TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
BẢN ÁN 24/2020/DS-PT NGÀY 18/11/2020 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI LẠI TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Ngày 18 tháng 11 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 28/TBTL-VA ngày 16/10/2020, về việc “Tranh chấp đòi lại tài sản và thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất”. Do Bản án dân sự sơ thẩm số 32/2020/DS-ST ngày 19/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 126/2020/QĐ-PT ngày 26/10/2020, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Cụ Nguyễn Thị H, sinh năm 1934; cư trú: Thôn A, xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi, vắng mặt Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Nguyễn Chí H, sinh năm 1958; cư trú tại huyện Đ (nay là phường Phổ Ninh, thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi, có mặt
- Bị đơn: Ông Phạm Xuân B, sinh năm 1958; cư trú tại xóm 7, thôn A, xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi, có mặt Người bảo vệ quyền và lợỉ hợp pháp của bị đơn: Ông Huỳnh N A - Luật sư Văn phòng Luật sư Q thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ngãi; địa chỉ: tỉnh Quảng Ngãi, có mặt
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ủy ban nhân dân thị xã Đ, tỉnh Quảng Ngãi; địa chỉ: thị xã Đ, tỉnh Quảng Ngãi.
Người đại điện theo pháp luật: Ông Trần Phước H - Chủ tịch, vắng mặt
2. Bà Huỳnh Thị T, sinh năm 1956; cư trú tại xóm 7, thôn A, xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi, vắng mặt
3. Bà Phạm Thị Xuân M, sinh năm 1967; cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, vắng mặt
4. Ông Phạm Xuân R, sinh năm 1967; cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, vắng mặt
5. Ông Phạm Xuân C, sinh năm 1965; cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, vắng mặt
6. Ông Phạm Xuân L, sinh năm 1959; cư trú tại tỉnh Quảng Ngãi, vắng mặt
7. Bà Phạm Thị Xuân H, sinh năm 1954; cư trú tại tỉnh Quảng Ngãi. Tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, vắng mặt
8. Ông Phạm Xuân N, sinh năm 1973; cư trú tại thôn A, xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi, có mặt
9. Bà Phạm Xuân Tuyết N, sinh năm 1977; cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, vắng mặt
Người đại diện theo ủy quyền của bà Phạm Xuân Tuyết N: Ông Phạm Xuân N - sinh năm 1973; cư trú tại thôn A, xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi, có mặt
10. Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1953
11. Anh Phạm Thái Anh T, sinh năm 1973
12. Chị Phạm Thị cẩm T, sinh năm 1977
13. Anh Phạm Thái Anh V, sinh năm 1980
14. Chị Phạm Thị cẩm G, sinh năm 1985 Cùng cư trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đều vắng mặt
15. Anh Phạm Thái Anh H, sinh năm 1985; hiện đang chấp hành án tại tỉnh Đồng Nai (Cục CIO - Bộ Công an), vắng mặt
16. Bà Hồ Thị S - sinh năm 1955
17. Anh Phạm Xuân Phúc N - sinh năm 1982 Cùng cư trú tại tỉnh Bình Dương. Đều vắng mặt
18. Anh Phạm Xuân P, sinh năm 1980; cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, vắng mặt
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo Bản án sơ thẩm, nội dung vụ án được xác định như sau:
- Tại đơn khởi kiện đề ngày 06/3/2019, bổ sung đề ngày 26/3/2019 và ngày 13/5/2019, các tài liệu có tại hồ sơ và tại phiên tòa, nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị H do ông Nguyễn Chí H là người đại điện theo ủy quyền trình bày:
Cụ Phạm N hay cụ Phạm N1 đều là một người. Cụ N1 (chết năm 1989) và cụ Nguyễn Thị T (chết năm 1969) sinh được 08 người con gồm các ông, bà Phạm Xuân T (chết năm 2002, có vợ là bà Nguyễn Thị T và con là các anh, chị Phạm Thái Anh T, Phạm Thị cẩm T, Phạm Thái Anh Vãn, Phạm Thị Cẩm G, Phạm Thái Anh H), Phạm Xuân H1 (chết năm 2019, có vợ là bà Hồ Thị S và con là các anh Phạm Xuân P N, Phạm Xuân P), Phạm Thị Xuân M, Phạm Xuân R, Phạm Xuân C, Phạm Xuân L, Phạm Thị Xuân H, Phạm Xuân B. Sau khi cụ T chết, cụ N1 kểt hôn với cụ Nguyễn Thị H sinh được 02 người con là ông Phạm Xuân N và bà Phạm Xuân Tuyết N. Ngoài ra, cụ N1, cụ T và cụ H không còn người con nào khác, kể cả con nuôi hay con riêng. Cụ N1 chết không để lại di chúc.
Trong những năm chiến tranh, cụ N1 và cụ H sống tản cư tại thị xã Quảng Ngãi. Năm 1975, cụ H và cụ N1 về quê khai hoang thửa đất số 336, tờ bản đồ số 34, diện tích 1.779m2 tại xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi (viết tắt là thửa 336), có giới cận: Phía Nam giáp đường bê tông, phía Bắc và phía Đông giáp đường đất, phía Tây giáp nhà, đất của ông Nguyễn Văn H. Ngày 16/4/1989, cụ N1 chết; cụ H tiếp tục quản lý, sử dụng thửa 336; hiện nay trên đất vẫn còn giếng nước và nền nhà cũ của cụ N1 và cụ H. Năm 1997, do hoàn cảnh neo đơn, căn nhà của vợ chồng cụ H xuống cấp, bản thân cụ H không có khả năng sửa nhà nên cụ H về nhà con trai là ông Phạm Xuân N tá túc. Tuy nhiên, cụ H vẫn quản lý, sử dụng thửa 336 đế trồng các loại cây lâu năm như dừa, xoài, đào .... Phần đất trống còn lại, cụ H trồng các loại cây lương thực ngắn ngày như khoai lang, mì ... từ đó đến nay, không ai tranh chấp. Năm 1990, ông Phạm Xuân B hỏi xin cụ H một phần đất để xây dựng một ngôi nhà nói là để thờ cúng ông, bà. Lúc này, ngôi nhà của cụ H tuy xuống cấp nhưng vẫn đang sử dụng để chứa dụng cụ làm nông nghiệp. Cụ H đồng ý cho ông B làm ngôi nhà nhỏ khoảng 24m2 (4m x 6m), có cấu trúc: Tường xây gạch, nền gạch hoa với ý nguyện sẽ làm nơi thờ cúng ông, bà như lời ông B nói nên khi ông B làm nhà, cụ H và các con không tranh chấp.
Quá trình sử dụng thửa 336, cụ H và cụ N1 có đăng ký kê khai theo Chỉ thị 299/TTg, nhưng cụ H và cụ N1 không đưa thửa 336 vào Hợp tác xã và thửa 336 cũng không được cân đối giao đất theo Nghị định 64/CP cho ai.
Thửa 336 có nguồn gốc là của gia đình cụ Phạm N2 bỏ hoang, cụ N1 và cụ H khai hoang vào năm 1975 để sản xuất, xây dựng nhà ở và buôn bán. Cụ H đang quản lý, sử dụng nhưng ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) huyện Đ lại cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSDĐ) số AH 715063, số vào sổ H07093 cho ông Phạm Xuân B và bà Huỳnh Thị T đối với thửa 336 vào ngày 08/11/2006 là không đúng.
Nay, cụ H yêu cầu Tòa án giải quyết: Hủy GCNQSDĐ số AH 715063, số vào sổ H07093 do UBND huyện Đ cấp ngày 08/11/2006 cho ông B và bà T đối với thửa 336; trả cho cụ H /2 diện tích đất thuộc thửa 336 theo diện tích đo đạc thực tế là 899,05m2 (1.798,lm2: 2); chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ N1 để lại là V2 thửa 336 cho 11 đồng thừa kế của cụ N1, mỗi kỷ phần được hưởng 81,73m2 (làm tròn), (899,05m2 : 11), cụ thể: Ông B đại diện cho các con của cụ N1 và cụ T nhận 07 kỷ phần x 81,73m2 = 572,1 lm2 có giới cận: Phía Đông giáp phần đất dự kiến chia cho cụ H; phía Tây giáp nhà, đất của ông Nguyễn Văn H, phía Nam giáp đường bê tông, phía Bắc giáp đường đất. Cụ H yêu cầu được nhận kỷ phần của cụ H và 03 kỷ phần do ông N, bà N và mẹ con của bà S giao, tổng cộng là 04 kỷ phần x 81,73m2 = 326,92m2. Tổng diện tích cụ H yêu cầu được nhận là 1.225,97m2 (899,05m2 + 326,92m2), có giới cận: Phía Đông và phía Bắc giáp đường đất, phía Tây giáp phần đất chia cho ông Phạm Xuân B, phía Nam giáp đường bê tông. Trường hợp Tòa án châp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ H thì tài sản (cây lâu năm, vật kiến trúc) gắn liền với phần đất chia cho người nào thì người đó được hưởng, không phải thanh toán giá trị. Trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu của cụ H thì tài sản (cây lâu năm, vật kiến trúc) gắn liền với phần đất tranh chấp, cụ H không yêu cầu giải quyết.
Mặc dù Hội đồng xét xử sơ thẩm đã giải thích nhưng cụ H không yêu cầu Tòa án tính công, chi phí nuôi dưỡng, chi phí ma chay cho cụ N1 và cũng không yêu cầu tính công, chi phí tôn tạo, bảo quản tài sản tranh chấp. Cụ H xác định, ngoài thửa 336 thì cụ H và cụ N1 không còn tài sản chung nào khác.
- Tại Văn bản trình bày ý kiến đề ngày 07/6/2019, các tài liệu có tại hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, bị đơn là ông Phạm Xuân B trình bày:
Về quan hệ huyết thống, ông thống nhất như lời trình bày của nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị H. Khi còn sống cha, mẹ của ông được ông, bà nội lưu hạ một mảnh vườn diện tích khoảng 02 sào tại đội 7, thôn A, xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đức Phố), tỉnh Quảng Ngãi. Vào năm 1964, cha mẹ cùng các anh, chị, em của ông chuyến ra thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố Quảng Ngãi) thuê nhà để sống. Năm 1969, mẹ của ông chết; cha cùng các anh, chị, em của ông vẫn tiếp tục ở lại thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố Quảng Ngãi). Năm 1972, cha của ông lấy cụ H; các anh, chị, em của ông sống chung với cha và cụ H ở thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố Quảng Ngãi). Sau khi giải phóng, cha của ông đưa cả gia đình về sinh sống trên mảnh vườn mà ông, bà nội đã lưu hạ lại cho cha, mẹ của ông (riêng ông Phạm Xuân T, ông Phạm Xuân H1 đã vào Miền Nam sinh sống trước năm 1975, còn bà Phạm Thị Xuân H có chồng, về nhà chồng sinh sống vào năm 1972). Hiện mảnh vườn này do cụ H và ông N đang quản lý, sử dụng ( tức thửa 339).
Thời gian đầu, giữa ông, ông L, bà M, ông C, ông R với cha của ông và cụ H sống hòa thuận. Sau đó, giữa anh, chị, em của ông với cụ H xảy ra nhiều mâu thuẫn nên cuối năm 1975, ông cùng ông L, bà M tự đến khai phá khu vườn của cụ Phạm N2 bỏ hoang trong chiến tranh, nay là thửa 336 để làm 01 ngôi nhà tranh, vách đất để ở. Khi đó trên đất có 01 nền nhà cũ (nền đất) của cụ N2, hiện nay vẫn còn; 01 giếng đào và 01 cây xoài. Đến năm 1976, các em của ông là ông C và ông R cũng về ở chung với ông, ông L và bà M. Sau năm 1975, gia đình cụ N2 trở về thấy các anh, chị, em của ông làm nhà ở trên khu vườn cũ của cụ N2, gia đình cụ N2 cũng thống nhất, không có ý kiến gì.
Khoảng năm 1982 “1983, bà M, ông C và ông R vào Thành phố Hồ Chí Minh làm ăn kiểm sống; năm 1985 ông L cưới vợ và chuyển đến thôn Thạch Trụ Đông, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi sinh sống nên lúc này chỉ còn một mình ông sinh sống và quản lý thửa 336. Năm 1988, ông làm lại nhà như hiện nay. Khi làm nhà, ông thông báo cho các anh, chị em của ông và họ đều thống nhất, không có ý kiến hay phản đối gì. Ngoài 01 giếng đào và 01 cây xoài do cụ N2 để lại; quá trình quản lý, sử dụng ông có trồng thêm một số cây lâu năm khác như bạch đàn, xoài, dừa, điều, sầu đâu, tre ... Ngoài ra, do chiến tranh nên trong thửa 336 có 01 cái hào, quá trình sử dụng ông có thuê xe đổ đất để lấp hào, nhưng thuê bao nhiêu tiền thì ông không nhớ.
Trong quá trình quản lý, sử dụng thửa 336, ông có đăng ký kê khai theo Chỉ thị 299/TTg. Trước khi đăng ký, kê khai ông có thông báo cho ông L, bà M, ông C, ông R biết nhưng các anh, chị, em của ông đều thống nhất để ông được toàn quyền quản lý, sử dụng thửa 336, không có ý kiến gì. Thửa 336 có được đưa vào Hợp tác xã và có được cân đối giao đất theo Nghị định 64/CP cho hộ ông hay không, thì ông không biết nhưng vợ chồng ông đã được UBND huyện Đ cấp GCNQSDĐ đối với thửa 336 vào năm 2000, cấp đổi vào năm 2006.
Như vậy, thửa 336 có nguồn gốc là của gia đình cụ N2 bỏ hoang, sau đó anh, chị, em của ông đã khai phá và sử dụng cho đen nay, chứ không phải có nguồn gốc do cụ N1 và cụ H khai hoang như cụ H trình bày, nên ông không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của cụ H. Trường hợp Tòa án có căn cứ chấp nhận yêu cầu của cụ H thì tài sản (cây lâu năm, vật kiến trúc) gắn liền với phần đất chia cho người nào thì người đó được hưởng, ông không yêu cầu thanh toán giá trị.
Mặc dù Hội đồng xét xử đã giải thích nhưng ông B không yêu cầu Tòa án tính công, chi phí nuôi dưỡng, chi phí ma chay cho cụ N1 và cũng không yêu cầu tính công, chi phí tôn tạo, bảo quản tài sản tranh chấp, trong trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ H.
- Tại Văn bản trình bày ỷ kiến đề ngày 29/5/2019, các tài liệu có tại hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, ông Phạm Xuân N vừa là người có quyền lợi, nghĩa vụ Hên quan vừa là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Xuân Tuyết N trình bày:
Ông là con của cụ Nguyễn Thị H và cụ Phạm N1. Ông thống nhất với phần trình bày của cụ H do ông Nguyễn Chí H là người đại diện theo ủy quyền của cụ H trình bày. Trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu của cụ H, kỷ phần mà ông và bà N được hưởng, ông và bà N đồng ý giao cho cụ H được quyền quản lý, sử dụng; cụ H phải chịu án phí và các chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ông không bổ sung và yêu cầu gì khác.
Tại văn bản trình bày ỷ kiến đề ngày 07/8/2019, các tài liệu có tại hồ sơ vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Huỳnh Thị T trình bày: Bà là vợ của ông Phạm Xuân B. Bà hoàn toàn thống nhất với trình bày của ông B. Bà không bổ sung gì thêm.
- Tại Văn bản trình bàỵ ý kiến đề ngày 10/6/2019, 12/6/2019, 18/6/2019, 19/6/2019, các tài lỉệu có tại hồ sơ vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ Hên quan là các ông, bà Phạm Xuân L, Phạm Thị Xuân Hòa, Phạm Xuân Chỉ, Phạm Xuân R, Phạm Thị Xuân M cùng trình bày:
Các ông, bà là con của cụ Phạm N1 và cụ Nguyễn Thị T. Các ông, bà hoàn toàn thống nhất với trình bày của ông B. Trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn; các ông, bà không yêu cầu Tòa án tính công, chi phí tôn tạo, bảo quản di sản; công, chi phí nuôi dưỡng cũng như chi phí ma chay cho người để lại di sản; kỷ phần mà các ông, bà được hưởng, các ông, bà đồng ý giao cho ông B được quyền quản lý, sử dụng; ông B phải chịu án phí và các chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra/cấc ông bà không trình bày và yêu cầu gì khác.
- Tại Văn bản trình bày ỷ kiến đề ngày 07/8/2019, Đơn xin giải quyết và xét xử vắng mặt, các tài liệu có tại hồ sơ vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Thế và các anh, chị Phạm Thái Anh T, Phạm Thị cấm T, Phạm Thái Anh V, Phạm Thị Cẩm G, Phạm Thái Anh H cùng trình bày:
Bà và các anh, chị là vợ, con của ông Phạm Xuân T (tức Phạm Cẩm Vân). Bà và các anh, chị hoàn toàn thống nhất với trình bày của ông B. Trường hợp Tòa án chấp nhận yêu câu của nguyên đơn; bà và các anh, chị không yêu cầu Tòa án tính công, chi phí tôn tạo, bảo quản di sản; công, chi phí nuôi dưỡng cũng như chi phí ma chay cho người để lại di sản; kỷ phần mà bà và các anh, chị được hưởng; bà và các anh, chị đồng ý giao cho ông B được quyền quản lý, sử dụng; ông B phải chịu án phí và các chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bà và các anh, chị không bổ sung hay yêu cầu gì khác.
- Tại Văn bản trình bày ý kiến đề ngày 01/8/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Hồ Thị S và các anh Phạm Xuân P, Phạm Xuân P N cùng trình bày:
Bà và các anh là vợ, con của ông Phạm Xuân H1. Bà và các anh thống nhất với trình bày của nguyên đơn. Trường họp Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, kỷ phần mà bà và các anh được hường, bà và các anh đồng ý giao cho nguyên đơn được quyền quản lý, sử dụng; nguyên đơn phải chịu án phí và các chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bà và các anh không bổ sung và yêu cầu gì khác.
- Tại Công văn số 1793/UBND ngày 14/6/2019, các tài liệu có tại hồ sơ vụ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ủy ban nhân dân thị xã Đ xác định:
Về nguồn gốc thửa đất số 336, tờ bản đồ số 34, diện tích 1.779m2 tại xã P là vườn ở của cụ Phạm N2 đã bỏ hoang từ trước năm 1975. Năm 1976, ông Phạm Xuân B phục hóa để sản xuất và làm nhà tranh vách đất; đến năm 1988 sửa lại nhà như hiện nay. Tại sổ mục kê đất đai năm 2006, thửa 336 do ông B đứng tên. về các loại cây trồng trên đất như cây xoài là do cụ N2 trồng trước năm 1975, còn cây dừa là do nhà trường cung cấp giống cho ông B trồng theo thời kỳ phát động phong trào phủ xanh đất trống sau chiến tranh, còn cây đào lộn hột là do ông B trồng.
Theo tài liệu do Văn phòng đãng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi - C nhánh huyện Đ (nay là thị xã Đ) cung cấp thì hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ ông B vào ngày 26/12/2000 chỉ có duy nhất GCNQSDĐ. Tuy nhiên, từ nguồn gốc, thời điểm, quá trình sử dụng đất như đã nêu trên, UBND thị xã Đ cho rằng việc cấp GCNQSDĐ cho hộ ông B đối với thửa đất số 394, tờ bản đồ số 11, diện tích 1.530m2 tại xã P vào năm 2000 là có cơ sở, cũng như việc cấp đổi GCNQSDĐ cho ông B và bà Huỳnh Thị T đối vơi thửa 336 vào năm 2006 là đúng trình tự, thủ tục được quy định tại khoản 1, 2 Điều 144 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu ý kiến tranh luận:
Nguồn góc thửa 336 là của gia đình cụ Phạm N2 bỏ hoang trong chiến tranh nên ông B cùng ông L, bà M phục hóa lại để làm nhà ở và canh tác sản xuất vào cuối năm 1975. Quá trình quản lý, sử dụng ông B có đăng ký, kê khai thửa 336 theo Chỉ thị 299/TTg. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, ông B đã cung cấp một số giấy xác nhận của người làm chứng để chứng minh thửa 336 do ông khai hoang, trong đó có xác nhận của những người con của cụ N2. Ngoài ra, theo tài liệu do Tòa án thu thập tại UBND xã P và UBND huyện Đ (nay là thị xã Đ) đều xác định thửa 336 là do ông B khai hoang; quá trình sử dụng, ông B là người nộp thuế cho Nhà nước và đứng tên trong sổ mục kê đất đai năm 2006. Mặt khác, theo Văn bản trình bày ý kiến của cụ Phạm T (chú ruột của ông B, em chồng của cụ H) cũng xác định thửa 336 là do ông B khai hoang, nên việc cụ H cho rằng thửa 336 là do cụ và cụ N1 khai hoang là không đúng. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của cụ H.
Từ các nội dung đã được xác định nêu trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 32/2020/DS-ST ngày 19/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định:
Căn cứ khoản 5 Điều 26, Điều 34, 37, 147, 165, 191, 193, 195, khoản 1 Điều 227, Điều 228, 235, 266, 271 và 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 166, 612, 649, 650, 651 Bộ luật dân sự năm 2015; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị H về việc yêu cầu chia di sản thừa kế; đòi lại tài sản đối với thửa đất số 336, tờ bản đồ số 34, diện tích theo đo đạc thực tế là 1.798,lm2 tại xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi; hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi cấp cho ông Phạm Xuân B và bà Huỳnh Thị T đối với thửa đất số 336, tờ bản đồ số 34, diện tích 1.779m2 tại xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 08/11/2006.
Về chi phí tố tụng khác: Tổng cộng 8.000.000 đồng (tám triệu), cụ Nguyễn Thị H phải chịu. Cụ H đã nộp và chi phí xong.
Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 29/8/2020 nguyên đơn cụ Nguyễn Thị H kháng cáo Bản án dân sự sơ thẩm số 32/2020/DS-ST ngày 19/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Lý do kháng cáo bà H cho rằng: Thửa đất số 336, tờ bản đồ số 34, diện tích 1779 m2 là thửa đất do bà với ông N1 canh tác sử dụng làm nhà ở từ năm 1975. Ông N chết nên một phần thửa đất là di sản thừa kế. Nay bà yêu cầu buộc ông Phan Xuân B bà Huỳnh Thị T trả lại và yêu cầu chia di sản thừa kế đối với thửa đất nói trên theo quy định pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá chứng cứ không khách quan, không đúng bản chất của vụ án, sử dụng chứng cứ gián tiếp, ngụy tạo để giải quyết vụ án, bác yêu cầu khởi kiện của bà H là không đúng pháp luật. Nay bà H yêu cầu sửa toàn bộ Bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu đòi lại tài sản và chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện theo ủy quyền của bà H ông Nguyễn Chí H giữ nguyên kháng cáo.
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến như sau:
- Về tố tụng: Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng đã thực hiện và chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Về nội dung: Sau khi phân tích nội dung vụ án, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị H, giũ nguyên Bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ hồ sơ vụ án, các tài liệu chứng cứ đã được xem xét. Xét kháng cáo của bà Nguyễn Thị H, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:
[1]. Về quan hệ gia đình: Cụ Phạm N1 (tức cụ N) lấy bà Nguyễn Thị T sinh ra được 08 người con gồm ông Phạm Xuân T (tức Phạm Cẩm Vân, chết năm 2002), Phạm Xuân H1 (chết năm 2009), Phạm Thị Xuân M, Phạm Xuân R, Phạm Xuân C, Phạm Xuân L, Phạm Thị Xuân H, Phạm Xuân B. Năm 1969 cụ T chết, đến năm 1972 cụ N lấy cụ Nguyễn Thị H sinh hạ 02 người con gồm Phạm Xuân N và Phạm Xuân Tuyết N. Ông Phạm Xuân T chết có vợ là bà Nguyễn Thị Thế và các con là các anh, chị Phạm Thái Anh T, Phạm Thị cấm T, Phạm Thái Anh V, Phạm Thị Cẩm G, Phạm Thái Anh H, ông Phạm Xuân H1 chết có vợ là bà Hồ Thị S và các con là các anh Phạm Xuân P, Phạm Xuân P N.
[2]. Về xác định di sản thừa kế, theo ông Nguyễn Chí H đại diện theo ủy quyền của cụ H trình bày cho rằng: Cụ N và cụ H có canh hoang thửa đất 336, tờ bản đồ số 34, diện tích 1779 m2, đến năm 1989 cụ N1 chết, năm 1997 cụ H đến ở với ông Phạm Xuân N nhưng vẫn tiếp tục sử dụng thửa đất, quá trình sử dụng cụ H có đăng ký theo Chỉ thị 299/Ttg vì vậy phía nguyên đơn yêu cầu xác định thửa đất nêu trên là di sản thừa kế của cụ N1 và là tài sản của cụ H. Thấy rằng theo trình bày của cụ H, ông Phạm Xuân B, các con của cụ Phạm N2 cũng như một số đương sự khác và những người làm chứng thì đều thống nhất xác định thửa đất 336 nêu trên có nguồn gốc trước năm 1975 là nhà đất của cụ Phạm N2, sau năm 1975 bỏ hoang, gia đình cụ N2 không có ai sử dụng, theo UBND thị xã Đ không có tài liệu xác định ai là người đăng ký sử dụng thửa đất theo Chỉ thị 299/Ttg của Chính phủ, năm 1976 ông B phục hóa, sử dụng và làm nhà từ năm 1988, có tên trong Sổ Mục kê lập năm 2006, hộ gia đình ông Phạm Xuân B đã được cấp Giấy CNQSDĐ từ ngày 26/12/2000, việc cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình ông B, bà T đúng theo quy định của pháp luật. Mặc khác theo trình bày của đa số người dân ở trong khu vực do chính quyền tổ chức họp để thu thập, xác định thì hầu hết các ý kiến trình bày của người dân xác định thửa đất do ông Phạm Xuân B phục hóa, tài sản nhà cửa trên đất là của ông B.
[3]. Xem xét việc ông H đại diện cho cụ H, trình bày vợ chồng cụ H, cụ N1 đã đến khai hoang làm nhà trên thửa đất này nhưng không có giấy tờ, tài liệu gì có giá trị chứng minh, quá trình quản lý, sử dụng không có tài sản vật kiến trúc trên đất, đối với cây cối thì chủ yếu chỉ là cây khoai lang, mì và cây lâm nghiệp là không chứng minh được quyền sử dụng đất. Tại phiên tòa phúc thẩm phía nguyên đơn cũng không cung cấp tài liệu gì mới có giá trị chứng minh quyền sử dụng đối với thử đất là hợp pháp. Do vậy, không có cơ sở xác định cụ N1, cụ H đã khai hoang, canh tác và có quyền sử dụng thửa đất hợp pháp, nên không thể xác định thửa đất 336 nêu trên là di sản thừa kế của cụ N1 và tài sản của cụ H được.
[4]. Đối với yêu cầu hủy GCNQSDĐ số AH 715063, số vào sổ H07093 do UBND huyện Đ cấp ngày 08/11/2006 cho hộ gia đình ông B, bà T đối với thửa 336, do không chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc đòi tài sản và chia thừa kế nên Bản án sơ thẩm đã bác yêu cầu hủy GCNQSDĐ của cụ H là đúng pháp luật.
Từ những nhận định nêu trên, xét thấy Bản án sơ thẩm số 32/2020/DS-ST ngày 19/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã không chấp yêu cầu khởi kiện của cụ H là có căn cứ, đúng pháp luật, vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của cụ Nguyễn Thị H. Giữ nguyên Bản án sơ thẩm Về án phí sơ thẩm, chi phí tố tụng, giữ nguyên phần quyết định của Bản án sơ thẩm.
Về án phí phúc thẩm, do không chấp nhận kháng cáo nên cụ Nguyễn Thị H phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ nêu trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1, Điều 308, Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự.
Không chấp nhận kháng cáo của cụ Nguyễn Thi H, giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 32/2020/DS-ST ngày 19/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
Áp dụng: Điều 166, 612, 649, 650, 651 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 2; Điều 73, Luật đất đai năm 1993, Điều 100, Luật đất đai năm 2013, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.
Xử:
1/. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị H về việc; đòi lại tài sản đối với thửa đất số 336, tờ bản đồ số 34, diện tích theo đo đạc thực tế là 1.798,lm2 tại xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi, yêu cầu chia di sản thừa kế và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi cấp ngày 08/11/2006 cho hộ ông Phạm Xuân B và bà Huỳnh Thị T đối với thửa đất số 336, tờ bản đồ số 34, diện tích 1.779m2 tại xã P, huyện Đ (nay là thị xã Đ), tỉnh Quảng Ngãi.
2/. Về án phí sơ thẩm, chi phí tố tụng: Giữ nguyên theo nội dung quyết định của Bản án sơ thẩm.
3/. Về án phí dân sự phúc thẩm: Áp dụng Điều 29, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án, cụ Nguyễn Thị H phải chịu 300.000đồng, ông H đã nộp thay, nộp dủ tại Biên lai số 0006036, ngày 10/9/2020 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi. Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Bản án 24/2020/DS-PT ngày 18/11/2020 về tranh chấp đòi lại tài sản và thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất
Số hiệu: | 24/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 18/11/2020 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về