Bản án 20/2018/HS-ST ngày 13/11/2018 về tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN MINH HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH

BẢN ÁN 20/2018/HS-ST NGÀY 13/11/2018 VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Ngày 13 tháng 11 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 22/2018/TLST-HS ngày 22 tháng 10 năm 2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 644/2018/QĐXXST-HS ngày 02 tháng 11 năm 2018 đối với bị cáo: N B T sinh ngày: 10 tháng 11 năm 1987 tại: T V, T H, H T.

Nơi cư trú: Thôn Đ V, xã T V, huyện T H, tỉnh H T; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hoá: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông N B Đ và bà L T A; có vợ là P T A và 02 người con; tiền sự : Không; tiền án: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 05/7/2018 cho đến nay, có mặt.

* Người làm chứng: Anh N M S.

Địa chỉ: Xóm 13, xã H L, huyện H K, tỉnh H T. Vắng mặt

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 11 giờ ngày 22/4/2018 tại Cửa khẩu Quốc tế C L, qua công tác kiểm tra hành lý của công dân N B T đang làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam thì phát hiện có các bộ phận cơ thể và sản phẩm động vật, lực lượng Hải quan đã lập biên bản tạm giữ số tang vật trên để làm rõ. N B T đã khai nhận số tang vật bị tạm giữ này là các bộ phận cơ thể và sản phẩm của các loại động vật hoang dã mà Thìn đã sưu tầm, mua từ năm 2010 trong thời gian làm thuê ở T L để chơi và làm quà biếu, nay đem về V N thì bị lực lượng Hải quan phát hiện và tạm giữ toàn bộ tang vật.

Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế C L đã trưng cầu Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật giám định số tang vật tạm giữ. Kết quả giám định xác định số mẫu cần giám định là các bộ phận cơ thể và sản phẩm của các loại động vật hoang dã, trong đó nhiều mẫu vật có tên trong Phụ lục I của Công ước về buôn bán Quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ( ban hành kèm theo Thông tư số 04/TT- BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

Tại bản kết luận giám định số 606/KL-TTPC ngày 25/5/2018 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Q B kết luận:

- Xác định về lớp, bộ, họ, loại và trọng lượng các mẫu vật: Có 20 mẫu thuộc lớp thú và 01 mẫu thuộc lớp chim, cụ thể:

Mẫu số 1: 09 mảnh răng Voi châu Á, có trọng lượng 1.320 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 2: 01 tượng chạm từ xương Voi châu Á, có trọng lượng 122 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 3: 01 vòng dây kèm tượng làm từ ngà Voi châu Á, có trọng lượng 216 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 4: 01 vòng dây làm từ xương Voi châu Á, có trọng lượng 52 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 5: 19 sợi lông đuôi màu vàng của Voi châu Á, có trọng lượng 5,6 gam, là bộ phận của động vật rừng ( có thể tách rời sự sống);

Mẫu số 6: 100 sợi lông đuôi màu đen củaVoi châu Á, có trọng lượng 10,5 gam, là bộ phận của động vật rừng ( có thể tách rời sự sống);

Mẫu số 7: 04 mảnh ngà Voi ( 02 mảnh khắc hình rồng) được làm từ ngà Voi ma mút, có trọng lượng 349 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 8: 15 móng ( vuốt) Báo gấm, có trọng lượng 43 gam, là bộ phận của động vật rừng ( có thể tách rời sự sống);

Mẫu số 9: 05 mảnh môi Báo gấm ( gồm lông, da, xương), có trọng lượng 64 gam, là bộ phận cơ thể không thể tách rời của sự sống của động vật rừng;

Mẫu số 9: 05 mảnh môi Báo gấm ( gồm lông, da, xương), có trọng lượng 64 gam, là bộ phận cơ thể không thể tách rời của sự sống của động vật rừng;

Mẫu số 10: 01 mảnh da Báo gấm có trọng lượng 22,5 gam, là bộ phận cơ thể không thể tách rời của sự sống của động vật rừng;

Mẫu số 11: 01 răng ( nanh, một đầu bọc kim loại) Báo lửa, có trọng lượng 4 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 12: 01 mảnh da Hổ có trọng lượng 36,8 gam, là bộ phận cơ thể không thể tách rời của sự sống của động vật rừng;

Mẫu số 13: 01 mảnh xương sọ ( xương đầu) của Hổ, có trọng lượng 69 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 14: 02 mảnh xương Hổ có chạm khắc, có trọng lượng 23 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 15: 02 răng ( nanh) Hổ ( một răng nanh có nẹp kim loại), có trọng lượng 80 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 16: 01 móng (vuốt) Hổ (có dây kim loại bao quanh), có trọng lượng 13 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 17: 24 răng ( nanh) Heo rừng, có trọng lượng 857 gam, là bộ phận của động vật rừng ( có thể tách rời sự sống);

Mẫu số 18: 02 mỏ chim Hồng hoàng ( gắn liền với đế gỗ), có trọng lượng 328 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 19: 01 sừng Nai ( mẫu sừng có dính liền xương), có trọng lượng 1180 gam, là bộ phận cơ thể không thể tách rời của sự sống của động vật rừng;

Mẫu số 20: 01 móng ( vuốt) Gấu ngựa ( một đầu bọc kim loại), có trọng lượng 09 gam, là sản phẩm của động vật rừng ( đã chế tác thành sản phẩm);

Mẫu số 21: 03 răng ( nanh) Gấu ngựa ( một đầu bọc kim loại), có trọng lượng 83 gam, là bộ phận của động vật rừng ( có thể tách rời sự sống);

Vật chứng vụ án gồm: 10 mảnh hàm răng Voi; 01 tượng chạm từ xương Voi; 01 vòng dây được làm từ ngà Voi; 01 vòng dây được làm từ xương Voi; 21 lông Voi màu vàng; 102 lông Voi màu đen; 01 vòng dây được làm từ ngà Voi hóa thạch; 04 miếng ngà Voi hóa thạch ( trong đó có 02 miếng đã chạm hình rồng); 16 móng vuốt Báo; 02 môi Báo ( gồm lông, da và xương); 01 mảnh da Báo; 01 nanh Báo; 01 mảnh da hổ; 01 xương đầu Hổ; 02 xương Hổ có chạm khắc; 03 nanh Hổ; 02 móng Hổ; 24 nanh Heo; 02 mỏ chim Phượng Hoàng; 01 sừng Hươu; 01 móng Gấu; 03 nanh Gấu và 41.000 Bath Thái Lan.

Quá trình giám định, Cơ quan giám định Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật lưu giữ lại các mẫu vật sau: 01 vòng dây ngà Voi hóa thạch; 01 mảnh răng Voi; 02 lông đuổi Voi vàng và 02 lông đuôi Voi đen; 01 nanh Hổ; 01 vuốt Hổ; 01 vuốt Báo.

Quá trình điều tra Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Minh Hóa đã xác định số tiền 41.000 Bath Thái Lan mà N B T mang theo vượt quá mức quy định khi làm thủ tục nhập cảnh không liên quan đến vụ án nên đã chuyển lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế C L để xử lý hành chính về hành vi này.

Cáo trạng số 20/CT-VKSMH ngày 22/10/2018 Viện kiểm sát nhân dân huyện Minh Hoá quyết định truy tố bị cáo N B T về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo điểm i khoản 2 Điều 244 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tại phiên tòa Kiểm sát viên vẫn giữ nguyên quyết định truy tố bị cáo N B T về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm i khoản 2 Điều 244; điểm s khoản 1 Điều 51 bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo N B T từ 05 đến 06 năm tù. Đề nghị xét xử về vật chứng và quy định về án phí.

Căn cứ vào kết quả thẩm vấn công khai tại phiên toà; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà; Trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà; lời khai của những người tham gia tố tụng tại phiên toà; ý kiến của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên toà.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tại phiên toà bị cáo đã nhất trí hoàn toàn với nội dung bản cáo trạng được đại diện Viện kiểm sát công bố và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, phù hợp với các lời khai của những người tham gia tố tụng tại phiên toà, qua đó cho thấy:

Ngày 22/4/2018 bị cáo N B T đã có hành vi vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế C L một số bộ phận cơ thể và sản phẩm của các loại động vật ( cụ thể như biên bản tạm giữ tang vật vi phạm hành chính của chi cục Hải quan cửa khẩu C L lập hồi 18 giờ 20 phút ngày 22/4/2018) và được các cơ quan có thẩm quyền xác định là thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ ( cụ thể như bản Kết luận giám định số 606/KL-TTPC ngày 25/5/2018 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình).

Hành vi của bị cáo N B T đủ yếu tố cấu thành tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếmtheo điểm i khoản 2 Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tại phiên toà Kiểm sát viên vẫn giữ nguyên quyết định truy tố cũng như đề  nghị:

Áp dụng điểm i khoản 2 Điều 244; điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo N B T từ 05 năm đến 06 năm tù.

Việc truy tố và lời luận tội là có căn cứ nên chấp nhận.

 [1] Về hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan điều tra Công an huyện Minh Hóa, Viện kiểm sát huyện Minh Hóa, Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

 [ 2] Tại phiên tòa bị cáo N B T đã thừa nhận hành vi phạm tội. Lời nhận tội của bị cáo phù hợp với tài liệu có trong hồ sơ đã được kiểm tra tại phiên tòa. Như vậy Viện kiểm sát truy tố và luận tội là có căn cứ. Do đó kết luận bị cáo N B T phạm tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” được quy định tại điểm i khoản 2 Điều 244 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

 [3] Xét tính chất hành vi, hậu quả do bị cáo gây ra vụ án cho thấy:

Đây là hành vi phạm tội có tính chất táo bạo, liều lĩnh, bị cáo đã có ý định từ trước và thực hiện bằng được hành vi phạm tội. Hành vi của bị cáo thể hiện tính coi thường pháp luật.

 [4] Xét thấy bị cáo sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, thấy được lỗi lầm của mình, đây là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Vì vậy xử phạt bị cáo 05 năm tù là phù hợp với hành vi phạm tội.

 [5] Về vật chứng vụ án: 10 mảnh hàm răng Voi; 01 tượng chạm từ xương Voi; 01 vòng dây được làm từ ngà Voi; 01 vòng dây được làm từ xương Voi; 21 lông Voi màu vàng; 102 lông Voi màu đen; 01 vòng dây được làm từ ngà Voi hóa thạch; 04 miếng ngà Voi hóa thạch ( trong đó có 02 miếng đã chạm hình rồng); 16 móng vuốt Báo; 02 môi Báo ( gồm lông, da và xương); 01 mảnh da Báo; 01 nanh Báo; 01 mảnh da hổ; 01 xương đầu Hổ; 02 xương Hổ có chạm khắc; 03 nanh Hổ; 02 móng Hổ; 24 nanh Heo; 02 mỏ chim Phượng Hoàng; 01 sừng Hươu; 01 móng Gấu; 03 nanh Gấu và 41.000 Bath Thái Lan. (Quá trình giám định, Cơ quan giám định Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật lưu giữ lại các mẫu vật sau: 01 vòng dây ngà Voi hóa thạch; 01 mảnh răng Voi; 02 lông đuổi Voi vàng và 02 lông đuôi Voi đen; 01 nanh Hổ; 01 vuốt Hổ; 01 vuốt Báo).

Quá trình điều tra Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Minh Hóa đã xác định số tiền 41.000 Bath Thái Lan mà N B T mang theo vượt quá mức quy định khi làm thủ tục nhập cảnh không liên quan đến vụ án nên đã chuyển lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cha Lo để xử lý hành chính về hành vi này. Xét thấy việc xử lý vật chứng này của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Minh Hóa là đúng quy định nên không xem xét.

Số vật chứng còn lại của vụ án căn cứ điểm b khoản 2, Điều 106 Bộ Luật tố tụng hình sự tịch thu sung công: 09 mảnh hàm răng Voi; 01 tượng chạm từ xương Voi; 01 vòng dây được làm từ ngà Voi; 01 vòng dây được làm từ xương Voi; 19 lông Voi màu vàng; 100 lông Voi màu đen; 04 miếng ngà Voi hóa thạch ( trong đó có 02 miếng đã chạm hình rồng); 15 móng vuốt Báo; 02 môi Báo ( gồm lông, da và xương); 01 mảnh da Báo; 01 nanh Báo; 01 mảnh da hổ; 01 xương đầu Hổ; 02 xương Hổ có chạm khắc; 02 nanh Hổ; 01 móng Hổ; 24 nanh Heo; 02 mỏ chim Hồng Hoàng; 01 sừng Hươu; 01 móng Gấu; 03 nanh Gấu (có đặc điểm như trong bản Kết luận giám định số 606/KL-TTPC ngày 25/5/2018 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình).

Số vật chứng trên đã đựơc chuyển giao và hiện đang bảo quản tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Minh Hóa theo biên bản giao, nhận vật chứng ngày 24/10/2018 giữa Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Minh Hóa và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Minh Hóa.

 [7] Về án phí: Bị cáo N B T phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm để sung công.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

* Tuyên bố bị cáo N B T phạm tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”

- Áp dụng điểm i khoản 2 Điều 244; điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với bị cáo N B T.

Xử phạt bị cáo N B T 05 ( Năm ) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giam 05/7/2018.

Quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo N B T 45 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

* Về vật chứng vụ án: Căn cứ điểm b khoản 2, Điều 106 BLTTHS tịch thu sung công: 09 mảnh hàm răng Voi; 01 tượng chạm từ xương Voi; 01 vòng dây được làm từ ngà Voi; 01 vòng dây được làm từ xương Voi; 19 lông Voi màu vàng; 100 lông Voi màu đen; 04 miếng ngà Voi hóa thạch ( trong đó có 02 miếng đã chạm hình rồng); 15 móng vuốt Báo; 02 môi Báo ( gồm lông, da và xương); 01 mảnh da Báo; 01 nanh Báo; 01 mảnh da hổ; 01 xương đầu Hổ; 02 xương Hổ có chạm khắc; 02 nanh Hổ; 01 móng Hổ; 24 nanh Heo; 02 mỏ chim Hồng Hoàng; 01 sừng Hươu; 01 móng Gấu; 03 nanh Gấu (có đặc điểm như trong bản Kết luận giám định số 606/KL-TTPC ngày 25/5/2018 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình).

Số vật chứng trên đã đựơc chuyển giao và hiện đang bảo quản tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Minh Hóa theo biên bản giao, nhận vật chứng ngày 24/10/2018 giữa Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Minh Hóa và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Minh Hóa.

* Về án phí: Căn cứ Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án buộc bị cáo N B T phải chịu 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm để sung công.

Án xử công khai báo cho bị cáo có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (13/11/2018) để yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình xét xử theo trình tự phúc thẩm.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

910
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 20/2018/HS-ST ngày 13/11/2018 về tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Số hiệu:20/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Minh Hóa - Quảng Bình
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 13/11/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;