TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH B
BẢN ÁN 59/2019/DS-PT NGÀY 29/05/2019 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Ngày 29/5/2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bxét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 18/2019/TLPT-DS ngày 07/01/2019 về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số: 08/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 của Toà án nhân dân huyện S có kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 46/2019/QĐ-PT ngày 05/3/2019, Quyết định hoãn phiên tòa số 37/2019/QĐ-PT ngày 15/3/2019, Thông báo thay đổi thời gian mở phiên tòa số 84/2019TB-TA ngày 10/4/2019 và Quyết hoãn phiên tòa số 81/2019/QĐ-PT ngày 09/5/2019, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Bà Ngô Thị H, sinh năm 1985 (có mặt)
Địa chỉ: thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S, tỉnh B.
2. Bị đơn: - Ông Từ Văn B, sinh năm 1973 (có mặt)
- Bà Bà, sinh năm 1978 (có mặt)
Địa chỉ: thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S, tỉnh B.
*Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn:
- Ông Hoàng Trọng Ng – Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh B (có mặt)
- Ông Nguyễn Anh Tuấn - Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Đại Nam - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (có mặt).
3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Ông Ngô Văn L, sinh năm 1981 (Có mặt)
Địa chỉ: thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S, tỉnh B.
3.2. Ủy ban nhân dân huyện S: Ông Ngọc Minh P – Chức vụ: Trưởng phòng tài nguyên và môi trường huyện S – Đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng. (Vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt).
4. Người làm chứng: Ông Ngô Văn C (có mặt)
Địa chỉ: thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S, tỉnh B.
5. Người kháng cáo: Ông Từ Văn B và bà Nguyễn Thị H1 - Là bị đơn.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Theo bản án sơ thẩm và các tài liệu có trong hồ sơ thì nội dung vụ án như sau:
* Trong đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung và những lời khai tiếp theo có trong hồ sơ cũng như tại phiên toà nguyên đơn bà Ngô Thị H trình bày:
Về nguồn gốc đất: Trước là đất rưng san xuất không ai quản lý, sử dụng mà do UBND xã Thanh L quản lý. Năm 2011 bà đươc chinh quyền thôn, xa Thanh L giao cho quản lý, canh tác diện tích lâm nghiệp là 16.403m2 thuôc lô 23, khoanh 11, Tiêu khu 168 thôn Ron, xa Thanh Luân, huyện S; năm 2014 bà được UBND huyện S cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng vị trí đất được giao, có số sổ BX305508 ngày 12 tháng 11 năm 2014 mang tên ba Ngô Thi Hồng. Từ khi giao gia đình bà vẫn quản lý, canh tác và bảo vệ rừng.
Nguyên nhân xay ra tranh chấp: Thang 12 năm 2014 gia đình ông Từ Văn B, bà Nguyên Thi Hiền có đất ở liền kề đã tự ý phát quang trồng cây keo trên diện tích đất 8.684m2 ma bà đa đươc UBND huyên S giao và cấp giấy chưng nhân quyền sử dụng đất, bà đã ra khuyên bảo yêu cầu tra đất nhiều lần nhưng Ông B, bà Hiền không nghe ma vân canh tác trồng cây keo tư đo cho đến nay.
UBND xã đã tiến hành hòa giải ngày 11/4/2018 kết luận: Đất tranh chấp là đất nằm trong sô của gia đình bà không nằm trong sổ của gia đình Ông B, ba Hiền nhưng Ông B, ba Hiền không đồng ý trả.
Đất gia đình bà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, canh tác là hợp pháp, nay bà yêu cầu gia đình Ông B, Bà H1 thu hoạch toàn bộ cây keo để trả lại đất tranh chấp 8.684m2 cho gia đình quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
* Bị đơn ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 xác nhận một phần lời khai của bên nguyên đơn; tại bản tự khai, lời trình bầy trong quá trình tham gia tố tụng cũng như tại phiên tòa Ông B, Bà H1 trình bầy: Về nguồn gốc đất trước khi gia đình ông bà canh tác là đất trồng rừng sản xuất do UBND xã Thanh L quản lý; năm 2011 gia đình được chinh quyền thôn, xa Thanh L giao cho quản lý, canh tác diện tích đất lâm nghiệp thuộc lô 7, diện tích 4.962,9m2, lô 14 diện tích 10.203m2 khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S. Năm 2013 gia đình ông bà có làm hồ sơ kê khai và đề nghị UBND huyện S cấp giấy chưng nhận quyền sư dung đất toàn bộ diện tích đất trên, nhưng UBND huyện chỉ xem xét cấp giấy chứng nhận diện tích đất thuộc lô 7, khoảnh 11 có số sổ BX305518 cấp ngày 12/11/2014 mang tên bà Nguyễn Thị H1; còn lại diện tích đất thuộc lô 14, khoảnh 11 thì UBND huyện không xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình tôi từ đó cho tới nay.
Gia đình ông bà vẫn quản lý canh tác trồng cây keo từ năm 2011, đầu năm 2016 khi gia đình ông bà cắt cây keo để bán thì bà Ngô Thị H đến nhận đất và cho rằng gia đình ông bà trồng keo vào đất nhà Bà H diện tích 8.684m2.
UBND xã đã tiến hành hòa giải kết luận: Đất tranh chấp là gia đình bà Ngô Thị H đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có ý kiến là gia đình ông bà phải trả đất cho Bà H nhưng gia đình ông bà không nhất tri tra.
Diện tích đất tranh chấp gia đình ông bà đang quản lý trồng cây keo là của gia đình ông bà đã quản lý canh tác, trồng keo từ năm 2011 cho đến nay, gia đình cũng đã nộp tiền kê khai làm sổ nhưng chưa được cấp, tự nhiên gia đình Bà H xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong lô đất của gia đình ông bà là không đúng, trái quy định của pháp luật, gia đình ông bà không nhất trí trả đất theo như yêu cầu khởi kiện của Bà H.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Ngô Văn L trình bầy trong bản tự khai và lời khai có trong hồ sơ có ý kiến như Bà H trình bầy; ôngNgô Văn L có quan điểm là đất gia đình đã được nhà nước giao có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình quản lý, canh tác đúng lô khoảnh được giao nên đề nghị Tòa án giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.
* Quan điểm của UBND huyện S:
1. Quá trình giao đất và làm hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận cho bà Ngô Thị H và hộ gia đình ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 là đúng theo trình tự, thủ tục của Luật Đất đai hiện hành.
2. Khi giao đất cho hai hộ gia đình nêu trên, có được bên Kiểm lâm thực hiện việc đo đạc bằng máy GPS, không cắm mốc giới nhưng có gọi các chủ sử dụng đất, các hộ giáp ranh có liên quan và chính quyền địa phương đi đo đạc, quản lý mốc ranh giới bằng các mốc toạ độ được giao trên thực địa theo bản đồ cấp đất và hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Sau khi giao đất các bên đã nhận tại thực địa và công nhận về giáp danh giữa các hộ liền kề với nhau. Do có sự sai số giữa hai lần đo đạc thực tế hoặc do các hộ trong quá trình canh tác có lấn chiếm diện tích đất của nhau nhưng họ không tự xác định được các điểm tọa độ theo sơ đồ; từ nguyên nhân trên nên cá nhân đất của Bà H bị thiếu và gia đình Ông B, Bà H1 thừa đất.
4. Quan điểm của UBND huyện diện tích thừa của hộ Ông B, Bà H1, diện tích đất thiếu của Bà H: Hiện tại các hộ đang quản lý ổn định không có tranh chấp và không liên quan đến diện tích tranh chấp, đề nghị Tòa án căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của bên nguyên đơn, tài liệu chứng cứ thu thập và kết quả xem xét thẩm định để giải quyết vụ án.
Ngày 23 tháng 8 năm 2018, Toà án cùng các cơ quan chuyên môn đã xem xét và thẩm định tại chỗ diện tích đất tranh chấp (hình thức đo đất bằng máy định vị GPS, về cây tính theo ô tiêu chuẩn), kết quả xem xét như sau:
Đất của gia đình bà Ngô Thị H hiện đang quản lý: Từ điểm D – E (hướng Đông bắc) dài 45,3m; từ điểm E – G (hướng Đông) dài 66,4m; từ điểm G – H (hướng Nam) dài 91,2m; từ điểm D – H (hướng Tây) dài 61,2m. Tổng diện tích: 4.500m2.
Đất của gia đình bà Nguyễn Thị H1 hiện đang quản lý: Từ điểm A – B (hướng Bắc) dài 80,9m; từ điểm K – I (hướng Nam) dài 220,2m; từ điểm B – K (hướng Đông Bắc) dài 157,5m; từ điểm A – I (hướng Tây) dài 52,4m. Tổng diện tích đất: 9.356m2.
Đất tranh chấp hiện gia đình ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 đang quản lý: Từ điểm B – C (hướng Bắc) dài 83,5m; từ điểm C – D (hướng Đông bắc) dài 95,2m; từ điểm D – H (hướng Đông Nam) dài 61,3m; từ điểm K – H (hướng Nam) dài 18,2m; từ K – B (hướng Tây nam) dài 157,2m. Tổng diện tích đất: 8.684m2. (Có sơ đồ đo vẽ kèm theo).
Trên đất tranh chấp gia Bà H1 đang quản lý đã trồng 3.404 cây keo có đường kính gốc từ 3 – 5cm và 851 cây keo có đường kính gốc từ 5 - 7cm.
Đối chiếu với bản đồ địa chính giao đất lâm nghiệp của UBND xã Thanh L, thì diện tích đất tranh chấp 8.684m2 gia đình Ông B, Bà H1 đang quản lý, canh tác nằm trong diện tích đất 16.403m2 thuộc lô 23, khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L của bà Ngô Thị H đã được UBND huyện S cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do các bên không thống nhất được giá trị tài sản trên đất tranh chấp, ngày 23 /8/2018 Hội đồng định giá tài sản huyện S đã tiến hành định giá như sau: Đất 8.684m2 = 30.394.000đ; 851 cây keo có đường kính gốc từ 5 – 7cm = 5.957.000đ và 3.404 cây keo có đường kính gốc từ 3 – 5cm = 18.722.000đ; Tổng giá trị tài sản định giá là: 55.073.000đ.
Các bên đương sự trong vụ án có mặt và đều nhất trí với kết quả thẩm định, định giá không có ý kiến gì.
Với nội dung nêu trên, bản án dân sự sơ thẩm số: 08/2018/DS-ST ngày 06/11/2018 của Toà án nhân dân huyện S đã quyết định:
Căn cứ vào các Điều 138; 166; 185; 357; khoản 2, Điều 468 của Bộ luật dân sự. khoản 1, Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự. Khoản 2, Điều 5, khoản 1 Điều 10; Điều 105, khoản 1 Điều 135 - Luật đất đai năm 2013. Điểm đ, khoản 1, Điều 12 Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH 14 quy định về án phí, lệ phí Toà án.
[1]. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Ngô Thị H.
[2]. Buộc bị đơn ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 phải trả lại cho gia đình bà Ngô Thị H quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tranh chấp 8.684m2 nằm trong diện tích đất 16.403m2 thuộc thuộc lô 23, khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S mà UBND huyện S đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bà Ngô Thị H; đất có danh giới tiếp giáp các điểm: Từ điểm B – C (hướng Bắc) dài 83,5m; từ điểm C – D (hướng Đông bắc) dài 95,2m; từ điểm D – H (hướng Đông Nam) dài 61,3m; từ điểm K – H (hướng Nam) dài 18,2m; từ K – B (hướng Tây nam) dài 157,2m. (có sơ đồ đo vẽ kèm theo).
[3]. Giao cho bà Ngô Thị H được sở hữu toàn bộ tài sản do gia đình Ông B, Bà H1 tạo lập gắn liền trên đất gồm: 3.404 cây keo có đường kính gốc từ 3 – 5cm và 851 cây keo có đường kính gốc từ 5 - 7cm.
[4]. Nguyên đơn bà Ngô Thị H phải trả cho gia đình ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 tiền giá trị tài sản cây keo là: 24.679.000đ (Hai mươi bốn triệu, sáu trăm bẩy mươi chín nghìn đồng chẵn).
Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, chi phí tố tụng, quyền yêu cầu thi hành án và quyền kháng cáo cho các bên đương sự.
Ngày 28/11/2018, ông Từ Văn B và bà Nguyễn Thị H1 là bị đơn kháng cáo, Ông B, Bà H1 được miễn nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Nội dung kháng cáo: Không nhất trí toàn bộ nội dung, quyết định bản án của Tòa án nhân dân huyện S: Tòa án cấp sơ thẩm chưa đánh giá khách quan toàn bộ nội dung vụ án, chưa đưa những hộ dân liền kề vào tham gia tố tụng, chưa đưa những hộ dân liền kề đi đo để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng gia đình ông bà năm 2011.
Tại phiên Toà phúc thẩm, nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Ông B, Bà H1 là bị đơn không rút kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án.
* Bà H trình bày: Bà không chấp nhận kháng cáo của Ông B, Bà H1. Buộc bị đơn ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 phải trả lại cho gia đình bà Ngô Thị H quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tranh chấp 8.684m2 nằm trong diện tích đất 16.403m2 thuộc thuộc lô 23, khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S mà UBND huyện S đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bà.
* Bị đơn là ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 trình bày: Ông, bà không đồng ý với nội dung bản án sơ thẩm, đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn để trả lại diện tích đất rừng cho ông, bà. Vì thực tế, gia đình ông bà vẫn đang quản lý và chăm sóc từ năm 2011 đến nay. Đề nghị triệu tập các hộ cùng được đi đo để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng gia đình ông bà vào tham gia tố tụng. Đề nghị thu thập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng của gia đình Bà H.
* Ông Nguyễn Anh Tuấn là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bà H1 trình bày: Tòa cấp sơ thẩm đưa thiếu người tham gia tố tụng là Ủy ban nhân dân xã Thanh L. Việc đánh giá chứng cứ của cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng. Tại bút lục số 38 của hồ sơ đã xác định Ủy ban nhân dân xã giao đất không đúng quy trình. Để làm rõ việc bất cập trong việc giao đất này thể hiện bản thân ôngNgô Văn L là công chức, chỉ có vợ làm nhà nông mà được cấp đến hơn 17nghìn ha đất. Gia đình Bà H1 02 người làm nông nhưng chỉ được cấp 4000m2.
Mặt khác, căn cứ vào Điều 302 Luật đất đai năm 2013 quy định “Khi các hộ gia đình đang sử dụng canh tác thì khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có quyết định thu hồi” nhưng Ủy ban không thực hiện việc thu hồi mà đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bà H là không đúng quy định của luật đất đai. Đề nghị hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
* Ông Hoàng Trọng Ng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bà H1 trình bày: Ông nhất trí với trình bày của luật sư Anh Tuấn, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình Bà H, việc giao đất năm 2011 không đúng quy trình nhưng Ủy ban không thu hồi. Việc không triệu tập Ủy ban nhân dân xã tham gia tố tụng là không đúng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định mình Bà H là người khởi kiện mà không đưa ôngNgô Văn L là đồng nguyên đơn là không đúng quy định của pháp luật. Không có lời khai của các con Bà H là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do vậy, đề nghị hủy bản án sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B phát biểu ý kiến: Việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự kể từ khi thụ lý vụ án đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đã được đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Về nội dung, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 308 BLTTDS xử: Không chấp nhận kháng cáo của ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Buộc bị đơn ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 phải trả lại cho gia đình bà Ngô Thị H quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tranh chấp 8.684m2 nằm trong diện tích đất 16.403m2 thuộc thuộc lô 23, khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S mà UBND huyện S đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bà Ngô Thị H. Giao cho bà Ngô Thị H được sở hữu toàn bộ tài sản do gia đình Ông B, Bà H1 tạo lập gắn liền trên đất gồm: 3.404 cây keo có đường kính gốc từ 3 – 5cm và 851 cây keo có đường kính gốc từ 5 - 7cm. Nguyên đơn bà Ngô Thị H phải trả cho gia đình ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 tiền giá trị tài sản cây keo là: 24.679.000đ (Hai mươi bốn triệu, sáu trăm bẩy mươi chín nghìn đồng chẵn).
Ông B, Bà H1 được miễn án phí dân sự phúc thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, ý kiến tranh luận tại phiên toà. Sau khi nghe ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B. Hội đồng xét xử nhận định:
[1]. Về tố tụng: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ủy ban nhân dân huyện S do ông Ngọc Minh P là đại diện theo ủy quyền có đơn xin xét xử vắng mặt. Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự xét xử vắng mặt Ủy ban nhân dân huyện S.
[2]. Về nội dung:
[2.1]. Yêu cầu hủy án của Ông B, Bà H1 và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ông B, Bà H1 vì lý do Tòa án cấp sơ thẩm không đưa Ủy ban nhân dân xã Thanh L tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Hội đồng xét xử thấy: Quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, Ủy ban nhân dân xã đã có quan điểm trình bày với nội dung: Năm 2003, Ủy ban nhân dân xã Thanh L đã kê khai và lập hồ sơ để trình Ủy ban nhân dân huyện S cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, trong đó có hộ bà Ngô Thị H, gia đình bà Nguyễn Thị H1 tại khoảnh 11 là đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Đất của gia đình Bà H đã được Ủy ban nhân dân huyện S cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc lô 23, khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L. Đất của gia đình Bà H1 có giáp ranh với đất gia đình Bà H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc lô 7, khoảnh 11 thôn Rỏn chứ không phải lô 14, khoản 11 như Bà H1 trình bày. Ủy ban nhân dân xã đã xác định, toàn bộ diện tích đất tranh chấp 8.684m2 giữa bà Ngô Thị H với bà Nguyễn Thị H1 là năm trong lô 23, khoảnh 11 của gia đình Bà H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không nằm trong lô 7, khoảnh 11 của gia đình Bà H1. Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa Ủy ban huyện S vào tham gia tố tụng nên không cần thiết phải đưa Ủy ban nhân dân xã Thanh L vào tham gia tố tụng.
Đối với trình bày của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn cho rằng: Tòa án cấp sơ thẩm không đưa ôngNgô Văn L vào tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn là vi phạm tố tụng. Hội đồng xét xử xét thấy: Nguyên đơn là người đứng đơn khởi kiện. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã đưa ôngNgô Văn L vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên không ảnh hưởng đến quyền lợi của ôngNgô Văn L.
Do vậy, không có căn cứ hủy án sơ thẩm như đề nghị của Bà H1, Ông B và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bà H1, Ông B.
[2.2]. Đối với kháng cáo của Ông B, Bà H1 về việc yêu cầu triệu tập và đưa các hộ gia đình liền kề và giáp ranh với gia đình nhà ông, bà từ năm 2011 đến nay vào tham gia tố tụng. Hội đồng xét xử xét thấy: Việc xác định diện tích đất tranh chấp thuộc thửa đất nào được thể hiện tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hai gia đình và kết quả xem xét thẩm định tại chỗ, không liên quan đến các hộ gia đình liền kề. Tại phiên tòa phúc thẩm Bà H1 và Bà H đều xác định diện tích đất tranh chấp tại thửa số 23, khoảnh 11. Về số cây keo gia đình Bà H1, Ông B trồng trên diện tích đất tranh chấp, các bên đều thừa nhận, nên không cần thiết phải đưa các hộ gia đình liền kề vào tham gia tố tụng.
Mặt khác, tại phiên tòa phúc thẩm ông Ngô Văn C là người làm chứng có mặt và xác định Bà H1 có trồng keo trên diện tích đất tranh chấp từ năm 2011.
[2.3]. Xét kháng cáo của ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 với nội dung: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bên nguyên đơn để trả lại số diện tích đất rừng đó cho gia đình ông, bà vì thực tế gia đình ông bà vẫn đang quản lý và chăm sóc từ năm 2011 đến nay. Hội đồng xét xử xét thấy: Đối chiếu qua các tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp và đưa ra như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng các giấy tờ liên quan, quan điểm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị đơn; quan điểm của UBND huyện S; quan điểm của UBND xã Thanh L; kết quả xem xét thẩm định tại chỗ cũng như kết quả xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ thì thấy: Bà Ngô Thị H và gia đình ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 đều có đất thuộc khoảnh 11 thôn Rỏn, xã Thanh L, đã được UBND huyện S giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quá trình giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện S là đúng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Căn cứ các chứng cứ do các bên đương sự cung cấp như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 2 hộ gia đình với kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; Hội đồng xét xử xác định diện tích đất tranh chấp Bà H khởi kiện gia đình Ông B, Bà H1 phải trả 8.684m2 hiện gia đình Ông B, Bà H1 đang quản lý, trồng cây keo nằm trong diện tích đất 16.403m2 thuộc lô 23, khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L gia đình Bà H đã được UBND huyện S giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không nằm trong lô 7, khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L mà gia đình Ông B, Bà H1 được UBND huyện S giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại phiên tòa phúc thẩm Bà H1 không có tài liệu, chứng cứ nào về việc bà được nhà nước công nhận quản lý, sử dụng diện tích đất tranh chấp này và năm 2011 Bà H1 đã bị Ủy ban nhân dân xã xử phạt 1.000.000đồng về hành vi phát rừng sai quy định.
[2.4]. Đối với yêu cầu thu thập thêm chứng cứ là hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Ngô Thị H để làm rõ việc gia đình ông, bà có được lấn vào gia đình Bà H không. Tòa án cấp phúc thẩm đã xác minh, thu thập chứng cứ về hồ sơ cấp đất đối với thửa đất của Bà H và gia đình Ông B, Bà H1. Hồ sơ cấp đất thể hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng với quy định của pháp luật.
[2.5]. Đối với yêu cầu của Bà H1 về việc giám định chữ ký vào biên bản giáp ranh. Xét thấy, việc đề nghị giám định chữ ký Bà H1 có ký hay không ký giáp ranh không phải là căn cứ pháp lý để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của Bà H1. Mặt khác, tại phiên tòa phúc thẩm, Bà H1 không trả lời về nội dung có yêu cầu giám định chữ ký hay không.
[2.6]. Về nội dung trình bày: Biên bản niêm yết ngày 18/4/2013 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình là không đúng trình tự, thủ tục. Hội đồng xét xử thấy, việc niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân xã là có thật nhưng có sự nhầm lẫn về ngày tháng. Tuy nhiên, sau đó nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất đã công khai cho các hộ dân và hộ Bà H1, Bà H không có ý kiến gì đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này.
[2.7]. Đối với trình bày về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ôngNgô Văn L là có sai phạm: Tại báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân huyện đã kết luận có sai phạm và thu hồi một số thửa đất nhưng không có lô số 23 và Ủy ban nhân dân huyện đã có quan điểm về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ Bà H là đúng quy định.
Từ những phân tích nêu trên, không có căn cứ chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Ông B, Bà H1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm [3]. Án phí dân sự phúc thẩm: Ông B, Bà H1 phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nhưng được miễn nộp theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Không chấp nhận kháng cáo của ông Từ Văn B và bà Nguyễn Thị H1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Xử:
1. Buộc bị đơn ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 phải trả lại bà Ngô Thị H và ông Ngô Văn L quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tranh chấp 8.684m2 nằm trong diện tích đất 16.403m2 thuộc thuộc lô 23, khoảnh 11, thôn Rỏn, xã Thanh L, huyện S mà UBND huyện S đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bà Ngô Thị H; đất có ranh giới tiếp giáp các điểm: Từ điểm B – C (hướng Bắc) dài 83,5m; từ điểm C – D (hướng Đông bắc) dài 95,2m; từ điểm D – H (hướng Đông Nam) dài 61,3m; từ điểm K – H (hướng Nam) dài 18,2m; từ K – B (hướng Tây nam) dài 157,2m. (có sơ đồ đo vẽ kèm theo).
2. Giao cho bà Ngô Thị H và ông Ngô Văn L được sở hữu toàn bộ tài sản do gia đình Ông B, Bà H1 tạo lập gắn liền trên đất gồm: 3.404 cây keo có đường kính gốc từ 3 – 5cm và 851 cây keo có đường kính gốc từ 5 - 7cm.
3. Nguyên đơn bà Ngô Thị H phải trả cho gia đình ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 tiền giá trị tài sản cây keo là: 24.679.000đ (Hai mươi bốn triệu, sáu trăm bẩy mươi chín nghìn đồng chẵn).
Về nghĩa vụ chậm thi hành án: Kể từ khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án. Nếu bên phải thi hành không thi hành thì hàng tháng còn phải trả cho bên được thi hành số tiền lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành số tiền còn phải trả.
4. Phí đo đạc và định giá: Ông Từ Văn B, bà Nguyễn Thị H1 phải trả cho bà Ngô Thị H số tiền: 8.300.000đ (Tám triệu, ba trăm nghìn đồng chẵn).
6. Án phí:
- Án phí dân sự sơ thẩm: Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Từ Văn B và bà Nguyễn Thị H1
- Án phí phúc thẩm: Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho ông Từ Văn B và bà Nguyễn Thị H1.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6; 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 59/2019/DS-PT ngày 29/05/2019 về tranh chấp quyền sử dụng đất
Số hiệu: | 59/2019/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bình Định |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 29/05/2019 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về