TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
BẢN ÁN 246/2017/HS-PT NGÀY 27/09/2017 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ HIẾP DÂM TRẺ EM
Vào ngày 27 tháng 9 năm 2017, tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 199/2017/TLPT-HS ngày 01/6/2017 đối với bị cáo Phạm Văn D về tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”. Do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, đối với bản án Hình sự sơ thẩm số 11/2017/HSST ngày 27/04/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
1. Bị cáo bị kháng nghị:
Họ và tên: Phạm Văn D (Tên gọi khác: Em) - Sinh ngày 26/3/1998, tại tỉnh Đắk Lắk; Nơi ĐKNKTT và chỗ ở trước khi gây án: xã T, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; Dân tộc: Thổ; Trình độ học vấn 6/12; Nghề nghiệp: Làm nông; Con ông Phạm Sĩ (Sỹ) C, sinh năm 1971 và con bà Đinh Thị Thủy C, sinh năm 1971, đều trú tại: , xã T, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; Tiền án, tiền sự: Có 01 tiền sự về hành vi “Trộm cắp tài sản” năm 2016; Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 19/9/2016 cho đến nay. Có mặt tại phiên tòa.
Người bào chữa cho bị cáo theo yêu cầu của Tòa án: Ông Mai Quốc A - Luật sư thuộc văn phòng Luật sư A, thuộc đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk; địa chỉ: phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
2. Người bị hại:
Cháu Đinh Thị Kim T – sinh ngày 10/8/2009 (đã chết).
* Người đại diện theo ủy quyền của gia đình người bị hại:
Ông Đinh Minh H, sinh năm 1960. Trú tại: huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Ông Phạm Sĩ C, sinh năm 1971 và bà Đinh Thị Thủy C, sinh năm 1971. Cùng trú tại: , xã T, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk và bản án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 09 giờ 30 phút, ngày 17/9/2016, Phạm Văn D đang ngồi ăn mì tôm sống dưới gốc cây bơ ở rẫy cà phê của gia đình mình, thuộc xã T, huyện K, tỉnh Đắk Lắk, thì nhìn thấy 02 chị em cháu Cao Thị N, Đinh Thị Kim T đi ngang qua (còn cháu Đinh Thị T1, sinh năm 2012 đi trước nên bị cáo không thấy). D gọi cháu T vào ăn mì tôm thì cháu T vào còn cháu N và cháu T1 đi về nhà. D bẻ một miếng mì tôm đưa cho cháu T ăn. Lúc này, D nảy sinh ý định giao cấu với cháu T, nên rủ cháu T đi sâu vào trong rẫy cà phê nhà mình chơi. Trên đường dẫn cháu T đi, D suy nghĩ khi thực hiện hành vi hiếp dâm cháu T, thì cháu sẽ chống cự, kêu la và báo cho người khác biết, nên D nảy sinh ý định giết cháu T chết, sau đó mới thực hiện hành vi giao cấu với cháu. Vì vậy đi được một đoạn, D đè cháu T nằm xuống đất, đồng thời dùng tay phải bóp cổ, tay trái ghì đầu cháu T khoảng 02 đến 03 phút, thì cháu T nằm im không cử động. Tưởng cháu T đã chết, D liền cởi quần, áo của cháu T ra và kéo quần của mình xuống rồi cầm dương vật đưa vào âm hộ cháu T để giao cấu, nhưng do bộ phận sinh dục của cháu T nhỏ, nên D không đưa sâu dương vật của mình vào được. D liền dùng ngón trỏ bàn tay trái đưa vào âm hộ của cháu T để làm giãn rộng ra cho dễ giao cấu, thì cháu T tỉnh lại. Sợ cháu T kêu la, D tiếp tục dùng tay phải bóp miệng, còn tay trái lấy áo của cháu T nhét vào miệng cháu T. Thấy cháu T nằm im không cử động, D kiểm tra thấy tim ngừng đập và biết cháu T đã chết. Lúc này, D không thực hiện hành vi giao cấu với cháu T nữa mà kéo xác cháu T vào sâu trong rẫy cà phê. Sau đó, D quay lại lấy đôi dép và quần của cháu T vứt vào gốc cây cà phê gần đó rồi bỏ trốn. Đến 19 giờ 30 phút ngày 19/9/2016, thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk bắt khẩn cấp.
Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 653/GĐPY, ngày 26/10/2016 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, kết luận: Nguyên nhân tử vong của cháu Đinh Thị Kim T là: suy hô hấp cấp không hồi phục do ngạt bít tắc đường hô hấp trên. Nạn nhân có chấn thương cơ học nhẹ vùng đầu, mặt và cơ quan sinh dục ngoài (rách màng trinh điểm 5 giờ), nhưng không phát hiện có tinh trùng người trong âm đạo. Tác nhân: bít tắc đường hô hấp trên do chiếc áo nút trong khoang miệng. Sưng nề bầm tím vùng đầu, mặt do vật cứng tày tác động. Tầng sinh môn do vật cứng tày tác động.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 11/2017/HSST ngày 27/4/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định:
Tuyên bố: Bị cáo Phạm Văn D (tên gọi khác: Em) phạm các tội: “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”.
- Áp dụng điểm c, g khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46;điểm e khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự 1999;
Xử phạt bị cáo PHẠM VĂN D tù chung thân về tội “Giết người”.
- Áp dụng khoản 4 Điều 112; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự;
Xử phạt bị cáo PHẠM VĂN D 20 (hai mươi) năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”;
Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự. Tổng hợp hình phạt chung cho hai tội, buộc bị cáo Phạm Văn D phải chấp hành là: tù chung thân.
Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Tại kháng nghị số 10/2017/KN-HS-VC2 ngày 16/5/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị, đề nghị Tòa án nhân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm sửa bản án hình sự sơ thẩm số 11/2017/HSST ngày 27/4/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về phần hình phạt đối với bị cáo Phạm Văn D từ tù chung thân lên tử hình.
Sau khi án xử sơ thẩm bị cáo Phạm Văn D không kháng cáo. Ngày16/5/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã có kháng nghị số 10/2017/KN-HS-VC2, yêu cầu xử phạt bị cáo Phạm Văn D mức án “Tử hình” về Tội: “Giết người ”. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên vẫn giữ nguyên nội dung kháng nghị là đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng hình phạt “Tử hình” đối với bị cáo Phạm Văn D về Tội: “Giết người”. Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Văn D đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, giữ nguyên hình phạt “Tù Chung thân” về Tội: “Giết người” đối với bị cáo Phạm Văn D. Bị cáo Phạm Văn D xin được giữ nguyên hình phạt “Tù chung thân” về Tội: “Giết người” mà Bản án sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo.
Sau khi nghe bị cáo trình bày ý kiến về kháng nghị của Viện kiểm sát yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo; quan điểm của Kiểm sát viên về việc giữ nguyên kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo; lời bào chữa của Luật sư bào chữa cho bị cáo và tranh luận tại phiên tòa. Sau khi thảo luận và nghị án.
NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
[1]. Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có tại hồ sơ vụ án, lời khai nhận của bị cáo, lời khai của đại diện bị hại và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy: Vào khoảng 09 giờ 30 ngày 17/9/2016, Phạm Văn D đang ngồi ăn mì tôm sống dưới gốc cây bơ ở rẫy cà phê của gia đình mình thì nhìn thấy cháu Đinh Thị Kim T (Sinh ngày 10/8/2009) đi ngang qua, Phạm Văn D liền gọi cháu T vào cùng ăn mỳ tôm nên cháu T đi vào. Do có ý định giao cấu với cháu T đồng thời bị cáo nghĩ cháu T sẽ kêu to làm người khác biết, nên D giết cháu T để giao cấu. Bị cáo Phạm Văn D đã rủ cháu T đi sâu vào vườn cà phê để thực hiện hành vi giao cấu. Khi vào sâu trong rẫy cà phê bị cáo Phạm Văn D đã đè cháu T nằm xuống đất đồng thời lấy tay bóp cổ cháu và khi thấy cháu T nằm im không cử động nữa, nghĩ cháu T đã chết nên D đã thực hiện hành vi giao cấu. Do cháu T còn nhỏ không giao cấu được, bị cáo dùng tay mở rộng âm hộ để thực hiện hành vi giao cấu thì cháu T tỉnh lại. Khi thấy cháu T tỉnh lại bị cáo Phạm Văn D tiếp tục bóp miệng và dùng vải áo nhét vào miệng cháu T, làm cháu T bị ngạt và chết tại chỗ. Sau đó bị cáo kéo và giấu xác cháu T vào sâu bên trong rẫy rồi bỏ trốn, đến ngày 19/9/2016 thì bị bắt.
[2]. Với hành vi phạm tội như trên bị cáo Phạm Văn D bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử về Tội: “Giết người” và Tội: “Hiếp dâm trẻ em”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại các điểm c, g khoản 1 Điều 93 và khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội.
[3]. Xét kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng yêu cầu áp dụng hình phạt: “Tử hình” đối với bị cáo Phạm Văn D về tội: “Giết người ” thì thấy: Bị cáo Phạm Văn D phạm liền một lúc 02 Tội và đều là Tội đặc biệt nghiêm trọng. Đối với Tội “ Giết người” bị cáo có nhiều tình tiết định khung tăng nặng, mặc dù bị cáo có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, thế nhưng bị cáo lại phải chịu một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, bị cáo là người có nhân thân xấu. Xét thấy hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, gây đau thương mất mát cho gia đình nạn nhân mà còn gây hoang mang lo lắng và phẫn nộ cao trong địa bàn khu dân cư nói riêng và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung. Án sơ thẩm xét xử bị cáo mức hình phạt tù “Chung thân” về tội: “Giết người” là chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ về hành vi phạm tội của bị cáo cũng như hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà bị cáo Phạm Văn D đã gây ra. Vì vậy kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị xử phạt bị cáo hình phạt “Tử hình” về tội: “Giết người” là có căn cứ để chấp nhận.
[4]. Do kháng nghị của Viện kiểm sát được Hội đồng xét xử chấp nhận nên những ý kiến bào chữa của Luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên hình phạt “Tù chung thân” về Tội: “Giết người” đối với bị cáo Phạm Văn D là không có căn cứ để chấp nhận.
Từ những nhận định trên;
QUYẾT ĐỊNH
- Áp dụng: điểm b khoản 2 Điều 248 và khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Chấp nhận kháng nghị số 10/2017/KN-HS-VC2 ngày 16/5/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 11/2017/HSST ngày 27/4/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
2. Áp dụng điểm c, g khoản 1 Điều 93; Khoản 4 Điều 112; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điểm e khoản 1 Điều 48 (đối với Tội: “Giết người”) và Điều 50 Bộ luật hình sự; khoản 4 Điều 228 Bộ luật tố tụng Hình sự.
Xử phạt bị cáo Phạm Văn D (Tên gọi khác: Em) Tử hình về tội: “Giết người”; 20 (hai mươi) năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em. Tổng hợp hình phạt chung của hai tội buộc bị cáo Phạm Văn D phải chấp hành là: Tử hình.
Áp dụng: khoản 4 Điều 228 của Bộ luật tố tụng Hình sự. Tiếp tục tạm giam bị cáo Phạm Văn D để dảm bảo thi hành án.
3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo và không bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị.
Căn cứ khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự, báo cho bị cáo Phạm Văn D biết trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bị cáo được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 246/2017/HS-PT ngày 27/09/2017 về tội giết người và hiếp dâm trẻ em
Số hiệu: | 246/2017/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 27/09/2017 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về