Bản án 29/2022/DS-PT về tranh chấp đường đi chung

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 29/2022/DS-PT NGÀY 21/06/2022 VỀ TRANH CHẤP ĐƯỜNG ĐI CHUNG

Ngày 21 tháng 6 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử S khai vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số: 05/2022/TLPT-DS ngày 24 tháng 01 năm 2022.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2021/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc bị kháng cáo và kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 17/2022/QĐ-PT ngày 04 tháng 4 năm 2022 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn C, sinh năm 1962; nơi cư trú: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc, (có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Trung T và ông Nguyễn Minh L – Luật sư S ty Luật D , thuộc Đoàn luật sư V phố Hà Nội; Địa chỉ: Phòng 6, tầng 14 Tòa nhà V, Lô E9, đường P, quận C , V phố Hà Nội, (ông T có mặt, ông L vắng mặt).

2. Bị đơn: Ông Hà Văn S, sinh năm 1959; nơi cư trú: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc.

Người đại diện theo ủy quyền của ông S: Ông Phạm Tiến T, sinh năm 1991, địa chỉ: Văn phòng luật sư số 1 Vĩnh Phúc – Số 32A đường Nguyễn Trãi, phường Liên Bảo, V phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, (Văn bản ủy quyền ngày 19/4/2022), (có mặt).

3. Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

3.1. Anh Hà Văn B , sinh năm 1984.

3.2. Ông Hà Văn V , sinh năm 1955.

3.3. Bà Khổng Thị M , sinh năm 1953.

Người đại diện theo ủy quyền của bà M: Ông Hà Văn T, sinh năm 1955;

Trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (Văn bản ủy quyền ngày 13/9/2018).

3.4. Bà Nguyễn Thị Th , sinh năm 1962.

3.5. Chị Hà Thị T, sinh năm 1988.

3.6. Anh Hà Văn H , sinh năm 1991.

3.7. Chị Trần Thị Hải Y, sinh năm 1994.

Đều trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc.

Người đại diện theo ủy quyền của chị T, anh H, chị Y, bà Th: Anh Hà Văn C, sinh năm 1984; trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (Văn bản ủy quyền các ngày 12/11/2018, 26/9/2018 và 06/02/2018).

4. Người kháng cáo: Bị đơn ông Hà Văn S.

5. Viện kiểm sát kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, các lời khai tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà nguyên đơn Nguyễn Văn C và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của ông C trình bày:

Năm 1984 ông được UBND xã T giao đất vườn ở tại khu Rừng K, xã T, từ trục đường thôn rẽ vào đất vườn, đất ở của ông có 01 đường đi được hình thành từ trước khi giao đất. Khi ông được Nhà nước giao đất có cán bộ địa chính là ông Nguyễn Thuận T trực tiếp đo đất. Năm 1984, đoạn đường từ đường dân sinh đi vào nhà ông là một bờ ruộng rộng khoảng 70-80cm, dài 20m, hai bên con đường này là ruộng của ông Hà Văn V (anh trai ông S). Khi ông được cắm đất, ông có xin ông Hà Văn V để mở rộng bờ ruộng ra làm lối đi mở theo hướng lên trên (từ đường dân sinh đi vào nhà ông là mở sang bên trái bờ ruộng) khi đổ đất có ông Hà Văn V, ông Nguyễn Văn H, ông S và ông cùng đổ đất để mở rộng bờ ruộng đó. Đoạn đường tiếp theo từ bờ ruộng đi đến đoạn rừng cây bạch đàn có chiều dài khoảng 06 hàng cây (6m), rộng 4 hàng cây (4m) phần đoạn đường này ông có xin của nhà ông TH (đã chết) có con là ông Khổng Văn S , ông là người nhổ phần cây bạch đàn để có lối đi và ông đã trồng trả cây bạch đàn cho ông TH ở phần diện tích đất khác mà ông đổi cho ông TH. Đoạn đường từ rừng bạch đàn đi qua rừng cọ đến nhà ông, rừng cọ này do ông Nguyễn Đăng C quản lý. Khi đó, ông phải đi qua những khoảng trống của rừng cọ để vào phần đất của mình, ông C đồng ý và không có ý kiến gì khi ông đi qua đó. Năm 1984 gia đình ông có xây ngôi nhà lá trên thửa đất số 518, tờ bản đồ 28 địa chỉ thôn D, xã T được nhà nước cấp cho gia đình ông. Đến năm 1988 ông dỡ nhà lá và xây nhà gạch lợp ngói, đến năm 2006 do nhà hư hỏng nhiều nên gia đình ông đã bỏ toàn bộ ngôi nhà này. Từ năm 1984 đến năm 1994 gia đình ông vẫn sinh sống trên nhà đất đó, từ năm 1994 đến nay gia đình ông sinh sống trên phần đất mà bố mẹ ông cho ông. Đối với thửa đất 518, tờ bản đồ 28 gia đình ông vẫn đi lên đó để thu hoạch cây cối và đến nay gia đình vẫn có nhu cầu sinh sống ở đó. Từ năm 1984 đến năm 2013 ông thường đi lại và không có tranh chấp gì. Năm 2014, ông S tự ý làm cổng sắt chiếm đường đi chung thành đường đi riêng, trong đó có hộ gia đình ông thường xuyên đi lại.

Nguyên đơn khởi kiện đề nghị Tòa án yêu cầu ông S phải tháo dỡ cổng sắt và các S trình, cây cối trên đất để trả lại lối đi chung cho ông và phải khắc phục hậu quả làm biến dạng đường đi ở phần đất ông S đào ở khu vực đất rừng cọ thuộc đường đi lên đất nhà ông quản lý. Nếu ông S không khắc phục thì buộc ông S thanh toán bằng tiền cho ông để ông đắp lại đường số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Về án phí, chi phí định giá, thẩm định, giám định ông S phải chịu.

Ông đề nghị chỉnh sửa một phần diện tích thửa đất 62, tờ bản đồ 09, diện tích 870,6m2 được ủy ban nhân dân huyện L cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Hà Văn S ngày 29/11/2013 bởi vì một phần thửa đất số 62 đã cấp chồng lên đường đi của gia đình ông.

Bị đơn ông Hà Văn S trình bày:

Tháng 3/1983 ông ra ở trên thửa đất hiện đang có tranh chấp, thửa đất này gia đình ông được nhà nước giao, khi nhà nước giao đất thì có cán bộ địa chính là ông Nguyễn Thuận V ra chỉ mốc giới phần đất nhà nước giao cho ông chứ không đo đạc gì. Ông đã được UBND huyện L cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa số 593 thuộc tờ bản đồ số 28 diện tích 824m2 tại khu 8, xã T ngày 21/6/1998. Năm 1984 ông C mới ra ở trên diện tích đất của gia đình ông C. Trước khi ông ra ở trên đất thì đoạn lối đi từ đường dân sinh vào nhà ông C, đoạn đầu tiên là bờ ruộng rộng khoảng 50cm dài 20m, bên phải bờ ruộng theo lối từ đường dân sinh đi vào là đất ruộng của ông Hà Văn V, bên trái là phần đất vườn ông được Nhà nước cấp (nay là thửa đất số 593 của ông), đoạn này ông có đổ đất làm đường đi rộng khoảng 1,5m trên bờ ruộng cũ (mở rộng sang phần đất của ông) vào năm 1986 là khi ông đào ao ông có đổ rộng thêm, năm 2012 ông bắt đầu đổ rộng thêm thành 3m (đổ rộng sang phần đất của ông), đối với đoạn này trước khi ông ra ở năm 1982 phần này là đất vỡ hoang do UBND xã quản lý, sau này ông được Nhà nước giao là đất vườn. Đoạn tiếp đi vào nhà ông C là phần đất thuộc đất rừng cọ của ông C sau này đến năm 1994 ông đã mua lại của hợp tác xã, có giấy tờ mua bán và thể hiện trên giấy chứng nhận rằng phần đất thuộc rừng cọ là của ông quản lý và đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013. Năm 2012 ông có xây 02 cánh lưới sắt làm cổng ở trên đoạn đường từ đường dân sinh vào nhà ông, sau khi Tòa án thẩm định tài sản thì ông có trồng một số cây cối trên phần đất đang tranh chấp. Nay ông C khởi kiện buộc tháo dỡ tài sản trả lại đường đi, ông không nhất trí vì đất rừng cọ gia đình đào chưa đến đất nhà ông C, đất rừng cọ đào sát rừng cọ nhà ông TH và không đồng ý trả tiền theo yêu cầu của ông C.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về phía bị đơn:

Ông Hà Văn V, bà Khổng Thị M trình bày: Ông là anh trai ông Hà Văn S, bố ông C là anh trai mẹ ông, giữa ông với ông S, ông C không có mâu thuẫn gì. Khoảng năm 1983 khi ông C được cắm đất tại Rừng K thuộc thôn D thì gia đình ông C có đến xin đi nhờ trên bờ ruộng của gia đình ông, ông chỉ cho đi nhờ chứ không cho. Khi đi từ đường ngõ xóm đi vào nhà ông C thì bên phải bờ ruộng là đất ruộng lúa của ông, bên trái bờ ruộng là đất ruộng của ông Hà Văn S. Khi ông C đổ đất mở rộng bờ ruộng để làm lối đi vào nhà thì ông C không đổ đất sang ruộng của ông; việc ông C đổ đất mở rộng lối đi như thế nào ông không nắm được. Bờ ruộng đi từ ngoài ngõ vào lối nhà ông S, thời điểm đó rộng khoảng 70cm, dài khoảng 20m. Biên bản lấy lời khai ngày 24/7/2018, ông V khai khi ông C ra ở trên đất thì không đổ đất gì để mở rộng lối đi từ đường dân sinh vào nhà ông C. Về phần diện tích đất bờ ruộng đã cho ông C mượn đến nay ông đòi lại để sử dụng nhưng ông không có yêu cầu độc lập gì.

Hiện nay ông cũng không nắm được gia đình ông S có đang sử dụng phần đất nào của gia đình ông không, nếu có ông vẫn nhất trí để ông S tiếp tục sử dụng và không có đề nghị gì.

Anh Hà Văn B trình bày: Anh là con trai cả của ông Hà Văn S và bà Nguyễn Thị Th , bố mẹ anh sinh được 03 người con gồm có: anh, chị Hà Thị T và anh Hà Văn H. Từ khi anh được sinh ra đến năm 2007 anh ở cùng bố mẹ tại phần diện tích đất của gia đình anh, từ năm 2007 đến nay anh ở riêng. Về phần diện tích lối đi chung hiện đang tranh chấp theo anh từ trước đến nay là không có lối đi chung mà là lối đi riêng của gia đình anh, gia đình anh tự mở lối đi từ vườn của gia đình anh và cho ông C đi nhờ lên đất rừng của ông C. Phần lối đi đang tranh chấp kéo dài từ đường dân sinh, qua đất vườn của gia đình, giáp ranh với đất ruộng của ông Hà Văn V, đến đất ở của gia đình và đến đất rừng ông S đang sử dụng dài khoảng 40-50m. Năm 1998 gia đình anh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư diện tích 824m2, đến năm 2013 bố mẹ anh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng diện tích 870,6m2. Ông C chỉ đi nhờ, không đổ đất hay mở rộng gì lối đi chung. Đến năm 2014 giữa ông C và ông S xảy ra tranh chấp nên gia đình anh không cho ông C đi nhờ nữa. Nay ông C khởi kiện gia đình anh, anh không nhất trí xác định đó là lối đi chung và không đồng ý trả tiền cho ông C.

Người làm chứng:

Ông Nguyễn Thuận V trình bày: Ông và ông Nguyễn Văn C, ông Hà Văn S không có quan hệ họ hàng gì với nhau, ông không có mâu thuẫn gì đối với ông C và ông S. Ông làm địa chính xã T từ năm 1976 đến 1990, thời điểm năm 1983 được sự đồng ý của chính quyền địa phương về việc cắm đất cho các hộ dân, hộ gia đình ông Nguyễn Văn C được chính quyền địa phương cắm một phần đất tại khu rừng khảm thuộc thôn D (hiện nay), ông được lãnh đạo cử đến thực địa để đo đất giao cho ông C với diện tích 1038m2, ông có lấy thước đo diện tích đất và giao cho ông C, phần đất ông C được giao là phần đất trống của rừng Khảm. Trước khi cắm đất thì phần đất nhà ông C không có lối đi vào, mà lối đi từ đường ngõ xóm đi vào phần đất nhà ông C, phía dưới là bờ ruộng rộng khoảng 70-80cm, chiều dài khoảng 20m, phần trên là đất rừng. Khi đó ông C có nói với ông về việc lối đi, ông C sẽ nói với các chủ thửa đất khác để ông có lối đi vào. Nên lối đi vào nhà ông C là việc thỏa thuận giữa các bên, việc thỏa thuận đó như thế nào ông cũng không nắm được và ông cũng không đo đạc gì lối đi vào nhà ông C mà ông chỉ đo phần đất được cắm.

Ông Hà Văn V, sinh năm 1955 còn khai nhận: Ông không có mâu thuẫn gì đối với ông C và ông S. Vào năm 1984 -1985, ông không nhớ rõ năm nào, khi ông C được cắm đất tại đội 11, xã T (nay rừng K, thuộc thôn D, xã T) thì ông C có nhờ ông và ông L ra làm mải hộ, ông và ông L làm hộ ông C một buổi sáng, S việc cụ thể là đổ đất từ đường ngõ xóm đi vào nhà ông C, trước khi đổ đất thì lối đi vào nhà ông C chỉ là một bờ ruộng rộng khoảng 50cm, hai bên bờ ruộng là ruộng trồng lúa của ông Hà Văn V (anh trai ông S). Khi đổ đất làm đường thì phần đất được lấy trên phần đất rừng bạch đàn của ông Nguyễn Bá H (là phần đất ông C đã đổi với ông H, và ông C đã lấy phần rừng bạch đàn trên đất thổ cư của ông C trồng trả ông H ), khi đổ đất làm lối đi thì đổ đất từ bờ ruộng sang bên trái bờ ruộng đi từ ngoài ngõ xóm đi vào nhà ông C, lối đi được đổ mở rộng khoảng 3,5m. Trước đấy thì ông chỉ nghe ông Nguyễn Thuận V là địa chính thời điểm đó bảo là ông Hà Văn V có cho ông C đất để làm lối đi vào nhà ông C.

Ông Nguyễn Xuân Đ trình bày: Ông và ông Nguyễn Văn C, ông Hà Văn S có quan hệ họ hàng với nhau, ông C là em trai ông, mẹ ông S là em gái bố ông, ông không có mâu thuẫn gì đối với ông C và ông S. Ông làm cán bộ xã, giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã T từ năm 1980 đến năm 1985. Vào khoảng năm 1984, chính quyền địa phương có cắm đất cho ông C tại rừng K , thuộc thôn D, xã T, lúc đó ông là cán bộ thuế, ông có đi cùng ông Nguyễn Thuận V để giúp việc cho ông V, việc giao đất cụ thể như thế nào ông không nắm được vì nhiệm vụ giao đất là của cán bộ địa chính là ông V. Phần lối đi vào đất của ông C thuộc đất rừng thì ông C tự liên hệ với các gia đình để có được lối đi vào nhà. Còn phần lối đi vào ở phần ruộng thì lúc đó ở đó có bờ ruộng rộng khoảng 70- 80cm và chiều dài khoảng 25m. Sau đó, vẫn trong năm 1984 ông C có xin đất ở nơi khác để mở rộng bờ ruộng đó ra khoảng 3,5m để thuận tiện cho việc đi lại. Việc mở rộng bờ ruộng sang bên nào thì ông cũng không nắm được, mở rộng bờ ruộng vào đất của ai thì ông cũng không nắm được.

Ông Khổng Văn S trình bày: Ông là hàng xóm gần nhà ông C và ông S, từ trước đến nay không có mâu thuẫn gì. Bố ông là cụ Không Văn H , gia đình ông đã sinh sống ổn định trên thửa đất tại thôn D từ trước, năm 1984 ông C và ông S mới ra gần đó ở cùng. Khi ra ở thì lối đi lại giữa nhà ông C, ông S mới chỉ là một bờ ruộng nhỏ hẹp nên đi lại khó khăn vất vả. Vì vậy, bố ông S và bố ông C có đến nhà ông xin bố ông là cụ H một phần đất thổ cư về phía bên phải của gia đình để làm lối đi lại cho thuận tiện với chiều dài khoảng 3-4 thước, chiều rộng khoảng 4m, bố ông là cụ H đã đồng ý. Trên đất lúc bấy giờ gia đình ông có trồng một số cây bạch đàn, ông C và ông S đã nhổ lên và trồng trả lại cho gia đình ông vào chỗ khác để lấy đường đi qua. Quá trình từ khi xin đất của bố ông cho đến năm 2013, ông C và ông S vẫn sử dụng con đường để đi lại ổn định không phát sinh mâu thuẫn gì. Năm 1999 bố ông mất, sau đó thửa đất được chuyển sang tên ông và ông vẫn nhất trí để lại phần đất trước kia ông C và ông S đã xin để hai ông làm con đường đi lại, ông không có yêu cầu hay đề nghị gì.

Với nội dung như trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2021/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2021của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định: Căn cứ vào các Điều 175, 245, 246, 254, Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 147, 157, 162, 165, 227,228 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 1 Điều 171 Luật đất đai năm 2013; Điều 26 Luật thi hành án dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn C, buộc ông Hà Văn S phải tháo dỡ S trình, cây cối trên lối đi chung. Lối đi chung từ đường dân sinh đi vào nhà ông C, ông S có tổng diện tích 262.4m2 phía Bắc giáp thửa đất hộ ông Hà Văn V, ông Khổng Văn Sự, phía Nam giáp đất hộ ông Hà Văn S, theo hình từ TT1 đến TT18 có chiều dài, chiều rộng có sơ đồ chi tiết kèm theo. Ông S thanh toán cho ông C 3.546.500 đồng tiền làm biến dạng con đường.

Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện L điều chỉnh lại diện tích đã cấp cho hộ ông Hà Văn S trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 62 tờ bản đồ 9 diện tích 870,6m2 được Ủy ban nhân dân huyện L cấp ngày 29/11/2013 sau khi đã trừ đi diện tích lối đi chung là 29,6m2.

Ngoài ra bản án còn tuyên án phí, chi phí tố tụng khác, quyền kháng cáo, nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật cho các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 02/12/2021 ông S kháng cáo đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Ngày 15/12/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L kháng nghị đề nghị hủy bản án sơ thẩm do vi phạm trong việc xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ và tuyên bản án không rõ ràng.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Bị đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu quan điểm khẳng định trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa phúc thẩm Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định; các đương sự đều chấp hành đúng quy định của pháp luật. Về nội dung vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308; khoản 2 Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, chấp nhận kháng nghị, sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của bị đơn và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L làm trong hạn luật định, theo đúng quy định nên được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

[2] Về tư cách tham gia tố tụng:

Nguyên đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp lối đi chung và yêu cầu tháo dỡ tài sản, khắc phục trả lại nguyên trạng lối đi nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xác định Ủy ban nhân dân huyện L và Ủy ban nhân dân xã T, huyện L tham gia vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không đúng. Vì Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai tại địa phương theo thẩm quyền; tranh chấp giữa các đương sự không liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của Ủy ban nhân dân huyện L và Ủy ban nhân dân xã T theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, sai sót này không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án cũng như quyền, nghĩa vụ của các đương sự. Tòa án cấp phúc thẩm xác định Ủy ban nhân dân huyện L và Ủy ban nhân dân xã T không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nên không triệu tập tham gia tố tụng.

[3] Về nội dung vụ án:

Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu xác định lối đi từ đường dân sinh vào thửa đất của nguyên đơn rộng khoảng 3m, đoạn đường này phía Bắc tiếp giáp với đất ruộng nhà ông Hà Văn V, đất của hộ ông Khổng Văn S, phía Nam tiếp giáp với đất của gia đình ông Hà Văn S tại thôn D, xã T, huyện L là lối đi chung của gia đình nguyên đơn và gia đình bị đơn; buộc ông S phải bồi thường do có hành vi đào đất làm hỏng đường và phải tháo dỡ, di dời tài sản, cây cối trên lối đi chung. Bị đơn ông Hà Văn S không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì cho rằng lối đi của nguyên đơn chỉ là đường bờ ruộng rộng khoảng 50-70cm còn lối đi mà nguyên đơn đang tranh chấp như hiện trạng là của gia đình ông.

[4] Theo yêu cầu của các đương sự, ngày 08/6/2022 Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành xem xét, thẩm định lại đối với toàn bộ diện tích đất của hai hộ gia đình ông Nguyễn Văn C, ông Hà Văn S và con đường mà các bên đang tranh chấp. Kết quả thẩm định thể hiện:

Đối với phần đất của hộ nhà ông C: Diện tích đất ông C sử dụng theo mốc giới CH1+C21, CH2, CH3, CH4 đến CH14, CH15, 1, 31, CH16+C4, CH17+C3, CH18+C2, CH19+C1, CH1+C21 là 5826.6m2. Diện tích thực tế nhiều hơn so với diện tích đã được cấp GCNQSDĐ ngày 29/11/2013 là 8.8m2 (Diện tích được cấp là 5817.9m2).

Đối với phần đất của hộ ông S: Tổng diện tích đất ông S sử dụng theo mốc giới CH19+C1, CH18+C2, CH17+C3, CH16+C4, 31, 30, C5, 28, 27, 26, 25, 24, 23, 22, 21, 20, 19, 18, 17, C6, C7 đến C20, CH1+C21, CH19+C1 là 2244.7m2. Trong đó phần đất ở và đất ruộng nằm trong mốc giới 28, 27, 26, 25, 24, 23, 22, 21, 20, 19, 18, 17, C6, C7 đến C16, C17, 28 là 1374.1m2 đã được cấp GCNQSDĐ ngày 21/6/1998 gồm 02 thửa số 593 diện tích 824m2 (200m2 đất ở và 624m2 đất vườn) và thửa số 617 diện tích 264m2 (đất lúa) tại bản đồ 28 thuộc Khu 8 xã T. Diện tích đất thực tế nhiều hơn so với diện tích được cấp giấy chứng nhận là 286.1m2 [1374.1m2 – (824m2 + 264m2)]. Phần đất rừng sản xuất nằm trong mốc giới 28, C5, 30, 31, CH16+C4, CH17+C3, CH18+C2, CH19+C1, CH1+C21, C20, C19, C18, C17, 28 là 870,6m2 đã được cấp GCNQSDĐ ngày 29/11/2013; trong đó phần diện tích nằm trong mốc giới 28, 29, 30, 31, CH16+C4, CH17+C3, CH18+C2, CH19+C1, CH1+C21, C20, C19, C18, C17, 28 là 865,7m2 và phần diện tích nằm trong mốc giới 28, C5, 30, 29, 28 là 4.9m2.

Phần đất mà nguyên đơn cho rằng bị đơn đã được cấp GCNQSDĐ (rừng sản xuất) chồng lấn lên đường đi chung nằm trong mốc giới 28, C5, 30, 29, 28 là 4.9m2.

Đối với phần đường đi đang tranh chấp: Diện tích đường đi đang tranh chấp theo mốc giới 1, 2, 3, 3A, 4 đến 27, 28, 29, 30, 31, 1 là 250m2. Trên phần đường đang tranh chấp có các tài sản, cây cối của bị đơn gồm 02 cánh cổng sắt, 02 trụ cổng, đường bê tông giáp đường dân sinh đi sâu vào trong dài 42.4m, rộng 03m, có 12 cây xoài, 01 cây bạch đàn và 08 khóm chuối. Các điểm mốc phân chia ranh giới thể hiện trong sơ đồ hiện trạng khi thẩm định là cọc bê tông (điểm 6, 9, 10, 11, 13, 14, 15), cọc tre (điểm 3, 4, 5) và cọc gỗ (điểm 7, 8, 12).

Các đương sự đều thừa nhận sơ đồ hiện trạng thửa đất và tài sản trên đất kèm theo Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 08/6/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã được mô tả nêu trên là đúng với thực tế. Ngoài ra, tại buổi thẩm định các đương sự cũng thống nhất khối lượng đất mà bị đơn đã múc vào phần đường đang tranh chấp là 130m3, có trị giá là 5.330.000 đồng (130m3 đất x 41.000 đồng/m3).

[5] Bị đơn ông Hà Văn S kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì cho rằng con đường đang tranh chấp không phải của nguyên đơn mà là đất của gia đình ông đã được nhà nước S nhận và trước đó gia đình ông chỉ cho ông C đi nhờ. Hội đồng xét xử thấy rằng:

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân huyện L cấp cho hộ gia đình ông Hà Văn S ngày 21/6/1998 thì hộ ông S được quyền sử dụng đối với 07 thửa đất trong đó có hai thửa giáp với đường đi đang tranh chấp là thửa số 593, tờ bản đồ số 28, diện tích 824m2 (200m2 đất thổ cư, 624m2 đất vườn) và thửa số 617, tờ bản đồ số 28, diện tích 264m2 (đất lúa, thời hạn sử dụng đến năm 2013). Tuy nhiên, qua xác minh thì địa phương cung cấp khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông S thì chính quyền đã có sự sai sót về việc ghi số thửa và số tờ bản đồ. Cụ thể, đã ghi nhầm từ thửa số 63, tờ bản đồ số 30 V thửa số 593, tờ bản đồ số 28. Theo Bản đồ 299 thì hộ ông S có quyền sử dụng diện tích 824m2 (200m2 đất thổ cư và 624m2 đất vườn) tại thửa số 63, tờ bản đồ số 30 chứ không phải là thửa số 593, tờ bản đồ số 28 như trong GCNQSDĐ. Mặc dù có sự sai sót về số thửa và số tờ bản đồ thể hiện trong GCNQSDĐ cấp cho hộ ông S nhưng thực tế thì ông S vẫn sử dụng diện tích 824m2 đối với thửa đất này. Vì vậy, có cơ sở để xác định con đường đang tranh chấp có một phần tiếp giáp với hai thửa đất của hộ ông S đã được cấp GCNQSDĐ ngày 21/6/1998 có tổng diện tích là 1088m2 [thửa số 63, tờ bản đồ số 30 ghi nhầm là thửa số 593, tờ bản đồ số 28, diện tích 824m2 (200m2 đất thổ cư, 624m2 đất vườn) và thửa số 617, tờ bản đồ số 28, diện tích 264m2].

Căn cứ hồ sơ địa chính do địa phương cung cấp thì bản đồ 229 thể hiện tính từ đường dân sinh vào đất ở nhà ông S có tồn tại một con đường bên trái của thửa đất số 617 để đi vào thửa đất thổ cư số 63 (593) của ông S. Phần đường này nằm ngoài thửa số 617 nhưng từ trước đến nay không ai sử dụng con đường này, hiện nay con đường này nằm trong khuôn viên trồng cây của gia đình ông S. Để thuận tiện trong việc đi lại nên quá trình sử dụng đất các đương sự đã san lấp ruộng làm đường đi phía bên phải của thửa đất số 617 để làm lối đi chung vào phần đất thổ cư của ông S và ông C như hiện trạng.

Căn cứ vào số liệu đo đạc tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 08/6/2022 thể hiện không tính phần diện tích 250m2 của con đường đang tranh chấp thì diện tích đất thực tế của hộ ông S tại hai thửa đất 617 và 63 (thửa 593) là 1374,1m2 cũng nhiều hơn 286.1m2 so với diện tích được cấp giấy chứng nhận.

Ông S thừa nhận con đường đang tranh chấp đã được hình thành từ năm 1984, do gia đình ông tự san lấp, đổ đất để tạo ra. Năm 1984 khi ông C ra ở trên đất phía sau đất nhà ông thì ông S có cho ông C đi nhờ trên con đường này đến năm 2014 thì không cho ông C đi nhờ nữa. Ông S khẳng định con đường này là thuộc quyền sử dụng riêng của gia đình ông không liên quan đến ông C. Tuy nhiên, bị đơn không xuất trình được chứng cứ để chứng minh con đường đang tranh chấp có diện tích 250m2 là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của riêng gia đình mình và cũng không chứng minh được chỉ cho nguyên đơn đi nhờ trên con đường này.

[6] Hiện trạng con đường đang tranh chấp có tổng diện tích 250m2 theo mốc giới 1, 2, 3, 3A, 4 đến16, 17, 18 đến 27, 28, 29, 30, 31, 1 được chia làm ba đoạn.

Đoạn thứ nhất có chiều dài là 50,43m tính từ điểm 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22. Trong đó đoạn đầu tính từ điểm 15-16-17-18-19 có chiều dài 30.08m và chiều rộng 03m thì các đương sự đều thừa nhận nguồn gốc là đường bờ ruộng, rộng khoảng 50-70cm nằm giữa thửa đất số 617 của hộ gia đình ông S với thửa đất ruộng số 595, 594 của hộ gia đình ông V (hiện đã đào ao). Đoạn đường này cả nguyên đơn, bị đơn và những người làm chứng đều khẳng định trong quá trình sử dụng do đường bờ ruộng quá chật hẹp nên từ năm 1984 thì ông C, ông S đã cùng cải tạo, san lấp, đổ đất thành đoạn đường này. Tiếp đến là đoạn đường tính từ điểm 13-14-15 dài 7.28m và đoạn đường tính từ điểm 19-20- 21-22 dài 13.07m đều đi qua thửa đất số 64 (đất rau màu), diện tích 103m2, tờ bản đồ 30 (Bản đồ 299). Theo sổ mục kê thể hiện thửa đất này đứng tên hộ ông TM nhưng chính quyền địa phương khẳng định chưa được cấp GCNQSDĐ cho ai. Thực tế hiện trạng thửa đất số 64 thì ông S sử dụng một phần bên phải còn ông S sử dụng một phần bên trái của đường đi các bên đang tranh chấp.

Đoạn thứ hai của đường đi từ bờ ruộng đến rừng bạch đàn, địa phương cung cấp theo bản đồ 299 thể hiện đoạn đường này nằm trong thửa số 519 diện tích 20493m2 (đất trồng cây lâu năm) do UBND xã T quản lý. Đoạn đường này phía bên phải tính từ điểm 13, 12, 11, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3A dài 39.28m giáp đất thổ cư và đất rừng của ông Khổng Văn S ; phía bên trái đoạn đường tính từ điểm 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 dài 33.12m giáp thửa đất của ông S đang sử dụng (theo Bản đồ VN2000 giáp với thửa đất số 390 và một thửa đất rừng không có số ô, số thửa, chưa được quy chủ). Đối với đoạn đường này, ông S thừa nhận bố ông đã đổi đất rừng cho ông C để ông C làm đường đi như hiện trạng và gia đình ông Sự không có tranh chấp gì. Giáp với đoạn đường đang tranh chấp tại điểm 26, 27 thì ông S đã xây 01 ngôi nhà cấp 4 và lát sân gạch đỏ trên phần đất của ông.

Còn đoạn đường mà ông S đã múc đất tính từ điểm 3A, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 3A thì ông S không xây dựng S trình mà chỉ trồng một số cây xoài trên phần đất này.

Đoạn thứ ba của đường đi từ rừng bạch đàn đến rừng cọ bên phải tính từ điểm 3A, 3, 2, 1 còn bên trái tính từ điểm 28, 29, 30, 31. Trước đây rừng cọ là của ông C, sau đó ông C chuyển nhượng lại cho ông S. Đoạn đường này ông C không có thỏa thuận gì với ông C mà vẫn đi theo khoảng trống giữa đất trồng cọ của ông S và ông C. Ngày 29/11/2013, ông Hà Văn S và bà Nguyễn Thị T được UBND huyện L cấp GCNQSDĐ đối với thửa số 62, tờ bản đồ số 9, diện tích 870,6m2 tại Đồi N , xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (đất rừng sản xuất, thời hạn sử dụng đến năm 2046). Căn cứ vào biên bản thẩm định tại chỗ ngày 08/6/2022 thì trên đoạn đường này có một phần đất của ông S tại thửa số 62, tờ bản đồ số 9 đã được cấp giấy chứng nhận nằm trong mốc giới 28, C5, 30, 29, 28 với diện tích là 4.9m2. Tòa án nhân dân huyện L đã trưng cầu giám định đối với chữ ký của ông C (là hộ giáp ranh) trong hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 62 và có kết luận của cơ quan giám định thể hiện chữ ký trong hồ sơ là không phải của ông C. Do đó việc cấp GCNQSDĐ cho hộ ông S đối với thửa đất số 62 là không đảm bảo. Tuy nhiên, khi đo đạc bản đồ đất lâm nghiệp năm 2011 đã thể hiện thửa đất số 62 giáp với thửa đất số 59 của hộ ông S (BL 73), việc cấp GCNQSDĐ cho ông S được thực hiện trước thời điểm xảy ra tranh chấp giữa ông S và ông C. Kết quả thẩm định thể hiện giữa thửa đất số 62 của ông S và thửa đất số 59 của ông S tại Đồi N là không giáp nhau mà vẫn có lối đi như ông C trình bày. Thực tế chiều rộng lối đi giữa hai thửa đất này hiện chỉ còn 1.22m tính từ điểm C5 đến A3 (chỗ hẹp nhất).

[7] Theo lời khai của những người làm chứng là ông Hà Văn V và ông Nguyễn Văn H đều khẳng định họ là người trực tiếp giúp ông S và ông C đổ đất trên đồi xuống để mở rộng bờ ruộng làm lối đi chung. Ngoài ra, theo lời khai của ông Nguyễn Thuận V là cán bộ địa chính xã T từ năm 1976 đến 1990 thì vào thời điểm năm 1983 ông là người giao đất cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn C tại khu Rừng K. Trước khi cắm đất thì phần đất nhà ông C không có lối đi vào, mà lối đi từ đường ngõ xóm đi vào phần đất nhà ông C, phía dưới là bờ ruộng rộng khoảng 70-80cm, chiều dài khoảng 20m, phần trên là đất rừng, ông C đã tự thỏa thuận với các chủ thửa đất khác để mở lối đi vào như hiện trạng. Tại biên bản về việc giải quyết hòa giải tranh chấp đường giao thông ngày 08/5/2014 tại UBND xã T có nội dung “ông C không còn con đường nào khác” và đã kết luận “Con đường Rừng K đã hình thành 30 năm nay. Vì vậy, thống nhất vẫn duy trì con đường đó, đảm bảo mặt đường 3m từ đường giao thông vào” (Bút lục 05). Hơn nữa, quá trình sử dụng đất được giao ông C đã xây dựng nhà cửa và ở trên đồi Rừng K một thời gian dài, việc đi lại, vận chuyển vật liệu xây dựng và khai thác lâm sản thì ông đều sử dụng đường đi này.

[8] Với những căn cứ nêu trên có đủ cơ sở để khẳng định con đường mà các bên đang tranh chấp đã được hình thành từ trước năm 1984, do gia đình nguyên đơn và gia đình bị đơn tự nguyện cùng đổ đất, san lấp ruộng để tạo ra; con đường này được sử dụng làm lối đi chung cho hai hộ gia đình ông C và ông S. Trước năm 2014, khi các bên chưa xảy ra tranh chấp thì gia đình nguyên đơn vẫn sử dụng con đường này để đi lên đất nhà mình, đây là sự thật, được mọi người và chính quyền địa phương S nhận. Sau năm 2014 thì ông S mới xây 02 trụ bê tông, làm 02 cánh cổng sắt để rào đường cũng như múc đất đường, trồng cây trên phần đất đường đã múc và đến tháng 10 năm 2021 khi Tòa án cấp sơ thẩm đang giải quyết tranh chấp thì bị đơn tiếp tục đổ đường bê tông, xây mới 02 trụ cổng và gắn 02 cánh cổng sắt. Tại phiên tòa phúc thẩm bị đơn không cung cấp được chứng cứ để chứng minh con đường này là của riêng gia đình mình và toàn bộ diện tích 250m2 đất của đường đi đang tranh chấp không nằm trong diện tích đất mà bị đơn đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận. Diện tích đất mà bị đơn đang sử dụng thực tế còn nhiều hơn so với diện tích được cấp trong GCNQSDĐ là 286.1m2. Bị đơn cũng không chứng minh được cho ông C đi nhờ trên phần đất này. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xác định con đường mà các bên đang tranh chấp có tổng diện tích là 250m2 theo mốc giới 1, 2, 3, 3A, 4 đến 16, 17, 18 đến 27, 28, 29, 30, 31, 1 là đường đi chung của hộ gia đình ông C và hộ gia đình ông S là có cơ sở. Do là đường đi chung nên các bên đều có quyền được đi lại và cùng có nghĩa vụ bảo quản, tôn tạo, giữ gìn nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại hàng ngày được thuận lợi nhất và người nào có hành vi làm hư hỏng đường thì phải có nghĩa vụ tự sửa chữa, khắc phục thiệt hại.

[9] Xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện L về việc Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm trong việc xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ và quyết định của bản tuyên không rõ ràng.

[9.1] Đối với nội dung xác định khối lượng đất ông S đào vào phần lối đi chung đang tranh chấp như cấp sơ thẩm kết luận là chưa có cơ sở và việc xác định ông S, ông C mỗi người phải chịu một nửa chi phí sửa chữa đường trong khi ông S là người làm biến dạng lối đi là không đúng. Hội đồng xét xử thấy rằng kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, các sai sót này đã được khắc phục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Theo đó các đương sự đã thống nhất với nhau khối lượng đất ông S đã múc vào phần lối đi đang tranh chấp tổng cộng là 130m3 và giá trị thiệt hại của đoạn đường là 5.330.000 đồng (130m3 đất x 41.000 đồng/m3). Hội đồng xét xử thấy rằng sự thống nhất thỏa thuận giữa các bên đương sự về khối lượng đất đường bị múc và giá trị thiệt hại của đoạn đường bị hư hỏng là hoàn toàn tự nguyện, hợp pháp được chấp nhận. Do ông S đã có hành vi làm biến dạng (đào đất) đoạn đường đi lên đất nhà ông C nên ông S phải có nghĩa vụ bồi thường 100% giá trị thiệt hại. Để việc khắc phục được khả thi, đảm bảo quyền lợi của ông C thì cần giao cho ông C thực hiện việc khắc phục phần lối đi đã bị ông S làm biến dạng và buộc ông S phải thanh toán cho ông C số tiền 5.330.000 đồng sau khi ông C hoàn thành S việc.

[9.2] Về nội dung Tòa án cấp sơ thẩm nhận định và quyết định “Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện L điều chỉnh lại diện tích đã cấp cho hộ ông Hà Văn S trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 62 tờ bản đồ 9 diện tích 870.6m2 được Ủy ban nhân dân huyện L cấp ngày 29/11/2013 sau khi trừ đi diện tích lối đi chung là 29.6m2”, trong khi không có tài liệu nào thể hiện số liệu 29.6m2 là có căn cứ. Căn cứ vào kết quả thẩm định đã xác định được trên đoạn đường đang tranh chấp có một phần đất của ông S tại thửa số 62, tờ bản đồ số 9 nằm trong mốc giới 28, C5, 30, 29, 28 với diện tích là 4.9m2. Như đã phân tích ở trên, việc cấp GCNQSDĐ cho hộ ông S là có sai sót, vì vậy cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh lại diện tích đất tại thửa số 62, tờ bản đồ số 9 cho hộ ông S theo hướng giảm 4.9m2 nằm trong mốc giới 28, C5, 30, 29, 28 để đảm bảo chiều rộng của con đường đã hình thành , tồn tại và được các bên sử dụng ổn định trước thời điểm cấp GCNQSDĐ nhằm đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn theo quy định của pháp luật.

Từ những phân tích, lập luận nêu trên có đủ cơ sở để khẳng định con đường mà các bên đang tranh chấp có tổng diện tích là 250m2 theo mốc giới 1, 2, 3, 3A, 4 đến 16, 17, 18 đến 27, 28, 29, 30, 31, 1 là đường đi chung của hộ gia đình ông C và hộ gia đình ông S. Vì vậy, yêu cầu kháng cáo của bị đơn là không có cơ sở nên không được chấp nhận. Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện L, sửa bản án sơ thẩm theo hướng đã phân tích nêu trên. Yêu cầu cấp sơ thẩm nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với những sai sót mà cấp phúc thẩm đã chỉ ra.

[10] Về án phí: Nguyên đơn không phải chịu án phí nên được hoàn trả lại 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp. Do kháng cáo không được chấp nhận nên ông S phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và án phí phúc thẩm theo quy định. Tuy nhiên, ông S là người cao tuổi và có đơn xin miễn án phí nên Hội đồng xét xử chấp nhận miễn toàn bộ án phí cho ông S.

[11] Về chi phí tố tụng: Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn phải chịu toàn bộ chi phí thẩm định, định giá tài sản, giám định với số tiền 12.320.000 đồng như Tòa án sơ thẩm đã tuyên là đúng pháp luật. Tại cấp sơ thẩm nguyên đơn là ông C đã nộp chi phí tố tụng với số tiền 11.520.000 đồng và ông S đã nộp 800.000 đồng. Vì vậy, cần buộc ông S phải có nghĩa vụ trả cho ông C số tiền 11.520.000 đồng.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, khoản 2 Điều 309; các Điều 147, 156, 157, 158, 163, 164, 165 và 166 Bộ luật Tố tụng dân sự. Các Điều 245, 254 và Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Sửa bản án sơ thẩm số 23/2021/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2021của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn C đối với bị đơn ông Hà Văn S về việc tranh chấp lối đi chung.

S nhận đoạn đường theo mốc giới 1, 2, 3, 3A, 4 đến 16, 17, 18 đến 27, 28, 29, 30, 31, 1 có tổng diện tích 250m2; phía Bắc giáp thửa đất hộ ông Hà Văn V và hộ ông Khổng Văn S ; phía Nam giáp đất hộ ông Hà Văn S là đường đi chung của hộ gia đình ông Nguyễn Văn C và hộ gia đình ông Hà Văn S (có sơ đồ hiện trạng chi tiết thửa đất và tài sản gắn liền trên đất kèm theo bản án).

Buộc ông Hà Văn S và các thành viên trong gia đình: Tháo dỡ trụ cổng bê tông ốp gạch hoa kích thước 60cmx60cm (Trụ giáp với đất ao hộ ông Hà Văn V, tính từ đường dân sinh đi vào phía bên tay phải) và 02 cánh cổng sắt gắn trên 02 trụ bê tông; di dời 12 cây xoài, 01 bạch đàn và 08 khóm chuối trên phần đường đi chung.

Nếu ông Hà Văn S và các thành viên trong gia đình không tự nguyện tháo dỡ tài sản, di dời cây cối thì sẽ bị cưỡng chế phá dỡ, chặt bỏ theo quy định của pháp luật.

Giao cho ông Nguyễn Văn C thực hiện việc khắc phục, sửa chữa phần đường đi nằm trong mốc giới 3A, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 3A đã bị ông Hà Văn S làm hư hỏng để đảm bảo việc đi lại được thuận lợi.

Buộc ông Hà Văn S phải thanh toán cho ông Nguyễn Văn C số tiền 5.330.000 đồng (Năm triệu ba trăm ba mươi nghìn đồng) khi ông C thực hiện xong việc khắc phục, sửa chữa đường đi.

Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc điều chỉnh lại diện tích đất đã cấp cho hộ ông Hà Văn S và bà Nguyễn Thị T đối với thửa đất số 62, tờ bản đồ 9, diện tích 870.6m2 tại GCNQSDĐ số BS 165603 ngày 29/11/2013 theo hướng giảm 4.9m2 trong tổng số 870.6m2. Phần diện tích này nằm trong mốc giới 28, 29, 30, C5, 28 được xác định là đường đi chung của hộ ông C và hộ ông S.

2. Về chi phí tố tụng: Ông Hà Văn S phải chịu 12.320.000 đồng. Xác nhận ông S đã nộp 800.000 đồng. Buộc ông Hà Văn S phải có nghĩa vụ trả cho ông Nguyễn Văn C số tiền 11.520.000 đồng (M một triệu năm trăm hai mươi nghìn đồng).

3. Về án phí: Ông Nguyễn Văn C không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm; hoàn trả lại ông C 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí theo biên lai thu tiền số AA/2016/0001429 ngày 04/10/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện L. Ông Hà Văn S được miễn án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, người phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 Bộ luật Dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 của Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

33
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 29/2022/DS-PT về tranh chấp đường đi chung

Số hiệu:29/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 21/06/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;