về Biên bản bàn giao không đảm bảo tính pháp lý: Tại thời điểm bàn giao ngày 17/10/2016 ông Th1 chưa được bổ nhiệm làm Giám đốc (tức tính đến 8h ngày 20/8/2016). Biên bản ghi trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký biên bản bàn giao, bên bàn giao (ông Đức M) phải bổ sung số lượng vật tư, tài sản chênh lệch, thừa thiếu. Tuy nhiên, sau ngày 17/10/2016 và tính đến trước ngày 17/11/2016, có nhiều cuộc họp nhưng không mời ông Đức M. Do đó, ông Đức M không có điều kiện để bổ sung vật tư còn tồn. Hiện nay dự án này chưa được quyết toán với chủ đầu tư, chưa biết 48 tỷ đồng giá trị vật tư này là tài sản của chủ đầu tư hay nhà thầu. Đề nghị Hội đồng xét xử tuyên ông Đức M không phạm tội “Tham ô tài sản”. Trong trường hợp cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại thì đề nghị Hội đồng xét xử cho ông Trần Đức M được tại ngoại.

Bị cáo Trần Đức M bổ sung: Việc chỉ đạo sửa đổi, hợp thức hóa vật tư là thực hiện theo Nghị quyết số 05/HĐQT ngày 03/3/2014, về việc phê duyệt và ban hành định mức và đơn giá sản xuất. 2/ Nhóm các Luật sư Phan Đức L, Nguyễn Văn Đ và Đỗ Đình T bào chữa cho bị cáo Phạm Ngọc M2:

Bị cáo Phạm Ngọc M2 chỉ liên quan đến hạt nhựa HE3450, không liên quan đến 6/7 loại vật tư còn lại. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông H là Giám đốc Pv xác định 7 loại vật tư này vẫn còn trong sự quản lý của công ty. Phạm Ngọc M2 không biết dự thảo Bảng chiết tính tiết kiệm của bị cáo Toàn. Trần Đức M không chỉ đạo Phạm Ngọc M2. Phạm Ngọc M2 không chỉ đạo nhân viên cấp dưới ký hồ sơ (cụ thể là ông Toàn), vì ông Toàn khai nhận chỉ đạo trực tiếp từ Trần Đức M. Kim Văn A báo cáo trực tiếp với ông Tr chứ không nhận chỉ đạo từ Phạm Ngọc M2. Việc Phạm Ngọc M2 ký 54 phiếu đề nghị xuất kho là đúng quy trình, ông Phạm Ngọc M2 không ký thì các Phó giám đốc khác vẫn ký. Biên bản bàn giao, ông Phạm Ngọc M2 ký các biên bản chưa có ngày, ký sau bà N, ông V, ông Phạm Ngọc M2 ký vào ngày 16/11/2016. Giai đoạn này ông Phạm Ngọc M2 chỉ được giao công việc thu hồi công nợ. Bài phát biểu của Kiểm sát viên đã thoát ra khỏi diễn biến thực tế tại phiên tòa, các Luật sư đề nghị Kiểm sát viên xem xét lại. Đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm.

Luật sư Đỗ Đình T bổ sung: Việc ông Trần Đức M đưa vật tư về kho K752 là do kho của công ty bọc ống không đủ chỗ. Điều này chưa điều tra làm rõ. Phạm Ngọc M2 phụ trách mảng thương mại và hợp đồng, không quyết định vấn đề sản xuất. Do đó, quy kết ông Phạm Ngọc M2 chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của nhà máy là không khách quan.

Bị cáo Phạm Ngọc M2 bổ sung: Buộc bị cáo liên quan đến hạt nhựa PE chỉ có duy nhất lời khai của Nguyễn Đình T, ngoài ra không có chứng cứ nào khác.

3/ Luật sư Vũ Bá T bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hà N:

Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận ý kiến của Luật sư Phùng Thị H về tính pháp lý của Biên bản bàn giao. Tại thời điểm ký biên bản bàn giao thì bà N không còn là Kế toán trưởng nên ký với vai trò Kế toán trưởng là không đúng. Không có căn cứ nào chứng minh các bị cáo Trần Đức M, Phạm Ngọc M2, Bùi Nhật V và Nguyễn Thị Hà N, có bàn bạc, thống nhất chuyển vật tư ra ngoài và hợp thức hóa chứng từ. Trong doanh nghiệp nhà nước chỉ có các thành viên Hội đồng quản trị mới có quyền bàn bạc, bà N là kế toán là người thừa hành mệnh lệnh của Giám đốc theo quan hệ lao động. Bà N không chỉ đạo các bị cáo khác mà chỉ là người truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Giám đốc là Trần Đức M, điều này được chứng minh bởi lời khai của bị cáo C tại bút lục 5391-5392: lời khai ông C thể hiện trong cuộc hợp Trần Đức M chỉ đạo; bút lục 5398: chỉ khi nhận được chủ trương của anh Minh tôi mới báo cáo với chị N.

Do đó có căn cứ cho rằng bị cáo N không bàn bạc, không chỉ đạo. Bị cáo không có động cơ, mục đích và thực tế là không chiếm đoạt. Bị cáo N là kế toán không thể biết vật tư gửi ngoài.

Luật sư Bùi Quang Ng bổ sung: Bản án sơ thẩm đã làm oan cho bị cáo N và các bị cáo khác bị xét xử về tội “Tham ô tài sản”, lý do, mục đích của các bị cáo chỉ nhằm mục đích lợi nhuận cho công ty B. Bị cáo N bổ sung: Ngày 07/10/2014, lúc bị cáo email cho bị cáo C thì bị cáo là Phó phòng phụ trách nên cho rằng bị cáo chỉ đạo C là không có căn cứ.

4/ Bị cáo Nguyễn Phước T: không phát biểu tự bào chữa.

5/ Luật sư Nguyễn Anh D bào chữa cho bị cáo Nguyễn Công C: Ông C có lỗi trong việc làm thay đổi chứng từ. Bản án sơ thẩm phạt 03 năm tù treo, ông C không kháng cáo, chỉ bị kháng nghị nhưng đã có quyết định rút kháng nghị. Đề nghị Hội đồng xét xử miễn hình phạt cho ông C.

Ông Nguyễn Công C bổ sung: Đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm.

6/ Luật sư Phạm Danh T bào chữa cho bị cáo Bùi Nhật V phát biểu: Cả 4 bị cáo bị quy kết về tội “Tham ô tài sản”, trong đó có bị cáo V đều không có ý thức, hành vi chiếm đoạt, hậu quả của việc chiếm đoạt chưa xảy ra. Bị cáo V chỉ thừa nhận hành vi hợp thức hóa chứng từ cho phù hợp với định mức của Viện kinh tế, nhưng những hành vi này chỉ nhằm làm lợi cho Công ty bọc ống. Tài liệu được lưu trữ tại kho “Đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị” số 45 ngày 31/3/2015 thể hiện “Hạt nhựa HE3450 tồn kho 1.005.125 kg (10 kiện) là vẫn còn sự quản lý của công ty. Bị cáo V đã yêu cầu Phạm Văn Th thống kê cùng với T báo cáo cho ông Th, ông Th1. Bản án sơ thẩm cáo buộc bị cáo V là đồng phạm là không đúng. Đề nghị sửa án sơ thẩm tuyên bị cáo V không phạm tội “Tham ô tài sản”.

Luật sư Phạm C bổ sung: Tại bút lục 3889 bị cáo V khai không nhớ có ngồi bàn bạc với Trần Đức M, Nguyễn Thị Hà N, Phạm Ngọc M2 hay không, nhưng bản án sơ thẩm lại viện dẫn là bị cáo V có bàn bạc nhưng không nhớ ngày. Các lời khai của Phạm Văn Th, Lã Huy N, Kim Văn A thể hiện Phạm Ngọc M2 không có chỉ đạo. Bùi Nhật V đã làm hết trách nhiệm của Trưởng Phòng kỹ thuật, bị cáo V không chịu trách nhiệm trong việc báo cáo tài chính. Việc Bùi Nhật V báo cáo ông Thành, ông Th1 nếu hai ông này có trách nhiệm thì sẽ không có vụ án này.

Bị cáo Bùi Nhật V bổ sung: Về việc bàn bạc thống nhất với Trần Đức M, Hà N, Phạm Ngọc M2 nhưng sơ thẩm không chỉ ra là bàn bạc cụ thể cái gì. Bị cáo luôn chỉ đạo thủ kho theo dõi cả kho trong và ngoài. Bị cáo không chỉ đạo Lã Huy N lập bảng so sánh giữa định mức và thực tế. Bị cáo chủ động dẫn anh T lên báo cáo với anh Th, anh Th1, bị cáo không che giấu vật tư. Bị cáo không giao các phiếu đề nghị xuất kho cho bị cáo T, bị cáo Kim Văn A ký. Bị cáo có trao đổi nói với ông D ở Tổng công ty khi ông D tham dự họp giải quyết vướng mắc giữa A-B.

7/ Luật sư Lý Trung D bào chữa cho bị cáo Kim Văn A phát biểu:

Hành vi của Kim Văn A ký 05 phiếu đề nghị xuất kho có giá trị hơn 3 tỷ đồng là sai nhưng không cấu thành tội “Cố ý làm trái” vì không gây hậu quả. Mục đích của bị cáo A là làm lợi cho Công ty. Luật sư đề xuất đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Kim Văn A, nếu phải hủy án thì chỉ hủy đối với phần tội tham ô. Bị cáo Kim Văn A không có ý kiến. Phần đối đáp của Viện kiểm sát:

1/ Căn cứ vào lời khai của các bị cáo, biên bản đối chất giữa các bị cáo được thể hiện tại các bút lục số 3312, 3347, 3400, 3401, 3402, 3886, 3887, 3881, 3889, 5642, 5643, 3893, 3781, 3782, 3095, 5668, 5669, 5670, 5036, 5037 đến 5039, 5310 đến 5341, 5410, 5412, 5313, nhận thấy có đủ căn cứ để xác định, thì các bị cáo có sự bàn bạc, thống nhất cùng hành động.

2/ Xác định lại bị cáo Phạm Ngọc M2 chỉ chịu trách nhiệm đối với vật tư là hạt nhựa HE3450 (tức là chỉ 1/7 loại vật tư cất giấu).

3/ Các bị cáo có hành vi có sự cấu kết để đưa vật tư ra ngoài đồng thời làm biến mất vật tư trên sổ sách, phạm tội có tổ chức.

4/ Vấn đề chiếm đoạt: Các bị cáo đã đưa vật tư ra khỏi công ty và làm vật tư biến mất trên sổ sách là tội phạm đã hoàn thành, việc chưa chiếm đoạt được là do có sự thay đổi giám đốc.

5/ Về biên bản bàn giao: Biên bản quy định 30 ngày nhưng hết 30 ngày Trần Đức M và các bị cáo khác (trong nhóm tội tham ô) không bàn giao.

Phần đối đáp của các Luật sư:

1/ Luật sư Phùng Thị H: Kiểm sát viên viện dẫn các bút lục theo bản án sơ thẩm, nhưng không viện dẫn lời khai nào chỉ ra các bị cáo có sự thống nhất bàn bạc, cùng thực hiện.

2/ Luật sư Phan Đức L: Bị cáo Phạm Ngọc M2 có liên quan đến hạt nhựa nhưng không có chiếm đoạt.

3/ Luật sư Phạm Danh T: Các bị cáo lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tài sản của ai?

4/ Bị cáo V: Luật sư Đức L cho rằng bị cáo chỉ đạo T là không đúng vì phòng bị cáo là kỹ thuật ngang với các phòng ban khác cũng như nhà máy sản xuất; do đó bị cáo không có chỉ đạo.

5/ Luật sư Vũ Bá T: Luật sư bảo lưu ý kiến như đã trình bày.

6/ Luật sư Phan Đức L bào chữa cho bị cáo Phạm Ngọc M2: Xin rút lại ý kiến phát biểu của mình, cho rằng bị cáo V có chỉ đạo T.

7/ Bà Nguyễn Thị Trúc G: Bảo lưu ý kiến đã trình bày.

8/ Ông Nguyễn Tuấn Th2 khai: Tôi không biết có kho ngoài. Chỉ biết 11 phiếu do Phạm Văn Th cung cấp và có yêu cầu Bùi Nhật V giải trình. Anh V giải trình tôi thấy không có chữ ký của anh Thứ nên tôi bảo mang về. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại toàn bộ các bút lục.

Lời nói sau cùng các bị cáo trình bày như sau:

Các bị cáo Trần Đức M, Phạm Ngọc M2, Nguyễn Thị Hà N và Bùi Nhật V: Yêu cầu xử đúng người, đúng tội, các bị cáo không tham ô tài sản. biểu.

Các bị cáo Kim Văn A, Nguyễn Phước T và Nguyễn Công C không phát

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tính hợp pháp của đơn kháng cáo của các bị cáo: Đơn kháng cáo của các bị cáo Trần Đức M, Phạm Ngọc M2, Bùi Nhật V và Nguyễn Thị Hà N làm trong hạn luật định nên đủ điều kiện để thụ lý và xét xử theo trình tự phúc thẩm.

[2] Về việc rút kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: Sau khi xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm, theo hướng tăng nặng hình phạt và không cho các bị cáo Nguyễn Công C, Kim Văn A và Nguyễn Phước T hưởng án treo. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định rút toàn bộ quyết định kháng nghị. Theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, lẽ ra đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo bị kháng nghị, tuy nhiên để giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, cần xem xét lại toàn bộ vụ án, kể cả đối với các bị cáo đã được Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh rút kháng nghị.

[3] Về thủ tục tố tụng:

[3.1] Theo trình bày của Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ và ông Lê Hồng H là giám đốc Pv, thì dự án NCS2-GĐ1 đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được quyết toán. Do đó, Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ là người đại diện cho PV Gas vẫn có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Bản án sơ thẩm không đưa Ban Quản lý dự án Khí Đông Nam Bộ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

[3.2] Để thực hiện dự án, Pv đã ký nhiều hợp đồng ngoại thương với các đối tác nước ngoài, để mua các loại vật tư. Các hợp đồng này hoàn toàn bằng tiếng Anh và được các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm dùng làm chứng cứ. Tuy nhiên, các tài liệu này chưa được dịch ra tiếng Việt là vi phạm nghiêm trọng Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

[4] Về nội dung kháng cáo:

[4.1] Đối với các bị cáo thuộc tội “Tham ô tài sản”, bản án sơ thẩm buộc tội các bị cáo này dựa vào 02 căn cứ sau đây: Các bị cáo đã cùng bàn bạc, thống nhất với nhau, đưa vật tư từ cảng về thẳng kho K752 mà không đưa về kho của Pv; đóng vật tư còn dư vào 13 container, đưa về gửi tại kho K752 mà không có hợp đồng gửi giữ, không tính tiền gửi giữ là đã đưa tài sản ra khỏi sự quản lý của Pv; Và cùng bàn bạc, thống nhất chỉnh sửa khối lượng vật tư thực tế đưa vào sản xuất ngang bằng với Bộ định mức mà Viện Kinh tế đã lập, là đã làm biến mất số lượng vật tư này khỏi hệ thống sổ sách của Pv. Xét thấy:

Bị cáo Trần Đức M và các bị cáo khác đều khai rằng, sở dĩ bị cáo chỉ đạo các bị cáo dưới quyền chuyển vật tư, thiết bị từ cảng về gửi kho K752 và chuyển các vật tư, thiết bị dư thừa về gửi tại kho K752 là do tại thời điểm thực hiện dự án NCS2-GĐ1, kho bãi của Công ty Pv không còn chỗ trống. Do đó, cần điều tra làm rõ tình trạng kho bãi của Pv tại thời điểm thực hiện dự án, để xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan để bị cáo Trần Đức M chuyển thiết bị, vật tư gửi tại kho K752.

Về Biên bản bàn giao ngày 17/10/2016: Tại mục 2 phần II của biên bản quy định, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký biên bản, bên bàn giao (bị cáo Trần Đức M và 10 thành viên khác, trong đó có ông Lê Mạnh S) có trách nhiệm làm rõ, giải trình nguyên nhân chênh lệch thừa, thiếu (nếu có). Sau ngày 17/10/2016 cho đến trước ngày 17/11/2016, Pv có tổ chức nhiều cuộc họp bàn về việc bàn giao tài sản nhưng không mời bị cáo Trần Đức M tham dự; đặc biệt cho đến thời điểm này, ông Lê Mạnh S vẫn chưa ký vào biên bản. Do đó, cần điều tra làm rõ tại sao với tư cách là bên bàn giao, bị cáo Trần Đức M không được tham gia các cuộc họp này; tại sao ông Lê Mạnh S không ký vào biên bản bàn giao; thời hạn 30 ngày để bên bàn giao bổ sung vật tư thiếu, thừa (nếu có) được tính từ ngày 17/10/2016 hay tính từ ngày thành viên cuối cùng của bên bàn giao hoặc bên nhận bàn giao ký vào biên bản.

Tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, ông Lê Hồng H là giám đốc Pv xác định, hiện nay hệ thống sổ sách quản lý kho của Pv vẫn còn thể hiện số vật tư mà Cơ quan ANĐT đã thu giữ tại kho K752. Đặc biệt, cũng tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo Bùi Nhật V và Luật sư có cung cấp “Phiếu đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị” số 45/ĐX-NMBO/2015 ngày 31/3/2015 thể hiện tại thời điểm 31/3/2015 khối lượng hạt nhựa HE3450 còn tồn 1.005.125 kg (tức tồn hơn 1.000 tấn), trong đó đã bao gồm khối lượng hạt nhựa HE3450 được thu giữ tại kho K752. Các Luật sư cho rằng, điều này chứng minh, số hạt nhựa HE3450 vẫn còn trên hệ thống quản lý của Pv, không phải biến mất trên hệ thống sổ sách. Do đó, cần điều tra làm rõ số vật tư được thu giữ tại kho K752, hiện nay có còn nằm trên hệ thống quản lý kho của Công ty, kho của nhà máy bọc ống không.

Bản án sơ thẩm viện dẫn lời khai của các bị cáo, biên bản đối chất giữa các bị cáo tại các bút lục số 3312, 3347, 3400, 3401, 3402, 3886, 3887, 3881, 3889, 5642, 5643, 3893, 3781, 3782, 3095, 5668, 5669, 5670, 5036, 5037 đến 5039, 5310 đến 5341, 5410, 5412, 5313 để cho rằng các bị cáo đã bàn bạc, câu kết với nhau để đem vật tư ra ngoài sự quản lý của Pv và làm biến mất số vật tư này trong hệ thống sổ sách nhằm mục đích chiếm đoạt. Tuy nhiên, qua xem xét nhận thấy, các lời khai của các bị cáo tại các bút lục viện dẫn ở trên, chỉ thể hiện sau khi đã thực hiện hành vi gửi vật tư tại khoa K752 xong, thì bị cáo Trần Đức M mới trao đổi, chỉ đạo các bị cáo dưới quyền là Phạm Ngọc M2, Bùi Nhật V, Nguyễn Thị Hà N hợp thức hoá các phiếu xuất kho. Các lời khai này không thể hiện các bị cáo đã bàn bạc, thống nhất phương thức chiếm đoạt cụ thể như thế nào, tiêu thụ, chia chác tài sản chiếm đoạt được ra sao…đặc biệt tại bút lục 3889, bị cáo Bùi Nhật V khai “tôi không nhớ rõ có ngồi họp bàn cùng với anh Trần Đức M, anh Phạm Ngọc M2, chị Nguyễn Thị Hà N, về việc lập lại hồ sơ kế toán, nâng khống khối lượng vật tư đã sử dụng hay không”, nhưng bản án sơ thẩm viện dẫn là bị cáo V có bàn bạc với bị cáo Đức M, Ngọc M2, Hà N nhưng không nhớ ngày. Do đó, cần điều tra làm rõ việc câu kết, bàn bạc, thống nhất cùng thực hiện hành vi phạm tội của các bị cáo, để chứng minh tính có tổ chức của vụ án.

Tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, bị cáo Trần Đức M khai lý do chỉ đạo các bị cáo khác chỉnh sửa khối lượng vật tư thực tế đưa vào sản xuất ngang bằng với Bộ định mức mà Viện Kinh tế đã lập, chỉ nhằm mục đích thanh toán với chủ đầu tư, làm lợi cho Pv. Nhận thấy:

Pv là đơn vị được chỉ định thầu dự án NCS2-GĐ1. Hợp đồng số 03/2014/NCS2-GĐ1 lập ngày 17/4/2014 giữa Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ (đại diện cho PV Gas) và Pv là hợp đồng theo đơn giá cố định được quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Đấu thầu năm 2013. Theo đó, hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.

Tại mục Điều 12 của Hợp đồng số 03/2014/NCS2-GĐ1 quy định về thanh toán (bút lục 1751) và tại Điều 96 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu năm 2013, quy định về thanh toán đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định, không bắt buộc Bên B (Pv) phải chứng minh khối lượng, giá trị vật tư, thiết bị đầu vào. Đồng thời, tại phiên toà phúc thẩm, ông Lê Hồng H cũng xác định trong hồ sơ thanh toán không bắt buộc bên B (Pv) phải chứng minh khối lượng vật tư đầu vào, nhưng trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại một thực tế là, trong quan hệ thanh toán, các công ty mẹ vẫn yêu cầu các công ty con phải chứng minh khối lượng và giá trị đầu vào của vật tư, thiết bị.

Việc các kỹ sư của Pv áp dụng cải tiến kỹ thuật cảm ứng nhận biết mối hàn và tiết kiệm được vật tư, thiết bị là có thật. Việc áp dụng cải tiến kỹ thuật này vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà bên A yêu cầu, bằng chứng là toàn bộ sản phẩm do Pv làm ra đã được bên A và tư vấn giám sát nhiệm thu, đưa vào sử dụng. Như vậy, khối lượng vật tư dôi dư do áp dụng biện pháp cải tiến kỹ thuật phải là lợi nhuận của Pv và Pv phải được thanh toán.

Căn cứ vào các viện dẫn ở trên, thì Pv không có nghĩa vụ phải chứng minh khối lượng, giá trị vật tư, thiết bị đầu vào khi thanh toán. Việc công ty mẹ là PV Gas, mà đại diện là Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ yêu cầu công ty con là Pv phải chứng minh khối lượng, giá trị đầu vào của vật tư trong hồ sơ thanh toán, là thể hiện tính bất bình đẳng trong quan hệ hợp đồng, là lý do dẫn đến các bị cáo chỉnh sửa khối lượng vật tư đầu vào ngang bằng với khối lượng vật tư theo Bộ định mức. Do đó, bản án sơ thẩm nhận định các bị cáo điều chỉnh khối lượng vật tư thực tế sử dụng ngang bằng với khối lượng vật tư theo Bộ định mức, là làm biến mất vật tư trên sổ sách, nhằm chiếm đoạt khối lượng vật tư dôi dư là chưa vững chắc, mà cần phải điều tra làm rõ có hay không việc Công ty mẹ mà đại diện là Ban Quản lý khí Đông Nam Bộ buộc Pv phải chứng minh khối lượng, giá trị vật tư, thiết bị đầu vào trong hồ sơ thanh toán; nếu có thì yêu cầu này dựa vào căn cứ pháp lý nào; yêu cầu này có phải là nguyên nhân khách quan để bị cáo Trần Đức M chỉ đạo các bị cáo dưới quyền chỉnh sửa khối lượng vật tư, thiết bị thực tế sản xuất cho ngang bằng với khối lượng vật tư, thiết bị theo Bộ định mức hay không.

Một vấn đề khác được đặt ra là, hiện nay dự án NCS2-GĐ1 vẫn chưa được quyết toán, chưa xác định được lãi, lỗ của Pv. Do đó khối lượng vật tư dôi dư này có phải là lợi nhuận của Pv không, trong khi trong quá trình điều tra người đại diện theo pháp luật của Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ cho rằng sẽ yêu cầu Kiểm toán Nhà nước kiểm toán lại toàn bộ dự án và sẽ thanh toán theo kết quả kiểm toán; mặt khác tại Văn bản số 586/ĐNB-KHHĐ ngày 15/11/2016 của Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ, đã yêu cầu Pv cung cấp bảng tổng hợp vật tư theo phiếu xuất kho thực tế để làm cơ sở quyết toán dự án. Nếu thực tế diễn ra đúng như vậy, thì số vật tư dôi dư này là tài sản của Ban Quản lý khí Đông Nam Bộ bị chiếm đoạt. Do đó, bị hại trong vụ án này sẽ là Ban Quản lý khí Đông Nam Bộ chứ không phải là Pv. Do đó, bản án sơ thẩm xác định Pv là bị hại là không đúng.

[4.2] Về tính hợp pháp của Kết luận giám định số 05/2017/KLGĐ-TC ngày 28/12/2017 của Văn phòng giám định tư pháp Sài Gòn:

Về hình thức: Kết luận không ghi họ tên người thực hiện giám định, họ tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, phương pháp giám định.

Về nội dung:

- Tại bảng số 1, xác định, để thực hiện dự án, Pv đã mua tổng cộng 13 loại vật tư, thiết bị có tổng giá trị là 391.577.018.548 đồng (trong đó có 1.863,05 tấn HE3450, trị giá 97.839.658.479 đồng);

- Tại bảng số 2, xác định 13 loại vật tư, thiết bị thực tế sử dụng cho dự án có tổng giá trị là 257.069.255.423 đồng (trong đó có 1.016,275 tấn HE3450, có giá trị 53.301.142.062 đồng);

- Tại bảng số 3, xác định bị cáo Trần Đức M và một số cá nhân đã nâng khống 13 loại vật tư, thiết bị thực tế sử dụng cho dự án có tổng giá trị là 357.715.696.635 đồng (trong đó có 1.734,58 tấn HE3450, có giá trị 90.939.180.981 đồng);

Và kết luận nếu hồ sơ hạch toán này được quyết toán thì chủ đầu tư - tức Ban Quản lý khí Đông Nam Bộ sẽ thiệt hại số tiền 100.646.441.212 đồng.

Nhận thấy:

Để xác định tổng số lượng, khối lượng, giá trị vật tư, thiết bị thực tế đã sử dụng cho toàn bộ dự án là bao nhiêu, thì cần phải giám định kết cấu, phân tích, khối lượng, giá trị vật tư, thiết bị đã thực tế sử dụng cho một đơn vị tính cụ thể là mét hoặc km, sau đó nhân (x) cho toàn bộ chiều dài của tổng sản phẩm (ống đã bọc) đã làm ra. Trong khi đó, kết luận giám định không chỉ ra phương pháp giám định là gì và Văn phòng Giám định Tư pháp Sài Gòn không có chức năng giám định kết cấu, định lượng mà chỉ có chức năng giám định tài chính, tức giám định trên cơ sở số học. Do đó, con số 13 loại vật tư, thiết bị thực tế sử dụng cho dự án có tổng giá trị là 257.069.255.423 đồng (trong đó có 1.016,275 tấn HE3450, có giá trị 53.301.142.062 đồng) là không chính xác.

Nếu con số chỉ giá trị vật tư, thiết bị thực tế sử dụng (257.069.255.423 đồng) và con số chỉ tổng giá trị vật tư, thiết bị đã nâng khống (357.715.696.635 đồng) là chính xác, thì khi trừ đi giá trị số vật tư mà cơ quan điều tra thu giữ tại kho K752 (48.386.045.645 đồng), thì số lượng vật tư, thiết bị có giá trị 52.260.395.567 đồng (100.646.441.212 đồng - 48.386.045.645 đồng) hiện đang nằm ở đâu;

- Tại bảng số 4 xác định giá trị 7 loại vật tư gửi ở kho K752 trị giá 48.386.045.645 đồng là không đúng quy định của pháp luật, bởi việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt là trách nhiệm của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

Do đó, bản kết luận nêu trên là vi phạm quy định tại Điều 32 Luật Giám định Tư pháp năm 2012 và không có giá trị chứng minh.

[4.3] Tất cả các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đều thể hiện bị cáo Phạm Ngọc M2 chỉ liên quan đến 1/7 loại vật tư, thiết bị ở kho K752, đó là hạt nhựa HE3450, không liên quan đến 6 loại vật tư, thiết bị còn lại. Tại phiên tòa phúc thẩm, kiểm sát viên cũng thừa nhận điều này và chỉ cáo buộc bị cáo Phạm Ngọc M2 đối với hạt nhựa HE3450. Bản án sơ thẩm buộc bị cáo Phạm Ngọc M2 phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ 7 loại vật tư, thiết bị được thu giữ tại kho K752 là không chính xác.

[4.4] Tất cả các bản tự khai, lời khai của bị cáo Bùi Nhật V và anh Phạm Văn Th và đặc biệt là file ghi âm giữa bị cáo V và ông Nguyễn Tuấn Th2 đều thể hiện, bị cáo V đã chỉ đạo anh Th làm báo cáo đầy đủ, chi tiết về vật tư, thiết bị dư thừa, trong đó có cả vật tư, thiết bị thu giữ tại kho K752; xong trực tiếp cùng anh Thứ lên báo cáo với ông Nguyễn Tuấn Th2 và ông Lê Quyết Th1. Do đó, cần điều tra làm rõ vai trò của bị cáo V trong vụ án.

[4.5] Ông Nguyễn Tuấn Th2 là Phó giám đốc Pv, là Chủ tịch Hội đồng kiểm kê tài sản, là bên bàn giao, đồng thời là bên nhận bàn giao trong Biên bản ngày 17/10/2016. Tất cả các bản tự khai, biên bản ghi lời khai của bị cáo Bùi Nhật V và ông Phạm Văn Th đều thể hiện, bị cáo V và ông Thứ đã báo cáo cho ông Thành biết, việc tồn tại 07 loại vật tư tại kho K752; đặc biệt tại file ghi âm mà bị cáo V cung cấp cho cơ quan điều tra, thể hiện ông Thành biết rất rõ về số vật tư tại kho K752. Như vậy, với vai trò như trên, ông Thành đã cố ý không kiểm kê, không bàn giao, không nhận bàn giao 07 loại vật tư tại kho K752 là có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không đề cập, xử lý trách nhiệm của ông Thành là có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội.

[4.6] Bản án sơ thẩm căn cứ vào lời khai của bị cáo Trần Đức M, Nguyễn Công C, xác định bị cáo N là Kế toán trưởng đã chỉ đạo bị cáo C, bà Trương Lệ Q, bà Nguyễn Thái Thảo L lập và ký hợp thức 53 “Phiếu xuất kho” nâng khống vật tư sử dụng cho Dự án NCS2-GĐ1 cao hơn thực tế sản xuất, trị giá 40.916.999.476 đồng.

Xét thấy, như phần trên đã nhận định, tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo Trần Đức M khai không cùng bàn bạc, thống nhất, cùng các bị cáo khác thực hiện việc gửi vật tư tại kho K752, chỉ chỉ đạo các bị cáo dưới quyền chỉnh sửa các phiếu đề nghị xuất kho.

Tại thư điện tử bị cáo N gửi cho bị cáo C ngày 07/10/2014, thể hiện định mức hạt nhựa HE3450 chi phí thực tế và chi phí theo Bộ định mức, áp dụng cho 20km đường ống; tại thư điện tử của bị cáo C gửi cho bà Trương Lệ Q ngày 13/10/2014 (tức sau thời điểm bị cáo N mail cho bị cáo C), thể hiện định mức hạt nhựa HE3450 chi phí thực tế và chi phí theo Bộ định mức, áp dụng cho 20,4km đường ống. Phân tích ra, cho thấy số liệu chi phí thực tế cho 20km sẽ khác 20,4km. Do đó, cần điều tra, làm rõ thời điểm gửi, nội dung cụ thể của các thư điện tử mà các bị cáo đã gửi cho nhau, để xác định chính xác vai trò chỉ đạo của bị cáo N đối với bị cáo C.

[4.7] Đối với các bị cáo thuộc nhóm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”:

Bản án sơ thẩm nhận định, các bị cáo Nguyễn Phước T, Nguyễn Công C và Kim Văn A ý thức được rằng, việc ký nâng khống một số phiếu đề nghị xuất kho vật tư, thiết bị là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn cố ý ký là gây hậu quả nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các bị cáo thuộc nhóm tội “Tham ô tài sản” đưa vật tư ra ngoài, nhằm mục đích chiếm đoạt. Phần quyết định của bản án sơ thẩm “Tuyên bố các bị cáo Trần Đức M, Phạm Ngọc M2, Bùi Nhật V và Nguyễn Thị Hà N phạm tội “Tham ô tài sản” (chưa đạt)”. Do đó, cần điều tra làm rõ hậu quả của hành vi phạm tội của các bị cáo Nguyễn Phước T, Nguyễn Công C và Kim Văn A. Bởi hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Từ những phân tích nêu trên, xét thấy bản án sơ thẩm có nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng; quá trình điều tra có nhiều thiếu sót; có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội. Do đó cần thiết phải huỷ bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra lại vụ án.

Các lập luận trên đây cũng là căn cứ để Hội đồng xét xử chấp nhận một phần các ý kiến của các Luật sư bào chữa cho các bị cáo và không chấp nhận đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên toà.

[5] Tiếp tục tạm giam bị cáo Trần Đức M cho đến khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý lại vụ án.

[6] Về án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo không phải chịu.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

 Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 355, các điểm a, b, c khoản 1 Điều 358 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015,

[1] Không chấp nhận kháng cáo kêu oan của các bị cáo Trần Đức M, Phạm Ngọc M2, Bùi Nhật V và Nguyễn Thị Hà N.

[2] Huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 16/2019/HS-ST ngày 14/5/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại vụ án.

[3] Tiếp tục tạm giam bị cáo Trần Đức M cho đến khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý lại vụ án.

[4] Về án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo không phải chịu. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

750
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 90/2020/HS-PT ngày 03/03/2020 về tội tham ô tài sản

Số hiệu:90/2020/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 03/03/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;