Bản án 21/2019/DS-PT ngày 29/11/2019 về tranh chấp quyền sử dụng đất rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

BẢN ÁN 21/2019/DS-PT NGÀY 29/11/2019 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG

Trong ngày 29 tháng 11 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 22/2019/TLPT-DS ngày 03 tháng 10 năm 2019 về “Tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 02/2019/DS-ST ngày 27/08/2019 của Toà án nhân dân huyện C, tỉnh Điện Biên bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 28/2019/QĐ-PT ngày 08 tháng 11 năm 2019, Quyết định Hoãn phiên tòa số 26 ngày 22/11/2019, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Vàng A S, sinh năm 1953; địa chỉ: Bản H1, xã X, huyện C, tỉnh Điện Biên.

2. Bị đơn: Ông Giàng A P; sinh năm 1968; địa chỉ: Bản H2, xã X, huyện C, tỉnh Điện Biên.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Mùa Thị T, sinh năm 1971; địa chỉ: Bản H1, xã X, huyện C, tỉnh Điện Biên.

- Bà Sùng Thị T1, sinh năm 1969; địa chỉ: Bản H2, xã X, huyện C, tỉnh Điện Biên.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Sùng Thị T1: Ông Giàng A P; sinh năm 1968; địa chỉ: Bản H2, xã X, huyện C, tỉnh Điện Biên.

4. Người phiên dịch: ông Thào A S1, dân tộc: Mông; Địa chỉ: Tổ dân phố A, phường M, thành phố P, tỉnh Điện Biên.

Ngưi kháng cáo: Nguyên đơn ông Vàng A S. (Ông S có mặt tại phiên tòa, bà T, ông P vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 19/3/2019 và trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn ông Vàng A S trình bày:

Năm 1998, ông Vàng A S được bố mẹ vợ cho mượn một thửa đất rừng và 01 thửa đất nương liền kề thuộc khu vực H, thuộc thôn Bản H2, xã X, huyện C. Gia đình ông Vàng A S sử dụng được 06 năm thì bỏ hoang, đến năm 2005 thì bố mẹ vợ cho gia đình ông sử dụng, khi cho không làm giấy tờ gì và thửa đất chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Đến năm 2012, gia đình ông S tiếp tục phát cây và sử dụng thửa đất nương để trồng lúa. Đối với thửa đất rừng do đất cằn cỗi nên gia đình không làm nương mà để cây rừng tự mọc; giữa thửa đất rừng của ông Vàng A S và đất rừng của ông P sử dụng có ranh giới bờ thửa rõ ràng.

Năm 2017, gia đình ông khai thác gỗ trên thửa đất thì ông Giàng A P tranh chấp thửa đất rừng với gia đình ông, thửa đất tranh chấp có diện tích 1.600m2, trên đất chủ yếu là gỗ ngứa có đường kính từ 10cm đến 30cm. Thửa đất thuộc một phần của lô số 8, khoảnh số 9, tiểu khu 563 có tổng diện tích là 29.650m2, trong quy hoạch là đất rừng sản xuất. UBND xã X đã tiến hành hòa giải cho hai bên nhưng không thành nên ông S khởi kiện đề nghị Tòa án buộc ông Giàng A P phải trả lại thửa đất rừng tranh chấp 1.600m2 nêu trên và không được tranh chấp với gia đình ông.

Tại các văn bản ghi ý kiến của bị đơn ông Giàng A P trình bày:

Khu vực thửa đất tranh chấp nguồn gốc trước đây do ông Giàng Vảng C (bố đẻ bị đơn) và ông Cứ Dủ G khai hoang và sử dụng trồng lúa nương sau đó bỏ không làm. Diện tích đất rừng của bị đơn có một phần của ông Cứ Dủ G khai hoang và một phần của ông Giàng Vảng C; còn đất nương lúa của ông S đang làm giáp ranh với đất tranh chấp nguồn gốc trước đây cũng là đất của ông Cứ Dủ G khai hoang làm nương và bỏ hoang, sau đó bố mẹ vợ ông S làm và giao lại cho vợ chồng ông S.

Cuối năm 1997, thực hiện dự án trồng rừng và bảo vệ rừng tái sinh (dự án 661), ông P đã thực hiện kê khai, đăng ký và ngày 30/12/1998 đã được UBND huyện C ra quyết định giao đất để quản lý và bảo vệ với diện tích 15.000m2, đến năm 2015 tiến hành đo đạc lại và tại Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 06/11/2015 đã giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho gia đình ông. Ngày 31/5/2016, gia đình ông đã được UBND huyện C cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa số 19, tờ bản đồ số 1, Lô số 8, khoảnh số 9, tiểu khu 563 với tổng diện tích 29.650m2, mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất.

Về diện tích đất tăng thêm so với quyết định giao đất rừng năm 1998 là do khi đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2015 gia đình ông đã kê khai bổ sung thêm diện tích đất nương của gia đình đã tự khoanh nuôi bảo vệ rừng và nhập thêm diện tích đất rừng của ông Giàng A T2 vào chung cùng thửa của gia đình ông để hai gia đình cùng quản lý, bảo vệ. Đối với yêu cầu của nguyên đơn, ông P không nhất trí vì gia đình ông không tranh chấp với gia đình ông S, ông S chỉ có diện tích đất nương giáp ranh với đất rừng của ông chứ ông S không có đất trồng rừng; thời điểm năm 2003, khi ông S phát cây rừng làm nương định chặt cây rừng trên đất của gia đình ông nhưng ông P đã ngăn cản, giữ lại không cho chặt cây nên cây rừng vẫn còn và ranh giới giữa đất rừng, đất nương rõ ràng.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Mùa Thị T là vợ của nguyên đơn có cùng ý kiến với nguyên đơn; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Sùng Thị T1 là vợ của bị đơn có cùng ý kiến với bị đơn.

Ngày 31/07/2019 Tòa án nhân dân huyện C phối hợp cùng phòng Tài nguyên - Môi trường, UBND xã X và có mặt các đương sự tiến hành xem xét thẩm định tại thực địa đối với thửa đất tranh chấp, kết quả xem xét tại chỗ đã xác định:

- Thửa đất tranh chấp nằm trên sườn đồi dốc, trên đất là cây rừng tái sinh tự nhiên, chủ yếu là cây gỗ ngứa có đường kính từ 10cm đến 30cm,

- Phía bắc thửa đất giáp rừng của ông Giàng A P có chiều dài 35m, phía đông giáp đất nương của gia đình ông Vàng A S có chiều dài 127m, phía Tây và phía Nam giáp đất rừng của ông Giàng A P có chiều dài 120m. Diện tích thửa đất tranh chấp là 1.600m2 - Giữa đất tranh chấp với đất rừng của ông Giàng A P kiểm tra không có dấu vết ranh giới bờ thửa; xem xét phía đất nương của ông S hiện bỏ hoang để cỏ dại mọc không có cây rừng và ngăn cách giữa đất rừng đang tranh chấp và đất nương của ông S là đường mòn sử dụng đi làm nương.

- Xem xét trên thực địa, đối chiếu với bản đồ giao đất giao rừng xã X, trích lục bản đồ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thửa đất tranh chấp nằm trong một phần thửa số 19, tờ bản đồ số 1, lô 8, khoảnh 9, tiểu khu 563 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình bị đơn ông Giàng A P và bà Sùng Thị T1.

Nhng người làm chứng ông Sùng Hồng P2 nguyên Phó Chủ tịch UBND xã X, các ông Giàng A D, Giàng A L nguyên trưởng thôn bản H2, ông Sùng A G1 nguyên tổ trưởng tổ quản lý và bảo vệ rừng thôn bản H2 đều khẳng định nguồn gốc thửa đất đang tranh chấp là do ông Cứ Dủ G và ông Giàng Vảng C (bố của Giàng A P) trước đây khai hoang làm nương, sau đó ông Giàng A P sử dụng và đã được nhà nước giao quản lý, bảo vệ rừng từ năm 1997 cho đến nay; Gia đình ông Vàng A S chưa từng làm nương trên thửa đất rừng đang tranh chấp (BL 68, 69, 70, 71).

Ngưi làm chứng Giàng A T2 thống nhất với ý kiến bị đơn về việc có 01 thửa đất nương phía dưới thửa tranh chấp và đã đồng ý để ông P kê khai nhập chung với thửa đất rừng của ông P năm 2015 để quản lý bảo vệ rừng.

Nhng người làm chứng ông Mùa A M, ông Cháng Phàng C1 có lời khai xác nhận trước đây có chứng kiến năm 1997 ông Mùa A P1 là bố vợ ông S có làm nương lúa tại khu vực tranh chấp, ông Mùa A P1 làm được khoảng 03 - 04 năm thì bỏ không làm nữa, sau này thấy ông S trồng lúa nương tại khu vực trên nhưng không rõ có làm trên thửa đất tranh chấp hay không.

Ông Giàng A K, trưởng bản H1 (nơi ông Vàng A S sinh sống) trình bày: Trong thời gian ông K làm trưởng thôn từ năm 2000 - 2010, ông K đã được ông Giàng A D (trưởng bản H2) thông báo cho ông K để ông K thông báo tới nhân dân bản H1 là khu rừng (hiện ông S đang tranh chấp) đã được UBND huyện C giao cho ông P quản lý, không ai được phát đi làm nương rẫy, không ai được phát rừng. Thời gian huyện giao cho ông P quản lý, chưa có ai xâm phạm hay tranh chấp với ông P (BL 75).

Ht kiểm lâm huyện C có ý kiến: Khi thực hiện dự án 661 về giao đất giao rừng cho tập thể, cá nhân quản lý năm 1997-1998 và đo đạc lại năm 2015 để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phối hợp cùng phòng Tài nguyên môi trường xác định quy hoạch bảo vệ rừng trong toàn huyện và việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất rừng sản xuất được thực hiện công khai, thông báo rộng rãi và do phòng Tài nguyên môi trường thực hiện.

Ti Bản án số 02/2019/DS-ST ngày 27/8/2019 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Điện Biên đã quyết định:

Áp dụng:

- Khoản 9 Điều 26; khoản 1 Điều 147; khoản 1 Điều 157, khoản 2 Điều 229 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Các Điều 26, 99, 100, 105, 135, 202, 203 Luật Đất đai năm 2013;

- Điều 24, Điều 70 Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

- Điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án,

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Vàng A S về việc buộc ông Giàng A P phải trả lại thửa đất có diện tích 1.600m2 nằm trong thửa số 19 tờ bản đồ số 1, Lô 9, khoảnh 9, tiểu khu 563, tại khu vực H, Bản H2, xã X, huyện C, có vị trí phía bắc giáp rừng của ông Giàng A P có chiều dài 35 m, phía đông giáp đất nương của gia đình ông Vàng A S có chiều dài 127 m, phía tây và phía nam giáp đất rừng của ông Giàng A P có chiều dài 120 m.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 09/9/2019, nguyên đơn ông Vàng A S kháng cáo toàn bộ Bản án số 02/2019/DS-ST ngày 27/8/2019 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Điện Biên, ông S đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông P phải trả 1600m2 đất rừng cho gia đình ông S.

Ti phiên tòa phúc thẩm, ông Vàng A S giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Ông S trình bày: Nguồn gốc diện tích đất đang tranh chấp là do ông Mùa Sái C2 (cậu của bà Mùa Thị T) cho vợ chồng ông S năm 2004, trước năm 2004 ông C2 cũng chưa đăng ký, kê khai quyền sử dụng đối với diện tích đất đó. Gia đình ông S đã sử dụng đất được cho để trồng lúa nương đến năm 2010, sau đó không trồng lúa nữa mà khoanh nuôi bảo vệ rừng. Từ năm 2004- 2016, gia đình ông S chưa được cơ quan, tổ chức hay cán bộ thôn, bản giao đất rừng trên thực địa. Ông S khẳng định: Diện tích đất đang tranh chấp với ông P đã được UBND huyện C cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà ông S vào năm 2014, tuy nhiên khi Tòa án yêu cầu ông S xác định diện tích đất đang tranh chấp thuộc thửa nào trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông S không xác định được. Ông S đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh công nhận 1.600 m2 đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của gia đình ông S.

Ông Giàng A P xin xét xử vắng mặt và giữ nguyên ý kiến đã trình bày tại Tòa án cấp sơ thẩm: Gia đình ông P đã quản lý, sử dụng đất tranh chấp từ 1998 cho đến nay, đã được UBND huyện C cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông P không nhất trí trả đất cho ông S và yêu cầu Tòa án tỉnh Điện Biên giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đi diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên nhận xét: Quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, Thẩm phán chủ tọa và những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và ý kiến của đương sự tại phiên tòa, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên áp dụng khoản 1 Điều 308/BLTTDS: không chấp nhận nội dung kháng cáo của ông Vàng A S, giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 02 ngày 27/8/2019 của TAND huyện C.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng:

[1.1] Tại đơn khởi kiện, nguyên đơn ông Vàng A S yêu cầu Tòa án nhân dân huyện C buộc ông Giàng A P phải trả lại 1.600 m2 đt rừng; Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng quy định tại khoản 9 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự để thụ lý và giải quyết vụ án là đúng về thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên cần xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp là “Tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng” thì mới đầy đủ theo yêu cầu khởi kiện.

[1.2] Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 09/9/2019, nguyên đơn ông Vàng A S nộp kháng cáo Bản án dân sự sơ thẩm số: 02/2019/DS-ST ngày 27/8/2019 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Điện Biên, kháng cáo nằm trong hạn luật định nên việc kháng cáo là hợp lệ.

[2] Về nội dung: Căn cứ vào nội dung đơn khởi kiện, các tài liệu do đương sự xuất trình, do TAND huyện C thu thập và quá trình tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm thấy rằng:

[2.1] Về nguồn gốc quá trình sử dụng đất rừng: Nguồn gốc đất rừng hiện đang có tranh chấp trước đây do ông Cứ Dủ G và ông Giàng Vảng C khai hoang làm nương sau đó bỏ không sử dụng.

Ông Vàng A S khai năm 1997 được bố mẹ vợ cho mượn thửa đất hiện đang tranh chấp để làm nương, đến năm 2004 - 2005 thì bố mẹ vợ và cậu Mùa Sái C2 cho gia đình ông S sử dụng, khi cho không làm giấy tờ gì và chưa đăng ký kê khai quyền sử dụng đất. Ông S không đưa ra được tài liệu nào chứng minh quá trình sử dụng đất từ năm 1997 đến năm 2017. Năm 2014, gia đình ông S cũng thực hiện việc đăng ký, kê khai quyền sử dụng đất trồng lúa nước, đất trồng lúa nương; Tuy nhiên kiểm tra nội dung Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số BN 645741 ngày 10/4/2014 (BL 42) cấp cho gia đình ông S lại không thể hiện có diện tích đất tại khu vực H, do đó lời khai của ông S về việc diện tích đất đang tranh chấp đã được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất là không có căn cứ.

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì từ năm 1997, UBND huyện đã triển khai dự án 661 trên các cụm dân cư; khu vực H cũng đã được đo đạc khoanh vùng rừng tái sinh. Tại thời điểm năm 1997 - 1998, diện tích đất đang tranh chấp không có ai sử dụng làm nương, cây rừng mọc tự nhiên. Sau khi đo đạc, khoanh vùng rừng tái sinh, căn cứ vào nhu cầu của các hộ dân, UBND huyện đã giao cho gia đình ông Giàng A P quản lý 1,5 ha rừng tại khu vực H, bản H2, xã X trong đó bao gồm cả diện tích đất đang tranh chấp (BL 86, 87). Đến ngày 30/12/1998, gia đình ông P đã được UBND huyện C ra quyết định giao đất để quản lý và bảo vệ với diện tích 15.000m2. Năm 2015 tiến hành đo đạc lại và tại Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 06/11/2015 đã giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho gia đình ông Giàng A P. Ngày 31/5/2016, gia đình ông P đã được UBND huyện C cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CD 297150, số vào sổ cấp GCN: CH 000012 ngày 31/5/2016 của UBND huyện C, diện tích đất thuộc thửa số 19, tờ bản đồ số 1, lô số 8, khoảnh số 9, tiểu khu 563 với tổng diện tích 29.650m2, mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất.

Quá trình đo đạc, giao đất rừng thực hiện năm 1998 và năm 2015 đều được thực hiện công khai, thông báo rộng rãi đến các thôn bản lân cận, trưởng bản H1 nơi ông S sinh sống cũng đã thông báo cho các hộ dân trong bản biết; khi lập hồ sơ giao đất rừng cho gia đình ông Giàng A P quản lý thì không ai có ý kiến khiếu nại gì, từ năm 1998 - 2015 thửa đất số 19, tờ bản đồ số 01 nêu trên do gia đình ông P quản lý, sử dụng ổn định, không có ai tranh chấp. Đến năm 2016, gia đình ông P đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông P cũng không có ai khiếu nại, thắc mắc gì.

Theo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ ngày 31/7/2019 (BL 131) thì giữa thửa đất rừng tranh chấp và thửa đất rừng do bị đơn ông Giàng A P đang sử dụng không có ranh giới bờ thửa, không có dấu vết cày bừa, cuốc đất làm nương; các loại cây rừng mọc trên 02 thửa đất đồng đều, cùng loại cây, cùng độ tuổi. Như vậy có đủ căn cứ cho thấy từ năm 1997 – 2005 gia đình ông S không canh tác, làm nương trên diện tích đất tranh chấp như ông S, bà T đã khai.

Từ những phân tích, đánh giá nêu trên, HĐXX phúc thẩm thấy rằng việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất rừng cho gia đình ông Giàng A P là phù hợp với quy định của luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng. Gia đình ông P đã được UBND huyện C cấp GCNQSDĐ trong đó có cả thửa đất đang tranh chấp. Vì vậy, HĐXX phúc thẩm thấy rằng 1.600 m2 đất rừng đang tranh chấp thuộc quyền quản lý, sử dụng của gia đình ông Giàng A P. Nội dung giải quyết tranh chấp tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2019/DS-ST ngày 27/8/2019 của TAND huyện C là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, do đó Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng nội dung kháng cáo của nguyên đơn ông Vàng A S không có căn cứ để chấp nhận, cần giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[3] Án phí dân sự phúc thẩm: Căn cứ khoản 1 Điều 148 BLTTDS, điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án: Do nội dung kháng cáo không được chấp nhận nên lẽ ra ông Vàng A S phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tuy nhiên, do ông Vàng A S là người dân tộc thiểu số, sống ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên Hội đồng xét xử miễn tiền án phí dân sự phúc thẩm cho ông Vàng A S.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 308/BLTTDS; khoản 2 Điều 148/BLTTDS; điểm c khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 02/2019/DS-ST ngày 27/8/2019 của TAND huyện C, cụ thể:

Áp dụng:

- Khoản 9 Điều 26; khoản 1 Điều 147; khoản 1 Điều 157, khoản 2 Điều 229 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Các Điều 26, 99, 100, 105, 135, 202, 203 Luật Đất đai năm 2013;

- Điều 24, Điều 70 Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

- Điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án,

1. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Vàng A S về việc buộc ông Giàng A P phải trả lại thửa đất có diện tích 1.600m2 nằm trong thửa số 19 tờ bản đồ số 1, lô 9, khoảnh 9, tiểu khu 563, tại khu vực H, Bản H2, xã X, huyện C, có vị trí phái bắc giáp rừng của ông Giàng A P có chiều dài 35 m, phía Đông giáp đất nương của gia đình ông Vàng A S có chiều dài 127 m, phía Tây và phía Nam giáp đất rừng của ông Giàng A P có chiều dài 120 m.

2. Về chi phí tố tụng: Buộc nguyên đơn ông Vàng A S phải chịu 600.000 đồng chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, nguyên đơn đã nộp đủ.

3. Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Vàng A S không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

4. Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Vàng A S không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Trả lại cho ông Vàng A S 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2010/00684 ngày 09/9/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Điện Biên.

5. Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (29/11/2019).

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

497
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 21/2019/DS-PT ngày 29/11/2019 về tranh chấp quyền sử dụng đất rừng

Số hiệu:21/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Điện Biên
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 29/11/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;