Bản án 28/2022/KDTM–PT về tranh chấp hợp đồng thỏa thuận bảo hiểm

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 28/2022/KDTM–PT NGÀY 08/09/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN BẢO HIỂM

Ngày 08 tháng 9 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh, thương mại thụ lý số:

19/2022/TLPT-KDTM ngày 09 tháng 6 năm 2022 về “Tranh chấp hợp đồng thoả thuận đồng bảo hiểm".

Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 09/2022/KDTM-ST ngày 21/4/2022 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng bị kháng cáo và kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 75/2022/QĐXXPT – KDTM ngày 04 tháng 8 năm 2022, Quyết định hoãn phiên tòa số: 111/2022/QĐPT – Ds ngày 25 tháng 8 năm 2022, giữa các đương sự:

1.Nguyên đơn : Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm S. Trụ sở: Số X, phố A, phường B, quận D, thành phố Hà Nội.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Trịnh Khánh T, chức vụ: Trưởng phòng pháp chế - Ban PC&KSNB; Ông Từ Trung H, Giám đốc Công ty Bảo hiểm S Đà Nẵng; Ông Vũ Văn H1, Chuyên viên – Ban BH Tài sản Kỹ thuật & Hàng Hải; Là những người đại diện theo ủy quyền (Theo Giấy uỷ quyền số 06/2022/UQ-S-PC ngày 24/3/2022). Ông T và ông H có mặt, ông H1 vắng mặt.

2. Bị đơn: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P. Trụ sở: Tầng X, XX toà nhà T, số 229 phố C, quận D, thành phố Hà Nội.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Hoàng H3, địa chỉ: Ô số 37 BT3 Khu Đ, quận M, thành phố Hà Nội; Bà Phạm Thị Hồng V, sinh năm:

1983,địa chỉ: Nhà X, Khu Đ, quận M, thành phố Hà Nội; là những người đại diện theo ủy quyền (Theo Giấy uỷ quyền số 496/GUQ-TGĐ ngày 23/7/2021).Ông H3 có mặt, bà V vắng mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ban Quản lý Dự án các công trình điện T; Địa chỉ: Số X đường E, phường N, quận C, thành phố Đà Nẵng.

Người đại diện hợp pháp: Ông Ngô Tấn Đ, Chuyên viên Phòng Kỹ thuật Ban quản lý Dự án các công trình điện T; là những người đại diện theo ủy quyền (Theo Giấy uỷ quyền số 7492/GUQ-T ngày 08/9/2022). Ông Đ có mặt.

4. Người làm chứng:

4.1.Công ty Đ 2; Địa chỉ: 174 đường L, phường G, quận K, thành phố Đà Nẵng. Vắng mặt 4.2.Công ty TNHH MTV X4; Địa chỉ: Tổ X thị trấn A, huyện A, thành phố Hà Nội.

5. Người giám định: Ông Nguyễn Khánh T2 – Giám định viên Công ty TNHH V; Địa chỉ: Lầu X, E Building, X-X đường T, phường F, quận G, thành phố Hồ Chí Minh. Có mặt

6. Ngưi kháng cáo: Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm S (S) - Là nguyên đơn.

7. Vin kiểm sát kháng nghị: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Theo bản án sơ thẩm.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Tại đơn khởi kiện ngày 16/4/2021, lời khai trong quá trình giải quyết và tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S trình bày:

Ngày 28/3/2014, Người được bảo hiểm là Ban quản lý dự án các công trình điện T và Người bảo hiểm là Liên danh Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm S (sau đây gọi tắt là S), đại diện bởi S Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Bảo hiểm G (sau đây gọi tắt là G), đại diện bởi G Đà Nẵng đã ký kết Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro trong quá trình xây dựng và lắp đặt Công trình Trạm biến áp 220kV S2, số Hợp đồng 0XX-02/14/03.LB/HD/00001. Liên danh bảo hiểm S – G do Bảo hiểm S đứng đầu với tỷ lệ 70%, G là nhà đồng bảo hiểm với tỷ lệ 30%/100% Hợp đồng bảo hiểm gốc với số tiền bảo hiểm là 146.948.969.968 đồng. Đối tượng của Hợp đồng bảo hiểm là Dự án Trạm biến áp 220kV S2 (sau đây gọi là Dự án S2), địa chỉ công trình tại: Thôn 2 xã R, huyện M, tỉnh Quảng Nam do Tổng công ty Đ Quốc gia (Đ) làm chủ đầu tư và Ban quản lý dự án các công trình điện T (sau đây gọi là T) thay mặt cho Đ điều hành quản lý.

Trên cơ sở Hợp đồng bảo hiểm nêu trên, cùng ngày, S – đại diện bởi S Đà Nẵng và Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm P (sau đây gọi là P) đại diện bởi P Đà Nẵng đã ký kết Thỏa thuận đồng bảo hiểm, bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt và trách nhiệm bên thứ ba thuộc dự án: Trạm biến áp 220kV S2, theo đó các bên cùng thống nhất đồng bảo hiểm đối với phần trách nhiệm của S tại Hợp đồng bảo hiểm chính, trong đó S Đà Nẵng là nhà bảo hiểm đứng đầu với tỷ lệ 50%/100% trách nhiệm của Hợp đồng bảo hiểm gốc, và P Đà Nẵng là nhà đồng bảo hiểm với tỷ lệ 20% trên 100% hợp đồng bảo hiểm gốc.

Ngày 05/11/2015, phát sinh tổn thất đối với Dự án nêu trên, T đã thông báo đến S và đề nghị thực hiện việc bồi thường thiệt hại do sự cố gây ra. Ngay sau khi nhận được thông báo tổn thất, các nhà đồng bảo hiểm đã thống nhất với T về việc lựa chọn Công ty TNHH V (sau đây gọi là V) để giám định tổn thất của S ự cố. Trên cơ sở khiếu nại của T, chứng từ bảo hiểm và báo cáo giám định của V, ngày 27/11/2018 và ngày 02/01/2019 S đã thay mặt các nhà đồng bảo hiểm chi trả bồi thường tổn thất sự cố nêu trên cho T là 17.948.448.804đ và phí giám định cho V là 707.814.860đ.

Trong suốt quá trình giải quyết bồi thường, với tư cách là nhà bảo hiểm đứng đầu, chịu trách nhiệm chính khi có tổn thất xảy ra, S đã tiến hành giải quyết bồi thường, thanh toán bồi thường cho T và phí giám định cho V, đồng thời S cũng nhiều lần gửi công văn cập nhật tiến độ giải quyết và chi phí dự kiến bồi thường đối với sự cố nêu trên đến P và G. Quá trình giải quyết bồi thường luôn tuân thủ quy định pháp luật, các Thỏa thuận tại Hợp đồng bảo hiểm và Thỏa thuận đồng bảo hiểm với các bên. Số tiền bồi thường và chi phí giám định của tổn thất nêu trên đối với mỗi nhà đồng bảo hiểm được tính toán như sau:

S T T

Nội dung

Số tiền

Trách nhiệm của S (50%)

Trách nhiệm của G (30%)

Trách nhiệm của P (20%)

 

1

Số tiền bồi thường

17.948.448.804

8.974.224.402

5.384.534.641

3.589.689.761

2

Phí giám định

707.814.860

353.907.430

212.334.458

141.562.972

 

Tổng cộng:

18.656.263.664

9.328.131.832

5.596.879.099

3.731.252.733

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chỉ có G thanh toán phần trách nhiệm đồng bảo hiểm cho S vào ngày 03/7/2019 với số tiền là: 5.596.879.099đ. Về phần trách nhiệm đồng bảo hiểm của P, S đã nhiều lần gửi công văn đề nghị thanh toán nhưng sau nhiều lần trao đổi, ngày 21/01/2020 P gửi công văn số 165/2020/DNA/TSKT v/v giải quyết tổn thất Trạm biến áp 220kV S2 với nội dung từ chối trách nhiệm phần đồng bảo hiểm theo thỏa thuận đồng bảo hiểm ngày 28/3/2014. Việc từ chối của P đã vi phạm Trách nhiệm của bên đồng bảo hiểm quy định tại Thỏa thuận đồng bảo hiểm ngày 28/3/2014.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm S kính đề nghị Tòa án giải quyết những yêu cầu sau:

1/ Buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P thanh toán cho Tổng công ty cổ phần bảo hiểm S toàn bộ số tiền bồi thường đã chi trả cho khách hàng và chi phí giám định là: 3.731.252.733đ.

2/ Buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P thanh toán số tiền lãi chậm trả theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự là 10%/năm tính trên số tiền phải thanh toán tạm tính đến ngày 15/4/2022 là: 1.181.863.365đ.

Tổng cộng số tiền Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P phải thanh toán cho Tổng công ty cổ phần bảo hiểm S tạm tính đến ngày 15/4/2022 là: 4.913.116.000đ * Theo bản tự khai ngày 27/9/2021, lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm ông Nguyễn Hoàng H3 và bà Phạm Thị Hồng V là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P (P )trình bày:

P thống nhất như trình bày của nguyên đơn về thời gian ký kết hợp đồng và nội dung Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro trong quá trình xây dựng và lắp đặt Công trình Trạm biến áp 220kV S2 số 0XX-02/14/03.LB/HD/00001 của Liên doanh bảo hiểm do Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S ký với Ban Quản lý dự án các công trình điện T (Hợp đồng bảo hiểm gốc) và thỏa thuận đồng bảo hiểm ngày 28/03/3014 giữa Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S với Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P về bảo hiểm mọi rủi ro trong quá trình xây dựng và lắp đặt Công trình Trạm biến áp 220kV S2. Thống nhất với nguyên đơn về nguyên nhân xảy ra tổn thất và chi phí bồi thường khắc phục sự thiệt hại theo Báo cáo giám định của V. Tuy nhiên, bị đơn không đồng ý với nguyên đơn về việc bồi thường tổn thất cho Ban Quản lý dự án các công trình điện T theo Báo cáo giám định bổ sung ngày 05/12/2018 của V, vì các lý do sau:

- Thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đã kết thúc trên thực tế vào ngày 20/7/2015:

+ Căn cứ theo Biên bản đóng điện Công trình Trạm biến áp 220kV S2 ngày 20/07/2015 thể hiện:

“Hợp đồng nghiệm thu công trình Trạm biến áp 220kV S2 đã tổ chức họp vào ngày 20/07/2015 và thống nhất cho phép đóng điện thử nghiệm, nghiệm thu đưa công trình vào vận hành.

Công tác đóng điện thử nghiệm, nghiệm thu được bắt đầu từ lúc 18h45 ngày 20/02/2015, kết quả thực hiện:

Công tác đóng điện nghiệm thu kết thúc vào lúc 23h45 ngày 20/7/2015.” Tại thời điểm ký Biên bản đóng điện ngày 20/07/2015, có 06 đại diện của Hội đồng nghiệm thu đã ký xác nhận về việc Công trình Trạm biến áp 220kV S2 đã được đóng điện và đưa vào vận hành. Bao gồm:

Ông Võ Đức H4 (đại diện Ban Quản lý dự án các công trình điện T), ông Trần Thanh P (đại diện Công ty Đ2), ông Mai Ngọc D (đại diện Công ty TNHH MTV X4), Nguyễn T3 (đại diện Công ty Cổ phần Thuỷ điện V), ông Lê Cao Q (đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng I) và ông Bùi Thành C (đại diện Công ty TNHH HT Kỹ thuật U).

+ Căn cứ theo Biên bản đóng điện Công trình Trạm biến áp 220kV S2 ngày 20/07/2015, Ban quản lý dự án các công trình điện T đã gửi Công văn số: 3909/T- TCKT ngày 05/08/2015 cho Công ty Bảo hiểm S Đà Nẵng về việc thông báo thời gian hoàn thành công trình TBA 220kV S2. Trong đó ghi rõ:

“Căn cứ Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro trong quá tình xây dựng và lắp đặt công trình Trạm biến áp 220kV S2 số 0XX-02/14/03.LB/HD/00001 ngày 28/03/2014 …;

Căn cứ Biên bản đóng điện công trình Trạm biến áp 220kV S2 được ký ngày 20/7/2015 giữa T và các bên liên quan, T thông báo đến quý Công ty: Công trình Trạm biến áp 220kV S2 đã hoàn thành đóng điện chính thức ngày 20/7/2015. Đề nghị quý Công ty chuyển sang trách nhiệm bảo hiểm bảo hành công trình theo Điều khoản bảo hiểm bảo hành mở rộng số 004 của Hợp đồng bảo hiểm số 0XX-02/14/03.LB/HD/00001” Như vậy, Công văn 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 của Ban quản lý dự án các công trình điện T đã thể hiện công trình Trạm biến áp 220kV S2 đã hoàn thành đóng điện và chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành công trình.

+ Việc Ban Quản lý dự án các công trình điện T ban hành Quyết định số: 233/QĐ-T ngày 12/11/2015 về việc huỷ bỏ Công văn số 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 (sau khi tổn thất đã xảy ra ngày 05/11/2015 và sau khi S ra thông báo từ chối bồi thường ngày 11/11/2015) là để nhằm mục đích được bồi thường bảo hiểm nên hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Vì Công văn số: 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 dựa trên cơ sở pháp lý là Biên bản đóng điện ngày 20/7/2015 do ông Võ Đức Hoàng– Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án T là người có thẩm quyền ký xác nhận cùng 05 các đơn vị khác về việc công trình đã được đóng điện, nghiệm thu và đưa vào vận hành. Tại Điều 3 của Quyết định số 233/QĐ-T ngày 12/11/2015 cũng thể hiện ông Võ Đức Hoàng làPhó Giám đốc phụ trách dự án TBA 220kV S2.

+ Căn cứ Công văn số: 645/QN-KT ngày 17/09/2015 của ĐQuảng Nam - Công ty Đ2 gửi Ban Quản lý dự án các công trình điện T về việc báo cáo tình hình sạt lở bờ kè tại TBA 220kV S2 cũng đã xác nhận:

“Công trình TBA 220kV S2 do quý Ban làm quản lý A đã được đóng điện đưa vào vận hành từ ngày 20/07/2015 và đang trong giai đoạn bảo hành. Trong quá trình theo dõi vận hành, Đ Quảng Nam phát hiện tình trạng sạt lở mái taluy của trạm …”.

Theo nội dung Công văn nêu trên thì công trình đang được vận hành và trong quá trình theo dõi vận hành có xảy việc sạt lở mái taluy (chứ không phải là công trình chưa hoàn thành hạng mục mái taluy). Trường hợp này tổn thất xảy ra trong giai đoạn bảo hành chứ không phải trong giai đoạn thi công, lắp đặt.

+ Căn cứ Báo cáo cuối cùng ngày 26/09/2017 của Công Ty TNHH V - V (Báo cáo giám định 02) xác định không thuộc phạm vi bảo hiểm do thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đối với tổn thất vật chất công trình Trạm biến áp 220kV S2 đã chấm dứt vào ngày 20/07/2015.

+ Về việc xác định thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt: Điều 5 Hợp đồng bảo hiểm số 0XX-02/14/03.LB/HD/00001 ngày 28/3/2014 quy định về thời hạn bảo hiểm:“Thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt: Từ khi công trình được khởi công đến ngày hoàn thành bàn giao công trình và đưa vào sử dụng (dự kiến 18 tháng, từ ngày 20/01/2014 đến ngày 20/07/2015)”.

Thời gian bảo hiểm bảo hành: 24 tháng kể từ ngày hai bên ký biên bản kết thúc giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, hạng mục công trình đưa vào sử dụng theo điều khoản bổ sung 004.

Trong trường hợp thời gian thi công bị chậm trễ so với tiến độ, Người được bảo hiểm công trình sẽ thông báo cho Người bảo hiểm bằng văn bản và Người bảo hiểm sẽ gia hạn thời gian bảo hiểm công trình theo yêu cầu của Người được bảo hiểm Khi công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, hai bên sẽ ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, và thống nhất chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành. Giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt chỉ kết thúc khi các bên ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.

Nếu sau ngày hoàn thành dự kiến, công trình vẫn chưa hoàn thành và hai bên chưa ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt thì công trình mặc nhiên vẫn chưa chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành.” Điều 1 Hợp đồng bảo hiểm số 0XX-02/14/03.LB/HD/00001 quy định về khái niệm hoàn thành như sau:

“Hoàn thành thực tế” hay “hoàn thành” là khi công trình đã được làm xong/hoàn thành và có thể được người có thẩm quyền chứng nhận rằng đã hoàn thành và chỉ còn lại những công việc nhỏ hay những khiếm khuyết nhỏ cần phải điều chỉnh và có thể chuyển giao cho cho Chủ đầu tư.

Căn cứ các quy định nêu trên và căn cứ vào Công văn số: 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 thì ngày hoàn thành dự kiến – ngày 20/7/2015 cũng là ngày hoàn thành thực tế của Công trình Trạm biến áp 220kV S2 được đóng điện và đưa vào vận hành. Như vậy, công trình thi công không bị chậm trễ so với tiến độ và S cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào của T đề nghị gia hạn thời hạn bảo hiểm công trình TBA 220kV S2. Do đó, sau ngày 20/7/2015 thì S và T phải ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt để chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành. Thực tế, S chưa ký biên bản hoàn thành này mà lẽ ra họ đã phải ký (không rõ lý do) dẫn đến vấn đề tranh chấp là: giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đã kết thúc chưa? và đã chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành chưa? Trong trường hợp này rõ ràng đối tượng được bảo hiểm là công trình TBA 220kV S2 đã hoàn thành thì thời hạn của giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt cũng kết thúc ở thời điểm tương ứng chứ không thể kéo dài quá ngày hoàn thành công trình được. Việc chưa ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt chỉ ảnh hưởng đến việc xác định thời gian bảo hiểm bảo hành: 24 tháng kể từ ngày hai bên ký biên bản kết thúc giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, hạng mục công trình đưa vào sử dụng theo điều khoản bổ sung 004.

+ Sau khi tổn thất đã xảy ra ngày 05/11/2015, Ban Quản lý dự án các công trình điện T mới có Công văn số: 5880/T-TCKT ngày 18/11/2015 đề nghị gia hạn cho Hợp đồng bảo hiểm đến ngày 31/07/2016. Điều này cho thấy Ban Quản lý dự án các công trình điện T cũng đã nhận thức được rằng thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đã kết thúc kể từ ngày 20/07/2015 nên muốn xin gia hạn thời hạn bảo hiểm.

Tuy nhiên, S đã có Công văn số: 195/2015/CV-SĐNG-QLNV ngày 02/12/2015 trả lời Liên danh S-G không đồng ý gia hạn thời hạn bảo hiểm công trình Trạm biến áp 220kV S2 theo Hợp đồng bảo hiểm số 0XX- 02/14/03.LB/HD/00001 ngày 28/3/2014 do công trình đã đóng điện và được đưa vào vận hành nên thời hạn bảo hiểm xây dựng, lắp đặt công trình đã chấm dứt vào ngày 20/07/2015.

- S giải quyết bồi thường trái với quy định của Hợp đồng bảo hiểm gốc: Như đã phân tích ở trên, thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đã kết thúc trên thực tế vào ngày 20/7/2015. Nên trong thời gian đầu việc S đã ban hành Công văn số:

177/2015/CV-SĐNG-QLNV ngày 11/11/2015 về việc từ chối bồi thường sự cố tổn thất trên với lý do “không thuộc phạm vi bảo hiểm do thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đối với tổn thất vật chất công trình Trạm biến áp 220kV S2 đã chấm dứt vào ngày 20/07/2015” là đúng quy định của Hợp đồng bảo hiểm gốc. Tại Báo cáo giám định cuối cùng ngày 26/09/2017 của Công Ty TNHH V – V cũng xác định không thuộc phạm vi bảo hiểm do thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đối với tổn thất vật chất công trình Trạm biến áp 220kV S2 đã chấm dứt vào ngày 20/07/2015. Tuy nhiên, sau này chính V và S lại mâu thuẫn với chính mình khi thay đổi quan điểm bồi thường cho rằng tổn thất thuộc trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm.

+ P thấy rằng việc S thay đổi quan điểm giải quyết bồi thường xuất phát từ việc S đã không thực hiện đúng quy định của Hợp đồng bảo hiểm số 0XX- 02/14/03.LB/HD/00001. Cụ thể: Ngày 05/08/2015, Ban quản lý dự án các công trình điện T đã gửi Công văn số: 3909/T-TCKT đến Công ty Bảo hiểm S Đà Nẵng về việc thông báo thời gian hoàn thành công trình TBA 220kV S2. Căn cứ Điều 5 Hợp đồng bảo hiểm số 0XX-02/14/03.LB/HD/00001 quy định:

“Khi công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, hai bên sẽ ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, và thống nhất chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành…”Như vậy, sau khi nhận được thông báo của Ban Quản lý dự án tại Công văn 3909/T-TCKT ngày 05/8/2015 thì S phải cho tiến hành ký Biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt và chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành. Nếu S thực hiện đúng quy định nêu trên của Hợp đồng bảo hiểm thì thủ tục kết thúc thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt để chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành đã hoàn thành và không phát sinh rủi ro cho các Nhà đồng bảo hiểm. Nhưng thực tế, kể từ ngày Công văn số 3909/T-TCKT được ban hành – ngày 05/8/2015 cho đến trước ngày xảy ra tổn thất – ngày 05/11/2015 là 03 tháng, S đã không thực hiện việc ký Biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt và chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành mặc dù đã có đề nghị của Ban quản lý dự án các công trình điện T. Vấn đề này P hoàn toàn không được biết và S cũng không thông báo cho P về lý do tại sao không ký Biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Như vậy, rõ ràng S đã vi phạm khi không thực hiện quy định nêu trên tại Điều 5 của Hợp đồng bảo hiểm số 0XX-02/14/03.LB/HD/00001. Vì lý do nêu trên, Ban quản lý dự án các công trình điện T đã cho rằng giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt chưa kết thúc vào ngày 20/7/2015 do hai bên chưa ký Biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt và chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành nên S vẫn phải bồi thường tổn thất. Việc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S chưa ký Biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt để chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành là hoàn toàn thuộc về lỗi của S .

+ Công Ty TNHH V – V đã đưa ra kết luận giám định bổ sung không đúng thực tế, dựa trên nhật ký thi công không đủ giá trị pháp lý và trái ngược với kết quả giám định ban đầu của V.

Căn cứ vào các báo cáo bổ sung của V tại Báo cáo giám định 03 ngày 30/7/2018, Báo cáo bổ sung 04 ngày 25/9/2018 và Báo cáo bổ sung 5 ngày 05/12/2018 cho rằng: công trình vẫn đang trong giai đoạn thi công, chưa hoàn thành và hai bên chưa ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng do đó tổn thất thuộc trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm. Do đó, S đã thay đổi quan điểm và chấp nhận bồi thường bảo hiểm cho Ban quản lý dự án các công trình điện T.

P thấy rằng kết luận giám định bổ sung của V đã vi phạm nguyên tắc giám định khi mâu thuẫn với kết luận ban đầu và trái với quy định của Điều 1 Hợp đồng bảo hiểm số 0XX-02/14/03.LB/HD/00001 về khái niệm “hoàn thành thực tế”.

Tại trang 7/9 của Báo cáo bổ sung số 03, V căn cứ vào Nhật ký thi công ngày 20/7/2015 và Biên bản đóng điện công trình ngày 20/7/2015 để cho rằng công trình vẫn đang trong giai đoạn thi công, chưa hoàn thành do: “Trên thực tế, một số hạng mục bổ sung vẫn đang được thi công lắp đặt bổ sung sau ngày 20/7/2015, trạm 110kV chưa vận hành mang tải đặc biệt là hạng mục thi công mái taluy dương vẫn đang được thi công tại thời điểm tổn thất ngày 05/11/2015 với khối lượng thi công cho phần mái taluy dương vẫn cần phải thi công còn khoảng 200m3”.

P thấy rằng V đã dựa vào Nhật ký thi công là không có giá trị để phủ nhận Biên bản đóng điện ngày 20/07/2015 và Công văn số 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015. Hơn nữa, chính trong báo cáo giám định của V có lưu ý nội dung nhật ký thi công ngày 20/7/2015 thể hiện công trình đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Nhưng S đã cố ý chỉ cung cấp cho Tòa án phần nhật ký công trình từ ngày 21/7/2015 trở về sau. Theo Biên bản đóng điện công trình ngày 20/7/2015 cũng không có nội dung nào thể hiện: trạm 110kV chưa vận hành mang tải như V dẫn chiếu.

- Căn cứ điểm B.1 Điều 2 của Thoả thuận đồng bảo hiểm, P không có nghĩa vụ phải tuân theo việc giải quyết bồi thường của S :

Việc S không ký Biên bản chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành là vi phạm điểm A.1 Điều 2 của Thoả thuận đồng bảo hiểm ngày 28/03/2014 quy định về trách nhiệm bảo hiểm của nhà bảo hiểm đứng đầu, cụ thể:

“A.1 Trách nhiệm thực hiện Hợp đồng bảo hiểm gốc với Nguời được bảo hiểm: Thay mặt Bên đồng bảo hiểm trực tiếp giao dịch với Người được bảo hiểm trong mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng bảo hiểm gốc gồm:

… - Theo dõi, thực hiện hợp đồng trong suốt thời hạn bảo hiểm và có trách nhiệm thông báo ngay cho Người được bảo hiểm các thay đổi phát sinh với hợp đồng bảo hiểm;…”.

Theo điểm B.1 Điều 2 của Thoả thuận đồng bảo hiểm ngày 28/03/2014 quy định về trách nhiệm của Bên đồng bảo hiểm:

“Tuân thủ mọi quyết định của Nhà bảo hiểm đứng đầu trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm gốc và trong việc giải quyết tổn thất, trừ phi việc giảiquyết của Nhà bảo hiểm đứng đầu trái với các căn cứ pháp lý quy định trong Thỏa thuận này”.

Căn cứ quy định nêu trên P không có nghĩa vụ phải tuân theo quyết định của S trong việc bồi thường bảo hiểm cho Ban Quản lý dự án T, vì việc giải quyết bồi thường của S là trái với quy định của Hợp đồng bảo hiểm gốc. Đề nghị Quý Tòa xem xét toàn diện, khách quan vụ án và không chấp nhận đơn khởi kiện của S để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P.

* Tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ban quản lý dự án các công trình điện T (gọi tắt là T) vắng mặt, nhưng theo lời khai tại các bản tự khai biên bản hoà giải đại diện T đã trình bày:

T thống nhất như lời trình bày của đại diện của nguyên đơn S về thời gian ký kết hợp đồng, nội dung hợp đồng và thiệt hại xảy ra theo báo cáo giám định của V. T không đồng ý với ý kiến của đại diện theo ủy quyền của bị đơn về căn cứ loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, vì những lý do sau:

- Vào ngày 20/7/2015, mặc dù đã tiến hành đóng điện, nghiệm thu đối với công trình TBA 220kV – S2 nhưng dự án vẫn chưa được xem là hoàn thành, vì theo quy định của Tổng Công ty Đ quốc gia thì dự án được xem là hoàn thành khi Chủ đầu tư là Tổng công ty Đ quốc gia và đơn vị nhận quản lý, vận hành tài sản là Công ty Đ2 ký Biên bản bàn giao công trình hoàn thành (tối đa là 04 tháng kể từ ngày đóng điện).

- Sau khi sự cố xảy ra thì T và S Đà Nẵng có tiến hành xem xét, thời điểm này, ý kiến của S cũng giống với quan điểm của P về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Sau khi hai đơn vị không thể thống nhất được ý kiến, mỗi đơn vị đã báo cáo với lãnh đạo cấp trên là Tổng Công ty Đ quốc gia và Tổng Công ty S. Hai Tổng Công ty đã làm việc với nhau rất nhiều lần trong thời gian khoảng 3 năm từ năm 2015 đến năm 2018 thì S mới chấp nhận bồi thường.

Hiện nay, T đã nhận đủ số tiền bồi thường do S thanh toán là 18.224.848.804đ.

Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, T không có ý kiến gì, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

* Với nội dung vụ án như trên, Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số:

09/2022/KDTM-ST ngày 21/4/2022 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng quyết định:

Căn cứ khoản 1 Điều 10 và 17 Luật kinh doanh bảo hiểm; Điều 26 của Nghị quyết số: 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về việc "Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, sử dụng án phí lệ phí Tòa án" của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

1/ Tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S về việc yêu cầu Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P thanh toán lại tiền bồi thường tổn thất Trạm biến áp 220kV S2 với tổng số tiền là 4.913.116.000đ (bốn tỉ chín trăm mười ba triệu một trăm mười sáu ngàn đồng).

2/ Về án phí: Buộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S phải chịu 112.913.000đ (một trăm mười hai triệu chín trăm mươi ba ngàn đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí 56.269.845đ mà Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S đã nộp theo biên lai thu số:

0009195 ngày 06/5/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Số tiền án phí còn lại buộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm S phải nộp là 56.643.000đ (năm mươi sáu triệu sáu trăm bốn mươi ba ngàn đồng).

Ngoài ra, bản án còn quyết định về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm, quyền kháng cáo bản án sơ thẩm và thi hành bản án có hiệu lực pháp luật.

* Ngày 04 tháng 5 năm 2022, Tòa án nhân dân quận Thanh Khê nhận được Đơn kháng cáo ghi ngày 28/4/2022 của nguyên đơn Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S (S), kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với nội dung:

Bản án sơ thẩm đã không xem xét đầy đủ khách quan các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, không ghi nhận các lời khai, lời trình bày của các đương sự liên quan đến vụ án đẫn đến việc phán quyết gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của S . Do đó, S đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý, giải quyết chấp nhận yêu cầu khởi kiện của S .

* Ngày 06 tháng 6 năm 2022 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng có Quyết định kháng nghị số: 431/QĐ-VKS-KDTM kháng nghị Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 09/2022/KDTM-ST ngày 21/4/2022 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử phúc thẩm theo hướng: hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 09/2022/KDTM-ST ngày 21/4/2022 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Thanh Khê giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm, vì những lý do sau:

Thứ nhất, Toà án cấp sơ thẩm chưa xác định đầy đủ người được bảo hiểm để đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích đương sự.

Thứ hai, Toà án không đưa Nhà thầu tham gia khắc phục sự cố, tổn thất vào tham gia tố tụng để xác định giá trị tổn thất, giá trị bồi thường cũng là thiếu sót.

Thứ ba, Toà án kết luận tình tiết cho ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, pháp nhân nhưng không đưa tổ chức, pháp nhân vào tham gia tố tụng.

Thứ tư, áp dụng pháp luật tố tụng xác định thẩm quyền giải quyết và quan hệ tranh chấp không đúng.

Thứ năm, áp dụng pháp luật nội dung chưa toàn diện: Toà án cấp sơ thẩm không áp dụng các quy định của Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn về đầu tư, thi công, nghiệm thu, vận hành công trình điện lực để làm căn cứ đánh giá toàn diện chứng cứ, quan điểm của nguyên đơn và Ban Quản lý dự án các công trình điện T là chưa phù hợp.

* Về nội dung: Xét thấy thiệt hại xảy ra từ sự cố: vỡ mái taluy và tràn đất vào trạm (Biến áp). Chi tiết thiệt hại như sau: Rọ đá tường chắn phía sau bốn ngăn 110KV, hàng rào xây gạch và đường bê tông của trạm bị sập, toàn bộ phần móng và khung của bốn ngăn 110KV bị thiệt hại hoàn toàn, toàn bộ các hạng mục phụ và máy móc thiết bị của trạm bị thiệt hại hoàn hoàn. Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Điện lực 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2012, năm 2018 thì “ Công trình điện lực là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác”.Như vậy, thiệt hại xảy ra tại bộ phận mái Taluy thuộc công trình Trạm biến áp S2 là thuộc hệ thống bảo vệ công trình điện lực, thuộc đối tượng bảo hiểm theo thoả thuận tại mục 3.1 Hợp đồng bảo hiểm số 0XX.

Bản án sơ thẩm chấp nhận ý kiến của bị đơn, căn cứ vào Biên bản đóng điện Công trình trạm biến áp 220kV S2 ngày 20/7/2015; nội dung nhật ký thi công ngày 20/7/2015 được trích trong Báo cáo của V, Công văn số 3909/T-TCKT ngày 05/8/2015 của T có nội dung“Căn cứ vào Biên bản đóng điện công trình Trạm biến áp 220KV S2 được ký ngày 20/7/2015 giữa T và các bên liên quan, T thông báo đến Công ty bảo hiểm là công trình Trạm biến áp 220 KV đã hoàn thành đóng điện chính thức ngày 20/7/2015”, Công văn số 645/QN-KT ngày 17/9/2015 của Công ty Đ2 gửi cho T có nội dung “Công trình TBA 220KV S2 do quý Ban làm quản lý đã được đóng điện đưa vào vận hành từ ngày 20/7/2015 và đang trong giai đoạn bảo hành. Trong quá trình theo dõi vận hành, Đ2 phát hiện tình trạng sạt lở mái taluy của trạm” để xác định công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng vào ngày 20/7/2015 và tổn thất xảy ra ngoài thời hạn bảo hiểm là thiếu cơ sở. Vì lẽ: Biên bản đóng điện ngày 20/7/2015 không có nội dung nào liên quan đến việc nghiệm thu, hoàn thành đối với phần hạng mục mái Taluy này. Công văn số 3909/T-TCKT, Công văn số 645/QN-KT cũng không có nội dung nào xác nhận bộ phận an toàn công trình điện xảy ra sự cố bảo hiểm bị thiệt hại là mái Taluy, chi tiết các hạng mục thiệt hại đã được nghiệm thu hoàn thành, đưa vào sử dụng, kết thúc giai đoạn thi công, lắp dựng.

Căn cứ tài liệu là Nhật ký Nội bộ TBA (Trạm biến áp) 220kV S2 (21/7/2015 đến 05/11/2015) của Công ty TNHH MTV X4 có xác nhận của Nhà thầu giám sát (BL 259 – 270) thì sau ngày 20/7/2015 một số hạng mục công trình thực tế vẫn đang tiếp tục thi công. Riêng đối với phần mái kè Taluy được Nhà thầu thi công ghi nhận liên tục thi công từ sau ngày 20/7 đến khi xảy ra tổn tất vào ngày 05/11/2015.

Theo quy định tại Điều 123 của Luật Xây dựng 2014 thì “1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm: a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết; b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng; Điều 124. quy định về bàn giao công trình xây dựng, “1. Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau: a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng; b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng. 2. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản.... Đồng thời tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 59/2015/NĐ – CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ thì: “Biên bản nghiệm thu bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình hoàn thành là văn bản pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư; 4. Hồ sơ bàn giao công trình gồm: Hồ sơ hoàn thành công trình; tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành; quy định bảo trì công trình. Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 37/2015/NĐ–CP ngày 22/4/2015 và Điều 23 Thông tư số 09/2016/TT–BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng thì: Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau: a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng…c) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng. d) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, việc nghiệm thu từng phần, nghiệm thu hoàn thành, bàn giao công trình/bộ phận công trình đều có biên bản, hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công. Bản án sơ thẩm chỉ căn cứ vào Biên bản đóng điện ngày 20/7/2015 để cho rằng công trình đã hoàn thành xây dựng là chưa đúng như quy định của pháp luật nêu trên.

Qua xem xét các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Viện KSND TP Đà Nẵng nhận thấy việc thi công công trình Trạm biến áp S2, trong đó có hạng mục mái Taluy trong điều kiện hết sức khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, mưa lớn nhiều ngày, liên tục, công trình nhiều lần sạt lở, phải khơi dòng, vận chuyển bùn đất với lượng lớn, khối lượng thi công liên tục phát sinh. Thiệt hại của Tổng Công ty Đ Quốc gia/Ban quản lý dự án các công trình điện T, các nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát … là có thật, rất lớn, nếu giải quyết vụ án không toàn diện sẽ gây thất thoát tài sản Nhà nước. Căn cứ thực tế, từ sau ngày đóng điện vận hành 20/7/2015 còn nhiều hạng mục thuộc công trình được bảo hiểm còn đang thi công dang dở, S và T chưa tiến hành ký biên bản kết thúc thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành là phù hợp, không vi phạm tại Điều 5 của Hợp đồng bảo hiểm gốc và vi phạm điểm A.1, B.1 Điều 2 của Thoả thuận đồng bảo hiểm ngày 28/3/2014. Việc T không có văn bản đề nghị S gia hạn thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt sau ngày hết hạn là có vi phạm tại Điều 5 của Hợp đồng bảo hiểm gốc nhưng không làm mất đi trách nhiệm chi trả tổn thất khách quan của S , G và P. Theo điểm B1 Điều 2 Thỏa thuận đồng bảo hiểm thì P nghĩa vụ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi tiền bồi thường bảo hiểm của Nhà bảo hiểm đứng đầu, bên đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường tổn thất theo tỷ lệ đồng bảo hiểm tương ứng của mình. Như vậy, trường hợp có căn cứ xác định tổn thất xảy ra tại công trình Trạm biến áp S2 thuộc trách nhiệm bảo hiểm của S thì P phải hoàn trả theo tỷ lệ đồng bảo hiểm số tiền bảo hiểm mà S đã chi trả, tiền chi phí giám định và tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Từ những phân tích trên, xét thấy Bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 09/2022/KDTM-ST ngày 21/4/2022 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê đã vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và nội dung giải quyết vụ án; thu thập chứng cứ không đầy đủ dẫn đến việc giải quyết vụ án thiếu căn cứ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

* Tại phiên tòa phúc thẩm:

Người kháng cáo, đại diện hợp pháp của nguyên đơn Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S (S) trình bày: S giữ nguyên nội dung kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của S , sửa bản án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của S .

Bị đơn P không chấp nhận kháng cáo của S , đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng phát biểu ý kiến:

Về thủ tục tố tụng: Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại cấp phúc thẩm đã thực hiện đúng, đầy đủ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm.

Về nội dung vụ án: Rút một phần Quyết định kháng nghị số: 431/QĐ-VKS- KDTM ngày 06/6/2022 về các vi phạm của Bản án sơ thẩm về thủ tục tố tụng; Về nội dung vụ án; Thay đổi một phần kháng nghị, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của S , sửa bản án sơ thẩmchấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn S đối với bị đơn P.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về kháng cáo của nguyên đơn S và Kháng nghị của Viện kiểm sát nhận dân thành phố Đà Nẵng: Nguyên đơn S kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị HĐXX sửa bản án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của S , buộc P thanh toán lại tiền S đã bồi thường cho người được bảo hiểm, tương ứng với tỷ lệ đồng bảo hiểm 20% giá trị tổn thất bảo hiểm thuộc trách nhiệm bảo hiểm của P là 4.913.116.000 đồng, trong đó: số tiền bồi thường là 3.589.689.761đ và chi phí giám định là: 141.562.972 đồng; tiền lãi chậm trả là 1.181.863.365đ, theo lãi suất 10%/năm tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm 15/04/2021; Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thay đổi và rút một phần nội dung kháng nghị đối với phần kháng nghị về các vi phạm về thủ tục tố tụng của bản án sơ thẩm và không đề nghị hủy án sơ thẩm mà đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện như kháng cáo của nguyên đơn S. Do đó, HDXX xét đồng thời kháng cáo của S và Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng.

[2] Xét thỏa thuận của các bên tại Hợp đồng số 0XX- 02/14/03.LB/HD/00001 ngày 28/3/2014 và Thỏa thuận đồng bảo hiểm cùng ngày 28/3/2014.

[2.1] Đối tượng bảo hiểm: Trạm biến áp 220KV S2, đại điểm công trình tại thôn X, xã R, huyện M, tỉnh Quảng Nam; Người được bảo hiểm: Chủ đầu tư Tổng công ty Đ Quốc gia, đại diện cho chủ đầu tư là Ban quản lý dự án các công trình điện T (Điều 3).

[2.2] Thời hạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là: Từ khi công trình được khởi công đến ngày hoàn thành bàn giao công trình và đưa vào sử dụng (dự kiến 18 tháng, từ ngày 20/01/2014 đến ngày 20/07/2015)….Giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt chỉ kết thúc khi các bên ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Nếu sau ngày hoàn thành dự kiến, công trình vẫn chưa hoàn thành và hai bên chưa ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt thì công trình mặc nhiên vẫn chưa chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành(Điều 5).

[2.3] Phạm vi bảo hiểm là: bảo hiểm mọi rủi ro thiệt hại vật chất và bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ 3 trong quá trình thực hiện công trình Trạm biến áp 220KV S2 (Điều 7) [3] Về căn cứ xác định sự cố xảy ra tại Trạm biến áp 220KV S2 vào ngày 05/11/2015 có thuộc trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm hay thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường tổn thất theo Hợp đồng bảo hiểm.

[3.1] Sau khi xảy ra sự cố bảo hiểm, Liên danh bảo hiểm S– G thống nhất với Ban quản lý dự án lựa chọn Công ty V là đơn vị để xem xét, đề xuất giải quyết tổn thất. Theo kết luận tại các Báo cáo giám định của V và trình bày thống nhất của các bên: thời điểm xảy ra sự cố bảo hiểm là vào khoảng 17 giờ 40 phút ngày 05/11/2015; Nguyên nhân là: Trong quá trình thi công và hoàn thiện mái taluy dương, do mưa lớn bất thường kéo dài nhiều ngày làm sạt lở đồi cao đẩy vỡ mái taluy và tràn đất vào trạm làm thiệt hại: Rọ đá tường chắn phía sau bốn ngăn 110KV; Hàng rào xây gạch và đường bê tông của trạm bị sập; Toàn bộ phần móng và khung của bốn ngăn 110KV bị thiệt hại hoàn toàn; Toàn bộ các hạng mục phụ và máy móc thiết bị của trạm bị thiệt hại hoàn toàn.

[3.2] Tại Báo cáo sơ bộ số 1 ngày 20/01/2016 và Báo cáo cuối cùng số 2 ngày 26/9/2017 của V cho rằng tổn thất xảy ra ngoài thời hạn bảo hiểm xây dựng, lắp đặt, thuộc trường hợp từ chối bồi thường. Sau khi nhận được Báo cáo, Ban Quản lý dự án có các văn bản phản hồi và cung cấp tài liệu, chứng cứ thì V ban hành Báo cáo bổ sung số 03 ngày 30/7/2018, Báo cáo bổ sung số 04 ngày 25/9/2018và Báo cáo bổ sung số 05 ngày 05/12/2018 kết luận thiệt hại xảy ra trong thời gian thi công thực tế của công trình và thuộc trường hợp bồi thường bảo hiểm, đưa ra giá trị bồi thường bảo hiểm là 17.948.448.804đ. Tại phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm ông Nguyễn Khánh T2 – Giám định viên Công ty V là người trực tiếp thực hiện việc giám định xác định kết luận tại Báo cáo sơ bộ số 1, Báo cáo cuối cùng số 2 và các Báo cáo bổ sung số 3, số 4 và số 5 của V là không mâu thuẫn nhau, mà phù hợp với từng giai đoạn và tài liệu do Ban quản lý dự án và người bảo hiểm cung cấp cho V.

[3.3] Về người bảo hiểm S, sau nhiều lần từ chối bồi thường như kết luận tại Báo cáo sơ bộ số 1, Báo cáo cuối cùng số 2, đến khi V có Báo cáo bổ sung số 3, số 4 và số 5 xác định thuộc trường hợp bồi thường bảo hiểm mới chấp nhận bồi thường cho Ban quản lý dự án.

[3.4] P là người đồng bảo hiểm thì căn cứ vào Biên bản đóng điện Công trình Trạm biến áp 220KV S2 ngày 20/07/2015, Công văn số: 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 của Ban quản lý dự án cho rằng: ngày hoàn thành dự kiến – ngày 20/7/2015 cũng là ngày hoàn thành thực tếcủa Công trình Trạm biến áp 220KV S2 được đóng điện và đưa vào vận hành, do đó thời hạn bảo hiểm xây dựng, lắp đặt công trình đã chấm dứt vào ngày 20/07/2015 nên sự cố xảy ra vào ngày 05/11/2015 là thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường tổn thất theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm gốc.

[3.4] Xét Công văn số: 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 của Ban quản lý dự án do ông Lê Thanh Đ – Phó Giám đốc ban quản lý ký là không đúng thẩm quyền theo phân công nhiệm vụ của Giám đốc tại Quyết định số: 6416/QĐ-ATM ngày 03/11/2014 và Ban quản lý dự án đã có Quyết định số: 233/QĐ-T ngày 12/11/2015 hủy bỏ Công văn số: 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015. Do đó, Công văn số:

3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 không có giá trị pháp lý.

[3.5] Quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Ban quản lý dự án đều xác nhận, công trình Trạm biến áp 220KV S2 gồm có nhiều hạng mục thi công, xây dựng như trạm biến áp 220kv, trạm biến áp 110KV, hệ thống bảo vệ trạm biên áp như mái taluy dương…và theo Biên bản đóng điện ngày 20/7/2015 thì phía trạm biến áp 220KV đã được đóng điện xung kích nhưng phía trạm biến áp 110KV vẫn chưa được vận hành mang tải. Cụ thể, theo thực tế tại hiện trường, biên bản nghiệm thu, nhật ký thi công thì sau thời điểm đóng điện phía 220KV vào ngày 20/7/2015, hạng mục mái taluy dương của Trạm biến áp 220KV S2 là nơi xảy ra sự cố vẫn đang được thi công, xây dựng. Tại khu vực phía trạm biến áp 110KV còn khoảng hơn 400m3 rọ đá chưa được thi công. Sau ngày đóng điện 20/7/2015 cho đến ngày xảy ra sự cố là 05/11/2015 hạng mục mái taluy dương này vẫn tiếp tục thi công với khối lượng thực hiện được khoảng gần 200m3 rọ đá, còn lại gần 200m3 rọ đá chưa thi công. Trong thời gian này Ban quản lý dự án đã có nhiều văn bản đôn đốc, phối hợp với đơn vị thi công khẩn trương thực hiện, nhưng do thời tiết đang vào mùa mưa lớn kéo dài nên công tác thi công gặp nhiều khó khăn. Ban quản lý dự án cũng có nhiều văn bản gửi các đơn vị liên quan đến hiện trường bàn giải pháp hoàn thiện dứt điểm mái taluy dương của Trạm biến áp220KV S2. Tuy nhiên, đến ngày 05/11/2015 thì xảy ra sự cố. Ngoài việc tiếp tục thi công mái taluy dương, từ ngày ký biên bản đóng điện 20/7/2015 cho đến ngày 05/11/2015, đơn vị thi công vẫn tiếp tục hoàn thiện các hạng mục khác của Trạm biến áp 220KV S2, gồm: Bổ sung hạng mục đo đếm điện năng của công trình theo Văn bản số 3985 ngày 07/8/2015, Văn bản số 4141 ngày 18/8/2015; Bổ sung vị trí đo đếm phục vụ mục đích sửa chữa thiết bị Trạm biến áp 220kv; lắp đặt đo đếm tự dùng địa phương tại Trạm biếm áp 220KV. Đại diện bản quản lý dự án cũng xác định Biên bản đóng điện ngày 20/7/2015 không phải là căn cứ xác định công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và đến thời điểm xảy ra sự cố ngày 05/11/2015 giữa Ban quản lý và S cũng không có bất cứ biên bản, tài liệu nào xác định Trạm biến áp 220KV S2 đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt và bàn giao đưa vào sử dụng.

[3.6] Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Điện lực 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2012, năm 2018 thì “Công trình điện lực là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác”.Như vậy, thiệt hại xảy ra tại bộ phận mái taluy thuộc công trình Trạm biến áp S2 là thuộc hệ thống bảo vệ công trình điện lực, thuộc đối tượng bảo hiểm theo thoả thuận tại Hợp đồng bảo hiểm.

[3.7] Ngày xảy ra sự cố bảo hiểm 05/11/2015 là sau ngày hoàn thành dự kiến 20/07/2015, nhưng công trình vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng nên S và ban quản lý dự án chưa ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Thực tế theo tài liệu S cung cấp, đến ngày 20/11/2020 Ban quản lý dự án và S mới ký Biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, theo đó: các bên thống nhất Công trình “Trạm biến áp 220KV S2”đã hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng lắp đặt kể từ ngày18/11/2020 và chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành kể từ ngày 18/11/2020 đến hết ngày 18/11/2022. Do đó, ngày xảy ra sự cố 05/11/2015 công trình Trạm biến áp 220KV S2 vẫn trong giai đoạn bảo hiểm xây dựng lắp đặt, chưa chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành theo thỏa thuận của các bên quy định tại Điều 5 Hợp đồng bảo hiểm nêu tại phần [2.2] trên. Nguyên nhân tổn thất là do yếu tố bất lợi tự nhiên không lường trước được, thiệt hại xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm nên thuộc trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm mà S đã ký. P cho rằng sự cố xảy ra ngày 05/11/2015 thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường tổn thất theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm gốc là không có cơ sở.

[3.8] Ngoài ra, P còn cho rằng S vi phạm trách nhiệm của Người bảo hiểm đứng đầu theo Thảo thuận đồng bảo hiểm với P. Vì sau khi ký Biên bản đóng điện Công trình Trạm biến áp 220kV S2 ngày 20/07/2015, Ban quản lý có Công văn số:

3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 xác định việc xây dựng lắp đặt đã hoàn thành nhưng S không ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt để chấm dứt giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt theo Hợp đồng bảo hiểm là do lỗi của S nên P không có trách nhiệm bồi thường. Xét ý kiến này của P thì thấy: Công văn số: 3909/T-TCKT ngày 05/08/2015 không có giá trị pháp lý như đã phân tích tại phần [3.4] trên. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện S và Ban quản lý dự án xác nhận, sau ngày các bên ký Biên bản đóng điện 20/07/2015 cho đến ngày xảy ra sự cố 05/11/2015, S có yêu cầu ký biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt để chuyển sang giai đoạn bảo hiểm bảo hành, nhưng Ban quản lý dự án không đồng ý vì thực tế công trình vẫn còn đang thi công, xây dựng. Việc xác nhận của đại diện S và Ban quản lý là phù hợp với thực tế thi công tại công trình Trạm biến áp 220KV S2 như phân tích tại phần [3.5] nên có cơ sở. Tại phiên tòa, đại diện S và P xác nhận, từ sau ngày ký Biên bản đóng điện 20/7/2015 đến ngày xảy ra sự cố P với tư cách là bên đồng bảo hiểm không có bất cứ văn bản nào yêu cầu S tiến hành ký Biên bản hoàn thành giai đoạn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt để loại trừ trách nhiệm bồi thường tổn thất. Trong khi đó, các thủ tục, trình tự trong quá trình giải quyết bồi thường theo Hợp đồng bảo hiểm gốc giữa S với Ban quản lý, P đều được S thông báo cho P và theo Thỏa thuận đồng bảo hiểm của hai bên thì P tuân thủ mọi quyết định của Nhà bảo hiểm đứng đầu là S trong quá trình thực hiện Hợp đồng bảo hiểm gốc, nên việc P cho rằng S vi phạm trách nhiệm của người bảo hiểm đứng đầu theo Thảo thuận đồng bảo hiểm với P là không có cơ sở.

[4] Từ những phân tích trên xét thấy Bản án sơ thẩm chấp nhận ý kiến của bị đơn P, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn S là không có căn cứ. Do vậy, Hội đồng xét xử có cơ sở chấp nhận kháng cáo của S và kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng sau khi rút một phần và thay đổi tại phiên tòa, sửa bản án sơ thẩm buộc P phải thanh toán lại tiền S đã bồi thường cho người được bảo hiểm, tương ứng với tỷ lệ đồng bảo hiểm 20% giá trị tổn thất bảo hiểm thuộc trách nhiệm bảo hiểm của P là 4.913.116.000đ, trong đó: số tiền bồi thường là 3.589.689.761đ và chi phí giám định là: 141.562.972đ; tiền lãi chậm trả là 1.181.863.365đ.

[5] Về án phí:

Án phí KDTM sơ thẩm: Do sửa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn S, nên P phải chịu án phí sơ thẩm là: 112.000.000đ + (913.116.000x 0,1%) = 112.913.000đ, theo quy định theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số: 326/2016/NQ- UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Án phí KDTM phúc thẩm: Do chấp nhận kháng cáo Công ty S sửa bản án sơ thẩm, nên Công ty S không phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số: 326/2016/NQ- UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào:

- Khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Khoản 1 các Điều 10, 17 Luật kinh doanh bảo hiểm;

- Khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số: 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về việc "Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, sử dụng án phí lệ phí Tòa án" của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S; Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng sau khi rút một phần và thay đổi tại phiên tòa; Sửa toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số:

09/2022/KDTM-ST ngày 21/4/2022 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Tuyên xử:

1.Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S đối với Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P về “Tranh chấp hợp đồng thoả thuận đồng bảo hiểm".

2. Buộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P có nghĩa vụ thanh toán lại cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S số tiền là 4.913.116.000đ (bốn tỉ chín trăm mười ba triệu một trăm mười sáu ngàn đồng). Trong đó, số tiền Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P đã bồi thường cho Ban Quản lý Dự án các công trình điện Tvà chi phí giám định là: 3.731.252.733đ; số tiền lãi chậm trả tính đến ngày 15/4/2022 là:

1.181.863.365đ.

3.Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của S ố tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Về án phí:

4.1. Án phí KDTM sơ thẩm: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P phải chịu 112.913.000đ (một trăm mười hai triệu chín trăm mươi ba ngàn đồng).

Hoàn trả lại cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 56.269.845đ đã nộp theo biên lai thu số: 0009195 ngày 06/5/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng;

4.2. Án phí KDTM phúc thẩm: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm P phải chịu 2.000.000đ Hoàn trả lại cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm S số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là 2.000.000đ đã nộp theo biên lai thu số 2721 ngày 13/5/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

6.Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hánh án theo quy định tại Điều 6,7,9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

461
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 28/2022/KDTM–PT về tranh chấp hợp đồng thỏa thuận bảo hiểm

Số hiệu:28/2022/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đà Nẵng
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 08/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;