Bản án 210/2020/DS-PT ngày 28/09/2020 về tranh chấp liên quan đến yêu cầu hủy di chúc

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 210/2020/DS-PT NGÀY 28/09/2020 VỀ TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN YÊU CẦU HỦY DI CHÚC, HỦY VĂN BẢN KHAI NHẬN THỪA KẾ, HỦY QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT, YÊU CẦU CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VÀ CÔNG NHẬN HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CÔNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Vào 14h 00’ ngày 28 tháng 9 năm 2020, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa công khai tại trụ sở để xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số 164/TBTL-TA ngày 03/3/2020 về “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu hủy di chúc, hủy văn bản khai nhận thừa kế, hủy quyết định cá biệt, yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật và công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất” do bản án dân sự sơ thẩm số 47/2019/DS-ST ngày 23/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 1686/QĐ-PT ngày 10/9/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, giữa:

1. Nguyên đơn: Bà Lê Thị E, sinh năm 1957; địa chỉ: Tổ 52, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng, có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của bà Lê Thị E là Luật sư Nguyễn Lê V, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng; địa chỉ: thành phố Đà Nẵng, có mặt.

2. Bị đơn :

2.1. Ông Huỳnh Minh A, sinh năm 1971, vắng mặt;

2.2. Bà Huỳnh Thị Phương D, sinh năm 1983, có mặt;

Cùng địa chỉ: Nhà số 12, đường N1, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng.

3. Người có qu yền lợi, n gh ĩa vụ li ên qu an :

3.1. Bà Lê Thị T, sinh năm 1949; địa chỉ: 516 Slewis St, New Iberia, La 70560, USA, vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Lê Thị T là ông Nguyễn Thành Đ, sinh năm 1981; địa chỉ: thành phố Đà Nẵng, vắng mặt. 3.2. Bà Lê Thị P; địa chỉ: 18298 ThAve Oakland Ca 94606, USA vắng.

3.3. Bà Lê Thị C, sinh năm 1967; địa chỉ: Tổ 171 (tổ mới 81), A1, phường A2, quận S, thành phố Đà Nẵng, có mặt;

3.4. Chị Lê Thị N2, sinh năm 1965; địa chỉ: phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng, vắng mặt;

3.5. Anh Lê Phước T1, sinh năm 1971; địa chỉ: phường A2, quận S, thành phố Đà Nẵng, có mặt.

3.6. Anh Lê Phước L, sinh năm 1972; địa chỉ: nhà số 45 đường Ng, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng, có mặt.

3.7. Anh Lê Phước Cu S, sinh năm 1971; địa chỉ: Tổ 93 A, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, có mặt.

3.8. Anh Lê Phước T2, sinh năm 1974; địa chỉ: Thôn L1, phường Đ1, thị xã Đ2, tỉnh Quảng Nam, có mặt.

3.9. Anh Lê Phước B, sinh năm 1978; địa chỉ: Thôn L1, phường Đ1, thị xã Đ2, tỉnh Quảng Nam, vắng mặt.

3.10. Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng; địa chỉ: Lô 18 B2.14 đường V2, phường A2, quận S, thành phố Đà Nẵng; có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

3.11. Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng; địa chỉ: 18 đường P1, quận H1, thành phố Đà Nẵng. Đại diện theo Văn bản ủy quyền số 198/CC1 ngày 22/9/2020 của Trưởng Phòng Công chứng số Y1 là ông Lê Minh H2 - Chuyên viên pháp lý, có mặt.

3.12. Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Đà Nẵng; địa chỉ: Tầng 15, Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, quận H1, thành phố Đà Nẵng, vắng mặt.

3.13. y ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; địa chỉ: quận H1, thành phố Đà Nẵng mặt.

3.14. Bà Thái Thị Ngọc H3, sinh năm 1964; địa chỉ: Tổ 18, phường B1, quận H1, thành phố Đà Nẵng, vắng mặt.

Đại diện theo ủy quyền của bà Thái Thị Ngọc H3 là ông Trần Văn Tuấn, sinh năm 1972; địa chỉ: 16/03 KI08 B1, phường B1, quận H1, thành phố Đà Nẵng, có mặt.

3.15. Văn phòng Công chứng P2; địa chỉ: quận S, thành phố Đà Nẵng, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Văn phòng Công chứng P2 là ông Nguyễn Hữu N3; địa chỉ: quận S, thành phố Đà Nẵng, có mặt.

4 . Người kháng cáo, kháng nghị :

Nguyên đơn (bà Lê Thị E) và những người thừa kế khác trong vụ án. Phòng Công chứng số Y1 và Văn phòng Công chứng P2.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Tại Đơn khởi kiện đề ngày 10/4/2018 và quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Lê Thị E trình bày: Cha mẹ bà E là cụ Lê Phước Tr (sinh năm 1912, chết năm 2000) và cụ Trần Thị Th (sinh năm 1917, chết năm 2011) không nuôi con nuôi, không ai có con riêng mà có 6 con chung là: (1) Lê Phước Nh (chết năm 1971) có 3 con là Lê Thị N2, Lê Phước T1 và Lê Phước L; (2) Lê Phước Ch (chết năm 1982) có 3 con là Lê Phước Cu S, Lê Phước T2 và Lê Phước B; (3) Lê Thị T; (4) Lê Thị P; (5) Lê Thị E; (6) Lê Thị C. Quá trình chung sống từ trước năm 1975 cụ Tr và cụ Th tạo lập được nhà cấp 4 tọa lạc trên lô đất tại tổ 23, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng đến năm 1999 nhà đất thuộc diện bị giải tỏa làm đường nên Nhà nước lên kế hoạch đền tiền và cấp đất tái định cư cho hai Cụ. Năm 2000 khi chưa hoàn thành thủ tục nhận và đứng tên sử dụng đất tái định cư thì cụ Tr chết nên sau đó bà Lê Thị T (là Việt kiều Mỹ nhưng đang ở Việt Nam) chở cụ Th đi nhận và làm thủ tục đứng tên Lô đất tái định cư là Lô 18, khu N1, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng mà các Ông Bà không biết. Năm 2002 cụ Th dùng tiền Nhà nước đền bù và tiền dành dụm xây dựng căn nhà 03 tầng như hiện nay làm nơi thờ cúng tổ tiên và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng các con không biết. Năm 2017, bà Lê Thị T ở Mỹ về Việt Nam đã cho bà chị Huỳnh Thị Phương D đến ở tại nhà nên khi các Ông Bà đến thắp hương thì bà D và anh ruột của bà D là Huỳnh Minh A cản trở. Năm 2018 các Ông Bà mới biết nhà đất đã được Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 02 anh em ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D, các Ông Bà khiếu nại thì Văn phòng Đăng ký đất đai quận S trả lời khiếu nại nên các Ông Bà mới biết cụ Th có lập Di chúc ngày 14/6/2001 để toàn bộ nhà đất cho bà T. Theo các Ông Bà thời điểm lập di chúc cụ Th không biết chữ và bị bệnh, không nhận thức được hành vi của mình nên Di chúc không hợp pháp, tiếp đó bà T dùng Di chúc không hợp pháp này lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế, ký Hợp đồng chuyển nhượng đất cho bà Huỳnh Thị Phương D và ông Huỳnh Minh A là không đúng quy định của pháp luật. Do đó, bà E khởi kiện yêu cầu hủy Di Chúc do cụ Th lập ngày 14/6/2001 tại Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R391244 mà UBND thành phố Đà Nẵng cấp cho cụ Th ngày 30/5/2001; hủy Văn bản khai nhận thừa kế của bà Lê Thị T lập tại Phòng công chứng số Y thành phố Đà Nẵng ngày 21/7/2017; hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 tại Phòng công chứng số Y giữa bà Lê Thị T với ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D; hủy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CK 117908 ngày 15/8/2017 do Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp cho ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D; hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 14/8/2018 giữa ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D với bà Thái Thị Ngọc H3 tại Văn phòng Công chứng P2.

Đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện đề ngày 20/12/2018 bà E yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật di sản của vợ chồng cụ Tr, cụ Th, bà E yêu cầu được nhận hiện vật, thanh toán bằng giá trị cho các đồng thừa kế khác.

- Bị đơn là bà Huỳnh Thị Phương D, ông Huỳnh Minh A trình bày: Cụ Lê Phước Tr là chồng cụ Trần Thị Th chết năm 2000. Sau khi cụ Tr chết, bà T con gái cụ Th ở Hoa Kỳ gửi tiền về cho cụ Th mua lô đất tại phường N và ngày 30/5/2001 cụ Th được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R-391244; như vậy, tài sản hình thành sau khi cụ Tr qua đời nên là tài sản riêng của cụ Th. Ngày 14/6/2001 tại Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng cụ Th lập Di chúc để lại toàn nhà đất cho con gái là bà Lê Thị T là đúng quy định của pháp luật. Cụ Th chết ngày 17/02/2011 đến tháng 5/2017 bà T mới tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng, việc kê khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật có niêm yết 30 ngày nhưng không có ai tranh chấp. Sau khi khai nhận di sản thừa kế xong ngày 21/7/2017 tại Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng bà T ký Hợp đồng chuyển nhượng lô đất cho ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D với giá ghi trong hợp đồng là 200 triệu đồng nhưng giá chuyển nhượng trên thực tế là 2 tỷ đồng. Ngày 15/8/2017 ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D được Sở Tài nguvên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất số CK117808. Ngày14/8/2018 tại Văn phòng Công chứng P2, ông A, bà D ký Hợp đồng chuyển nhượng lô đất cho bà Thái Thị Ngọc H3 với giá ghi trên hợp đồng là 300 triệu nhưng giá chuyển nhượng trên thực tế là 4 tỷ đồng. Bà D, ông A xác định khi ký Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho bà H3 thì Ông Bà không nói cho bà H3 biết là tài sản đang có tranh chấp và thừa nhận có xóa chữ do bà E và một số người thừa kế viết bằng sơn lên tường là nhà đang tranh chấp với mục đích để bà H3 không biết để mua nhà. Nay bà D, ông A đề nghị Tòa án công nhận nhà đất thuộc sơ hữu của bà H3.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L (con ông Lê Phước Nh đã chết) anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước B (con ông Lê Phước Ch đã chết) và bà Lê Thị C thống nhất với trình bày và yêu cầu của nguyên đơn (bà Lê Thị E).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị T do người đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Thành Đ trình bày: Sau khi cha là cụ Lê Phước Tr chết năm 2000 thì bà T từ Hoa Kỳ gửi tiền về cho mẹ là cụ Th mua lô đất tại phường N và cụ Th được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R-391244 ngày 30/5/2001 nên đây là tài sản riêng của cụ Th. Do nguồn gốc tiền mua đất là của bà T nên ngày 14/6/2001 tại Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng cụ Th lập Di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho bà T. Cụ Th chết ngày 17/02/2011, sau đó bà T tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng số Y thành phố Đà Nẵng theo đúng quy định pháp luật không có tranh chấp. Ngày 21/7/2017 tại Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng bà T ký Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D và ông A, bà D đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất số CK117908 ngày 15/8/2017. Như vậy việc khởi kiện của bà E là không có cơ sở, đề nghị Tòa án không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà E.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là bà Thái Thị Ngọc H3 trình bày: Ngày 14/8/2018 tại Văn phòng Công chứng P2 bà H3 ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng của ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D nhà và đất tại địa chỉ 12 đường N1, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hừu nhà ở và tài san khác trên đất số CK117908 do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp ngày 15/8/2017 cho ông A, bà D. Khi nhận chuyển nhượng bà H3 không biết tài sản đang có tranh chấp và bà H3 đã trả đủ ông A, bà D 4 tỷ đồng. Khi bà H3 đến Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh quận S làm thủ tục S tên thì Văn phòng trả lời hồ sơ tạm dừng đăng ký do lô đất có tranh chấp đang được Tòa án giải quyết. Nay bà H3 có yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 14/8/2018 giữa bà Thái Thị Ngọc H3 với ông A, bà D có hiệu lực và công nhận nhà đất thuộc quyền sở hữu của bà H3.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận S trình bày: Cụ Th được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R391244 ngày 30/5/2001 đối với thửa đất J- 18 tờ bản đồ KT03/4 phường N, quận S. Tại Văn bản khai nhận di sản thừa kế số 4059 ngày 21/7/2017 công chứng viên Phòng công chứng số Y thành phố Đà Nẵng chứng nhận cụ Th chết để lại Di chúc số 90HV3-4 do Công chứng viên Phòng công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng chứng nhận ngày 14/6/2001 để lại toàn bộ nhà đất cho bà Lê Thị T. Ngày 21/7/2017 tại Phòng công chứng số Y thành phố Đà Nẵng bà T ký Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho ông A, bà D và ngày 31/7/2017 Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh S chỉnh lý S tên nhà đất cho ông A, bà D. Ông A, bà D đề nghi cấp đổi Giấy chứng nhận nên ngày 15/8/2017 Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CK117908 đối với thửa đất 81, tờ bản đồ số 52 địa chỉ lô 18 Khu J N1, phường N, quận S cho ông A, bà D. Văn phòng cho rằng thủ tục cấp Giấy chứng nhận cũng như đăng ký chỉnh lý biến động sau khi cấp Giây chứng nhận đối với thửa đất nêu trên được thực hiện đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng cho rằng Công chứng viên của Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng công chứng Di chúc số 90HV3-4 mà cụ Th lập ngày 14/6/2001 nội dung để lại toàn bộ nhà đất cho bà T là đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Do đặc thù công việc, Phòng Công chứng số Y1 đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt đại diện Phòng công chứng.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đại diện Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng cho rằng Công chứng viên của Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng thực hiện chứng nhận Văn bản khai nhận di sản thừa kế số 4059 do bà Lê Thị T lập là đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, Phòng Công chứng số Y đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đại diện Văn phòng Công chứmg Phạm Văn Khánh trình bày: Ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CK117908 ngày 15/8/2017 đối với thửa đất số 81, tờ bản đồ 52 địa chỉ lô 18 Khu J N1, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng. Ngày 14/8/2018 tại Văn phòng Công chứng P2 ông A, bà D lập Hợp đồng chuyển nhượng thửa đất cho bà Thái Thị Ngọc H3. Theo quy định của pháp luật thì chỉ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan Thi hành án mới có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn cấm chuyển dịch tài sản và Văn bản này phải được gửi đến Sở Tư pháp nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng làm cơ sở cho các Công chứng viên kiểm tra đối chiếu khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch. Trong khi không có văn bản áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm chuyển dịch tài sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên nếu Văn phòng Công chứng P2 từ chối công chứng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, do đó Công chứng viên Văn phòng Công chứng Phạm Văn Khánh công chứng hợp đồng chuyển nhượng là đúng quy định của pháp luật.

- Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 47/2019/DS-ST ngày 23/10/2019, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định:

Điều 638, 679, 680 Bộ luật Dân sự 1995; khoản 3 Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 1995; khoản 1 Điều 132; Điều 623, 651 Bộ luật Dân sự 2015; điểm b khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và điểm b khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014; Điều 138, 147, 165, 166, 227, 273, 477, 479 Bộ luật Tố tụng Dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án;

I. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị E đối với ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D.

1. Di Chúc số 90HV3-4 do bà Trần Thị Th lập ngày 14/6/2001 được công chứng viên Phòng Công chứng số Y1 chứng nhận ngày 14/6/2001 vô hiệu.

2. Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 của bà Lê Thị T do Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng chứng nhận số 4059 ngày 21/7/2017 vô hiệu.

3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Lê Thị T và ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D được Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng chứng nhận số 4061 ngày 21/7/2017 là vô hiệu.

4. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R391244 do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp ngày 30/5/2001 cho bà Trần Thị Th.

5. Nghĩa vụ thối trả: Buộc bà Lê Thị T có nghĩa vụ trả cho bà Lê Thị E, bà Lê Thị C, mỗi người số tiền 819.971.000 đồng, trả cho thừa kế thế vị của ông Lê Phước Nh gồm chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L mỗi người 273.323.666 đồng; trả cho thừa kế thế vị của ông Lê Phước Ch gồm anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước B mỗi người số tiền 273.323.666 đồng;

- Buộc bà Huỳnh Thị Phương D, ông Huỳnh Minh A trả cho bà Lê Thị P số tiền 643.878.200 đồng;

- Buộc Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng trả cho bà Lê Thị T số tiền 600.000.000 đồng;

- Buộc Văn phòng Công chứng P2 trả cho bà Lê Thị T số tiền 99.885.000 đồng; trả cho bà Lê Thị P số tiền 176.092.800 đồng.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực và có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.

II. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của bà Thái Thị Ngọc H3.

1. Công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập giữa ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D và bà Thái Thị Ngọc H3 được Văn phòng Công chứng P2 chứng nhận số 2780 ngày 14/8/2018.

2. Công nhận cho bà Thái Thị Ngọc H3 được quyền sở hữu ngôi nhà 2 tầng + cabin cầu thang đúc (chuồng cu), móng bê tông cốt thép, nền lát gạch men, tường xây gạch, trát vữa, bả matic, sơn nước, sàn đúc, mái đúc, mặt tiền nhà ốp đá granit, diện tích 83,2m2, diện tích xây dựng 179,75m2 và được quyền sử dụng diện tích đất 83,2m2 thuc thửa đất số 81, tờ bản đồ số 52 tại 12 đường N1, phường N, quận S, Đà Nẵng. Nhà đất có tứ cận: Đông giáp lô đất J19; Tây giáp lô đất J17, Nam giáp mương thoát nước, Bắc giáp đường 7,5m.

3. Bà Thái Thị Ngọc H3 được quyền liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật.

4. Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2018/ỌĐ-BPKCTT ngày 29/8/2018 cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật.

III. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D phải chịu án phí là 600.000 đồng.

Bà Lê Thị T, bà Lê Thị P, bà Lê Thị E đều thuộc diện người cao tuổi nên được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm.

Bà Lê Thị C phải chịu án phí là 36.599.130 đồng.

Chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L, anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước B mỗi người phải chịu án phí là 13.666.183 đồng.

Hoàn trả cho bà Lê Thị E số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp là 600.000 đồng theo Biên lai thu số 001365 ngày 20/4/2018 tại Cục Thi hành án Dân sự thành phố Đà Nẵng.

Hoàn trả cho bà Thái Thị Ngọc H3 số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp là 300.000 đồng theo Biên lai thu số 001523 ngày 08/10/2018 tại Cục Thi hành án Dân sự thành phố Đà Nẵng.

IV. Về chi phí định giá, chi phí xem xét tại chỗ:

Chi phí định giá tài sản là 13.700.000 đồng, chi phí xem xét tại chỗ 600.000 đồng, tổng cộng 14.300.000đ; bà Lê Thị E đã nộp tạm ứng nên những người thừa kế có nghĩa vụ hoàn trả cho bà Lê Thị E, cụ thể: Bà Lê Thị T, bà Lê Thị P, bà Lê Thị C mỗi người trả cho bà Lê Thị E số tiền 2.383.333 đồng; chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L, anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước B mỗi người trả cho bà Lê Thị E số tiền 794.444 đồng.

Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn kháng cáo theo pháp luật:

- Nguyên đơn (bà Lê Thị E) và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước B, anh Lê Phước L, anh Lê Phước T1, bà Lê Thị N2 và Lê Thị C kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 14/8/2018 tại Văn phòng Công chứng P2 giữa bà Huỳnh Thị Phương D, ông Huỳnh Minh A với bà Thái Thị Ngọc H3 vô hiệu để bà E và các anh chị được quản lý sử dụng nhà đất làm nơi thờ cúng tổ tiên.

- Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng kháng cáo cho rằng Phòng Công chứng số Y1 không có lỗi trong việc công chứng Di chúc số 90HV3-4 do cụ Th lập tại Phòng Công chứng số Y1 ngày 14/6/2001; Trách nhiệm bồi thường trong vụ án thuộc bà Lê Thị T và Công chứng viên của Tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng số Y) vì bà T sử dụng Di chúc số 90HV3-4 để lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế hưởng toàn bộ quyền sở hữu, sử dụng nhà đất tại thửa đất số 81, tờ bản đồ 52 địa chỉ lô 18 Khu J N1, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng là cố tình thực hiện hành vi trái pháp luật, còn Công chứng viên chấp nhận yêu cầu của bà T công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế là tạo điều kiện cho bà T thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Văn phòng Công chứng P2 kháng cáo cho rằng khi Văn phòng công chứng hợp đồng chuyển nhượng không có Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hạn chế giao dịch nên việc công chứng không sai; Mặt khác, án sơ thẩm công nhận hợp đồng chuyển nhượng, đồng thời công nhận nhà đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của bà Thái Thị Ngọc H3 tức là giao dịch được công chứng không vô hiệu nên không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng Tòa án sơ thẩm lại buộc Văn phòng phải bồi thường thiệt hại là không đúng, mâu thuẫn trước sau.

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay:

- Nguyên đơn (bà Lê Thị E) và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước B, anh Lê Phước L, anh Lê Phước T1, bà Lê Thị N2 và Lê Thị C giữ nguyên kháng cáo.

- Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng giữ nguyên kháng cáo.

- Văn phòng Công chứng P2 giữ nguyên kháng cáo.

- Bà Huỳnh Thị Phương D thừa nhận do đã bỏ 2 tỷ đồng mua nhà đất từ bà T nên khi nhà đất đã có tranh chấp nhưng bà D đã xóa các chữ do bà E và các thừa kế viết trên tường nhà và không nói với bà H3 biết là nhà đất có tranh chấp để bà H3 vẫn mua nhà đất là có lỗi dẫn đến thiệt hại cho các thừa kế nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông A và bà D bồi hoàn 643.878.200 đồng (trả bà Lê Thị P 643.878.200 đồng) thì ông A và bà D chấp nhận, không kháng cáo.

- Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm giải quyết vụ án:

+ Về tố tụng thì Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;

+ Về nội dung: Đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm.

- Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ việc hỏi và tranh luận và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Về tố tụng:

[1] Phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhất mở ngày 03/7/2020, phiên thứ hai mở ngày 10/9/2020, phiên hôm nay là mở lần thứ 3 thì Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng vắng mặt cả 3 phiên. Đối với phiên thứ 3 mở ngày hôm nay (ngày 28/9/2020) này thì ngày 17/9/2020 Hội đồng xét xử có nhận được Văn bản số 257/CC3 và số 258/CC3 cùng đề ngày 16/9/2020 của Phòng Công chứng số Y với nội dung Phòng Công chứng số Y đã nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 1686/2020/QĐ-PT ngày 10/9/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thông báo sẽ xét xử phúc thẩm vụ án vào hồi 14h ngày 28/9/2020 nhưng do đặc thù công việc nên Phòng Công chứng số Y không tham dự phiên tòa và gửi kèm Văn bản trình bày ý kiến, vì vậy, Hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt Phòng Công chứng số Y.

[2] Tháng 3 năm 2018 bà Lê Thị E mới biết bà Lê Thị T (là chị ruột của bà E) đã lừa mẹ lập Di chúc ngày 14/6/2001 tại Phòng công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng để lại toàn bộ nhà đất là di sản thừa kế của cha mẹ (cụ ông Lê Phước Tr chết ngày 06/6/2000, cụ bà Trần Thị Th Tha chết ngày 17/02/2011) cho bà T, tiếp đó bà T dùng Di chúc lập Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 tại Phòng công chứng số Y thành phố Đà Nẵng đứng tên toàn bộ di sản thừa kế của cha mẹ và chuyển nhượng cho người khác nên ngày 14/6/2001 bà E khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hủy Di Chúc hủy Văn bản khai nhận thừa kế, hủy các Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hủy các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời yêu cầu chia thừa kế di sản của cha mẹ là còn thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch dân sự vô hiệu, còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128, 129, khoản 1 Điều 132 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Về nội dung:

[3] Quá trình chung sống vợ chồng cụ Tr, cụ Th tạo lập được nhà đất tại tổ 23, phường N, quận S, Đà Nẵng nhưng đến năm 1999 nhà đất tại đây bị Nhà nước thu hồi phục vụ Dự án mở đường B3 nên ngoài đền bù tiền thì cụ Tr, cụ Th còn được cấp lô đất tái định cư (thửa J.18, N1, phường N, quận S). Tại thời điểm Nhà nước giao Lô đất tái định cư thì cụ Tr đã chết nên mình cụ Th lập, ký các thủ tục nhận lô đất và xin đứng tên đăng ký quyền sử dụng đất, do đó, ngày 30/5/2001 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R391244 đứng tên “Bà Trần Thị Th” (bút lục 85). Như vậy, quyền sử dụng lô đất tái định cư (lô J.18) N1, phường N, quận S là tài sản chung của vợ chồng cụ Tr và cụ Th nên lẽ ra khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất này (trong lúc cụ Tr đã chết) thì UBND thành phố Đà Nẵng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các thừa kế của cụ Tr nhưng UBND thành phố Đà Nẵng lại cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R391244 ngày 30/5/2001 đứng tên “Bà Trần Thị Th” là không đúng quy định của pháp luật, do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà E, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R391244 này là có cơ sở, đúng pháp luật (Giấy này đã bị thay thế không còn giá trị).

[4] Đối với Di chúc đề ngày 14/6/2001 và ghi cụ Th lập tại Phòng công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng thì Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xét thấy:

[4.1] Tất cả các thừa kế của cụ Th (trừ bà T, bà P) đều xác định thời điểm lập Di chúc cụ Th đã già yếu không còn minh mẫn, cụ Th không biết chữ phải lăn tay, điều này phù hợp với kết quả cung cấp chứng cứ của Công an thành phố Đà Nẵng kèm tài liệu về thủ tục cấp Giấy chứng minh nhân dân của cụ Th thể hiện cụ Th không biết chữ;

[4.2] Điu 655 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định:“3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn”;

[4.3] Như vậy, Di chúc ghi cụ Th lập tại Phòng công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng ngày 14/6/2001, không có người làm chứng là không hợp pháp; hơn nữa, bà T là người hiểu rõ nhà đất là tài sản chung của cụ Tr và cụ Th nhưng bà T chủ động đưa cụ Th đến Phòng công chứng số Y1 lập Di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho bà T đã thể hiện bà T có hành vi cố ý vi phạm quy định của pháp luật nên Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố Di chúc đề ngày 14/6/2010 vô hiệu là có cơ sở, đúng pháp luật.

[5] Xét:

[5.1] Mặc dù biết Di chúc ngày 14/6/2001 không hợp pháp nhưng bà T lại dùng Di chúc này tới Phòng công chứng số Y thành phố Đà Nẵng lập Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 (bl 155) nhận hưởng toàn bộ di sản thừa kế của cha mẹ, thể hiện bà T cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật;

[5.2] Luật Công chứng năm 2014 Điều 58 về công chứng văn bản khai nhận di sản quy định:“1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận thừa kế”. Khi tiếp nhận hồ sơ do bà T xuất trình xin khai nhận di sản thừa kế Công chứng viên Phòng Công chứng số Y đương nhiên biết theo quy định tại khoản 3 Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 1995 (Khoản 3 Điều 652 BLDS 2005 hoặc Khoản 3 Điều 630 BLDS 2015) thì Di chúc chỉ có điểm chỉ dấu tay của cụ Th mà không có người làm chứng là không hợp pháp và biết ngoài bà T thì cụ Th còn có những người con khác (tức bà T không phải là người duy nhất được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật) nhưng chỉ thông qua thủ tục niêm yết tại UBND phường N rồi chứng nhận Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 để bà T được hưởng toàn bộ di sản thừa kế đứng tên cụ Th là nhà đất tại lô J.18 N1, phường N, quận S là không đúng pháp luật;

[5.3] Vì các căn cứ trên, Tòa án cấp sơ thẩm (tại mục [7] phần nhận định của bản án sơ thẩm) tuy chưa nêu được đầy đủ căn cứ để xem xét giá trị pháp lý Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 nhưng đã nhận định do Di chúc vô hiệu dẫn đến Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 cũng vô hiệu là có cơ sở, đúng pháp luật.

[6] Bà T và Công chứng viên Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng biết Di chúc Văn bản khai nhận thừa kế không hợp pháp nhưng bà T vẫn chủ động ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 (bl 153) chuyển nhượng nhà đất cho ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D, còn Công chứng viên Phòng Công chứng số Y chứng nhận vào Hợp đồng nên Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 vô hiệu là có cơ sở, đúng pháp luật.

[7] Sau khi ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 và trả đủ tiền thì ngày 31/7/2017 ông A, bà D được Văn phòng đăng ký đất đai Đà Nẵng - Chi nhánh S chỉnh lý S tên quyền sử dụng Lô đất J.18 N1, phường N tại trang sau Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R391244 mà UBND quận S cấp ngày 30/5/2001 cho “Bà Trần Thị Th”. Ông A và bà D đề nghị được cấp đổi Giấy chứng nhận nên ngày 15/8/2017 Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CK117908 (số vào sổ cấp GCN: CTs 135477) tại thửa đất 81, tờ bản đồ số 52, địa chỉ Lô 18 khu J N1, phường N, quận S (bl 668) cho ông A và bà D và ngày 14/8/2018 tại Văn phòng Công chứng P2 ông A và bà D ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng thửa đất 81 cho bà Thái Thị Ngọc H3 (bl 231). Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xét thấy:

[7.1] Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 133 về Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu quy định:

“…2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu…”;

[7.2] Khi ông A và bà D chuyển nhượng thửa đất cho bà H3 thì thửa đất không bị các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan Thi hành án áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm chuyển dịch (Sở Tư pháp - Công an - Cục Thi hành án dân sự - Viện Kiểm sát nhân dân - Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng còn ký Quy chế phối hợp số 122/QCPH-STP-CA-THA- VKS-TAND ngày 04/7/2017 hướng dẫn cụ thể vấn đề này). Bà D thừa nhận bà E và một số người thuộc hàng thừa kế di sản của cụ Th có dùng sơn viết lên tường đây là nhà đất có tranh chấp nhưng bà D đã xóa các chữ này và tại phiên tòa sơ thẩm bà E cũng thừa nhận có việc bà D xóa các chữ ghi trên tường nhà. Bà H3 đã trả đủ 4 tỷ đồng cho bà D và ông A (hai bên đương sự thừa nhận giá ghi trong hợp đồng là 300 triệu nhưng giá chuyển nhượng thực tế là 4 tỷ đồng);

[7.3] Vì các lẽ trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy việc Công chứng viên Văn Phòng Công chứng P2 chứng nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 14/8/2018 giữa ông A, bà D với bà H3 là đúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, bà H3 là người thứ ba ngay tình khi nhận chuyển nhượng nhà đất nên mặc dù các giao dịch trước đó vô hiệu thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 14/8/2018 không bị vô hiệu như quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 nên bà H3 có quyền sở hữu, sử dụng nhà đất.

[8] Quá trình chung sống cụ Tr và cụ Th tạo lập nhà và đất tại tổ 23, phường N, quận S, đến năm 1999 nhà đất này bị nhà nước thu hồi phục vụ Dự án công trình đường B3 nên cấp lô đất tái định cư số 18, khu J N1, phường N, quận S.

Sau khi cụ Tr chết, các thừa kế của cụ Th (trừ bà T, bà P) đều khai năm 2001 cụ Th xây dựng nhà 2 tầng + cabin cầu thang đúc (chuồng cu), móng bê tông cốt thép, nền lát gạch men, tường xây gạch, trát vữa, bả matic, sơn nước, sàn đúc, mái đúc, mặt tiền nhà ốp đá granit, diện tích đất 83,2m2, diện tích xây dựng 179,75m2 trên lô đất tái định cư bằng nguồn tiền từ việc Nhà nước đền bù và tiền cụ Th dành dụm. Đại diện ủy quyền của bà T cho rằng toàn bộ nhà 2 tầng và tiền nộp đất tái định cư do bà T đầu tư nhưng không xuất trình được tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ nên Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận trình bày của bà T mà xác định nhà đất tại lô 18, khu J N1, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng là di sản của cụ Tr và cụ Th để lại là có cơ sở, đúng pháp luật.

[9] Nếu không có việc bà T có hành vi cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khi chủ động dẫn cụ Th đến Phòng công chứng số Y1 lập Di chúc ngày 14/6/2001 và sau đó dùng Di chúc đến Phòng Công chứng số Y lập Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 và lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 với ông A và bà D; nếu không vì sự thiếu trách nhiệm và thực hiện không đúng quy định của Công chứng viên Phòng Công chứng số Y1 và Công chứng viên Phòng công chứng số Y khi thực hiện công chứng Di chúc ngày 14/6/2001 và Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 và nếu không có việc sau đó mặc dù biết nhà đất có tranh chấp nhưng bà D cố tình xóa các chữ ghi trên tường nhà và ông A, bà D ký Hợp đồng chuyển nhượng đất cho bà H3 (người thứ ba ngay tình được công nhận có quyền sở hữu tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015) thì giá trị nhà đất theo giá thị trường hiện nay vẫn là di sản thừa kế của vợ chồng cụ Tr, cụ Th phải được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế của hai Cụ. Xét, do lỗi của những người tham gia xác lập các giao dịch dân sự trên đây mà các thừa kế của vợ chồng cụ Tr, cụ Th bị thoát ly quyền sở hữu, sử dụng di sản thừa kế của cụ Tr, cụ Th nên theo quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015: “3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc xác lập giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại” thì những người có lỗi tham gia xác lập các giao dịch dân sự làm cho tài sản thoát ly khỏi quyền sở hữu của các thừa kế phải bồi hoàn theo tỷ lệ lỗi cho đủ 4.919.826.000 đồng (theo Chứng thư Thẩm định giá số 07/TĐG-CT ngày 17/01/2019 của Công ty cổ phần Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng – bl 356) để chia thừa kế theo pháp luật cho các thừa kế.

[10] Xét, Di chúc ngày 14/6/2001, Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 giữa bà T với ông A, bà D vô hiệu do lỗi của những người tham gia xác lập các giao dịch này nhưng họ không bị thiệt hại mà đối tượng bị thiệt hại là các thừa kế của vợ chồng cụ Tr, cụ Th. Do đó, không xem xét thiệt hại, lỗi và buộc bồi thường với từng giao dịch vô hiệu mà cần xác định thiệt hại của các thừa kế là số tiền 4.919.826.000 đồng, thời điểm quyền sở hữu tài sản của các thừa kế bị thoát ly là thời điểm chuyển giao cho người thứ ba ngay tình là bà H3 nên những người tham gia xác lập các giao dịch dân sự đến khi di sản thừa kế bị chuyển giao hợp pháp cho bà H3 có lỗi mang tính hỗn hợp, gắn kết phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thừa kế của vợ chồng cụ Tr, cụ Th. Xét:

[10.1] Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 giữa bà T với ông A, bà D vô hiệu nhưng không có cơ sở xác định ông A, bà D có lỗi khi tham gia giao dịch này. Ông A và bà D có lỗi khi cố tình giấu diếm thông tin nhà đất đang có tranh chấp để lừa bà H3 ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 14/8/2018 tại Văn Phòng Công chứng P2 nên lẽ ra Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cũng vô hiệu nhưng bà H3 là người thứ ba ngay tình (là trường hợp đặc biệt được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015) nên Tòa án không tuyên Hợp đồng chuyển nhượng này vô hiệu nhưng phải xác định ông A, bà D có lỗi ở khâu cuối cùng dẫn đến gây thiệt hại cho các thừa kế nên ông A, bà D phải bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ lỗi. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay bà D cũng thừa nhận do đã bỏ 2 tỷ đồng mua nhà đất từ bà T nên khi nhà đất đã có tranh chấp nhưng đã xóa các chữ do bà E và các thừa kế viết trên tường nhà và không nói với bà H3 biết là nhà đất có tranh chấp để bà H3 vẫn mua nhà đất là có lỗi dẫn đến di sản thừa kế của cụ Tr, cụ Th thoát ly khỏi quyền sở hữu của các thừa kế, vì vậy, mà Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông A và bà D bồi hoàn 643.878.200 đồng (trả bà Lê Thị P 643.878.200 đồng) thì ông A và bà D không kháng cáo;

[10.2] Xét bà T mặc dù biết rõ nhà đất là tài sản chung của cụ Tr và cụ Th, nhưng chủ động đưa cụ Th già yếu và không biết chữ đến Phòng công chứng số Y1 lập Di chúc ngày 14/6/2001 để lại toàn bộ nhà đất cho bà T và tiếp tục cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật khi lập Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 và ngày 21/7/2017 ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bán nhà đất và đã nhận đủ 2 tỷ đồng của ông A và bà D. Nay các giao dịch này vô hiệu nên bà T phải trả lại 2 tỷ đồng và phải gánh chịu thiệt hại với tỷ lệ lỗi 40% x với thiệt hại: 2.919.826.000 đồng (4.919.826.000đ - 2.000.0000.000đ);

[10.3]. Phòng Công chứng số Y1 và Phòng Công chứng số Y có lỗi khi chứng nhận Di chúc, Văn bản khai nhận thừa kế Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 21/7/2017 giữa bà T với ông A, bà D. Xét, lỗi của Phòng Công chứng số Y1, Phòng Công chứng số Y và của ông A và bà D là lỗi hỗn hợp, có tính gắn kết chặt chẽ với nhau dẫn đến di sản thừa kế thoát ly quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các thừa kế của vợ chồng cụ Tr và cụ Th nên cả 3 phải gánh chịu thiệt hại với tỷ lệ lỗi 60%, chia mỗi người chịu thiệt hại với tỷ lệ lỗi 20% x với thiệt hại: 2.919.826.000 đồng.

[11] Như phân tích tại mục [7] nêu trên thì việc Công chứng viên Văn Phòng Công chứng P2 chứng nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 14/8/2018 giữa ông A, bà D với bà H3 là đúng pháp luật, bà H3 là người thứ ba ngay tình có quyền sở hữu, sử dụng nhà đất mua từ ông A và bà D. Tại Mục [12] và mục [13] trong phần nhận định của Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đề nghị của bà H3 công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 14/8/2018 tại Văn phòng Công chứng P2 giữa ông A, bà D với bà H3, nhưng lại buộc Văn phòng Công chứng P2 bồi thường thiệt hại 275.947.800 đồng là không đúng pháp luật và mâu thuẫn giữa phần nhận định và phần quyết định. Ông A và bà D sau khi mua nhà đất từ bà T đã bán lại cho bà H3 nên không bị thiệt hại nhưng mục

[13] trong phần nhận định, Tòa án cấp sơ thẩm nhận định Phòng Công chứng số Y1 có nghĩa vụ bồi thường cho ông Diệp, bà Anh 30% trên số tiền chênh lệch về giá đất tại thời điểm chuyển nhượng, bà T có nghĩa vụ bồi thường cho ông Diệp, bà Anh 70% trên số tiền chênh lệch về giá đất tại thời điểm chuyển nhượng, tổng số tiền bà T phải trả cho bà D, ông A là 3,4 tỷ đồng là nhận định không có cơ sở, chưa nói đến việc “nhận định một đường, quyết định một nẻo” và buộc bà T (đang định cư tại Hoa Kỳ) có nghĩa vụ trả tiền cho các thừa kế nhưng lại buộc Phòng Công chứng số Y1, Văn phòng Công chứng P2 và ông A, bà D trả tiền cho bà T và bà P (bà P cũng đang định cư tại Hoa Kỳ) là không công bằng vì như vậy các thừa kế của vợ chồng cụ Tr, cụ Em ở trong nước không có khả năng nhận được tiền, những vấn đề này Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.

[12] Cụ Tr chết ngày 06/6/2000, cụ Th chết ngày 17/02/2011, hai cụ có 6 người con gồm ông Lê Phước Nh (chết năm 1971 có 3 con là chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L), ông Lê Phước Ch (chết năm 1982 có 3 con là anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước Bao), bà Lê Thị T, bà Lê Thị P, bà Lê Thị E và bà Lê Thị C. Theo quy định tại Điều 638, điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 679, Điều 680 của Bộ luật dân sự năm 1995 thì cụ Th, bà T, bà P, bà E và bà C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tr; chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L là người thừa kế thế vị đối với phần di sản của ông Lê Phước Nh lẽ ra được nhận từ cụ Tr; anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước B là người thừa kế thế vị đối với phần di sản của ông Lê Phước Ch lẽ ra được nhận từ cụ Tr. Giá trị di sản của cụ Tr là 2.459.913.000 đồng (= 4.919.826.000đ/2) chia 7 kỷ phần, mỗi kỷ phần có giá trị 351.416.143 đồng nên cụ thể thì cụ Th, bà T, bà P, bà E và bà C mỗi người được hưởng 351.416.143 đồng; chị N2, anh T1, anh L anh S, anh T2 và anh B mỗi người được hưởng 117.138.714 đồng. Giá trị di sản của cụ Th là 2.811.329.143 đồng (2.459.913.000đ + 351.416.143đ), chia 6 kỷ phần, mỗi kỷ phần có giá trị 468.554.857 đồng nên cụ thể thì bà T, bà P, bà E, bà C mỗi người được hưởng 468.554.857 đồng; chị N2, anh T1, anh L anh S, anh T2 và anh B, mỗi người được hưởng 156.184.952 đồng. Tổng kết, bà T, bà P, bà E, bà C mỗi người được hưởng thừa kế của cụ Tr và cụ Th số tiền 819.971.000 đồng (351.416.143đ + 468.554.857đ); chị N2, anh T1, anh L, anh S, anh T2 và anh B mỗi người được hưởng thừa kế 273.323.666 đồng (117.138.714đ + 156.184.952đ). Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng giá trị di sản thừa kế của cụ Tr, cụ Th; đúng hàng thừa kế của cụ Tr, cụ Th và chia số tiền mỗi người được nhận thừa kế là chính xác.

[13] Xét, bà T phải trả lại 2 tỷ đồng và bồi thường thiệt hại số tiền 1.167.930.400 đồng nhưng bà T được nhận kỷ phần thừa kế số tiền 819.971.000 đồng nên bà T phải thanh toán cho các kỷ phần thừa kế khác số tiền 2.347.959.000 đồng (chia 5 phần cho bà P, bà E, bà C mỗi người 1 phần, 6 thừa kế thế vị hưởng chung 2 phần); Phòng Công chứng số Y1, Phòng Công chứng số Y và ông A và bà D chia 3 của tỷ lệ thiệt hại 60% thì mỗi bên phải chịu 20% thiệt hại tương đương số tiền 583.965.000 đồng để trả cho các thừa kế (số tiền 583.965.000 đồng chia 5 phần cho bà P, bà E, bà C mỗi người 1 phần, 6 thừa kế thế vị hưởng chung 2 phần, bà T không được nhận vì còn phải trả lại cho các thừa kế khác), tính toán cụ thể thì:

[13.1] Bà T phải trả bà P, bà E và bà C mỗi người 469.591.880 đồng; trả chị N2, anh T1, anh L, anh S, anh T2 và anh B mỗi người 156.530.626 đồng;

[13.2] Phòng công chứng số Y1 phải trả bà P, bà E và bà C mỗi người 116.793.000 đồng; trả chị N2, anh T1, anh L, anh S, anh T2 và anh B mỗi người 38.931.000 đồng;

[13.3] Phòng Công chứng số Y phải trả bà P, bà E và bà C mỗi người 116.793.000 đồng; trả chị N2, anh T1, anh L, anh S, anh T2 và anh B mỗi người 38.931.000 đồng;

[13.4] Ông A và bà D liên đới trả bà P, bà E và bà C mỗi người 116.793.000 đồng; trả chị N2, anh T1, anh L, anh S, anh T2 và anh B mỗi người 38.931.000 đồng.

[14] Cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm buộc Phòng Công chứng số Y phải bồi thường thiệt hại cho các thừa kế của vợ chồng cụ Tr, cụ Th nên Phòng Công chứng số Y phải chịu án phí dân sự sơ thẩm 300.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 20/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp và quản lý án phí, lệ phí Tòa án (trong vụ án chia thừa kế này “mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế”) để tính toán số tiền án phí sơ thẩm bà C phải chịu 36.599.130 đồng, chị N2, anh T1, anh L, anh S, anh T2 và anh Bao mỗi người phải chịu 13.666.183 đồng là chính xác, đúng pháp luật.

Đi với bà T, bà P và bà E đều thuộc diện người cao tuổi nên được miễn nộp án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326 của Quốc hội là có cơ sở, đúng pháp luật. Về chi phí định giá và chi phí xem xét tại chỗ tổng cộng 14.300.000 đồng (gồm chi phí định giá 13.700.000 đồng và chi phí xem xét tại chỗ 600.000 đồng) bà E đã nộp tạm ứng nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc những người thừa kế có nghĩa vụ hoàn trả bà E theo tỷ lệ tiền thừa kế được nhận là có cơ sở, đúng pháp luật. Về án phí phúc thẩm do yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn (bà Lê Thị E) và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Phòng Công chứng số Y1 không được chấp nhận nên phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; yêu cầu kháng cáo của Văn phòng Công chứng P2 được chấp nhận nên được hoàn trả tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp.

[15] Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật nên Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2018/QĐ-BPKCTT ngày 29/8/2018 do Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng để bà Thái Thị Ngọc H3 được quyền liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật.

Từ dẫn chứng, phân tích tại các luận điểm trên;

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 65/2019/DS-ST ngày 26/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau: Điều 638, 679, 680 Bộ luật Dân sự 1995; khoản 3 Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 1999; khoản 1 Điều 132; Điều 133, Điều 623, 651 Bộ luật Dân sự 2015; điểm b khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và điểm b khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014; Điều 138, 147, 165, 166, 227, 273, 477, 479 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 20/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp và quản lý án phí, lệ phí Tòa án; tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị E và yêu cầu của những người thừa kế khác trong vụ án; chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Thái Thị Ngọc H3, cụ thể:

1. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R391244 do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp ngày 30/5/2001 cho bà Trần Thị Th (Giấy này đã bị thay thế bởi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CK117908 (số vào sổ cấp GCN: CTs 135477) do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp cho ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D ngày 15/8/2017).

2. Tuyên bố Di Chúc số 90HV3-4 do bà Trần Thị Th lập ngày 14/6/2001 được Công chứng viên Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng chứng nhận ngày 14/6/2001 vô hiệu.

3. Tuyên bố Văn bản khai nhận thừa kế ngày 21/7/2017 của bà Lê Thị T do Công chứng viên Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng chứng nhận số 4059 ngày 21/7/2017 vô hiệu.

4. Tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Lê Thị T và ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D được Công chứng viên Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng chứng nhận số 4061 ngày 21/7/2017 vô hiệu.

5. Hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2018/QĐ- BPKCTT ngày 29/8/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. 6. Công nhận hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập giữa ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D và bà Thái Thị Ngọc H3 được Công chứng viên Văn phòng Công chứng P2 chứng nhận số 2780 ngày 14/8/2018. Buộc những người đang chiếm giữ nhà đất tại địa chỉ thửa đất số 81, tờ bản đồ 52, địa chỉ 12 đường N1, phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CK117908 (số vào sổ cấp GCN: CTs 135477) do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp ngày 15/8/2017 cho ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D, phải rời khỏi nhà đất để bàn giao nhà đất cho bà Thái Thị Ngọc H3 được quyền sở hữu, sử dụng. Bà H3 được quyền liên hệ với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở với hiện trạng nhà đất như Báo cáo kết quả Thẩm định giá số 07/BC-Cty ngày 17/01/2019 của Công ty cổ phần Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CK117908 (số vào sổ cấp GCN: CTs 135477) do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp cho ông Huỳnh Minh A, bà Huỳnh Thị Phương D ngày 15/8/2017.

7. Buộc bà Lê Thị T trả bà Lê Thị P, bà Lê Thị E và bà Lê Thị C mỗi người 469.591.880 đồng; trả chị N2, anh T1, anh L, anh S, anh T2 và anh B mỗi người 156.530.626 đồng.

8. Buộc Phòng công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng trả bà Lê Thị P, bà Lê Thị E và bà Lê Thị C mỗi người 116.793.000 đồng; trả chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L, anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2 và anh Lê Phước B mỗi người 38.931.000 đồng.

9. Buộc Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng trả bà Lê Thị P, bà Lê Thị E và bà Lê Thị C mỗi người 116.793.000 đồng; trả chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L, anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2 và anh Lê Phước B mỗi người 38.931.000 đồng.

10. Buộc ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D liên đới trả bà Lê Thị P, bà Lê Thị E và bà Lê Thị C mỗi người 116.793.000 đồng; trả chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L, anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2 và anh Lê Phước B mỗi người 38.931.000 đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền trên thì hàng tháng bên phải thi hành án còn phải trả lãi của số tiền còn phải thi hành án theo lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

11. Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Ông Huỳnh Minh A và bà Huỳnh Thị Phương D phải liên đới chịu 300.000 đồng.

- Phòng Công chứng số Y thành phố Đà Nẵng phải chịu 300.000 đồng.

- Bà Lê Thị T, bà Lê Thị P và bà Lê Thị E đều thuộc diện người cao tuổi nên được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Lê Thị C phải chịu 36.599.130 đồng.

- Chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L, anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2 và anh Lê Phước B mỗi người phải chịu 13.666.183 đồng. - Hoàn trả bà Lê Thị E số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp 600.000 đồng theo Biên lai thu số 001365 ngày 20/4/2018 tại Cục Thi hành án Dân sự thành phố Đà Nẵng.

- Hoàn trả bà Thái Thị Ngọc H3 số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp 300.000 đồng theo Biên lai thu số 001523 ngày 08/10/2018 tại Cục Thi hành án Dân sự thành phố Đà Nẵng.

12. Về chi phí định giá, chi phí xem xét tại chỗ tổng cộng là 14.300.000đ (gồm chi phí định giá 13.700.000 đồng, chi phí xem xét tại chỗ 600.000 đồng) thì bà Lê Thị E đã nộp tạm ứng nên bà Lê Thị T, bà Lê Thị P và bà Lê Thị C mỗi người phải trả bà Lê Thị E 2.383.333 đồng; chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L, anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước T2 và anh Lê Phước B mỗi người phải trả bà Lê Thị E 794.444 đồng.

13. Về án phí dân sự phúc thẩm:

- Bà Lê Thị E, bà Lê Thị C, chị Lê Thị N2, anh Lê Phước T1, anh Lê Phước L, anh Lê Phước T2, anh Lê Phước Cu S, anh Lê Phước B mỗi người phải chịu 300.000 đồng, trừ vào số tiền mỗi người đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm 300.000 đồng theo các Biên lai thu số 001969, 001970, 001971, 001972, 001973, 001974, 001975, 001976 cùng ngày 25/11/2019 tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng thì họ đã thi hành xong khoản tiền này.

- Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng phải chịu 300.000 đồng, trừ vào số tiền 300.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm theo Biên lai thu số 001981 ngày 25/11/2019 tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng thì Phòng Công chứng số Y1 thành phố Đà Nẵng đã thi hành xong khoản tiền này.

- Văn Phòng Công chứng P2 không phải chịu án phí phúc thẩm nên được hoàn trả 300.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm theo Biên lai thu số 001880 ngày 21/11/2019 tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

739
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 210/2020/DS-PT ngày 28/09/2020 về tranh chấp liên quan đến yêu cầu hủy di chúc

Số hiệu:210/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/09/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;