Bản án 180/2018/DS-PT ngày 13/08/2018 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

BẢN ÁN 180/2018/DS-PT NGÀY 13/08/2018 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Trong các ngày 06, 12/7/2018 và ngày 03, 13/8/2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 152/2017/TLPT-DS ngày 02 tháng 10 năm 2017 về việc: “Tranh chấp thừa kế tài sản”. Do bản án dân sự sơ thẩm số: 32/2017/DS-ST ngày 04/08/2017 của Toà án nhân dân thành phố SĐ bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 329/2017/QĐ-PT ngày 27 tháng 11 năm 2017 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn:

Ông Trần Văn B, sinh năm 1948. Địa chỉ: Số nhà 97, khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Trần Văn D, sinh năm 1970. Bịa chỉ: Số nhà 95, khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Trần Văn H, sinh năm 1955. Địa chỉ: Số nhà 5/9, khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Bà Trần Thị Thanh T, sinh năm 1957. Địa chỉ: Số nhà 60, khóm TH, phường TQĐ, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Bà Trần Thị L, sinh năm 1965. Địa chỉ: Số nhà 10, khóm TA, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Bà Trần Thị H1, sinh năm 1948. Địa chỉ: Số nhà 40, khóm TA, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Bà Trần Thị L1, sinh năm 1963. Địa chỉ: Số nhà 309, ấp LB, xã LKB, huyện HN, tỉnh Đồng Tháp.

- Bị đơn:

Ông Trần Văn C, sinh năm 1941.

Người đại diện hợp pháp của ông C: Bà Phạm Thị Q, sinh năm 1948;

Cùng địa chỉ: Số nhà 06, khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp. Là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 08 tháng 3 năm 2016).

Anh Đỗ Văn T1, sinh năm 1975. Địa chỉ: Số nhà 93, khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh T1: Ông Hà Văn N-Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Đồng Tháp.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị N1, sinh năm 1954. Địa chỉ: Số nhà 91, khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Người đại diện hợp pháp của bà Trần Thị N1: Chị Trương Thị H1, sinh năm 1975; địa chỉ: Số 93, khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp. Là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 01 tháng 4 năm 2016).

Chị Trần Thị U, sinh năm 1971. Chị Trương Thị H1, sinh năm 1975.

Cùng địa chỉ: Số nhà 93, khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp.

Chị Phạm Phương T2, sinh năm 1984.

Người đại diện hợp pháp của chị Phạm Phương T2: Anh Đinh Chí T3, sinh năm 1978; cùng địa chỉ: Số nhà 281, ấp KN, xã TKĐ, thành phố SĐ, tỉnh Đồng Tháp. Là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 12 tháng 4 năm 2016).

- Người kháng cáo: Ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L1, bà Trần Thị H1, bà Trần Thị L là nguyên đơn và ông Đỗ Văn T1 là bị đơn.

- Các đương sự có mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Các nguyên đơn:

Ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L1, bà Trần Thị H1, bà Trần Thị L trình bày: Cha, mẹ của các ông, bà là cụ Trần Văn B1 và cụ Nguyễn Thị Đ chung sống với nhau có 10 người con gồm ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, ông Trần Văn C, bà Trần Thị N1, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L, bà Trần Thị H1, bà Trần Thị L1 và bà Trần Thị U, không có con nuôi. Ngày 03 tháng 8 năm 2005, cụ B1 chết không để lại di chúc. Cụ B1 và cụ Đ đã tạo lập được khối tài sản chung là các quyền sử dụng đất thửa 2475, thửa 1151 và thửa 1152, cùng tờ bản đồ số 01, với tổng diện tích là 4.684m2 ; Tất cả các quyền sử dụng đất này đều do cụ Trần Văn B1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi cụ B1 chết, ngày 25/6/2007 các đồng thừa kế của cụ B1 thống nhất ký tên vào văn bản phân chia di sản thừa kế, đồng ý giao toàn bộ di sản của cụ B1 để lại (là các quyền sử dụng đất trên) cho mẹ là cụ Nguyễn Thị Đ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 06/09/2007 cụ Đ được UBND thị xã SĐ (nay là thành phố SĐ) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các thửa: thửa 367, tờ bản đồ 37, đất trồng lúa, diện tích 2.875,1m2 ; Thửa 7, tờ bản 4 đồ 46, đất trồng lúa, diện tích 1.598,9m2 (thửa 367 và thửa 7 được cấp đổi từ thửa 2475), cùng tọa lạc tại khóm TA, phường AH, thành phố SĐ, Đồng Tháp; Thửa 11, tờ bản đồ 37, đất trồng cây lâu năm, diện tích 429m2 (thửa 11 được cấp đổi từ thửa 1152) và thửa 418, tờ bản đồ 37, đất ở tại đô thị, diện tích 450m2 (thửa 418 được cấp đổi từ thửa 1151), cùng tọa lạc tại khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, Đồng Tháp.

Ngày 04 tháng 02 năm 2009, cụ Đ lập di chúc với nội dung: Sau khi cụ Đ chết thì để lại toàn bộ quyền sử dụng đất tại thửa 367, tờ bản đồ 37, đất trồng lúa, diện tích 2.875,lm2 ; Thửa 11, tờ bản đồ 37, đất trồng cây lâu năm, diện tích 429m2 và thửa 418, tờ bản đồ 37, đất ở tại đô thị, diện tích 450m2 cùng tờ bản đồ 37 cho anh Đỗ Văn T1 (cháu ngoại - con một của bà Trần Thị N1) được thừa hưởng. Đồng thời theo di chúc cụ Đ cũng giao quyền sử dụng đất tại thửa 7, tờ bản đồ 46, đất trồng lúa, diện tích 1.598,9m2 cho ông Trần Văn C được thừa hưởng. Di chúc có công chứng chứng thực theo quy định. Tuy nhiên, sau khi lập di chúc, ngày 08 tháng 01 năm 2010, cụ Đ đã tách thửa đối với quyền sử dụng đất tại thửa 11 để tặng cho ông Trần Văn B diện tích 133,5m2 (phần đất tặng cho này tách thành thửa 541), diện tích còn lại của thửa 11 là 295,5m2 . Đồng thời, cụ Đ cũng tách thửa đối với quyền sử dụng đất tại thửa 418 để tặng cho ông Trần Văn B diện tích 36,2m2 (phần đất tặng cho này tách thành thửa 540) và tặng cho ông Trần Văn D diện tích 145,4m2 (phần đất tặng cho này tách thành thửa 539), diện tích còn lại của thửa 418 là 268,4m2 .

Đối với ông B và ông D cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể: Ông Trần Văn B đứng tên quyền sử dụng đất thửa 543, tờ bản đồ số 37, tổng diện tích 169,7m2 (thửa 543 này là họp thửa từ thửa 540 và thửa 541) và ông Trần Văn D đứng tên quyền sử dụng đất thửa 539, tờ bản đồ 37, diện tích 145,4m2 . Sau khi định đoạt cho các con và anh T1, còn lại thửa 418 diện tích 268,4m2 đo đạc thực tế là 277,6m2 và thửa 11 diện tích 295,5m2 đo đạc thực tế là 282,lm2 vẫn do cụ Đ đứng tên và quản lý sử dụng cùng anh T1, nhưng bản chính 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này do ông D giữ. Ngày 18/01/2011 cụ Nguyễn Thị Đ chết, di chúc được công bố. Các nguyên đơn cho rằng, theo văn bản phân chia di sản thừa kế ngày 25/6/2007 thì 10 người con chỉ đồng ý để cụ Đ đại diện đứng tên các quyền sử dụng đất mà cụ 5 B1 để lại, nên cụ Đ chỉ có quyền định đoạt trong phạm vi - khối tài sản chung của cụ Đ và cụ B1, còn phần di sản của cụ B1 thì cụ Đ không có quyền định đoạt, nên phần cụ Đ lập di chúc, cho tặng đất cho ông C và anh T1 vượt phạm vi - tài sản của cụ Đ không có hiệu lực.

Tuy nhiên, lúc còn sống cụ Đ đã định đoạt cho tặng quyền sử dụng đất cho các con là ông D, ông B, ông C và cháu ngoại là anh T1 như đã nêu trên và những người này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng phần đất, riêng ông C và anh T1 đã chuyển nhượng cho chị Phạm Phương T2 phần đất được cụ Đ tặng cho, hiện chị T2 cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đang quản lý sử dụng đất nên các đương sự không yêu cầu chia đất, không yêu cầu hủy các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho trên và không yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đã cấp cho ông D, ông B, ông C, anh T1, chị T2 nêu trên, chỉ yêu cầu chia giá trị phần thừa kế di sản của cụ B1 cho 10 người con, cụ thể: Phần di sản của cụ B1 trong khối tài sản chung với cụ Đ có giá trị là 814.765.000 đồng sẽ chia đều cho 10 người con của cụ B1 và cụ Đ, mỗi người được hưởng 01 suất trị giá 81.476.500 đồng. Anh T1 và ông C nhận nhiều hơn nên có trách nhiệm trả lại phần chênh lệch cho các đồng thừa kế còn lại.

 Đối với căn nhà gắn liền với đất tại thửa 418, tờ bản đồ 37, đất ở tại đô thị, diện tích 450m2 (diện tích còn lại là 268,4m2 ) hiện anh T1 đang quản lý, sử dụng thì các đồng nguyên đơn không tranh chấp yêu cầu chia, đồng ý giao căn nhà cho anh T1 được thừa hưởng. Đối với phần di sản còn lại của cụ Đ là khối tài sản chung với cụ B1 thì các đồng nguyên đơn không tranh chấp yêu cầu chia. Phần di sản của cụ Đ đã định đoạt lúc còn sống và lập di chúc cho ai thì người đó được hưởng sau khi trừ di sản của cụ B1 để lại.

Ngoài ra, không có yêu cầu gì khác. Bị đơn anh Đỗ Văn T1 và ông Trần Văn C, ông C ủy quyền cho bà Phạm Thị Q trình bày: Ông C và anh T1 thống nhất theo lời trình bày của phía nguyên đơn về hàng thừa kế, văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế, di chúc của cụ Đ và di sản tranh chấp trong vụ án. Anh T1 và bà Q đại diện theo ủy quyền cho ông C xác định, cụ B1 chết không để lại di chúc, nên 10 người con của cụ B1 và cụ Đ đã lập văn bản phân 6 chia di sản thừa kế ngày 25/6/2007 đồng ý giao toàn bộ di sản của cụ B1 để lại là các quyền sử dụng đất (như phía nguyên đơn trình bày) cho cụ Nguyễn Thị Đ được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý sử dụng. Ngày 04/02/2009, cụ Đ lập di chúc để lại toàn bộ thửa 367, thửa 11 và thửa 418 cho anh Đỗ Văn T1 thừa hưởng; Thửa 7, tờ bản đồ 46 cho ông Trần Văn C thừa hưởng. Tuy nhiên ngày 24/02/2009 cụ Đ đã làm hợp đồng tặng cho anh T1 thửa 367, tờ bản đồ 37, đất trồng lúa, diện tích 2.875,lm2 và tặng cho ông Trần Văn C thửa 7, tờ bản đồ 46, đất trồng lúa, diện tích 1.598,9m2 . Ngày 20/3/2009 anh T1 và ông C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 02 phần đất này. Ngày 17/02/2012 ông C chuyển nhượng toàn bộ thửa 07 cho chị Phạm Phương T2 và chị T2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 12/3/2012. Tiếp theo ngày 03/3/2012 anh T1 cũng chuyển nhượng cho chị Phạm Phương T2 phần diện tích 500m2 , tại thửa 367, tờ bản đồ 37 và ngày 22/03/2012 chị T2 cũng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Do đó, diện tích còn lại của thửa 367 là 2.375,l m2 , hiện do anh Đỗ Văn T1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý, sử dụng. Anh T1 và bà Q xác định: Việc anh T1 và ông C được cụ Đ tặng cho đất hợp pháp nên việc chuyển nhượng đất với chị Phạm Phương T2 cũng hợp pháp, nên không đồng ý theo yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Đối với 02 thửa đất còn lại hiện nay là thửa 11 và thửa 418 do cụ Đ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh T1 đang quản lý sử dụng kể cả căn nhà trên thửa đất 418, phần di sản này cụ Đ đã lập Di chúc giao cho anh T1 được thừa hưởng, nên không đồng ý hủy di chúc theo yêu cầu của các nguyên đơn. Đối với phần ông C thì ông C xác định đã được cụ Đ lúc còn sống tặng cho thửa đất số 07, tờ bản đồ 46 diện tích 1.598,9m2 , ông C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã chuyển nhượng toàn bộ cho chị T2 vào năm 2012 thì xem như cụ Đ đã chia phần di sản của cha mẹ cho ông C xong, nên trong vụ kiện này ông C không yêu cầu chia thừa kế gì thêm và thống nhất theo ý kiến của anh T1. Ngoài ra không còn yêu cầu gì khác. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị N1 (bà N1 ủy quyền cho chị H1), bà Trần Thị U và chị Trương Thị H1 trình bày: Bà N1 và bà U là 02 trong số 10 người con chung của cụ B1 và cụ Đ. Bà 7 N1 và bà U xác định đã ký tên vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày 25/6/2007 đồng ý giao toàn bộ di sản của cụ B1 để lại cho cụ Nguyễn Thị Đ đứng tên thừa kế. Do đó, lúc còn sống cụ Đ đã định đoạt cho các con trong đó có cho anh T1 là con của bà N1 như các nguyên đơn trình bày. Do đó, trong vụ án này, bà N1 và bà U không tranh chấp, không yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ B1 và cụ Đ nữa và thống nhất theo lời trình bày của anh T1, không có yêu cầu gì khác. Chị Trương Thị H1 là vợ và đang sống chung với anh T1 tại căn nhà gắn liền với đất thửa thuộc thửa 418, tờ bản đồ 37. Phía nguyên đơn không yêu cầu chia thừa kế đối với căn nhà mà anh T1 và chị H1 đang quản lý thì chị H1 không có ý kiến gì. Trong vụ án này, chị H1 thống nhất theo ý kiến của anh T1 và không có yêu cầu gì khác. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chị Phạm Phương T2, chị T2 ủy quyền cho anh Đinh Chí T3 trình bày: Chị T2 thống nhất theo lời trình bày của ông C và anh T1 về việc trước đây ông C và anh T1 có chuyển nhượng đất cho chị T2, hiện các phần đất chuyển nhượng này chị T2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp và đang quản lý sử dụng. Việc các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia giá trị phần thừa kế không liên quan đến việc chuyển nhượng đất của chị T2. Chị T2 không tranh chấp hay yêu cầu gì trong vụ kiện này.

Tại Quyết định bản án dân sự sơ thẩm số: 32/2017/DS-ST ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Toà án nhân dân thành phố SĐ đã xử: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của các đồng nguyên đơn gồm Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L, bà Trần Thị H1, bà Trần Thị L1 về việc yêu cầu hủy một phần di chúc ngày 04/02/2009 của bà Nguyễn Thị Đ để chia thừa kế đối với phần di sản của ông Trần Văn B1 trong khối tài sản chung với bà Đ. Anh Đỗ Văn T1 được thừa kế các phần đất gồm: Phần đất và căn nhà gắn liền với đất thuộc thửa 418, tờ bản đồ 37, đất ở đô thị, diện tích 277,6m2 và thửa 11, tờ bản đồ 37, đất trồng cây lâu năm, diện tích 282, lm2 , cùng tọa lạc tại khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, do bà Nguyễn Thị Đ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhà, đất theo Mảnh trích đo địa chính số: 18-2016 ngày 19/9/2016 của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố SĐ và biên bản 8 định giá ngày 27/12/2016 (có Mảnh trích đo và biên bản định giá tài sản kèm theo). Ông Trần Văn D có trách nhiệm trả lại cho anh Đỗ Văn T1 hai bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 418, tờ bản đồ 37 và thửa 11, tờ bản đồ 37, tọa lạc tại khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, do bà Nguyễn Thị Đ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện ông Trần Văn D đang giữ bản chính hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này).

*Về án phí dân sự sơ thẩm:

Ông Trần Văn B phải nộp 4.073.825 đồng án phí dân sự sơ thẩm, số tiền tạm ứng án phí ông B đã nộp theo biên lai số 023621 ngày 20/3/2015 và biên lai số 13688 ngày 20/6/2017 được khấu trừ vào tiền án phí ông B phải nộp. Sau khi khấu trừ, ông B còn phải nộp tiếp số tiền 2.037.175 đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Ông Trần Văn D nộp 4.073.825 đồng án phí dân sự sơ thẩm, số tiền tạm ứng án phí ông D đã nộp theo biên lai số 023617 ngày 20/3/2015 và biên lai số 13687 ngày 20/6/2017 được khấu trừ vào tiền án phí ông D phải nộp. Sau khi khấu trừ, ông D còn phải nộp tiếp số tiền 2.037.175 đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Ông Trần Văn H phải nộp 4.073.825 đồng án phí dân sự sơ thẩm, số tiền tạm ứng án phí ông H đã nộp theo biên lai số 023619 ngày 20/3/2015 và biên lai số 13682 ngày 20/6/2017 được khấu trừ vào tiền án phí ông H phải nộp. Sau khi khấu trừ, ông H còn phải nộp tiếp số tiền 2.037.175 đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Bà Trần Thị L1 phải nộp 4.073.825 đồng án phí dân sự sơ thẩm, số tiền tạm ứng án phí bà L1 đã nộp theo biên lai số 023616 ngày 20/3/2015 và biên lai số 13684 ngày 20/6/2017 được khấu trừ vào tiền án phí bà L1 phải nộp. Sau khi khấu trừ, bà L1 còn phải nộp tiếp số tiền 2.037.175đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Bà Trần Thị L phải nộp 4.073.825 đồng án phí dân sự sơ thẩm, số tiền tạm ứng án phí bà L đã nộp theo biên lai số 023618 ngày 20/3/2015 và biên lai số 13685 ngày 20/6/2017 được khấu trừ vào tiền án phí bà L phải nộp. Sau khi khấu trừ, bà L còn phải nộp tiếp số tiền 2.037.175 đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Bà Trần Thị Thanh T phải nộp 4.073.825 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Số tiền tạm ứng án phí bà T đã nộp theo biên lai số 023620 ngày 20/3/2015 và biên lai số 13683 ngày 20/6/2017 được khấu trừ vào tiền án phí bà T phải nộp. Sau khi khấu trừ, bà T còn phải nộp tiếp số tiền 2.037.175 đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Bà Trần Thị H1 phải nộp 4.073.825 đồng án phí dân sự sơ thẩm, số tiền tạm ứng án phí bà H1 đã nộp theo biên lai số 023622 ngày 20/3/2015 và biên lai số 13686 ngày 20/6/2017 được khấu trừ vào tiền án phí bà H1 phải nộp. Sau khi khấu trừ, bà H1 còn phải nộp tiếp số tiền 2.037.175 đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Anh Đỗ Văn T1 phải nộp 26.334.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

*Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Tổng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá là 12.297.000 đồng (ông D đã nộp xong). Ông B, ông D, ông H, bà L1, bà L, bà T, bà H1 và anh T1, mỗi người phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản là 1.537.000 đồng. Do ông Trần Văn D đã nộp tạm ứng xong nên ông B, ông H, bà L1, bà L, bà T, bà H1 và anh T1, mỗi người phải nộp hoàn trả lại cho ông Trần Văn D số tiền chi phí xem xét, thẩm định và định giá tài sản là 1.537.000 đồng . Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên thời hạn, quyền kháng cáo và quyền, nghĩa vụ, thời hiệu thi hành án của các đương sự. Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 16 tháng 8 năm 2017, ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L1, bà Trần Thị H1, bà Trần Thị L có đơn kháng cáo toàn bộ vụ án, yêu cầu hủy một phần di chúc ngày 04/02/2009 của bà Nguyễn Thị Đ để chia thừa kế đối với phần di sản của ông Trần Văn B1 trong khối tài sản chung với bà Đ, mỗi người được hưởng 01 suất thừa kế trị giá 81.476.500 đồng. Ngày 15 tháng 8 năm 2017 anh Đỗ Văn T1 có đơn kháng cáo không đồng ý nộp tiền án phí và chi phí thẩm định.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, được kiểm tra tại 10 phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, phát biểu của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Xét kháng cáo của ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L1, bà Trần Thị H1, bà Trần Thị L yêu cầu hủy một phần di chúc ngày 04/02/2009 của cụ Nguyễn Thị Đ để chia thừa kế đối với phần di sản của cụ Trần Văn B1 trong khối tài sản chung với cụ Đ, mỗi người được hưởng 01 suất thừa kế trị giá 81.476.500 đồng.

[2] Xét thấy, nguồn gốc phần đất tranh chấp là của cụ Trần Văn B1 và cụ Nguyễn Thị Đ tạo lập trước năm 1975. Cụ B1 và cụ Đ quản lý sử dụng đến ngày 24/7/1993 cụ B1 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng diện tích: 4.684m2 gồm: Thửa 2475, diện tích 3.805m2 , đất lúa; Thửa 1151, diện tích 450m2 , đất thổ; Thửa 1152, diện tích 429m2 , đất lâu năm. Ngày 03/8/2005 cụ B1 chết không để lại di chúc. Sau khi cụ B1 chết thì toàn bộ phần đất và 01 căn nhà cụ Đ quản lý sử dụng. Cụ Trần Văn B1 và cụ Nguyễn Thị Đ chung sống với nhau có 10 người con gồm ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, ông Trần Văn C, bà Trần Thị N1, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L, bà Trần Thị H1, bà Trần Thị L1 và bà Trần Thị U, không có con nuôi. Ngày 25/6/2007 các con của cụ B1 thống nhất ký tên vào văn bản phân chia thừa kế để lại cho cụ Đ thừa kế tổng diện tích 6.684m2 đất. Ngày 06/9/2007 cụ Đ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa 11, diện tích 429m2 , đất lâu năm; Thửa 418, diện tích 450m2 , đất thổ; Thửa 367, diện tích 2.875,1m2 , đất lúa và thửa 7, diện tích 1,598,9m2 , đất lúa (thửa 2475 tách thành 02 thửa 367 và thửa 7), tổng diện tích: 5.353m2 . Tại phiên tòa phúc thẩm, bà L1 cho rằng bà L1 không có ký tên vào văn bản thừa kế phân chia thừa kế ngày 25/6/2007.

Theo kết luận giám định số 269/KL-KTHS ngày 26/4/2018 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp kết luận như sau: Chữ ký, chữ viết họ tên Trần Thị L1 trên tài liệu cần giám định ký hiệu A so với chữ ký, chữ viết của Trần Thị L1 trên các tài liệu so sánh ký hiệu từ M1 đến M7 không phải do cùng một người ký, viết ra. Như vậy, văn bản phân chia thừa kế ngày 25/6/2007, bà L1 không có ký tên, nên văn bản phân chia thừa kế không có hiệu lực đối với phần thừa kế mà bà L1 được hưởng từ cụ B1.

[3] Đối với ông B, ông D, ông H, bà T, bà H1 và bà L cho rằng văn bản phân chia di sản thừa kế ngày 25/6/2007 thì các nguyên đơn chỉ đồng ý để cho mẹ là cụ Đ đại diện đứng tên các quyền sử dụng đất mà cụ B1 để lại, nên cụ Đ không có quyền định đoạt phần tài sản của cụ B1 trong khối tài sản chung của cụ B1 và cụ Đ. Việc mẹ của các ông, bà là cụ Đ lập di chúc ngày 04/02/2009 và lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho ông C và anh T1 là không đúng quy định của pháp luật. Xét thấy, theo văn bản phân chia thừa kế ngày 25/6/2007 có nội dung: Chúng tôi thỏa thuận việc phân chia tài sản thừa kế của ông Trần Văn B1 để lại như sau: Đất thổ- Q (quả)-2 lúa, tổng diện tích 6.684m2 . Chúng tôi đồng ý để lại cho bà Nguyễn Thị Đ đứng tên. Chúng tôi đồng ý để lại phần diện tích tăng 669m2 cho bà Nguyễn Thị Đ đứng tên...Văn bản phân chia tài sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia tài sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người khác. Như vậy, theo văn bản phân chia thừa kế, thì không có nội dung là các nguyên đơn (ông B, ông D, ông H, bà T, bà H1 và bà L), chỉ thống nhất để cho cụ Nguyễn Thị Đ đại diện đứng tên quyền sử dụng đất. Như vậy, sau khi cụ B1 chết những người thừa kế của cụ B1 (ông B, ông D, ông H, ông C, bà N1, bà T, bà L, bà H1 (trừ bà L1), thỏa thuận thống nhất để cho cụ Đ được thừa kế quyền sử dụng phần đất mà cụ B1 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1993 và các nguyên đơn không có tranh chấp việc cụ Đ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên phần tài sản của cụ B1 trong khối tài sản chung với cụ Đ không còn tài sản của cụ B1, không phải là di sản thừa kế của cụ B1, trừ phần bà L1, được hưởng từ cụ B1, nên việc các nguyên đơn ông B, ông D, ông H, bà T, bà H1 và bà L yêu cầu mỗi người được hưởng giá trị 1/10 phần tài sản của cụ B1 là không có căn cứ

[4] Đối với bà L1, bà L1 không có ký tên vào văn bản phân chia thừa kế, nên bà L1 yêu cầu được hưởng 1/10 giá trị phần tài sản của cụ B1 trong khối tài sản chung là có căn cứ. Tuy nhiên, yêu cầu của bà L1 là chưa phù hợp bởi vì: Cụ B1 chết không có để lại di chúc, nên ½ khối tài sản chung của cụ B1 và cụ Đ sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế của cụ B1 gồm: Cụ Đ và 10 người con của cụ B1 và cụ Đ mỗi người được hưởng 1 phần bằng nhau. Theo đó, phần tài sản chung của cụ B1 và cụ Đ, tổng diện tích đất 5.353m2 (gồm Thửa 11, diện tích 429m2 , đất lâu năm; Thửa 418, diện tích 450m2 , đất thổ; Thửa 367, diện tích 12 2.875,1m2 , đất lúa và thửa 7, diện tích 1.598,9m2 , đất lúa (thửa 2475 tách thành 2 thửa 367 và thửa 7).

Thế nhưng, khi cụ Đ còn sống ngày 04/02/2009 cụ Đ lập di chúc:

- Giao cho anh T1 được thừa kế:

+ Thửa 11, diện tích 429m2 , đất lâu năm.

+ Thửa 418, diện tích 450m2 , đất thổ.

+ Thửa 367, diện tích 2.875,1m2 , đất lúa.

- Giao cho ông C được thừa kế:

+ Thửa 7, diện tích 1,598,9m2 , đất lúa.

Tuy nhiên, sau khi lập di chúc cụ Đ ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho ông C, ông B, ông D và anh T1 cụ thể như sau:

- Ngày 20/3/2009 cụ Đ ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho:

+ Anh T1 thửa 367, diện tích 2.875,1m2 . Ngày 03/3/2012 T1 chuyển nhận cho bà T2 500m2 tách thành thửa mới 588, diện tích còn lại 2.375,1m2 , anh T1 đang quản lý sử dụng.

+ Ông C thửa 7, diện tích 1,598,9m2 , đất lúa. Ngày 06/3/2012 C chuyển nhượng lại cho bà T2 hết thửa 7.

- Ngày 08/01/2010 cụ Đ ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho:

+ Thửa 11, tặng cho ông B diện tích 133,5m2 tách thành thửa mới 541, diện tích còn lại 295,5m2 (thực tế thửa 11, diện tích 282,1m2 ), anh T1 đang quản lý.

+ Thửa 418 tặng cho ông B 36,2m2 tách thành thửa mới 540; Tặng cho ông D 145,4m2 tách thành thửa 539. Thửa 418, diện tích còn lại 268,4m2 (thực tế thửa 418, diện tích 277,6m2 ), anh T1 đang quản lý. Thửa 541

+ thửa540 của ông B hợp lại thành thửa 543, diện tích 169,7m2 , đất ở đô thị. Bà L1 và các nguyên đơn thống nhất phần đất mà cụ Đ tặng cho ông D và ông B, thì ông D và ông B được tiếp tục sử dụng, chỉ yêu cầu chia ½ diện tích đất thực tế mà cụ Đ giao cho ông C, anh T1 quản lý sử dụng thuộc các thửa:

+ Thửa 367 và thửa 588, đất lúa, diện tích 2.875,1m2 .

+ Thửa 7, đất lúa, diện tích 1.598,9m2 . + Thửa 11, đất cây lâu năm, diện tích 282,1m2

+ Thửa 418, đất ở đô thị, diện tích 277,6m2 . Nên phần tài sản cụ B1 và cụ Đ mỗi người được hưởng 50% thực tế qua đo đạc:

+ Thửa 367 và thửa 588, đất lúa, diện tích 2.875,1m2 : 2 = 1.437,5m2 .

+ Thửa 7, đất lúa, diện tích 1.598,9m2 : 2= 799,5m2 . + Thửa 11, đất cây lâu năm, diện tích 282,1m2 : 2 = 141,05m2 .

+ Thửa 418, đất ở đô thị, diện tích 277,6m2 : 2 = 138,8m2 .

Như vậy, phần cụ B1 được hưởng:

+ Thửa 367 và thửa 588, đất lúa, diện tích 1.437,5m2 .

+ Thửa 7, đất lúa, diện tích 799,5m2 .

+ Thửa 11, đất cây lâu năm, diện tích 141,05m2 .

+ Thửa 418, đất ở đô thị, diện tích 138,8m2 .

Phần tài sản cụ B1 được hưởng chia đều cho 11 người thừa kế của cụ B1 mỗi người được hưởng.

+ Thửa 367 và thửa 588, diện tích 1.437,5m2 : 11= 130,68m2 .

+ Thửa 7, đất lúa, diện tích 799,5m2 : 11= 72,6m2 .

+ Thửa 11, diện tích 141,05m2 : 11= 12,8m2 .

+ Thửa 418, đất ở đô thị, diện tích 138,8m2 : 11= 12,6m2 .

Phần bà L1 được hưởng 1 suất thừa kế tài sản của cụ B1 gồm:

+ Thửa 367 và thửa 588, diện tích 130,68m2 .

+ Thửa 7, đất lúa, diện tích 72,6m2 .

+ Thửa 11, diện tích 12,8m2 .

+ Thửa 418, đất ở đô thị, diện tích 12,6m2 .

[5] Tại phiên tòa phúc thẩm, bà U xác định là không có ký tên vào văn bản phân chia thừa kế ngày 25/6/2007, các nguyên đơn, bị đơn cũng không xác định được bà U có ký tên vào văn bản phân chia thừa kế và bà U có yêu cầu 14 được một suất thừa kế tài sản của cụ B1 trong khối tài sản chung của cụ B1 và cụ Đ. Xét thấy, trong quá trình xét xử sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm có biên bản làm việc với bà U, thì bà U không có yêu cầu chia thừa kế, thống nhất theo sự phân chia của mẹ (cụ Đ). Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ yêu cầu của bà U, trong trường hợp chia thừa kế thì bà U có yêu cầu được hưởng 01 suất thừa kế hoặc có khước từ hưởng tài sản thừa kế hay không. Vì thế, việc bà U yêu cầu được hưởng 01 suất thừa kế cần phải được xem xét. Thế nhưng, Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét yêu cầu của bà U, nên Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét, trong trường hợp bà U có yêu cầu sẽ được giải quyết bằng vụ án dân sự khác.

Như vậy, cụ Đ lập di chúc và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, định đoạt toàn bộ tài sản chung của cụ B1 và cụ Đ là không đúng quy định của pháp luật, nên phần tài sản cụ Đ định đoạt vượt quá quyền tài sản của mình sẽ không có giá trị pháp lý. Phần tài sản cụ Đ định đoạt vượt quá quyền tài sản của mình, do anh T1 và ông C nhận và đang quản lý thửa 11, diện tích 282,1m2 ; Thửa 418, diện tích 277,6m2 ; Thửa 367, diện tích 1.437,5m2 và ông C thửa 7, diện tích 799,5m2 (ông C đã chuyển nhượng cho bà T2), nên anh T1 và ông C có trách nhiệm trả lại giá trị suất thừa kế phần tài sản của cụ B1 cho bà L1. Theo biên bản định giá ngày 27/12/2017 như sau: - Đất ở đô thị, thửa 418, giá 1.300.000 đ/m2 .

- Đất trồng cây lâu năm, thửa 11 giá: 700.000đ/m2 . - Đất lúa, thửa 367, thửa 7 giá : 240.000 đ/m2 . Theo đó, anh T1 trả giá trị cho bà L1 tổng cộng số tiền: 56.703.000 đồng (thửa 367 và thửa 588, diện tích 130,68m2 x 240.000 đ/m2 = 31.363.000 đồng; Thửa 11, diện tích 12,8m2 x 700.000 đ/m2 = 8.960.000 đồng; Thửa 418, đất ở đô thị, diện tích 12,6m2 x 1.300.000đ/m2 = 16.380.000 đồng). Ông C trả giá trị cho bà L1 số tiền 17.424.000 đồng (thửa 7, diện tích 72,6m2 x 240.000đ/m2 ).

[6] Xét kháng cáo của anh T1 xin được miễn tiền án phí và không đồng ý nộp tiền chi phí thẩm định, định giá. Xét thấy, anh T1 có đơn xin miễn tiền án phí và có cung cấp sổ hộ nghèo cho Hội đồng xét xử, nên anh T1 được miễn toàn bộ tiền án phí theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 12 Nghị quyết số 326/NQ-UBTVQH UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án. 15

[7] Tại phiên tòa phúc thẩm, anh T1 rút kháng cáo và thống nhất nộp tiền chi phí xem xét thẩm định, định giá, nên Hội đồng xé xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với số tiền chi phí thẩm định và định giá.

[8] Về tiền án phí dân sự sơ thẩm, án sơ thẩm buộc các nguyên đơn ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L, bà Trần Thị H1, bà Trần Thị L1, mỗi người phải chịu 4.073.825 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm là chưa phù hợp bởi vì: Theo quy định điểm a, khoản 7, Điều 27 Nghị quyết số 326/NQ-UBTVQH UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án quy định: ...Trong trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự không có giá ngạch...

Do vậy, ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L, bà Trần Thị H1, mỗi người phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự. Còn đối với bà L1 được hưởng thừa kế phần tài sản trị giá 74.12700 đồng, nên bà L1 phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là 3.706.000 đồng.

[8] Tại phiên tòa phúc thẩm, các nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế đối với căn nhà của cụ B1 và cụ Đ. Xét thấy, tại Tòa án cấp sơ thẩm các nguyên đơn thống nhất không có tranh chấp căn nhà cụ B1 và cụ Đ và đồng ý giao cho anh T1 được quyền sở hữu và sau khi xét xử sơ thẩm các nguyên đơn không có kháng cáo yêu cầu chia giá trị căn nhà, nên Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn.

[9] Đối với việc các nguyên đơn trình bày, cụ Đ còn 01 thửa đất tại đường TTN thành phố SĐ, hiện ông Trần Văn D đang quản lý. Xét thấy, trong quá trình giải quyết vụ án các nguyên đơn không có tranh chấp và cũng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét giải quyết, khi có tranh chấp sẽ giải quyết bằng vụ án dân sự khác.

[10] Về phần đất của ông D, ông B tiếp giáp với đất của anh T1 được thừa kế, các bên thống nhất tự thỏa thuận với nhau về ranh giới quyền sử dụng đất, nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[11] Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát Tỉnh, phát biểu việc tuân thủ pháp luật của Thẩm phán và Hội đồng xét xử đảm bảo đúng quy định 16 của Bộ luật Tố tụng dân sự, những người tham gia tố tụng chấp hành tốt quy định của pháp luật và đề xuất hướng giải quyết là chấp nhận kháng cáo của bà L1, chấp nhận 1 phần kháng cáo của anh T1, không chấp nhận kháng cáo của ông B, ông D, ông H, bà T, bà H1 và bà L .

Xét thấy, cũng như phần nhận định trên đề nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ, nên Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát.

Từ những cơ sở trên, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L, bà Trần Thị H1, chấp nhận một phần kháng cáo của bà L1 và anh T1, sửa Bản án dân sự sơ thẩm về án phí. Các phần còn lại của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị. Do sửa Bản án sơ thẩm, nên bà L1, anh T1 không phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 148; Khoản 2, Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 631, 646, 647, 652, 657, 667 Bộ luật dân sự. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội qui định về án phí lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Trần Thị L1 và anh Đỗ Văn T1.

Không chấp nhận kháng cáo của ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần Thị L, bà Trần Thị H1.

Đình chỉ xét xử phúc thẩm, đối với kháng cáo của anh Đỗ Văn T1 là không đồng ý nộp tiền chi phí xem xét thẩm định và định giá.

Sửa bản án dân sự sơ thẩm số: 32/2017/DS-ST ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Toà án nhân dân thành phố SĐ: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các đồng nguyên đơn gồm ông Trần Văn B, ông Trần Văn D, ông Trần Văn H, bà Trần Thị Thanh T, bà Trần 17 Thị L, bà Trần Thị H1, về việc yêu cầu chia thừa kế đối với phần di sản của cụ Trần Văn B1 trong khối tài sản chung với cụ Nguyễn Thị Đ.

Chấp nhận một phần yêu cầu chia thừa kế của bà Trần Thị L1, về việc yêu cầu chia thừa kế đối với phần di sản của cụ Trần Văn B1 trong khối tài sản chung với cụ Nguyễn Thị Đ. Anh Đỗ Văn T1 có trách nhiệm trả giá trị suất thừa kế cho bà L1 là 56.703.000 đồng. Ông Trần Văn C có trách nhiệm trả giá trị suất thừa kế cho bà L1 là 17.424.000 đồng. Anh Đỗ Văn T1 được sử dụng phần đất có diện tích 282,lm2 , thửa 11, tờ bản đồ 37, đất trồng cây lâu năm; Diện tích 277,6m2 , thuộc một phần thửa 418, tờ bản đồ 37, đất ở đô thị và được quyền sở hữu căn nhà gắn liền thửa 418, trong đó có phần giá trị di sản của cụ B1 để lại, mà người thừa kế của cụ B1 chưa có yêu cầu chia thừa kế, anh T1 được tiếp tục quản lý, khi có yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật; Đất và nhà cùng tọa lạc tại khóm TB, phường AH, thành phố SĐ, do bà Nguyễn Thị Đ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhà, đất theo Mảnh trích đo địa chính số: 18-2016 ngày 19/9/2016 của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố SĐ và biên bản định giá ngày 27/12/2016 (kèm theo Mảnh trích đo và biên bản định giá tài sản). Các đương sự có nghĩa vụ đến cơ quan có thẩm kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, mà người phải thi hành án chưa thi hành xong số tiền trên, thì hàng tháng còn phải chịu tiền lãi theo mức lãi bằng 50% mức lãi suất quy định tại khoản 2, Điều 468 Bộ luật Dân sự, tương ứng với số tiền chưa thi hành, tại thời điểm thi hành án cho đến khi thi hành án xong.

* Về án phí: Ông Trần Văn B phải nộp 300.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm và 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm. Số tiền tạm ứng án phí ông B đã nộp theo biên lai số 023621 ngày 20/3/2015; Biên lai số 13688 ngày 20/6/2017 và biên lai số 13893 ngày 25/8/2017, tổng cộng là 2.336.650 đồng, được khấu 18 trừ vào tiền án phí ông B phải nộp. Ông B được nhận lại số tiền tạm ứng án phí là 1.736.650 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Ông Trần Văn D nộp 300.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm và 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm. Số tiền tạm ứng án phí ông D đã nộp theo biên lai số 023617 ngày 20/3/2015; Biên lai số 13687 ngày 20/6/2017 và biên lai số 13894 ngày 25/8/2017, tổng cộng là 2.336.650 đồng được khấu trừ vào tiền án phí ông D phải nộp. Ông D được nhận lại số tiền tạm ứng án phí là 1.736.650 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Ông Trần Văn H phải nộp 300.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm và 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm. Số tiền tạm ứng án phí ông H đã nộp theo biên lai số 023619 ngày 20/3/2015; Biên lai số 13682 ngày 20/6/2017 và biên lai số 13895 ngày 25/8/2017, tổng cộng là 2.336.650 đồng được khấu trừ vào tiền án phí ông H phải nộp. Ông H được nhận lại số tiền tạm ứng án phí là 1.736.650 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Bà Trần Thị L phải nộp 300.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm và 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm. Số tiền tạm ứng án phí bà L đã nộp theo biên lai số 023618 ngày 20/3/2015; Biên lai số 13685 ngày 20/6/2017 và biên lai số 13897 ngày 25/8/2017, tổng cộng là 2.336.650 đồng được khấu trừ vào tiền án phí bà L phải nộp. Bà L được nhận lại số tiền tạm ứng án phí là 1.736.650 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Bà Trần Thị Thanh T phải nộp 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm. Số tiền tạm ứng án phí bà T đã nộp theo biên lai số 023620 ngày 20/3/2015; Biên lai số 13683 ngày 20/6/2017 và biên lai số 13896 ngày 25/8/2017, tổng cộng là 2.336.650 đồng được khấu trừ vào tiền án phí bà T phải nộp. Bà T được nhận lại số tiền tạm ứng án phí là 1.736.650 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Bà Trần Thị H1 phải nộp 300.000đồng án phí dân sự sơ thẩm và 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm. Số tiền tạm ứng án phí bà H1 đã nộp theo biên lai số 023622 ngày 20/3/2015; Biên lai số 13686 ngày 20/6/20Ỉ7 và biên lai số 13898 ngày 25/8/2017, tổng cộng là 2.336.650 đồng được khấu trừ vào tiền án phí bà H1 phải nộp. Bà H1 được nhận lại số tiền tạm ứng án phí là 1.736.650 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Bà Trần Thị L1 phải nộp 3.706.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Bà L1 19 không phải chịu tiền án phí phúc thẩm. Số tiền tạm ứng án phí bà L1 đã nộp theo biên lai số 023616 ngày 20/3/2015; Biên lai số 13684 ngày 20/6/2017 và biên lai 13899 ngày 25/8/2017, tổng cộng là 2.336.650 đồng được khấu trừ vào tiền án phí bà L1 phải nộp. Sau khi khấu trừ, bà L1 còn phải nộp tiếp số tiền 1.369.350 đồng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho anh T1 và anh T1 không phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm. Anh T1 được nhận lại số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm là 300.000 đồng theo biên lai số 13873 ngày 21 tháng 8 năm 2017, tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SĐ.

*Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Tổng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá là 12.297.000 đồng. Ông B, ông D, ông H, bà L1, bà L, bà T, bà H1, ông C và anh T1, mỗi người phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản là 1.366.000 đồng. Do ông Trần Văn D đã nộp tạm ứng và đã chi xong nên ông B, ông H, bà L1, bà L, bà T, bà H1 và anh T1, mỗi người phải nộp hoàn trả lại cho ông Trần Văn D số tiền chi phí xem xét, thẩm định và định giá tài sản là 1.366.000 đồng .

*Chi phí giám định: Tổng cộng là 2.025.000 đồng, bà L1 tự nguyện nộp và đã chi xong. Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

535
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 180/2018/DS-PT ngày 13/08/2018 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:180/2018/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đồng Tháp
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 13/08/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;