TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 451/2017/HS-PT NGÀY 22/08/2017 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ SỬA CHỮA, SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Trong các ngày 21 và 22 tháng 8 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lY số 675/2016/HSPT ngày 31 tháng 10 năm 2016 đối với bị cáo L, Tsung - C và đồng phạm do có kháng cáo của các bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 348/2016/HSST ngày 16/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
* Bị cáo có kháng cáo:
1/ Trần Thị Mỹ T; giới tính: nữ; Sinh ngày: 29/10/1996 tại: Thành phố Hồ Chí Minh; Thường trú: 125/227/18R Nguyễn Thị T, Phường 1, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ học vấn: 12/12; Nghề nghiệp: bán hàng; Con ông: Trần Quang S và bà: Nguyễn Thị H; Hoàn cảnh gia đình: bị cáo chưa có chồng, con; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo theo yêu cầu: Luật sư Phạm Thị N – Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)
2/ Trịnh Thị Y; giới tính: nữ; Sinh năm: 1995 tại: Cần Thơ; Thường trú: phường Thới T, quận Thốt N, thành phố Cần Thơ; Chỗ ở: 12/15 Lê Văn L, tổ 7, KP2, phường Tân H, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ học vấn: 10/12; Nghề nghiệp: nội trợ; Con ông: Trịnh Tấn H và bà: Lê Thị Đ; Hoàn cảnh gia đình: bị cáo chưa có chồng, con; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo theo yêu cầu: Luật sư Hoàng Văn T- Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)
3/ Lê Sơn B; giới tính: nam; Sinh năm: 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Thường trú: 718/3/15 Trần Hưng Đ, Phường 2, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh; Chỗ ở: Phòng 1A4 chung cư Nguyễn Thị T, Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ học vấn: 12/12; Nghề nghiệp: nấu ăn; Con ông: Lê Nguyên H và bà: Nguyễn Thị H (chết); Hoàn cảnh gia đình: bị cáo chưa có vợ, con; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt tạm giam ngày: 30/8/2014 (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo theo yêu cầu: Luật sư Đỗ Hải B - Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)
4/ Trần Công Thuận H (tên gọi khác: T); giới tính: nam; Sinh năm: 1984 tại: Long An; Thường trú: Ấp T, xã Đông T, huyện Cần G, tỉnh Long An; Chỗ ở: Phòng 1A4, chung cư Nguyễn Thị T, Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ học vấn: 5/12; Nghề nghiệp: thợ hồ; Con ông: Trần Văn T và bà: Nguyễn Thị L; Hoàn cảnh gia đình: bị cáo có vợ và 02 con (lớn sinh năm 2005, nhỏ sinh năm 2014); Tiền án, tiền sự: không; bị bắt tạm giam ngày: 30/8/2014 (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo theo yêu cầu: Luật sư Đỗ Hải B - Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ngày 13/8/2014, ông Hồ Đức D đến Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Đồng Nai trình báo sự việc ông được một người đàn ông gọi điện thoại đến nhà thông báo ông D còn nợ 8.930.000 đồng tiền cước điện thoại của thuê bao số 083.8820156 được đăng kY thông tin với tin cá nhân của ông. Ông D cho biết không có đăng kY số điện thoại trên thì được nối máy với một người đàn ông tự xưng là Đại úy Công an Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy Thành phố Hồ Chí Minh nói ông D có liên quan đến đường dây mua bán ma túy đã bị bắt và yêu cầu hợp tác điều tra. Sau đó, người đàn ông này yêu cầu ông D đọc số điện thoại di động để gọi đến và yêu cầu ông D gọi số 1080 để xác minh xem số điện thoại 083.9231168 có phải là của Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy Thành phố Hồ Chí Minh không. Ông D gọi điện kiểm tra thấy đúng là số điện thoại Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy – Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng yêu cầu ông D rút hết 213.393.852 đồng tiền gửi ngân hàng để chuyển vào tài khoản tên Võ Văn Thái, số tài khoản 14710000350111 tại BIDV. Sau khi chuyển tiền xong, ông D đã gọi điện lại vào số 083.9231168 để kiểm tra thì biết mình đã bị lừa. Vụ việc được chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.
Quá trình điều tra thể hiện: Bằng thủ đoạn lắp đặt hệ thống thiết bị viễn thông kết nối Internet ở nước ngoài, sau đó, gọi điện thoại giả nhân viên Tổng đài VNPT, giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án, từ ngày 01 đến 22/8/2014, nhóm đối tượng lừa đảo đã tra cứu, tìm kiếm thông tin và trực tiếp gọi vào số điện thoại đăng kY nhà riêng của các người bị hại, thông báo nợ cước điện thoại, tiếp đó giả là cán bộ công an đang điều tra các vụ án rửa tiền, ma túy… có liên quan trực tiếp đến các người bị hại. Sau khi dò hỏi, biết người bị hại có tiền gửi tiết kiệm, tài khoản ở các ngân hàng, nhóm đối tượng lừa đảo yêu cầu người bị hại chuyển tiền và các tài khoản được chỉ định với lY do để thẩm định, rồi sẽ hoàn trả lại. Do tin là yêu cầu của cơ quan công an nên nhiều người bị hại đã chuyển tiền cho nhóm đối tượng này. Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo trực tiếp rút tiền mặt tại các trụ ATM, đồng thời sử dụng Internet Banking hoặc trực tiếp thao tác chuyển khoản tại các trụ ATM qua nhiều tài khoản khác nhau, nhằm tránh sự phong tỏa tài khoản của các ngân hàng, rồi rút ra chiếm đoạt. Cụ thể:
+ Ngày 01/8/2014, bà Trần Thị Tuyết H chuyển 500.000.000 đồng vào tài khoản số 76010000576644 (mang tên Thạch H, mở tại BIDV). Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo chuyển khoản 80.000.000 đồng qua tài khoản số 76010000576592 (mang tên Bùi Trung H, mở tại BIDV).
+ Ngày 04/8/2014, bà Mai Lan H chuyển 200.000.000 đồng và ngày 06/8/2014, bà Phan Ngọc M chuyển 200.000.000 đồng vào cùng tài khoản số 0111000217928 (mang tên Quách Nhật T, mở tại Vietcombank).
+ Ngày 12/8/2014, ông Hồ Đức D chuyển 213.300.000 đồng vào tài khoản 14710000350111 (mang tên Võ Văn T, mở tại BIDV). Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo chuyển 98.000.000 đồng qua tài khoản số 1381000027677 (mang tên Dương Đức N, mở tại BIDV).
+ Ngày 13/8/2014, bà Lê Thị D chuyển 275.000.000 đồng vào tài khoản số 050041843099 (mang tên Thạch H, mở tại Sacombank).
+ Ngày 14/8/2014, bà Lương Thị T chuyển 748.823.807 đồng vào tài khoản số 13810000027677 (mang tên Dương Đức N, mở tại BIDV). Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo chuyển 100.000.000 đồng qua tài khoản số 14710000350111 (mang tên Võ Văn T, mở tại BIDV).
+ Ngày 15/8/2014, bà Nguyễn Thị Hòa M chuyển 521.126.272 đồng vào tài khoản số 3111000698775 (mang tên Hồ Văn H, mở tại BIDV). Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo chuyển khoản 400.000.000 đồng vào tài khoản số 13810000027686 (mang tên Nguyễn Minh P, mở tại BIDV), từ tài khoản Nguyễn Minh P, chuyển 200.000.000 đồng sang tài khoản số 13210000122428 (mang tên Phạm Nguyễn Hoàng T3, mở tại BIDV).
+ Ngày 15 và 16/8/2014, bà Nguyễn Thị Ngọc T chuyển tổng cộng 1.060.000.000 đồng, cụ thể:
Chuyển 300.000.000 đồng vào tài khoản số 0421000447956 (mang tên Hồ văn H, mở tại Vietcombank).
Chuyển 360.000.000 đồng vào tài khoản số 04101010021655 (mang tên Hồ Văn H, mở tại Maritimebank). Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo chuyển khoản 200.000.000 đồng qua tài khoản 04101010021664 (mang tên Nguyễn Hữu L, mở tại Maritimebank), chuyển 80.000.000 đồng qua tài khoản 04201016919944 (mang tên Lê Minh T, mở tại Maritimebank), chuyển 20.000.000 đồng qua tài khoản 07001010939815 (mang tên Võ Văn T, mở tại Maritimebank). Trong đó, tài khoản Nguyễn Hữu L tiếp tục chuyển 80.000.000 đồng qua tài khoản 04201016919944 (mang tên Lê Minh T, mở tại Maritimebank) và chuyển 60.000.000 đồng qua tài khoản số 07001010939806 (mang tên Quách Nhật T, mở tại Maritimebank).
Chuyển 400.000.000 đồng vào tài khoản 0111000217930 (mang tên Võ Văn T, mở tại Vietcombank).
+ Ngày 19 và 20/8/2014, bà Lê Thị Kim N chuyển tổng cộng 870.000.000 đồng, cụ thể:
Chuyển 370.000.000 đồng vào tài khoản số 0071000895649 (mang tên Nguyễn Minh P, mở tại Vietcombank). Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo chuyển 200.000.000 đồng qua tài khoản 0331000433762 (mang tên Dương Đức N, mở tại Vietcombank).Chuyển 300.000.000 đồng vào tài khoản 31110000698766 (mang tên Quách Nhật T, mở tại BIDV). Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo chuyển khoản 200.000.000 đồng qua tài khoản 22010000550988 (mang tên Phạm Thị H, mở tại BIDV).
Chuyển 200.000.000 đồng vào tài khoản số 19028285814017 (mang tên Nguyễn Minh P, mở tại Techcombank).
+ Ngày 21/8/82014, ông Diệp Cẩm T chuyển 100.000.000 đồng vào tài khoản số 0441000672505 (mang tên Vương Khánh Q, mở tại Vietcombank).
Ngoài ra, qua sao kê tài khoản, xác định ngày 14/8/2014, Hồng Gia T chuyển 239.000.000 đồng vào tài khoản số 0071000895660 (mang tên Nguyễn Mạnh Đ, mở tại Vietcombank) và ngày 22/8/2014, Nguyễn Thị Ú chuyển 26.000.000 đồng vào tài khoản số 101010006767768 (mang tên Thạch H, mở tại Viettinbank). Tuy nhiên, trên pH nộp tiền không có thông tin liên lạc của những người này. Cơ quan điều tra đã đăng báo tìm thông tin (báo Sài Gòn Giải phóng số 13835 ngày 07/12/2015 – BL 1126) nhưng đến nay, các người bị hại trên vẫn chưa liên lạc với Cơ quan điều tra để giải quyết.
Quá trình điều tra đã xác định nhóm tội phạm thực hiện hành vi phạm tội như sau:
1. Hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức” của C, G; Lê Sơn B và Trần Công Thuận H:
C, G(gọi tắt là C) thông qua một người tên A L, đứng đầu một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người Việt Nam đặt trụ sở tại Maylaysia với thủ đoạn gọi điện báo nợ cước điện thoại, báo có liên quan đến đường dây rửa tiền, ma túy… và giả dạng Công an yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản ATM mà các đối tượng lừa đảo chỉ định. Ngày 03/7/2014, C nhập cảnh vào Việt Nam. Một người quen tên Loan giới thiệu Trần Công Thuận H và Lê Sơn B cho C, C thuê phòng số 1A4 Chung cư Nguyễn Thị T, Phường 2, Quận 8 ở cùng B, H. C trả lương cho bị cáo H và B mỗi người 5.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra, C còn trả thêm 500.000 đồng/chứng minh nhân dân và trả thêm khi rút tiền lừa đảo người khác chuyển vào tài khoản mà C chỉ định, cụ thể:
Trần Công Thuận H tìm mua các chứng minh nhân dân của những người bị mất tại các bến xe và chợ ở địa bàn Quận 8 (không xác định được địa chỉ). Sau đó, bị cáo H cùng Lê Sơn B cung cấp hình 3x4 cho C, G để tìm người sửa lại các chứng minh nhân dân bằng cách chèn hình của H và B thay thế cho những hình cũ của các chứng minh nhân dân. B và H sử dụng các chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản thẻ ATM tại các Ngân hàng và giao lại các thẻ này cho C quản lY, cung cấp làm phương tiện lừa đảo. Khi có người bị lừa đảo, đồng phạm sẽ báo lại cho C, sau đó C chỉ đạo B và H đến các cây ATM rút tiền ra đưa cho C để đưa lại cho đồng phạm để chuyển tiền về Đài Loan cho những người cầm đầu. Nếu thành công, C được hưởng 20% trên số tiền rút được.
Từ tháng 6 đến tháng 8/2014, Lê Sơn B đã sử dụng 07 chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Minh P, Võ Văn T, Hồ Văn H, Thạch H, Phạm Nguyễn Hoàng T, Lê Minh T, Trương Hoàng L. Trần Công Thuận H đã sử dụng 08 chứng minh nhân dân mang tên Bùi Trung H, Nguyễn Hữu L, Quách Nhật T, Vương Khánh Q, Dương Đức N, Nguyễn Mạnh Đ, Trịnh Văn C, Nguyễn Quốc H mở tổng cộng 62 tài khoản tại các Ngân hàng trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó, Lê Sơn B mở 27 tài khoản thẻ, cung cấp cho đồng phạm làm phương tiện chuyển tiền lừa đảo, chiếm đoạt tổng cộng 3.165.426.272 đồng (cộng theo số liệu người bị hại chuyển: 500.000.000 đồng + 213.300.000 đồng + 275.000.000 đồng + 521.126.272 đồng + 300.000.000 đồng + 360.000.000 đồng + 400.000.000 đồng + 370.000.000 đồng + 200.000.000 đồng + 26.000.000 đồng).
Trần Công Thuận H mở 35 tài khoản thẻ, cung cấp cho đồng phạm làm phương tiện chuyển tiền lừa đảo, chiếm đoạt tổng cộng 1.787.823.807 đồng (cộng theo số liệu người bị hại chuyển: 200.000.000 đồng + 200.000.000 đồng +748.823.807 đồng + 300.000.000 đồng + 100.000.000 đồng + 239.000.000 đồng).
Tổng số tiền mà Lê Sơn B thu lợi là 14.000.000 đồng. Trong đó, 10.000.000 đồng từ 02 tháng tiền công và 4.000.000 đồng được trả cho những lần rút tiền từ các tài khoản thẻ ATM.
Tổng số tiền mà Trần Công Thuận H thu lợi được là hơn 14.500.000 đồng. Trong đó, hơn 10.000.000 đồng của 02 tháng lương và 4.500.000 đồng được trả cho 09 chứng minh nhân dân do H thu mua về giao cho C.
Cơ quan điều tra đã thu giữ được 01 chứng minh nhân dân, mang tên Trương Hoàng Linh, thường trú tại Hòa H, Phước H, Châu T, Trà Vinh có hình của Lê Sơn B. Theo Kết luận giám định số 1141/KLGĐ-TT ngày 07/10/2014 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an Thành phố Hồ Chí Minh thì:
1. “Giấy chứng minh nhân dân” số 334570099, mang tên: Trương Hoàng L cần giám định kY hiệu A đã bị thay đổi ảnh.
2. Bản in “Giấy chứng minh nhân dân” cần giám định kY hiệu A là thật.
3. Không tiến hành giám định hình dấu tròn có nội dung “CỘNG HÒA X.H.C.N VIỆT NAM – CÔNG AN TỈNH TRÀ VINH” và dấu chữ kY tên “Lê Thanh Đ” cần giám định kY hiệu A do không có mẫu so sánh tương ứng. Đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra (PC46) thu thập, cung cấp mẫu hình dấu “CỘNG HÒA X.H.C.N VIỆT NAM – CÔNG AN TỈNH TRÀ VINH” và dấu chữ kY tên “Lê Thanh Đ” trên các tài liệu có sẵn cận thời điểm tháng 7/2013 để tiếp tục giám định.
Cơ quan điều tra đã ra Quyết định trưng cầu giám định các mẫu chữ viết các hồ sơ mở tài khoản do ngân hàng cung cấp có nhiều chứng minh nhân dân khác nhau mang ảnh của Lê Sơn B và Trần Công Thuận H. Theo Kết luận giám định số 42/KLGĐ-TT ngày 02/12/2015 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an Thành phố Hồ Chí Minh thì:
1. Chữ viết họ tên Nguyễn Minh P trên tài liệu cần giám định kY hiệu từ A1 đến A3; Võ Văn T trên tài liệu kY hiệu A4, A5; Hồ Văn H trên tài liệu kY hiệu A6, A7; Thạch H trên tài liệu kY hiệu A9, A10; Phạm Nguyễn Hoàng T trên tài liệu kY hiệu A11, Lê Minh T trên tài liệu kY hiệu A12, A13 so với chữ viết của Lê Sơn B trên tài liệu mẫu so sánh kY hiệu M1, M2 do cùng một người viết ra.
2. Chữ viết họ tên Bùi Trung H trên tài liệu cần giám định kY hiệu A14, A15; Nguyên Hữu L trên tài liệu kY hiệu A16, A17; Quách Nhật T trên tài liệu kY hiệu A18, A19; Vương Khánh Q, Vương Khanh Q trên tài liệu kY hiệu A20, A21; Dương Đúc N trên tài liệu kY hiệu A22, A23; Nguyên Manh Đ trên tài liệu kY hiệu A24 so với chữ viết của Trần Công Thuận H trên tài liệu mẫu so sánh kY hiệu M3, M4 do cùng một người viết ra.
2. Hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Trần Thị Mỹ T và Trịnh Thị Y:
Ngày 10/8/2014, Trần Thị Mỹ T được Lê Sơn B giới thiệu làm việc cho C với thỏa thuận bao ăn và lương 5.000.000 đồng/tháng. Hằng ngày, T đến phòng 1A4 làm từ 07 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, thực hiện các thao tác Internet Banking trên máy vi tính, kiểm tra xem các tài khoản thẻ có còn sử dụng để chuyển tiền vào được không, thực hiện chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, mỗi lần chỉ chuyển 100.000 đồng và ra các trụ ATM rút 50.000 đồng - 100.000 đồng để kiểm tra tình hình hoạt động của thẻ. Khi thực hiện các công việc này thì bị cáo B đưa cho T một cuốn sổ ghi thông tin tài khoản và mật khẩu của 62 tài khoản thẻ do B và H mở. Ngoài ra, T còn sử dụng hơn 10 chiếc điện thoại di động hiệu Nokia với nhiều sim khác nhau, để khi thực hiện chuyển khoản và nhận tin nhắn các mã code giao dịch, T dùng các mã này để nhập vào Internet Banking để xác nhận giao dịch chuyển khoản thành công. Bị cáo T biết rõ mình đang tham gia vào đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gọi điện giả danh công an yêu cầu các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản rồi rút ra chiếm đoạt. Theo chỉ đạo của C, T thực hiện rút tiền 06 lần, với tổng số tiền rút là khoảng 400.000.000 đồng, giao lại cho C. Khi rút tiền, T mang khẩu trang, đội mũ B hiểm để không bị ghi hình lại. T khai không được thỏa thuận chia phần trăm theo số tiền rút mà chỉ thỉnh thoảng được cho 200.000 đồng - 500.000 đồng tiền công đi lại.
Trịnh Thị Y (là bạn gái của Lê Sơn B) được B giới thiệu bắt đầu làm cho C từ giữa tháng 8/2014 với mức lương 5.000.000 đồng/tháng, bao ăn ở. Công việc của Y cũng giống như T là thao tác Internet Banking, kiểm tra các tài khoản thẻ tại phòng 1A4. Bị cáo Y không trực tiếp thực hiện việc rút tiền từ các trụ ATM mà chỉ đi cùng Lê Sơn B, đứng ở ngoài để B rút tiền. Trịnh Thị Y biết mình đang tham gia vào đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc lừa các người bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng rồi rút ra chiếm đoạt. Ngày 29/8/2014, B đưa cho Y một bao nylon đen trong đó có khoảng 30 chứng minh nhân dân có gắn hình B và H, 40 thẻ ATM mở tại các ngân hàng khác nhau và dặn Y cất ở nhà. Sau đó, Y cắt vụn tất cả các chứng minh nhân dân với thẻ ATM này và nhờ ông Mai Anh D (là nhân viên phục vụ làm chung với Y trước đây) chở ra cầu Rạch Ô, Quận 8 và cầu Cây B, cầu Nguyễn Văn L, Quận 7 để vứt bỏ nên không thu hồi được.
3. Hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của L, Tsung -C:
L, Tsung - C (gọi tắt là L), quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc), là đối tượng bị Cảnh sát Đài Loan truy nã về tội lừa đảo (công văn của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh – BL 151-152). L nhập cảnh vào Việt Nam theo yêu cầu của “V mập” (không xác định được nhân thân, lai lịch) để trốn, đồng thời tiếp tục thực hiện trong đường dây lừa đảo dưới sự chỉ đạo của “V mập” với nhiệm vụ rút tiền lừa đảo, được trả 35.000.000 đồng/tháng và hưởng 20% trên tổng số tiền lừa đảo được. Thông qua sự chỉ đạo của “V mập”, L đến gặp C để lấy thông tin một số tài khoản gửi lại cho “V mập” tại Đài Loan.
Từ tài khoản số 31110000698766 mang tên Quách Nhật T trong vụ lừa đảo bà Lê Thị Kim N, L cũng liên hệ với C để rút 100.000.000, C hưởng 20.000.000 đồng, số còn lại L hưởng. Tương tự, trước đó, với sự chỉ đạo của “Văn mập” thì L cũng liên hệ C để nhận tiền lừa đảo chiếm đoạt được 100.000.000 đồng , L nhận 80.000.000 đồng và chia cho C 20.000.000 đồng nhưng L không nhớ người bị hại là ai. L khai mới chỉ lấy được 02 khoản tiền 160.000.000 đồng nêu trên từ hoạt động lừa đảo tại Việt Nam thì đã bị Cơ quan điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ. Tổng cộng L chiếm hưởng được 160.000.000 đồng từ số tiền các đồng phạm chiếm đoạt của các người bị hại.
Ngoài ra, theo sự chỉ đạo của “V mập” L, Tsung - C còn cầm đầu nhóm người, bao gồm: P, T - Y; W, K - Zh; W, S - S; C, C - W; K, Y - J sang Việt Nam lưu trú tại Khách sạn Bizu 3, đường Nội khu H 3, phường Tân P, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh để đặt các thiết bị viễn thông, kết nối Internet để thực hiện lừa đảo các cá nhân ở Trung Quốc.
Ngày 15/9/2014, Công an thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định xử phạt hành chính đối với 05 đối tượng trên về hành vi “Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản” theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và đã trục xuất, giao 05 đối tượng trên cho Cảnh sát Đài Loan xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 348/2016/HSST ngày 16/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Tuyên bố các bị cáo Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y phạm tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H (tên gọi khác: Thiện) phạm tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; điểm a khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 53; Điều 47; Điều 69, khoản 1 Điều 74 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (đối với bị cáo Trần Thị Mỹ T)
Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; điểm a khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 53; Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (đối với bị cáo Trịnh Thị Y)
Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; điểm a, điểm b, khoản 2 Điều 266; điểm a khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (đối với các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H)
Xử phạt:
1. Trần Thị Mỹ T: 06 (sáu) năm tù.
Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.
2. Trịnh Thị Y: 08 (tám) năm tù.
Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.
3. Lê Sơn B: 13 (mười ba) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 02 (hai) năm tù về tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tổng hợp hình phạt chung của 02 tội là: 15 (mười lăm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 30/8/2014.
4. Trần Công Thuận H (tên gọi khác: Thiện): 13 (mười ba) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 02 (hai) năm tù về tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tổng hợp hình phạt chung của 02 tội là: 15 (mười lăm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 30/8/2014.
Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định về tội danh và hình phạt đối với L, Tsung – C, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 27/9/2016, bị cáo Lê Sơn B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 27/9/2016, bị cáo Trần Công Thuận H kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 28/9/2016, bị cáo Trần Thị Mỹ T kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Ngày 29/9/2016, bị cáo Trịnh Thị Y kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, các bị cáo Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y, Lê Sơn B, Trần Công Thuận H thừa nhận toàn bộ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức” như nhận định và tuyên xử của bản án sơ thẩm, các bị cáo khẳng định là kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin Hội đồng xét xử xem xét phần trách nhiệm dân sự.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tham gia phiên tòa phát biểu: Hành vi của các bị cáo Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y, Lê Sơn B, Trần Công Thuận H đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 139 và Điều 266 Bộ luật hình sự, các bị cáo H, B đã có hành vi tìm mua giấy chứng minh nhân dân để làm giả chứng minh nhân dân mở tài khoản rút tiền cho đồng phạm hành vi trên. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng không có thêm tình tiết giảm nhẹ nào mới, nên xét án sơ thẩm xử phạt bị cáo Lê Sơn B và Trần Công Thuận H, mỗi bị cáo 15 năm tù về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo điểm a khoản 4 Điều 139 và điểm a, b khoản 2 Điều 266 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Trần Thị Mỹ T 06 năm tù; bị cáo Trịnh Thị Y 08 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự là phù hợp, có sự cH cố xem xét vai trò, mức độ thực hiện hành vi phạm tội, không nặng. Do vậy đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y, Lê Sơn B, Trần Công Thuận H, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Sơn B và Thuận H:
Các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng các bị cáo chỉ là người làm công ăn lương đã nhận được 2 tháng lương, các bị cáo có thừa nhận có nhặt và mua các giấy chứng minh nhân dân, có chuẩn bị ảnh, có dùng ảnh để sửa chữa giấy chứng minh nhân dân, có dùng giấy chứng minh nhân dân này mở tài khoản, có rút tiền. Luật sư phân tích hành vi các bị cáo làm giả, sử dụng giả các giấy chứng minh nhân dân nếu cho rằng thực hiện lừa đảo thì hành vi này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó một hành vi Tòa sơ thẩm lại quy kết 2 tội là chưa có cơ sở.
Ngoài ra bản án sơ thẩm có nêu các bị cáo lợi dụng công nghệ cao thì tội phạm lợi dụng công nghệ cao được quy định tại điều luật khác chứ không phải Điều 139 Bộ luật hình sự, mong Hội đồng xét xử xem xét lại vụ án.
Luật sư bào chữa cho bị cáo T:
Luật sư phân tích không phủ nhận bị cáo có thực hiện một số hành vi như Tòa án cấp sơ thẩm đã nêu, tuy nhiên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét mức độ tham gia của bị cáo T, bị cáo chỉ mới vào làm việc 2 tuần, Tòa án cấp sơ thẩm lại không trừ đi các khoản mà các đồng phạm đã lừa đảo trước khi bị cáo T vào làm việc. Ngoài ra bị cáo là người chưa thành niên phạm tội, hoàn cảnh gia đình khó khăn… nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, phần dân sự xem xét trách nhiệm từ thời điểm bị cáo tham gia.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Y:
Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử xem xét vai trò, Y thức của bị cáo khi tham gia thực hiện tội phạm, bị cáo Y chỉ mới vào việc có 8 ngày, bị cáo không có cấu kết, bàn bạc các đồng phạm khác. Khi bị cơ quan điều tra mời làm việc bị cáo mới biết là các đồng phạm đã thực hiện hành vi lừa đảo, hiện bị cáo đang mang thai, hoàn cảnh khó khăn. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, phần trách nhiệm dân sự xem xét trách nhiệm từ thời điểm tham gia của bị cáo.
Viện kiểm sát tranh luận lại với luật sư về việc Viện kiểm sát và Tòa sơ thẩm xử 2 bị cáo B và H về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức” là 2 tội độc lập nhau, nên giữ nguyên Y kiến tranh luận trên.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, Y kiến của Viện kiểm sát, luật sư, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác,
NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
[1] Tại phiên tòa sơ thẩm cũng như tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, các bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở xác định:
Bằng thủ đoạn lắp đặt hệ thống thiết bị viễn thông kết nối Internet ở nước ngoài, sau đó, gọi điện thoại giả nhân viên Tổng đài VNPT, giả danh công an, Viện kiểm sát, Tòa án, từ ngày 01 đến 22/8/2014, nhóm các bị cáo L, Tsung-C, Trần Thị Mỹ T đã tra cứu, tìm kiếm thông tin và trực tiếp gọi vào số điện thoại đăng ký nhà riêng của người bị hại, thông báo nợ cước điện thoại, tiếp đó giả là cán bộ công an đang điều tra các vụ án rửa tiền, ma túy…có liên quan trực tiếp đến các bị hại. Sau khi dò hỏi, biết người bị hại có gửi tiền tiết kiệm, tài khoản ở các ngân hàng, nhóm bị cáo lừa đảo yêu cầu người bị hại chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định với lý do để thẩm định, rồi sẽ hoàn trả lại. Do tin là yêu cầu của cơ quan công an nên nhiều người bị hại đã chuyển tiền cho nhóm các bị cáo này. Sau đó, nhóm các bị cáo lừa đảo trực tiếp rút tiền mặt tại các trụ sở ATM, đồng thời sử dụng Internet Banking hoặc trực tiếp thao tác chuyển khoản tại các trụ ATM qua nhiều tài khoản khác nhau, nhằm tránh sự phong tỏa tài khoản của Ngân hàng, rồi chiếm đoạt. Các bị cáo L, Tsung-C, Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y, Lê Sơn B, Trần Công Thuận H đã có hành vi gian dối trên để chiếm đoạt tài sản của người bị hại, nên đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự là có căn cứ. Ngoài ra, các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H còn có hành vi sửa chữa giấy chứng nhân dân và sử dụng những giấy chứng minh này để đến các ngân hàng đăng ký tài khoản ATM nên Tòa án cấp sơ thẩm quy kết 02 bị cáo tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo điểm a, b khoản 2 Điều 266 Bộ luật hình sự là có căn cứ.
[2] Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của người khác, xâm phạm trật tự quản lý hành chính, xâm phạm sự hoạt động bình thường và uy tín của cơ quan nhà nước và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an xã hội. Nên cần xử lý nghiêm nhằm thể hiện tính răn đe giáo dục và phòng ngừa chung.
[3] Vai trò của các bị cáo trong vụ án:
-Đối với bị cáo Sơn B và Thuận H: Trong vụ án này, theo sự chỉ đạo của C, các bị cáo Lê Sơn B và Trần Công Thuận H tìm mua các chứng minh nhân dân của người bị mất tại các bến xe và chợ ở địa bàn quận 8 đưa cho C. Sau đó, các bị cáo H và B cung cấp hình 3x4 của mình cho C để C tìm người sửa lại các chứng minh nhân dân bằng cách thay hình của H và B rồi C yêu cầu B, H sử dụng các chứng minh nhân dân giả trên để mở tài khoản thẻ ATM tại các Ngân hàng. Thực tế, bị cáo B mở 27 tài khoản thẻ, bị cáo H mở 35 tài khoản thẻ, cung cấp cho các đồng phạm làm phương tiện chuyển tiền chiếm đoạt tài sản của những người bị hại.
Hành vi của các bị cáo Trần Công Thuận H và Lê Sơn B đã phạm tội: “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức” với các tình tiết định khung là “có tổ chức” và “phạm tội nhiều lần” theo điểm a, b khoản 2 Điều 266 Bộ luật Hình sự. Do đó, lời bào chữa của luật sư là không đủ căn cứ. Xét khi quyết định hành phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ đối với bị cáo B và Thuận, nên xử xử phạt bị cáo Lê Sơn B và Trần Công Thuận H, mỗi bị cáo 15 năm tù về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo điểm a khoản 4 Điều 139 và điểm a, b khoản 2 Điều 266 Bộ luật hình sự là có căn cứ. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay các bị cáo B và H xin giảm nhẹ hình phạt nhưng không có thêm tình tiết giảm nhẹ gì mới. Do vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên án sơ thẩm về phần hình phạt đối với các bị cáo.
- Đối với các bị cáo Trần Thị Mỹ T và Trịnh Thị Y được Lê Sơn B giới thiệu cho C với mức lương 5.000.000 đồng/tháng. Theo sự phân công của C thì công việc của bị cáo T và Y là thực hiện các thao tác Internet Banking trên máy vi tính, kiểm tra xem các tài khoản thẻ có còn sử dụng để chuyển tiền vào được hay không. Trong đó, bị cáo Trần Thị Mỹ T được Lê Sơn B đưa một cuốn sổ ghi thông tin tài khoản và mật khẩu của 62 tài khoản thẻ do B và H mở. Bị cáo T đã sử dụng hơn 10 chiếc điện thoại di động hiệu Nokia với nhiều sim khác nhau, để thực hiện chuyển khoản và nhận tin nhắn các mã code giao dịch, T dùng các mã này nhập vào Inetnet Banking để xác nhận giao dịch chuyển khoản thành công. Theo chỉ đạo của C, bị cáo T thực hiện rút tiền 06 lần, với tổng số tiền rút là khoảng 400.000.000 đồng, giao hết cho C. Bị cáo Trịnh Thị Y ngoài việc thực hiện các thao tác Internet Banking, kiểm tra các tài khoản thẻ, bị cáo Y còn đi cùng Lê Sơn B đến rút tiền từ các trụ ATM giao lại cho C. Sau khi vụ án bị phát hiện, bị cáo Y còn có hành vi cắt vụn các chứng minh nhân dân và các thẻ ATM vứt xuống sông, nhằm phi tang vật chứng, gây khó khăn cho cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, xét khi quyết định hình phạt cần xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ đối với bị cáo T và Y như: các bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, tỏ ra ăn năn hối cải, nên áp dụng điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự cho bị cáo. Gia đình Trịnh Thị Y có công cách mạng, Trần Thị Mỹ T là người chưa thành niên phạm tội; Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự (đối với bị cáo Y), Điều 69, khoản 1 Điều 74 Bộ luật Hình sự (đối với bị cáo T) cần áp dụng thêm Điều 47 Bộ luật hình sự đối với các bị cáo, để cân nhắc khi lượng hình. Hơn nữa xét trong vụ án này, các bị cáo tham gia với vai trò hạn chế hơn nhiều so với các bị cáo cùng trong vụ án này, chỉ là người làm công ăn lương, thời gian làm việc ngắn nên xét án sơ thẩm xử bị cáo Trần Thị Mỹ T 06 năm tù; bị cáo Y 08 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có phần nghiêm khắc. Do vậy, Hội đồng xét xử cân nhắc xem xét đầy đủ các tình tiết trên quyết định giảm cho các bị cáo một phần hình phạt để các bị cáo thấy được sự khoan hồng của pháp luật, mà yên tâm học tập cải tạo thành người có ít cho xã hội.
[4] Về phần trách nhiệm dân sự:
Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật hình sự không có chứng cứ chứng minh là các bị cáo T, Y, Sơn B, Thuận H được hưởng lợi từ số tiền trên, nên không có nghĩa vụ trả lại số tiền chiếm đoạt. Việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc các bị cáo liên đới bồi thường số tiền cho những người bị hại là không có cơ sở. Do vậy, Hội đồng xét xử sửa phần trách nhiệm dân sự, không buộc các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H, Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y phải liên đới cùng các bị cáo L, Tsung – C bồi thường tiền cho những người bị hại.
[5] Về án phí:
Án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H phải chịu. Các bị cáo Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y không phải chịu.
Án phí dân sự sơ thẩm: Bị cáo L Tsung C phải chịu 100.365.969 đồng. Các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H, Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
[6] Các Quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm số 348/2016/HSST ngày 16/9/2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm a, b khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự.
Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H về kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; Chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y.
Sửa bản án sơ thẩm. Tuyên xử:
- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; điểm a khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 53; Điều 47; Điều 69, khoản 1 Điều 74 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (đối với bị cáo Trần Thị Mỹ T)
- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; điểm a khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 53; Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (đối với bị cáo Trịnh Thị Y)
- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; điểm a, điểm b, khoản 2 Điều 266; điểm a khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (đối với các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H)
Xử phạt:
1. Trần Thị Mỹ T: 05 (năm) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.
2. Trịnh Thị Y: 07 (bảy) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.
3. Lê Sơn B: 13 (mười ba) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 02 (hai) năm tù về tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt chung của 02 tội là: 15 (mười lăm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 30/8/2014.
4. Trần Công Thuận H (tên gọi khác: Thiện): 13 (mười ba) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 02 (hai) năm tù về tội “Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt chung của 02 tội là: 15 (mười lăm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 30/8/2014.
Tiếp tục tạm giam các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H để đảm B thi hành án.
Về phần trách nhiệm dân sự:
Áp dụng Điều 42 Bộ luật Hình sự; Điều 608 Bộ luật Dân sự:
Buộc bị cáo L, Tsung – Ccó trách nhiệm bồi thường cho những người bị hại số tiền cụ thể như sau:
419.336.406 (bốn trăm mười chín triệu ba trăm ba mươi sáu nghìn bốn trăm lẻ sáu) đồng cho bà Trần Thị Tuyết H.
199.814.174 (một trăm chín mươi chín triệu tám trăm mười bốn nghìn một trăm bảy mươi bốn) đồng cho bà Mai Lan H.
199.800.000 (một trăm chín mươi chín triệu tám trăm nghìn) đồng cho bà Phan Ngọc M.
141.300.000 (một trăm bốn mươi mốt triệu ba trăm nghìn) đồng cho ông Hồ Đức D.
265.682.378 (hai trăm sáu mươi lăm triệu sáu trăm tám mươi hai nghìn ba trăm bảy mươi tám) đồng cho bà Lương Thị T.
274.953.564 (hai trăm bảy mươi bốn triệu chín trăm năm mươi ba nghìn năm trăm sáu mươi bốn) đồng cho bà Lê Thị D.
296.005.579 (hai trăm chín mươi sáu triệu không trăm linh năm nghìn năm trăm bảy mươi chín) đồng cho bà Nguyễn Thị Hòa M.
854.756.590 (tám trăm năm mươi bốn triệu bảy trăm năm mươi sáu nghìn năm trăm chín mươi) đồng cho bà Nguyễn Thị Ngọc T.
666.651.539 (sáu trăm sáu mươi sáu triệu sáu trăm năm mươi mốt nghìn năm trăm ba mươi chín) đồng cho bà Lê Thị Kim N.
99.998.200 (chín mươi chín triệu chín trăm chín mươi tám nghìn hai trăm) đồng cho ông Diệp Cẩm T.
Về án phí:
Án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H phải chịu. Các bị cáo Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y không phải chịu.
Án phí dân sự sơ thẩm: Bị cáo L, Tsung - C phải chịu 100.365.969 đồng. Các bị cáo Lê Sơn B, Trần Công Thuận H, Trần Thị Mỹ T, Trịnh Thị Y không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Các Quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm số 348/2016/HSST ngày 16/9/2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Bản án 451/2017/HS-PT ngày 22/08/2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức
Số hiệu: | 451/2017/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 22/08/2017 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về