TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
BẢN ÁN 21/2020/DS-PT NGÀY 10/06/2020 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT AO
Ngày 10 tháng 6 năm 2020 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 14/2019/TLPT-DS ngày 06 tháng 01 năm 2020 về tranh chấp Quyền sử dụng đất ao.
Do bản án dân sự sơ thẩm số 29/2019/DS-ST ngày 14/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định bị kháng cáo và kháng nghị.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 69/2020/QĐXXPT-DS ngày 02 tháng 6 năm 2020 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn.
1. Anh Mai Văn V, sinh năm 1959;
2. Chị Mai Thị H, sinh năm 1963;
Cùng địa chỉ: Xóm 5, xã X, huyện X, tỉnh N.
- Người đại diện theo ủy quyền của anh Mai Văn V: Chị Mai Thị H. Theo văn bản ủy quyền ngày 28-6-2019.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Mai Thị H: Luật sư Lê Ngọc V1 - Văn phòng luật sư văn thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nam Định.
- Bị đơn: Các thành viên dòng họ M, xã X; địa chỉ: Xóm 5, xã X, huyện X, tỉnh N.
- Người đại diện theo ủy quyền của các thành viên dòng họ M:
1. Ông Mai Văn L1, sinh năm 1950; địa chỉ: Xóm 5, xã X, huyện X, tỉnh N.
2. Ông Mai Văn L2, sinh năm 1957; địa chỉ: Xóm 10A, xã X1, huyện X, tỉnh N.
3. Anh Mai Thanh S, sinh năm 1954; địa chỉ: Xóm 5, xã X, huyện X, tỉnh N.
4. Cụ Mai Xuân Q, sinh năm 1930; địa chỉ: Xóm 8, xã X1, huyện X, tỉnh N.
5. Ông Mai Xuân T2 (tên gọi khác Mai Văn T2), sinh năm 1959; địa chỉ: Xóm 2, xã X, huyện X, tỉnh N.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Chị M Thị L3, sinh năm 1958; địa chỉ: Xóm 2, xã X, huyện X, tỉnh N.
- Người làm chứng:
Chị Mai Thị L4, địa chỉ: Tổ 3 Khu 1, xã Đ, huyện H, thành phố H, tỉnh Q.
Người kháng cáo: Bị đơn: Những người đại diện theo ủy quyền của các thành viên dòng họ M, xã X.
Kháng nghị số 05/QĐKNPT-VKS-DS ngày 27-11-2019 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Chị H, Luật sư V1, cụ Q, ông L1, ông L2, ông T, anh S, chị L3 có mặt. vắng mặt anh V và chị L3 với tư cách người làm chứng.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện và quá trình tố tụng tại Tòa án nguyên đơn là chị Mai Thị H và anh Mai Văn V, anh V ủy quyền cho chị H tham gia tố tụng giải quyết vụ án, chị H trình bày:
Bố đẻ chị là ông Mai Viết Đ (chết năm 1980), mẹ đẻ chị là bà Trần Thị T (bà Mai Thị Đ) chết năm 2010. Trước đây, mẹ chị sinh một người con gái chết lúc 3 tuổi, mẹ chị chưa sinh được con tiếp, nên đã đồng ý để bố đi với bà Phạm Thị T1 (bà Mai Thị H1 gọi là bà Đ B). Bố chị và bà T1 sinh được một con trai là Mai Chí T3, sinh năm 1956 là liệt sĩ (chưa có vợ con) và chị Mai Thị L3. Ngoài ra, bà T1 còn có con riêng là chị Mai Thị L3, hiện ở Q. Bố và mẹ đẻ chị có 02 người con đẻ gồm anh Mai Văn V và chị.
Năm 1946 (năm Bính Tuất) khi bố chị chưa xây dựng gia đình, do dòng họ M không còn người trông coi quản lý từ đường, nên dòng họ M đã giao cho bố chị trông nom, hương khói ngôi từ đường ở xóm 5, xã X, huyện X, có văn tự là giấy ủy quyền cho ở, còn thực tế năm 1948 bố chị mới ra từ đường ở. Trong giấy ủy quyền có ghi “Duyên trong họ ba chi có ngôi từ đường và 1 sào 8 miếng thổ cư, 2 sào ruộng nhang đăng, 2 cái ao, vì năm ngoái tên thừa trong tôn là Mai Hữu R chết, có con tên là Mai Hữu C, Mai Viết T4 hiện tha vãng không về, không có người trông nom vì thế trong họ thỏa thuận cử tên Mai Viết Đ đến làm nhà ở trông nom quản nhận ruộng ao vườn đất cấy cây trông nom phụng sự”. Khi bố và mẹ là bà T xây dựng gia đình, được dòng họ M cho phép ở 2 gian nhà, hai bên ngôi từ đường đã có sẵn. Bố mẹ chị sống và chết tại hai gian nhà này, anh T1, anh V và chị sinh ra, lớn lên và cùng sinh sống ở hai gian nhà này. Còn bà T1 và chị L3 ở cùng với bố mẹ chị, một thời gian, sau đó bà T1 và chị L3 đi ở chỗ khác. Trước đây, bố mẹ chị có xây hai gian nhà cấp 4 (khoảng 50m2), một bể nước mưa, một nhà chăn nuôi một gian trên đất từ đường (thời gian xây dựng các công trình này chị không nhớ). Chị được bố mẹ nói lại, trong giấy ủy quyền có ghi từ đường và 1 sào 8 miếng thổ cư, 2 sào ruộng nhang đăng, 2 cái ao.
Năm 1976 bố mẹ chị được nhà nước giao quyền sử dụng đất thổ canh diện tích 120m2 thuộc thửa số 583 mảnh 5, đất ao diện tích 840m2 thuộc thửa 565 là đất ruộng phần trăm của xã viên Hợp tác xã.
Năm 1987 Ủy ban xã X đo đạc, chỉnh lý lại diện tích đất thổ canh và đất ao; gia đình chị được sử dụng 324m2 đất thổ canh, 756 m2 đất ao ở thửa số 781 tờ bản đồ số 1a và 840m2 đất ao ở thửa 836 tờ bản đồ số 1a.
Năm 1990 Ủy ban xã X đo đạc, chỉnh lý lại diện tích đất thổ cư, đất thổ canh, đất phần trăm cho xã viên thì gia đình mẹ chị được giao quyền sử dụng diện tích đất ao 524m2 thuộc thửa 163 tờ bản đồ số 4, ao không liền ngôi từ đường mà nằm ngoài cánh đồng lúa của xã. Diện tích đất ao 524 m2 bố chị được sử dụng từ năm 1946, thực tế bố chị đã trông coi, quản lý và sử dụng 02 gian từ đường và cái ao từ năm 1948 và đóng góp nghĩa vụ với nhà nước, sau khi bố chị mất, mẹ chị và anh em tiếp tục quản lý sử dụng trông coi 02 gian từ đường và cái ao, cho đến năm 1993 mẹ chị già, không trồng cây, canh tác ao nữa đã để anh S là cháu gọi mẹ chị là bà, ra thả cá được mấy năm thì bỏ hoang cho đến bây giờ.
Khi còn sống bố chị vẫn thường nói với mẹ con chị, trước đây do chính sách cải cách ruộng đất của nhà nước lấy đất ao, đất ruộng ra. Do đất ao không liền thổ mà ở ngoài cánh đồng, nhưng do bố chị xin lại đất ao để canh T3, vì vậy chính quyền địa phương chỉ lấy lại đất ruộng, mà không lấy đất ao ra. Khoảng năm 1992 hoặc năm 1993, anh Mai Tiến S là cháu gọi mẹ chị là bà, bị vỡ nợ không có chỗ ở, cả hai vợ chồng anh S sang nói rất nhiều lần với mẹ chị về việc cho ở nhờ. Vì nể vợ chồng anh S là con cháu, bị vỡ nợ không có chỗ ở, nên mẹ chị đã chuyển nhượng phần tài sản là các công trình xây dựng mà bố mẹ chị đã xây dựng trên đất của từ đường, cho vợ chồng anh S với giá là 10 chỉ vàng, trong biên bản giao nhận này cũng không hề nói gì về việc giao nhận đất ao.
Năm 2000 chị đi lao động ở Đài Loan -Trung Quốc, quá trình đi lao động chị có về phép mấy lần. Năm 2017 chị về quê ở hẳn, chị và anh V về quê xã X, thì 2 gian nhà ở trước kia của bố mẹ chị, đã bị dòng họ M phá dỡ, phần diện tích đất ở đó, giao cho ông Mai Viết Q1 và con trai là Mai Tiến S sử dụng làm nhà ở, nay chị không yêu cầu gì về 02 gian nhà này.
Tháng 11 hoặc tháng 12 năm 2018 dương lịch, chị có đổ 09 thuyền cát xuống ao của bố mẹ chị với số tiền là 24.200.000 Đ, đang trong quá trình đổ cát để làm nhà, thì ông L1, ông C1, ông H1, ông T4 là đại diện của dòng họ M, đến không cho đổ cát tiếp. Các ông nói đất ao này là ao của dòng họ M K. Bản thân chị đã nhiều lần yêu cầu dòng họ M, đại diện Ban khánh tiết (cụ thể bà đã gặp ông L1, ông Q, ông T) đề nghị trả lại một phần diện tích trong tổng số 524m2 đất ao nói trên, để anh em chị sử dụng và làm nơi thờ cúng bố mẹ, nhưng dòng họ Mai không nhất trí. Hiện nay, đất ao 524m2 bỏ không, không có ai trông coi, quản lý, sử dụng. Năm 1993 dòng họ M đã bán cho bà Phạm Thị T1 (H1) 216m2 ao chị không có ý kiến gì.
Chị không có chồng con, không có nhà ở, phải đi ở nhờ, trước đây chị yêu cầu dòng họ M, trả lại quyền sử dụng diện tích 524m2 đất ao thuộc thửa 163 tờ bản đồ số 4 bản đồ địa chính xã X lập năm 1990, cho anh em chị vì diện tích đất ao này là di sản thừa kế của bố mẹ chị để lại, để anh em chị có nơi thờ cúng bố mẹ và anh T1. Theo kết quả đo đạc ngày 04-10-2019 thì diện tích đất ao chỉ còn là 514m2 nên chị yêu cầu các thành viên của dòng họ M phải trả lại 514m2 đất ao này.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày:
Ông nhất trí với lời trình bày của chị H. Về một phần diện tích đất ao dòng họ M đã bán cho bà Mai Thị H1 (Phạm Thị T1) cũng như đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà H1, ông không có ý kiến gì. Riêng về đất ao đang tranh chấp, thì căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cũng như bản đồ, sổ mục kê đất đai qua các thời kỳ, chính sách pháp luật về đất đai, thì khẳng định đất ao là quyền sử dụng hợp pháp của ông Đ và bà T là di sản của ông Đ và bà T. Vì vậy, ông đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh V và chị H về việc đòi quyền sử dụng đất. Buộc các thành viên của dòng họ M làng K phải trả lại đất ao 514m2 cho anh V, chị H.
Quá trình tố tụng tại Tòa án những người đại diện của các thành viên dòng họ M làng K là ông Mai Văn L1, ông Mai Văn L2, cụ Mai Xuân Q, ông Mai Xuân T, anh Mai Thanh S trình bày:
Họ M chi tộc ngành hai làng K nay là 2 xã X và X1, các cụ tổ tiên để lại diện tích đất thổ cư và thổ canh là 520 m2 và 01 cái ao diện tích 740 m2 nằm trên địa bàn dân cư xóm 6A, xã X nay là xóm 5, xã X1. Trên diện tích đất thổ cư cách đây trên 100 năm trong họ xây một từ đường hướng Nam, hai đầu là 2 buồng, giữa chia thành 03 gian có hậu cung thờ: Cao cao tổ Mai Đức T2. Tổ T2 sinh ra 3 ngành: Ngành 1 là Tổ khảo - Mai Văn K; ngành 2 là Tổ khảo - Mai Văn T2; ngành 3 là Tổ khảo - Mai Văn T3. Tổ khảo - Mai Văn K sinh ra: ông Mai Văn G, ông Mai Văn R, ông Mai Văn H, ông Mai Văn B. Ông Mai Văn G sinh ra ông Mai Văn R là thừa tôn bị chết có 2 người con là Mai Văn C và Mai Viết K tha vãng không về, không có người trông nom cung phụng tổ đường.
Năm 1948 ông Mai Viết Đ (là bố đẻ anh Mai Văn V và chị Mai Thị H) chưa có gia đình riêng, dòng họ quan tâm tạo điều kiện cho ông Đ ở nhờ một gian buồng của từ đường (có văn bản) để trông nom, hương khói cung phụng tổ đường. Sau đó, ông Đ xây dựng gia đình với bà Trần Thị T (vợ chính thức). Ông Đ và bà T có hai người con đẻ, không có con nuôi gồm anh Mai Văn V và chị Mai Thị H. Ngoài ra, ông Đ có đi lại với bà Phạm Thị T1 (Mai Thị H1 tên gọi khác bà Đ B) và đẻ ra hai người con gồm: anh Mai C T1 là liệt sĩ và chị Mai Thị L3, bà Đ B ở với ông Đ được một thời gian thì bà Đ B, anh T1, chị L3 không sinh sống trên đất của từ đường nữa mà ở nơi khác, nên không liên quan đến đất từ đường cũng như đất đang tranh chấp.
Quá trình ông Đ, bà T ở trên mảnh đất của từ đường, khoảng năm 1980 hoặc năm 1981 gia đình ông Đ có xây hai gian nhà cấp 4 (khoảng 50 m2), xây một bể nước mưa, một nhà chăn nuôi một gian thuộc phía Tây đất từ đường, bà T sau này chuyển nhượng cho anh S. Ngoài ra, trên đất từ đường có trồng cấy cây cối hoa màu như cây khế, cây mít...
Năm 1980 ông Đ chết. Trong giấy ủy quyền ngày 27-12- năm Bính Tuất, dòng họ chỉ cho ông Đ đến ở nhờ, trong giấy ủy quyền ghi 2 cái ao, 02 cái ao này đều liền cánh Đ, trong đó một cái ao liền thổ khoảng 3 sào dòng họ đã tiến cúng cho tổ cả, dòng họ các ông chỉ còn một cái ao hiện chị H đang khởi kiện với diện tích là 524 m2. Tháng 5-1993 bà T (tức Đ) có mời các ông là ông Mai Văn T3, ông Mai Văn R, cụ Mai Xuân Q, ông Mai Xuân Đ1, ông Mai Văn Q1 là những người đại diện cho họ về nhà thờ tổ, bà Đ trình bày lý do: Các con bà chuyển khẩu đi nơi khác làm ăn, còn một mình bà tuổi cao sức yếu không đảm nhiệm được, xin trả lại cho họ những tài sản có liên quan đến ngôi nhà thờ họ, còn cái ao giao cho ông Q1 đấu thầu giá cả dòng họ sẽ căn cứ vào việc thu hoa lợi Hàng năm để thu sử dụng cho họ. Dòng họ có văn bản tiếp nhận và giao cho ông Q1 là con cháu trong họ đến ở, trông coi, cung phụng tổ đường, do điều kiện sức khỏe ông Q1 ủy quyền cho con trai là Mai Tiến S đến ở, được dòng họ nhất trí. Một số công trình phụ gia đình bà Đ làm trên đất của dòng họ, đã giao lại cho anh S sử dụng và đôi bên đã thỏa thuận: Anh S phải thanh toán cho bà T 01 cây vàng có giấy biên nhận ngày 20-3-1993 con gái là Mai Thị H đã nhận và ký thay, anh S đã giao đủ vàng 10 chỉ cho chị H. Năm 1993 từ đường của dòng họ xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho con cháu đến cúng tổ. Dòng họ bàn bạc, thống nhất nhượng cho bà Phạm Thị T1 tức bà Đ B (là vợ hai của ông Đ) là con cháu trong dòng họ, 06 miếng ao bằng 216 m2 với giá là 06 chỉ vàng lấy kinh phí tu sửa từ đường, như vậy dòng họ chỉ còn 740 m2 - 216 m2 = 524 m2. Tháng 12-2018 anh V và chị H tự động phun cát lấp ao của dòng họ. Ban khánh tiết của dòng họ đã gặp anh V, chị H yêu cầu tạm dừng nhưng anh V và chị H cố tình không nghe. Ban khánh tiết của dòng họ đã báo cáo chính quyền địa phương. UBND xã X đã đến xem xét thực tế và yêu cầu Ban khánh tiết cùng anh V, chị H xuống UBND xã lập biên bản đình chỉ việc san lấp cát, đề nghị Ban khánh tiết và anh V, chị H về họp bàn giải quyết nội bộ trong dòng họ.
Khi gia đình ông Đ, bà T ở trên đất của từ đường từ năm 1946 đến năm 1993 thì gia đình bà T thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với đất ở, đất ruộng, đất ao với nhà nước. Còn từ năm 1993 đến nay, dòng họ trích quỹ của dòng họ để anh S thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thay cho dòng họ, một số năm gần đây theo chủ trương Chính sách của nhà nước được miễn nộp thuế. Đất ao 524 m2 từ năm 1993 đến năm 2015 do anh S trông coi quản lý canh tác và sử dụng, từ năm 2015 đến nay anh S bỏ không, không canh tác mà chỉ trông coi.
Nay quan điểm của các thành viên trong dòng họ Mai chi tộc: Chị H yêu cầu các thành viên của dòng họ Mai phải trả diện tích đất ao đo đạc thực tế 514 m2 là không có cơ sở nên không nhất trí theo yêu cầu của chị H.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Mai Thị L3 trình bày: Bố chị là ông Mai Văn Đ chết năm 1980, ông Đ có hai vợ, bà cả là Trần Thị T, bà hai là mẹ bà là Phạm Thị T1 chết năm 2010 (Phạm Thị Đ B). Bố chị và mẹ có hai người con đẻ là anh Mai Công T1 và chị, anh T1, sinh năm 1956 chưa có vợ đã hy sinh năm 1974. Trước khi, mẹ chị lấy bố chị thì mẹ chị đã có chồng là ông Mai Văn H1 ở xã X, do ông H1 chết, nên mẹ chị lấy ông Đ. Bà T1 và ông H1 có hai người con gái, một chị đã chết trẻ (không có chồng con), còn một chị là Mai Thị L3 hiện đang sinh sống tại Quảng Ninh. Khi mẹ chị (bà T1) lấy bố chị, bà T1 về ở với ông Đ và bà T tại hai gian buồng của từ đường họ M. Do chật chội và vì mẹ chị có con riêng, nên mẹ chị đã mua một mảnh đất 04 miếng ở riêng tại xóm 5, xã X. Chị đi với mẹ (bà T1) thì đất ao do bố chị, bà T, anh V, anh T1 sử dụng. Chị đã T2 trồng rau cần canh tác tại đất ao. Chị khẳng định đất ao chị H đang khởi kiện là của ông Đ và bà T, dòng họ giao cho bố chị là trưởng tộc quản lý suốt từ năm 1946. Khi thay đổi chính sách ruộng đất chính quyền xã định lấy đất ao ra, bố chị đã xin giữ lại và nộp thuế cho nhà nước nên đất ao mới còn. Khi dòng họ M giao cho bố chị quản lý, trông coi từ đường, bố chị xây nhờ trên đất từ đường hai gian nhà rẫy. Anh S gọi mẹ chị (bà T) là bà, do vỡ nợ không có chỗ ở nên bà T cho ở nhờ. Sau đó, bà T đã chuyển nhượng các công trình mà ông Đ, bà T đã xây dựng trên đất từ đường cho ông S với giá 10 chỉ vàng như chị H đã trình bày. Hiện nay, chị H không có đất ở, bố mẹ chị không có chỗ thờ cúng, anh trai là liệt sĩ hiện đang đi thờ cúng nhờ ở nhà cháu Đặng Xuân B là cháu ngoại của bà T1 tại xóm 5, xã X. Chị nhất trí với ý kiến của chị H yêu cầu dòng họ M trả lại cho chị em chị 514 m2 đất ao, để anh chị em có chỗ thờ cúng bố mẹ và anh Mai Chí T1 là liệt sĩ.
Người làm chứng: Chị Mai Thị L3 trình bày: Bố chị là Mai Văn H1 và mẹ chị Phạm Thị T1 (chết năm 2010). Bố mẹ chị sinh được hai con là chị và chị Mai Thị C (chết năm 1986 không có chồng con). Ông Mai Viết Đ là người cùng xã X đã có vợ là bà Trần Thị T, do ông Đ và bà T có một con gái bị mất, chưa sinh thêm được con, nên bà T đồng ý để ông Đ lấy vợ hai là mẹ chị (Phạm Thị T1).
Ông Đ và bà T1 có 02 người con là anh Mai Chí T1, (chưa có vợ hy sinh năm 1974) và chị Mai Thị L3. Nay anh V, chị H khởi kiện các thành viên của dòng họ M làng K, xã X, chị không liên quan gì và từ chối tham gia tố tụng.
Kết quả đo đạc, xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá ngày 04-10-2019 thể hiện: Diện tích đất ao đang tranh chấp tại thửa số 163, tờ bản đồ số 4 do xã X lập năm 1997 có diện tích 514m2. Giá trị đất ao là 500.000đ/m2. Cát san lấp là 16.000.000đ.
Kết quả xác minh thu thập chứng cứ tại UBND xã X:
Về nguồn gốc: Trước đây, khi ông Mai Viết Đ chưa xây dựng gia đình. Do dòng họ M làng K không còn người trông coi, quản lý từ đường, nên dòng họ M đã giao cho ông Đ trông nom, hương khói. Khi ông Đ và bà T xây dựng gia đình, ông Đ, bà T và các con sinh sống tại đất từ đường, cũng có thời gian bà T1 ở cùng với ông Đ, bà T tại đất của từ đường, sau đó bà T1 mua đất ở riêng. Trên đất từ đường ông Đ, bà T có xây hai gian nhà cấp 4 (khoảng 50 m2), xây một bể nước mưa, một nhà chăn nuôi một gian trên đất từ đường.
Từ năm 1993 anh Mai Thanh S ở trên đất của từ đường dòng họ M cho đến nay, địa phương được biết anh S có thanh toán cho mẹ con chị H một số vàng, để anh S sở hữu các công trình do gia đình bà T xây dựng trên đất của từ đường. Trước đây, chị H có đi lao động xuất khẩu, thỉnh thoảng về phép. Năm 2017 chị H về quê để ở. Khoảng cuối năm 2018 chị H đổ cát xuống ao, thì đại diện ban khánh tiết của dòng họ M không cho chị H đổ cát. Ủy ban xã đã lập biên bản đình chỉ việc đổ cát của chị H. Sau đó, chị H nhiều lần có đơn đề nghị gửi UBND xã đề nghị giải quyết tranh chấp đất ao với dòng họ M. Địa phương đã tiến hành hòa giải nhưng không thành. Hiện nay đất ao 524 m2 bỏ không, không có ai sử dụng.
Kết quả đo đạc, xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá ngày 04-10-2019 thể hiện: Đất ao đang tranh chấp thuộc thửa số 163, tờ bản đồ số 4, địa chính xã X, diện tích đo đạc thực tế 514 m2, diện tích đo đạc thực tế hụt hơn so với sổ mục kê là 10m2 có thể sai số do đo đạc.
Sự biến động của đất ao tranh chấp: Theo tài liệu lưu tại Ủy ban xã thể hiện: Ngày 15-12-1993 ông T3 là đại diện họ M chi tộc bán 216 m2 ao bằng 6 miếng cho bà Đ B, có giấy chuyển quyền sử dụng ao, đơn đề nghị ngày 26-9-1994 của ông T3 và đại diện họ M. Hộ bà Mai Thị H1 (Phạm Thị T1) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 19-02-1998 diện tích 216 m2 đất ao thuộc thửa 516, tờ bản đồ số 4. Theo bản đồ lập năm 1976 thể hiện ông Đ, bà T diện tích đất tại thửa 583 diện tích là 672 m2, thổ canh là 120m2, thổ 552m2, sổ mục kể ghi tên ông Đ; thửa 565 diện tích là 840 m2, bản đồ không thể hiện tên ai chủ sử dụng, còn sổ mục kê ghi đất phần trăm. Theo bản đồ số 1a năm 1987 Ủy ban xã X đo đạc, chỉnh lý lại diện tích đất của gia đình ông Đ được thể hiện 1440 m2; trong đó thổ cư 360m2, ao 756 m2, thổ canh 324 m2, sổ mục kê ruộng đất mang tên Mai Thị Đ, thửa số 836, bản đồ không thể hiện ghi diện tích, còn sổ mục kê ghi diện tích 840 m2.
Theo sổ mục kê năm 1990 và bản đồ lập năm 1997 Ủy ban xã X đo đạc, chỉnh lý lại diện tích đất thổ cư, đất thổ canh, đất phần trăm cho xã viên thì hộ bà Đ được thể hiện ở sổ mục kê tại thửa 154 diện tích đất là 520 m2, trong đó thổ canh 250m2, thổ 270m2 mang tên Mai Văn V, ghi chú họ M, còn bản đồ thể hiện tên họ M V, thửa 163 tờ bản số 4, diện tích 740m2 mang tên Mai Thị Đ - ghi chú ao họ, còn bản đồ số 4 thể hiện thửa số 162 diện tích đất 524 m2 mang tên họ M Đ. Trước đây, gia đình ông Đ, bà T ở đất của từ đường từ năm 1946 đến năm 1993 thì gia đình bà T thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với đất ở, đất ruộng, đất ao với nhà nước. Còn từ năm 1993 đến nay anh Mai Thanh S là người đại diện cho dòng họ M thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước thay cho dòng họ, một số năm gần đây theo chủ trương chính sách của nhà nước được miễn nộp thuế.
Quan điểm của địa phương: Đề nghị Tòa án hòa giải để các bên thống nhất được với nhau để giữ được tình cảm của những người trong dòng họ, nếu không đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật và có xem xét đến công sức của ông Đ, bà T và các con trong việc sử dụng quản lý giữ gìn đất đai của dòng họ gồm: từ đường, đất ao, đất ruộng của dòng họ M từ trước những năm 1950 cho đến năm 1993 đặc biệt là ông Đ, bà T, bà T1 có một người con là liệt sĩ hiện đang phải đi thờ nhờ tại nhà cháu là anh Đặng Xuân B ở xóm 5, xã X.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 29/2019/DS-ST ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã Quyết định. Căn cứ vào Điều 166 của Bộ luật Dân sự; Điều 97; Điều 166, Điều 170 của Luật đất đai; Điều 26 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 Q1 định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
1. Xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Mai Văn V, chị Mai Thị H về đòi quyền sử dụng đất.
2. Buộc các thành viên của dòng họ M làng K xóm 5, xã X, huyện X, tỉnh N phải trả cho anh V, chị H, chị Mai Thị L3 diện tích đất ao 514m2 ở thửa 163, tờ bản đồ số 4 tại xóm 5, xã X, huyện X, tỉnh N. Có sơ đồ kèm theo.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên án phí quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 25-11-2019 những người đại diện theo ủy quyền của các thành viên dòng họ M kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do: Dòng họ M chỉ cho bố anh V, chị H ở nhờ, trông coi, hương khói từ đường trong đó có cả cái ao, theo giấy ủy quyền ngày 27-12-1946, cái ao đã có hàng trăm năm nay dòng họ không cho ông Đ, bà T. Việc kê khai do ông Đ, bà T ở trên đất từ đường, nên đứng ra kê khai, dòng họ không cho ông Đ, bà T. Bản án sơ thẩm, căn cứ vào việc kê khai này, mà không xem xét đến nguồn gốc ao, hơn nữa thực tế trên bản đồ ghi là dòng họ M Đ, ghi chú dòng họ M, nên bản án tuyên không đúng sự thật. Yêu cầu cấp phúc thẩm sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Kháng nghị số 05/QĐKNPT-VKS-DS ngày 27-11-2019 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định kháng nghị bản án sơ thẩm với nội dung: Căn cứ vào giấy ủy quyền ngày 27-12-1946, căn cứ vào bản đồ năm 1990 đất ao ghi tên họ M Đ thửa 163 diện tích 524m2, sổ mục kê ghi 740m2 mang tên M Đ ghi chú đất họ. Chính quyền địa phương xã X có quan điểm: Đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật, có xem xét đến công sức của ông Đ, bà T và các con trong việc sử dụng, quản lý đất đai của dòng họ M gồm: đất từ đường, đất ao, đất ruộng của dòng họ M từ trước năm 1950 đến năm 1993, đặc biệt ông Đ, bà T có một con liệt sỹ đang đi thờ nhờ tại nhà cháu ở xã Xuân B. Theo lời khai của chị H cũng thừa nhận, dòng họ M không có người trông coi, quản lý từ đường nên đã giao cho bố đẻ chị H là ông Đ trông coi, quản lý có văn tự là giấy ủy quyền từ năm 1946, đến năm 1948 ông Đ mới ra ở. Quá trình ở trên đất từ đường, ông Đ, bà T đã xây dựng các công trình trên đất, khi bà T già yếu đi ở với con trai, ngày 20-3-1993 đã bàn giao lại toàn bộ từ đường cho cho dòng họ M, anh S đã thanh toán 10 chỉ vàng là giá trị các công trình trên đất do ông Đ, bà T xây dựng, hiện tại anh S đang quản lý các tài sản trên, cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh V, chị H buộc các thành viên dòng họ M phải trả cho anh V chị H 514m2 đất ao là ảnh hưởng đến quyền lợi của dòng họ M. Đề nghị Tòa án tỉnh Nam Định xét xử theo thủ tục phúc thẩm vụ án theo phân tích trên.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Chị H giữ nguyên đơn khởi kiện đề nghị hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm. Chị không yêu cầu Tòa án giải quyết việc chị và anh V đã phun cát san lấp ao và chị xác định giá trị 01m2 đất ao theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ là 500.000đ.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị H trình bày: Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cũng như bản đồ, sổ mục kê đất đai qua các thời kỳ, Chính sách pháp luật về đất đai khẳng định đất ao là quyền sử dụng hợp pháp của ông Mai Viết Đ và bà Trần Thị T nên là di sản của ông Đ và bà T. Do vậy, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của những người đại diện theo ủy quyền của dòng họ M và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị H và anh V buộc dòng họ M phải trả cho anh V, chị H 514m2 ao.
Người đại diện theo ủy quyền của các thành viên dòng họ M giữ nguyên đơn kháng cáo và trình bày: Ông Đ và bà T là bố mẹ đẻ của chị H, anh V ở trên đất từ đường từ năm 1948 đã có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo đất, nên các T viên trong dòng họ M nhất trí cắt cho chị H và anh V một phần diện tích đất ao đang tranh chấp tại thửa 163 tờ bản đồ số 4 lập năm 1997 là 90,8m2 có tứ cận cạnh Đông Tây dài 4m, cạnh B Nam dài 22,7m nhưng anh V, chị H không được chuyển nhượng 90,8m2 đất ao cho ai. Chị H, anh V không phải T1 toán giá trị quyền sử dụng 90,8m2 đất ao cho dòng họ M. Và những người đại diện theo ủy quyền của dòng họ M xác định giá trị 01m2 đất ao theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ là 500.000đ.
Kiểm sát viên - Viện kiểm sát tỉnh Nam Định phát biểu ý kiến: về tố tụng, quá trình giải Quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, Thẩm phán và hội đồng xét xử đã tuân theo các quy định Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự chấp hành đúng các quy định pháp luật tố tụng dân sự, quyền lợi của các đương sự được bảo đảm. về đường lối giải Quyết vụ án: Căn cứ vào các tài liệu thu thập được lưu hồ sơ vụ án và quá trình tranh tụng tại phiên tòa, có cơ sở chấp nhận kháng cáo của những người đại diện theo ủy quyền của các thành viên dòng họ M gồm ông L1, ông T, cụ Q, ông L2 và anh S và chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định. Tại phiên tòa những người đại diện theo ủy quyền của các thành viên dòng họ M tự nguyện cắt cho anh V, chị H 90,8m2 đất ao, đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận và căn cứ khoản 2 Điều 308 BLTTDS sửa bản án sơ thẩm. Án phí giải quyết theo pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được xem xét tại phiên toà căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, hội đồng xét xử xét kháng cáo và kháng nghị thấy:
[1] Về tố tụng: Anh Mai Văn V và tất cả các thành viên dòng họ M vắng mặt tại phiên tòa, nhưng anh V có văn bản ủy quyền cho chị H và tất cả các T viên dòng họ M có văn bản ủy quyền cho ông L1 ông L2, ông T, anh S và cụ Q tham gia tố tụng giải Quyết vụ án, căn cứ khoản 2 Điều 269 BLTTDS, hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt anh V và tất cả các thành viên dòng họ M.
[2] Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Chị H và anh V khởi kiện yêu cầu các thành viên dòng họ M trả lại 514m2 đất ao, nhưng diện tích đất ao tranh chấp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ao cho dòng họ M hoặc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất ao cho anh V, chị H, do vậy, hội đồng xét xử xác định quan hệ pháp luật là tranh chấp quyền sử dụng đất ao.
[3] Về nội dung: Căn cứ vào giấy ủy quyền ngày 27-12-1946 (năm Bính Tuất) thể hiện dòng họ M có ngôi từ đường, 01 sào 8 miếng đất thổ cư, 02 sào ruộng và 2 cái ao. Do các con cháu trong họ không về trông nom, quản lý phụng sự tổ đường nên dòng họ M đã thỏa thuận cho ông Mai Văn Đ là bố đẻ của anh V và chị H trông nom, quản lý đất để phụng sự tổ tiên. Quá trình sử dụng đất các thành viên dòng họ M đã tiến cúng cho tổ cả 01 ao liền thổ hiện nay chỉ còn 01 ao đang tranh chấp.
[4] Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân xã X số 27/BC-UBND ngày 17-6- 2019 bút lục số 20 xác định trên địa bàn xã X từ lâu đời có ngôi từ đường 5 gian của dòng họ M làng K, trong đó có 2 gian 2 bên được xây ngăn thành buồng để ở, sinh hoạt. Khoảng năm 1948 ông Đ được dòng họ cho ở nhờ trông nom, hương khói, sau đó ông Đ đã lập gia đình riêng cùng con cái lớn lên ở ngôi từ đường. Ngoài mảnh đất, từ đường dòng họ M còn có 01 mảnh đất ao chị H đã san lấp một phần.
[5] Quá trình giải quyết vụ án, chị H cũng xác nhận: Do dòng họ M làng K không có người trông coi, quản lý từ đường, nên dòng họ M đã ủy Quyền cho bố chị là ông Đ trông coi, hương khói từ đường có văn bản ủy quyền ngày 27-12- 1946 nhưng năm 1948 bố chị mới đến từ đường ở.
[6] Quá trình ở trên đất từ đường, ông Đ, bà T đã xây dựng các công trình, ông Đ chết còn bà T do già yếu không đảm nhiệm được việc trông coi, quản lý từ đường nên ngày 20-3-1993 bà T xin trả lại họ những tài sản liên quan đến từ đường và ao và đề xuất giao ao cho ông Q1 đấu giá, dòng họ sẽ căn cứ vào hoa lợi hàng năm để thu sử dụng cho họ. Dòng họ nhất trí và giao cho ông Mai Văn Q1 là con cháu đến ở để phụng sự tổ đường, do ông Q1 sức khỏe yếu đã ủy quyền cho con trai là Mai Thanh S đến ở, được dòng họ nhất trí. Khi anh S đến từ đường ở, bà T và anh S đã thỏa thuận, anh S phải thanh toán cho bà T 10 chỉ vàng là giá trị các công trình trên đất, số vàng do chị H nhận. Anh S đã đến ở từ đường và quản lý, sử dụng các công trình trên đất và sử dụng ao, thời gian gần đây anh S không sử dụng ao nữa và bỏ hoang. Do từ đường xuống cấp năm 1993 dòng họ M đã chuyển nhượng 216m2 đất ao cho bà T1 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 19-02-1998.
[7] Theo sổ mục kê thống kê đất đai ngày 6-6-1990 số thửa 154 chủ sử dụng đất Mai Văn V 520m2, canh 250m2, thổ cư 270m2 ghi chú đất họ. Tại thửa 163 tờ bản đồ số 4 chủ sử dụng đất Mai T Đ diện tích 740m2 đất ao ghi chú ao họ. Tại bản đồ 1990 thửa 163 tờ bản đồ số 4 diện tích 524m2 đất ao ghi họ M Đ.
[8] Quá trình giải quyết vụ án, Ủy ban xã X đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật có xem xét đến công sức của ông Đ, bà T và các con trong việc sử dụng quản lý đất đai của dòng họ M gồm: đất từ đường, đất ao, đất ruộng của dòng họ M từ trước năm 1950 đến năm 1993, đặc biệt ông Đ, bà T có một con liệt sỹ đang đi thờ nhờ tại nhà cháu ở xã X1.
[9] Như vậy, có đủ cơ sở xác định ao đang tranh chấp có nguồn gốc của các thành viên dòng họ M làng K xã X, khi dòng họ không có con cháu trông coi, quản lý phụng sự tổ đường, ngày 27-12-1946 dòng họ M đã có văn bản ủy quyền cho ông Đ đến trông coi, quản lý tài sản để phụng sự tổ đường trong đó có ao đang tranh chấp. Sau khi, ông Đ chết, khi bà T già yếu, năm 1993 bà T đã trả lại dòng họ và dòng họ đã nhất trí để ông Q1 đến ở để phụng sự tổ đường, do ông Q1 sức yếu đã ủy quyền cho anh S đến ở và quản lý tài sản trong đó có ao đang tranh chấp, năm 1993 dòng họ đã chuyển nhượng cho bà T1 216m2 đất ao đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998. Ao đang tranh chấp đã đứng tên dòng họ M trên bản đồ từ năm 1990. Do vậy, không có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị H và anh V và có căn cứ chấp nhận kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của các T viên dòng họ M và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định.
[10] Tại phiên tòa, những người đại diện theo ủy quyền của các thành viên dòng họ M trình bày do ông Đ, bà T và anh V, chị H có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn đất từ đường dòng họ M, nên các T viên dòng họ M tự nguyện cắt cho anh V và chị H 90,8m2 có chiều rộng mặt đường là 4m, chiều sâu là 22,7m nhưng anh V và chị H không được chuyển nhượng cho người khác và không yêu cầu anh V, chị H phải thanh toán giá trị quyền sử dụng 90,8m2 đất cho dòng họ M, nên hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện này.
[11] Theo kết quả thẩm định tại chỗ ngày 04-10-2019 diện tích đất ao hiện chỉ có 514m2, các T viên dòng họ M nhất trí cắt cho anh V, chị H 90,8m2 đất ao, nên diện tích đất ao của dòng họ M còn được sử dụng là 514m2 đất - 90,8m2 = 423,2m2 đất ao.
[12] Do đất ao chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên các đương sự có quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Q1 định của pháp luật và quyết định của bản án.
[13] Án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của những người đại diện theo ủy quyền của các thành viên dòng họ M gồm: Ông L1, ông T, anh S, ông L2 và cụ Q được chấp nhận nên không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm.
[14] Án phí dân sự sơ thẩm: Do yêu cầu khởi kiện của anh V, chị H không được chấp nhận nên phải nộp án phí dân sự sơ thẩm. Cụ thể là 423,2m2 x 500.000đ/m2 = 211.000.000đ x 5% = 10.580.000đ. Chia phần anh V phải nộp là 5.290.000đ, chị H phải nộp là 5.290.000đ. Do anh V là người cao tuổi, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án, hội đồng xét xử miễn án phí dân sự sơ thẩm cho anh V.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 688 của Bộ luật Dân sự 2005; Điều 166, Điều 203 Luật đất đai năm 2013; điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Sửa bản án sơ thẩm.
1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Mai Văn V và chị Mai Thị H.
2. Chấp nhận kháng cáo của những người đại diện theo ủy quyền của dòng họ M, xã X gồm: Cụ Mai Xuân Q, ông Mai Thanh L1, ông Mai Xuân T (Mai Văn T), ông Mai Văn L2 và anh Mai Thanh S.
3. Chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định.
4. Ghi nhận sự tự nguyện của các T viên dòng họ M, xã X cắt cho anh Mai Văn V và chị M Thị H diện tích 90,8m2 đất ao có vị trí phía Bắc giáp đường, phía Nam giáp đất Ủy ban; phía Tây giáp đất dòng họ M, phía Đông giáp đất bà H1 thuộc thửa 163, tờ bản đồ số 4 lập năm 1997 tại xóm 5, xã X, huyện X, tỉnh N nhưng Anh V và chị H không được chuyển nhượng quyền sử dụng 90,8m2 đất ao cho người khác. Có sơ đồ kèm theo.
Anh V và chị H không phải thanh toán giá trị quyền sử dụng diện tích 90,8m2 đất ao cho dòng họ M, xã X.
5. Các thành viên dòng họ M, xã X, huyện X, tỉnh N được quyền quản lý sử dụng đất ao có diện tích là 423,2m2 có vị trí phía Bắc giáp đường và giáp đất nhà bà Kim; phía Nam giáp đất Ủy ban; phía Tây giáp mương; phía Đông giáp đất anh V và chị H thuộc thửa 163, tờ bản đồ số 4 lập năm 1997 tại xóm 5, xã X, huyện X, tỉnh N. Có sơ đồ kèm theo.
Các đương sự có quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và quyết định của bản án.
6. Án phí dân sự phúc thẩm: Những người đại diện theo ủy Quyền của dòng họ M, xã X gồm: Ông Mai Văn L1, ông Mai Xuân T, anh Mai Văn S, ông Mai Văn L2 và cụ Mai Văn Q không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn lại cho ông Mai Văn L1 (đại diện) đã nộp tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm là 300.000đ tại biên lai số 0001649 ngày 25-11-2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Xuân Trường.
7. Án phí dân sự sơ thẩm: Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho anh V. Chị H phải nộp là 5.290.000đ án phí dân sự sơ thẩm nhưng được đối trừ với số tiền chị H đã nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300.000đ theo biên lai số 0001592 ngày 06-8-2019 của Chi cục Thi Hành án dân sự huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chị H còn phải nộp tiếp án phí dân sự sơ thẩm là 4.990.000đ.
Trong trường hợp bản án, Quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi Hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi Hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 của Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi Hành kể từ ngày tuyên án.
Bản án 21/2020/DS-PT ngày 10/06/2020 về tranh chấp quyền sử dụng đất ao
Số hiệu: | 21/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Nam Định |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 10/06/2020 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về