Bản án 24/2018/HS-ST ngày 25/07/2018 về tội vi phạm các quy định bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH

BẢN ÁN 24/2018/HS-ST NGÀY 25/07/2018 VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Ngày 25 tháng 7 năm 2018, tại Trụ sở Toà án nhân dân huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 28/2018/HSST ngày 19 tháng 6 năm 2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 32/2018/QĐXXST-HS ngày 11 tháng 7 năm 2018 đối với bị cáo:

Trần Xuân V sinh ngày 06 tháng 7 năm 1982 tại huyện B, tỉnh Quảng Bình. Nơi cư trú: Thôn B, xã H, huyện B, tỉnh Quảng Bình; nghề nghiệp: Không; trình độ văn hóa: 4/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trần Xuân T, sinh năm 1945 và con bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1958; có vợ Hồ Thị H, sinh năm 1985 và 02 con (lớn sinh năm 2012, nhỏ sinh năm 2014); tiền án, tiền sự: không; quá trình nhân thân: Sinh ra được gia đình nuôi ăn học đến lớp 4/12 thì bỏ học ở nhà sau đó lập gia đình sinh sống tại địa phương cho đến ngày phạm tội; bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Nguyên đơn dân sự: Ban quản lý V - K; địa chỉ: Xã S, huyện B, tỉnh Quảng Bình.

Người đại diện: Ông Lê Thanh T - Chức vụ: Giám đốc.

Người được ủy quyền: Ông Đoàn Thanh B, chức vụ Trạm trưởng, phụ trách bộ phận Pháp chế - Kỹ thuật, Hạt kiểm lâm V - K theo giấy ủy quyền số 424/GUQ- VQG ngày 20/7/2018. Có mặt

- Người làm chứng:

+ Ông Đoàn Đức V, sinh năm 1975; địa chỉ: Trạm Kiểm lâm U, xã P, huyện B, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

+ Ông Hoàng Văn Q, sinh năm 1953; địa chỉ: Trạm Kiểm lâm U, xã P, huyện B, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

+ Ông Lê Hồng T, sinh năm 1980; địa chỉ: Trạm Kiểm lâm U, xã P, huyện B, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 02/11/2017 Trần Xuân V đi vào rừng để tìm trầm theo lối Rào Mạ (đường 48, thuộc xã H). Khi đi V mang theo dụng cụ tìm trầm, vật dụng cá nhân và 22 sợi dây làm bằng phanh xe đạp để bẫy thú rừng. Ngày 07/11/2017, V đến khu vực khoảnh 7, tiểu khu 283 thuộc phân khu bảo vệ của V thuộc địa giới hành chính của xã T, huyện B là khu vực nghiêm cấm săn bắt, bẫy động vật hoang dã dựng lán tại đây. V đặt 04 bẫy bằng phanh xe đạp cách lán khoảng 50 đến 100m. Chiều ngày 09/11/2017, V kiểm tra thì phát hiện 01con sơn dương, 01 con lợn rừng, 02 con chồn khét mắc bẫy. Thấy các cá thể mắc bẫy còn sống, V mổ lấy nội tạng và dùng củi rừng đốt sấy khô thịt để ăn dần. Ngày 15/11/2017, lực lượng Kiểm lâm V kiểm tra phát hiện lập biên bản, thu giữ 03kg xương, 02 kg da, 1,5kg thịt giống thịt Sơn Dương đã sấy khô qua lửa; 2,5 kg thịt, da, xương giống thịt Lợn rừng đã sấy khô qua lửa; 02 cá thể giống cá thể Cầy lỏn tranh bị mổ lấy nội tạng đã sấy khô qua lửa có trọng lượng 0,3kg; 12 sợi dây bẫy làm bằng phanh xe đạp.

Kết luận giám định số 02/KLGĐ-VQG ngày 02/01/2018 của Ban quản lý V đã kết luận: Cá thể động vật rừng thuộc đối tượng giám định thứ nhất là của loài Sơn dương, tên khoa học Naemorhedus sumatraensis, họ trâu bò, bộ móng guốc chẵn là động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB theo quy định Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cá thể động vật rừng thuộc đối tượng giám định thứ hai là của loài lợn rừng, tên khoa học Sus scrofa, họ lợn, bộ móng guốc chẵn, là động vật rừng thông thường theo quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cá thể động vật rừng thuộc đối tượng giám định thứ ba là của loài Cầy lỏn tranh, tên khoa học Herpestes javanicus, họ cầy lỏn, bộ ăn thịt là động vật rừng thông thường theo quy định tại Thông tư số 47/2012/TT- BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tại bản cáo trạng số 26/QĐ-VKSBT ngày 15/6/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch đã truy tố Trần Xuân V về tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” theo điểm d khoản 2 Điều 190 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999.

Tại phiên toà Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch vẫn giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Trần Xuân V phạm tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” và áp dụng điểm d khoản 2 Điều 190; điểm p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999: đề nghị xử phạt Trần Xuân V từ 15 tháng đến 18 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Vật chứng vụ án: Giao Ban quản lý V tiêu hủy theo thẩm quyền gồm: 03kg xương, 02kg da, 1,5kg thịt Sơn dương đã sấy khô qua lửa; 2,5kg thịt, da, xương Lợn rừng đã sấy khô qua lửa; 02 cá thể Cầy lỏn tranh bị mổ lấy nội tạng đã sấy khô qua lửa có trọng lượng 0,3kg; 12 sợi dây bẫy làm bằng phanh xe đạp.

Tại phiên tòa đại diện Nguyên đơn dân sự: Đề nghị Hội đồng xét xử nghiêm minh để nhằm răn đe và làm gương cho nhiều người khác. Tuy nhiên cũng cần xem xét cho bị cáo hoàn cảnh khó khăn, đã ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với các cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án nên đề nghị xem xét cho bị cáo V về hình phạt nhằm đảm bảo tính khoan hồng của Pháp luật.

Ý kiến của bị cáo: Thừa nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung cáo trạng đã truy tố và lời luận tội của đại diện Viện kiểm sát, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng mức án thấp nhất.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Trong quá trình điều tra và truy tố cũng như tại phiên tòa những người tham gia tố tụng không có khiếu nại về hành vi, quyết định tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Hành vi phạm tội của bị cáo: Tại phiên tòa bị cáo Trần Xuân V đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, lời nhận tội của bị cáo phù hợp với lời trình bày của người làm chứng, nguyên đơn dân sự, phù hợp vật chứng đã thu giữ và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa. Do đó có đủ cơ sở xác định: Ngày 02/11/2017 tại khoảnh 7, tiểu khu 283, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt V trên địa bàn xã T, huyện B là khu vực nghiêm cấm săn bắt, bẫy động vật hoang dã Trần Xuân V đã có hành vi dùng dây phanh xe đạp tự chế đặt bẫy săn bắt cá thể sơn dương trái phép. Qua kiểm tra lực lượng Kiểm lâm V đã kiểm tra phát hiện thu giữ 6,5kg thịt, da, xương Sơn dương đã sấy khô qua lửa. Như vậy, Trần Xuân V đã bẫy loài Sơn dương trong khu vực khoảnh 7, tiểu khu 283 thuộc phân khu bảo vệ của V thuộc địa giới hành chính của xã T, huyện B là khu vực nghiêm cấm săn bắt, bẫy động vật hoang dã. Loài Sơn dương, tên khoa học Naemorhedus sumatraensis, họ trâu bò, bộ móng guốc chẵn là động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB theo quy định Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Nên đủ cơ sở kết luận bị cáo Trần

Xuân V phạm tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”. Do bị cáo thực hiện hành vi phạm tội trước ngày Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật và trên nguyên tắc có lợi cho người phạm tội cần áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999; Nghị quyết số 109/NQ-QH ngày 27/11/2015 và Nghị quyết số 41/NQ-QH ngày 20/6/2017 của Quốc hội về thi hành Bộ luật hình sự; khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015. Vì vậy cần xét xử bị cáo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 190 Bộ luật hình sự 1999 đúng như Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch đã truy tố và kết luận của Kiểm sát viên phát biểu tại phiên tòa.

[3] Xét quá trình nhân thân, hành vi, mức độ và hậu quả phạm tội của bị cáo gây ra thấy rằng: Bị cáo Trần Xuân V là người đã trưởng thành mặc dù trình độ văn hoá thấp nhưng trong sinh hoạt cộng đồng ở thôn đã được các cơ quan có thẩm quyền cũng như chính quyền địa phương đã thường xuyên truyên truyền giáo dục về việc bảo vệ động vật ưu tiên được bảo vệ. Bị cáo đã nhận thức được việc săn, bắt trong khu vực cấm là vi phạm pháp luật, nhưng chỉ vì hám lợi, thiếu ý thức và coi thường pháp luật nên bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm các quy định của nhà nước trong việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học của các loài động vật hoang dã, quý hiếm trong môi trường sinh thái. Vì vậy, cần phải xét xử nghiêm để răn đe giáo giục bị cáo và phòng ngừa chung cho xã hội và cần thiết cách ly ra ngoài xã hội một thời gian nhất định để có điều kiện tiếp tục giáo dục, cải tạo bị cáo tiến bộ sớm trở lại là một công dân tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội.

[4] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo Trần Xuân V trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa hôm đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và nhận thức được việc làm sai trái của mình, đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án; có thành tích cứu giúp người trong lũ lụt được chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận; hoàn cảnh khó khăn có Bố tham gia kháng chiến được hưởng chế độ trợ cấp. Vì vậy cần áp dụng điểm p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 để giảm nhẹ cho bị cáo một phần về hình phạt. Do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999, nên cần áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 để cho bị cáo được hưởng mức hình phạt thấp nhất dưới khung hình phạt.

[5] Về tình tiết tăng nặng: Không có.

[6] Vật chứng vụ án: Hiện đang tạm giữ tại Hạt kiểm lâm V gồm: 03kg xương, 02kg da, 1,5kg thịt Sơn dương đã sấy khô qua lửa; 2,5kg thịt, da, xương Lợn rừng đã sấy khô qua lửa; 02 cá thể Cầy lỏn tranh bị mổ lấy nội tạng đã sấy khô qua lửa có trọng lượng 0,3kg; Xét thấy các vật chứng trên thuộc loại Nhà nước cấm săn bắt nên áp dụng Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự giao cho Ban quản lý V tịch thu tiêu hủy theo thẩm quyền. Đối với 12 sợi dây bẫy làm bằng phanh xe đạp xét đây là công cụ, phương tiện dừng vào việc phạm tội nên cần áp dụng điểm b khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự tịch thu tiêu hủy.

[7] Quá trình điều tra Trần Xuân V khai đã cùng Trần Văn V và Trần Văn C trú tại xã H, huyện B cùng đi với V vào khu vực khoảnh 7, tiểu khu 283, V đặt bẫy thú rừng ngày 02/11/2017, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bố Trạch đã tiến hành xác minh nhưng hai đối tượng này không có mặt tại địa phương nên tiếp tục điều tra làm rỏ.

[8] Án phí sơ thẩm: Bị cáo phải nộp án phí theo quy định của pháp luật.

[9] Bị cáo có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 190; điểm p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999: Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Tuyên bố bị cáo Trần Xuân V phạm tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”.

- Xử phạt Trần Xuân V 15 (Mười lăm) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

- Tịch thu số vật chứng gồm: 03kg xương, 02kg da, 1,5kg thịt Sơn dương đã sấy khô qua lửa; 2,5kg thịt, da, xương Lợn rừng đã sấy khô qua lửa; 02 cá thể Cầy lỏn tranh bị mổ lấy nội tạng đã sấy khô qua lửa có trọng lượng 0,3kg, giao cho Ban quản lý V tiêu hủy theo thẩm quyền. Tịch thu tiêu hũy 12 sợi dây bẫy làm bằng phanh xe đạp. (Các vật chứng trên hiện được bảo quản tại Hạt kiểm lâm V theo Biên bản giao nhận hồ sơ, tang vật vụ án ngày 02/01/2018)

- Buộc bị cáo Trần Xuân V phải nộp 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Án xử công khai sơ thẩm, báo cho bị cáo và nguyên đơn dân sự có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (25/7/2018) để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình xét xử phúc thẩm./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

580
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 24/2018/HS-ST ngày 25/07/2018 về tội vi phạm các quy định bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Số hiệu:24/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Bố Trạch - Quảng Bình
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 25/07/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;