Bản án 15/2019/HNGĐ-ST ngày 29/08/2019 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN V, TỈNH NAM ĐỊNH

BẢN ÁN 15/2019/HNGĐ-ST NGÀY 29/08/2019 VỀ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Ngày 29 tháng 8 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Nam Định xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 70/2019/TLST-HNGĐ ngày 08 tháng 7 năm 2019 về “Tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 18/2019/QĐXXST-HNGĐ ngày 15 tháng 8 năm 2019 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Chị Trần Thị N, sinh năm 1981.

Nơi ĐKHKTT tại: Tổ dân phố T, thị trấn G, huyện V, tỉnh Nam Định.

Tạm trú tại: Xóm T, xã L, huyện V, tỉnh Nam Định.

2. Bị đơn: Anh Trần Đình Đ, sinh năm 1979.

Nơi ĐKHKTT và cư trú tại: Tổ dân phố T, thị trấn G, huyện V, tỉnh Nam Định.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Cháu Trần Đình T, sinh ngày 12-02- 2005.

 Nơi ĐKHKTT tại: Tổ dân phố T, thị trấn G, huyện V, tỉnh Nam Định.

Hiện đang tạm trú tại: Xóm T, xã L, huyện V, tỉnh Nam Định.

- Người đại diện hợp pháp của cháu Trần Đình T là: Chị Trần Thị N và anh Trần Đình Đ.

(Tại phiên tòa có mặt chị N, anh Đ, cháu T).

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Tại đơn khởi kiện ngày 19-6-2019; bản tự khai ngày 08-7-2019; các biên bản hòa giải và tại phiên tòa, nguyên đơn chị Trần Thị N trình bày: Chị và anh Trần Đình Đ kết hôn với nhau vào năm 2001 và đã sinh được 02 người con chung là các cháu Trần Thị L, sinh ngày 15-9-2001; Trần Đình T, sinh ngày 12-02-2005. Nhưng sau đó giữa chị và anh Đ đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn mà không thể hàn gắn được nên năm 2016 chị đã xin ly hôn với anh Đ và đã được Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Nam Định giải quyết cho chị và anh Đ ly hôn với nhau theo Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số: 41/2016/QĐST-HNGĐ ngày 13-6-2016 của Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Nam Định.

Tại Quyết định ly hôn số 41 ngày 13-6-2016, Tòa án nhân dân huyện V đã quyết định giao cháu Trần Thị L cho chị trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và giao cháu Trần Đình T cho anh Đ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; hai bên không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau. Sau khi chị và anh Đ ly hôn với nhau chị đã trực tiếp nuôi dưỡng cháu L, còn anh Đ đã trực tiếp nuôi dưỡng cháu T theo đúng như quyết định của Tòa án và trong thời gian đầu anh Đ trực tiếp nuôi dưỡng cháu T, anh Đ đã đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu T nên bố, con không xảy ra bất cứ chuyện gì. Tuy nhiên từ đầu năm 2019 trở đi thì anh Đ lại không còn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu T được nữa. Nguyên nhân là do anh Đ thường hay đưa bạn bè về nhà ăn, uống rồi bắt cháu T phải phục vụ và anh Đ còn thường hay uống rượu say rồi vô cớ chửi bới, đe dọa, đánh đập cháu T làm cho cháu luôn bị hoảng loạn, sợ hãi mỗi khi anh Đ say rượu; ngoài ra thì trong việc sinh hoạt cũng như trong việc học tập của cháu, anh Đ cũng không quan T và không đảm bảo được các điều kiện tốt nhất cho cháu vì vậy mà từ đầu năm 2019 đến nay cháu T đã bị thiệt thòi về mọi mặt so với những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Cháu T đã rất nhiều lần nói với chị về việc anh Đ uống rượu say rồi vô cớ chửi bới, đe dọa, đánh đập cháu cũng như nguyện vọng của cháu rất muốn được ở cùng với chị và nguy hiểm nhất là thời gian gần đây, không biết lý do tại sao mà cháu T lại thường xuyên gọi điện cho chị nói là: Nếu cháu cứ phải tiếp tục ở cùng với anh Đ thì cháu sẽ tự tử. Khi thấy cháu T bị căng thẳng như thế và nguyện vọng của cháu muốn được ở cùng với chị thì chị đã trực tiếp gặp và nói chuyện với anh Đ, chị đã đề nghị anh Đ để cho cháu T ở cùng với chị nhưng anh Đ không đồng ý. Mặc dù không đồng ý để cho cháu T sang ở cùng với chị, nhưng anh Đ lại không có bất cứ một sự thay đổi gì về tính cách của mình cũng như việc nuôi dạy con, anh Đ vẫn thường say rượu rồi vô cớ đe dọa, đánh chửi cháu T vì thế mà cháu T đã tự nguyện viết đơn đề nghị Tòa án giải quyết cho cháu được trực tiếp ở cùng với chị. Vì cháu T tuổi còn nhỏ, T sinh lý của cháu không được ổn định nên nếu cứ tiếp tục để cho cháu ở cùng với anh Đ thì không biết trước được chuyện xấu gì sẽ xảy ra đối với cháu và điều quan trọng nhất hiện nay là cháu không muốn ở cùng với anh Đ nữa mà cháu có nguyện vọng được ở cùng với chị; mặt khác thì hiện nay các điều kiện về vật chất và tinh thần của chị trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cũng tốt hơn rất nhiều so với anh Đ. Hiện nay chị đang làm giám đốc Công ty kinh doanh về bất động sản, trụ sở của Công ty đặt tại xóm T, xã L, huyện V, tỉnh Nam Định, thu nhập bình quân của chị khoảng từ 25.000.000đ đến 30.000.000đ/tháng và chị đang xây dựng nhà ở của mình trên thửa đất diện tích 80m2 ở Đường 10, xã L, huyện V, tỉnh Nam Định, ngoài ra chị còn có 01 xe ô tô 05 chỗ ngồi và số tiền 1.000.000.000 đồng đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng, còn anh Đ hiện nay làm nghề tự do, công việc chính là đi xây nên thu nhập thấp và không ổn định chính vì vậy chị đã khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu T từ anh Đ sang chị và nếu được giao trực tiếp nuôi dưỡng cháu T thì chị không yêu cầu anh Đ phải cấp dưỡng nuôi cháu T cùng với chị, mục đích là để cho cháu T khỏi bị thiệt thòi về mọi mặt so với những đứa trẻ khác cùng trang lứa và trong quá trình Tòa án đang giải quyết vụ án, cháu T có xin phép anh Đ cho cháu sang ở cùng với chị 01 tuần nhưng sau khi hết 01 tuần không thấy cháu T về, anh Đ có đi tìm và gọi điện bắt cháu về nhưng cháu nói cháu không muốn về ở cùng với anh Đ nữa thì anh Đ có đe dọa cháu là: Nếu tao không tìm được mẹ, con mày về thì tao sẽ bắt mày uống thuốc sâu rồi tao cũng uống cả hai cùng chết nên cháu T không dám về ở cùng với anh Đ nữa mà cháu ở luôn cùng với chị cho đến nay. Sự việc anh Đ đe dọa bắt cháu T uống thuốc sâu, chị đã trình báo với UBND thị trấn G và UBND thị trấn G đã yêu cầu các bên đến làm việc, tại buổi làm việc đó anh Đ đã thừa nhận việc đe dọa đối với cháu T.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 01-8-2019 và các biên bản hòa giải, bị đơn anh Trần Đình Đ trình bày: Việc anh và chị N trước đây là vợ, chồng với nhau và đã sinh được 02 người con chung và đã ly hôn, cũng như việc Tòa án đã giao cho anh và chị N mỗi người trực tiếp nuôi dưỡng 01 con chung của vợ, chồng sau khi ly hôn là đúng như chị N đã trình bày nêu ở trên. Sau khi anh và chị N ly hôn với nhau thì cháu T đã trực tiếp ở cùng với anh và trong suốt thời gian anh trực tiếp nuôi dưỡng cháu T, anh vẫn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu và bố, con không có xảy ra mâu thuẫn gì với nhau. Việc cháu T khai anh thường uống rượu say rồi chửi bới, đe dọa, đánh đập cháu và việc cháu khai chị N là người đóng tiền học cho cháu là chủ yếu là không đúng sự thật, vì lần nào cháu xin tiền anh đóng học thì anh cũng đưa cho cháu nộp đầy đủ, chỉ có thỉnh thoảng cháu mới không nói với anh mà nói với chị N thì chị N mới nộp cho cháu thôi và việc anh ăn, uống là có thật nhưng là để anh bồi dưỡng sức khỏe để đi làm, chứ không phải là anh ăn uống rồi chửi bới, đe dọa, đánh đập cháu T như chị N và cháu T đã khai. Khoảng ngày 01-6-2019 (Âm lịch) chị N và cháu T có xin phép anh cho cháu T đi chơi với chị N 01 tuần, nhưng sau khi hết 01 tuần lại không thấy cháu T về thì anh có gọi điện bảo cháu về nhưng cháu nói là cháu không muốn về ở cùng với anh nữa và cháu đã ở luôn với chị N từ đó cho đến nay; về nghề nghiệp của anh hiện nay là làm nghề thợ xây, thu nhập khoảng 150.000đồng/ngày nên anh vẫn có đủ các điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng cháu T được tốt nhất và anh vẫn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu T. Vì vậy, việc chị N yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi cháu T từ anh sang chị N thì anh không nhất trí và không đồng ý giao cháu T cho chị N trực tiếp nuôi dưỡng vì các lý do: Thứ nhất là cháu T đã bị chị N mua chuộc, xúi giục nên cháu mới không muốn ở cùng với anh nữa; thứ hai là trước đây khi vợ, chồng ly hôn, Tòa án đã giao cháu L cho chị N trực tiếp nuôi dưỡng và giao cháu T cho anh trực tiếp nuôi dưỡng rồi thì đến bây giờ vẫn giữ nguyên như thế; thứ ba là hiện nay anh vẫn có đủ các điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng cháu T và anh vẫn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu T. Nếu khi nào anh không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng cháu T nữa thì lúc đó anh sẽ có đơn đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu T sau, việc giao cháu T cho ai nuôi dưỡng là quyền của anh.

* Tại đơn đề nghị ngày 17-6-2019; biên bản lấy lời khai ngày 19-7-2019 và các biên bản hòa giải, cháu Trần Đình T trình bày: Cháu là con của anh Đ và chị N. Sau khi bố, mẹ ly hôn cháu đã trực tiếp ở cùng với bố. Trong thời gian cháu ở cùng với bố, thì thời gian đầu bố, con không xảy ra vấn đề gì, bố vẫn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu. Tuy nhiên từ đầu năm 2019 đến nay do bố thường hay đưa bạn bè về nhà ăn, uống rồi bắt cháu phải phục vụ nên đã làm ảnh hưởng đến việc học tập của cháu và nguy hiểm nhất là bố thường hay uống rượu say rồi vô cớ chửi bới, đe dọa, đánh đập cháu, khi bố say rượu bố vớ được cái gì là cầm cái đó ném cháu và đã nhiều lần bố cầm dao đe dọa giết cháu, bố đe dọa cháu là: “Mày có tin tao sọc mày chết không, mày chết xong tao cũng chết luôn” vì vậy mà từ đầu năm 2019 đến nay cứ mỗi lần bố uống rượu vào là cháu luôn bị sợ hãi và thần kinh của cháu thì luôn bị căng thẳng và không ổn định nên đã có lần cháu nghĩ đến cái chết để giải thoát cho bản thân. Cứ mỗi khi bố say rượu là cháu lại phải bỏ trốn đến nhà bạn hoặc đến nhà mẹ đẻ để lánh nạn và ngoài ra thời gian gần đây việc học tập và sinh hoạt của cháu bố cũng không quan tâm và không đảm bảo được các điều kiện tốt nhất cho cháu, tiền đóng học của cháu chủ yếu là do mẹ cháu nộp cho cháu. Khoảng đầu tháng 6-2019 cháu có xin phép bố cho cháu sang ở cùng với mẹ 01 tuần, nhưng khi hết 01 tuần chưa thấy cháu về, bố có đi tìm và gọi điện thoại bắt cháu về và cháu có nói với bố là cháu không muốn về ở cùng với bố nữa thì bố đã đe dọa cháu là: Nếu tao không tìm được mẹ, con mày về thì tao sẽ bắt mày uống thuốc sâu rồi tao cũng uống cả hai cùng chết vì vậy mà cháu không dám về ở cùng với bố cháu nữa mà cháu ở luôn với mẹ cháu cho đến nay; mặt khác thì hiện nay các điều kiện về vật chất và tinh thần của mẹ cháu tốt hơn rất nhiều so với bố cháu nên cháu rất muốn được ở cùng với mẹ cháu để cháu không phải bị sợ hãi, căng thẳng về thần kinh mỗi khi bố cháu say rượu và cháu không bị thiệt thòi so với bạn bè nên cháu đã tự nguyện viết đơn đề nghị Tòa án và UBND thị trấn G giải quyết cho cháu được trực tiếp ở cùng với mẹ cháu. Nguyện vọng của cháu muốn được ở cùng với mẹ là cháu hoàn toàn tự nguyện, không có ai xúi giục, ép buộc gì cháu. Vì vậy, cháu tha thiết đề nghị Tòa án giải quyết cho cháu được trực tiếp ở cùng với mẹ cháu.

* Tại phiên tòa chị Trần Thị N, anh Trần Đình Đ, cháu Trần Đình T giữ nguyên quan điểm trình bày của mình đúng như nội dung đã nêu trên. Chị N và cháu T tha thiết đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giải quyết cho cháu T được trực tiếp ở cùng với chị N, còn anh Đ không nhất trí để cho cháu T trực tiếp ở cùng với chị N.

* Tại biên bản thu thập chứng cứ ngày 01-8-2019, Ủy ban nhân dân thị trấn G cung cấp: Anh Trần Đình Đ và chị Trần Thị N đã ly hôn theo Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số: 41/2016/QĐST-HNGĐ ngày 13-6-2016 của Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Nam Định. Trong thời kỳ hôn nhân anh Đ và chị N đã sinh được 02 người con chung là các cháu Trần Thị L, sinh ngày 15-9-2001 và Trần Đình T, sinh ngày 12-02-2005.

Theo như quyết định ly hôn số 41 ngày 13-6-2016 của Tòa án nhân dân huyện V thì sau ly hôn anh Đ được giao trực tiếp nuôi dưỡng cháu T, còn chị N được giao trực tiếp nuôi dưỡng cháu L và trên thực tế thì sau khi anh Đ và chị N ly hôn với nhau, anh Đ đã trực tiếp nuôi dưỡng cháu T, còn chị N đã trực tiếp nuôi dưỡng cháu L cho đến nay. Theo địa phương nắm bắt được thời gian đầu anh Đ trực tiếp nuôi dưỡng cháu T thì anh Đ đã đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay anh Đ lại không còn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con được nữa.

Nguyên nhân của việc anh Đ không còn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con là do anh Đ thường hay đưa bạn bè về nhà ăn uống rồi bắt cháu T phải phục vụ nên đã làm ảnh hưởng đến việc học tập của cháu và trong cuộc sống thì anh Đ còn thường hay uống rượu say, cứ mỗi lần say rượu là anh Đ thường hay nói nhiều rồi gây sự chửi bới, đe dọa, đánh đập cháu T vô cớ gây mất trật tự trị an tại địa phương. Cứ mỗi lần anh Đ có việc đến UBND thị trấn G để làm việc thì lần nào cũng thấy anh Đ nồng nặc mùi rượu, giọng nói thì lè nhè và nói nhiều, nói từ lúc đến cho đến khi về. Khoảng giữa tháng 6 năm 2019 cháu T và chị N có đến UBND thị trấn G tự nguyện viết đơn đề nghị và đơn khởi kiện xin thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu T từ anh Đ sang chị N, UBND thị trấn G đã xác nhận trong đơn của cháu T và đơn của chị N theo quy định của pháp luật. Trong thời gian, Tòa án nhân dân huyện V đang giải quyết vụ án thì cháu T và chị N có đến UBND thị trấn G trình báo về việc anh Đ đe dọa bắt cháu T uống thuốc sâu, UBND thị trấn G đã yêu cầu các bên đến làm việc, tại buổi làm việc đó anh Đ đã thừa nhận là có việc anh đe dọa cháu T, mục đích là để cho cháu phải về với anh, chứ anh không có ý gì khác.

Về các điều kiện nuôi con của anh Đ và chị N hiện nay: Theo địa phương nắm bắt được hiện chị N đang có một Công ty kinh doanh bất động sản và có nhiều đất ở trên địa bàn của huyện V để cho thuê và chị đang xây dựng nhà ở của mình trên thửa đất 80m2 tại đường 10, xóm T, xã L, huyện V và có 01 xe ô tô 05 chỗ ngồi..., còn anh Đ hiện đang làm nghề thợ xây, thu nhập thấp và không ổn định. Trước đây khi anh Đ và chị N chưa ly hôn thì kinh tế trong gia đình chủ yếu là do chị N tạo dựng lên và trong thời gian anh Đ trực tiếp nuôi dưỡng cháu T thỉnh thoảng chị N vẫn phải đóng tiền học cho cháu T và hàng tháng chị N còn chi trả cả khoản tiền điện, tiền nước sinh hoạt cho bố, con anh Đ. Do đó các điều kiện về vật chất và tinh thần trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hiện nay của chị N tốt hơn rất nhiều so với anh Đ. Vì vậy địa phương đề nghị Tòa án nên giao cháu Trần Đình T cho chị Trần Thị N trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là phù hợp với nguyện vọng của cháu T và phù hợp với quy định của pháp luật.

* Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện V tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến:

- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Thư ký Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, cũng như việc chấp hành pháp luật của các Đương sự.

- Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào các Điều 81, 82, 83, 84 của Luật Hôn nhân và gia đình; Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự và Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chấp nhận yêu cầu xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của chị Trần Thị N đối với cháu Trần Đình T, sinh ngày 12-02-2005.

+ Giao cháu Trần Đình T, sinh ngày 12-02-2005 cho chị Trần Thị N trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu T trưởng thành, có khả năng lao động tự lập được. Anh Trần Đình Đ không phải cấp dưỡng nuôi cháu Trần Đình T cùng với chị Trần Thị N.

+ Về án phí: Buộc chị Trần Thị N phải nộp theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Về quan hệ pháp luật của vụ án là: “Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự.

[2]. Về nội dung: Chị Trần Thị N và anh Trần Đình Đ trước đây là vợ, chồng và đã sinh được 02 người con chung là các cháu Trần Thị L, sinh ngày 15-9-2001 và Trần Đình T, sinh ngày 12-02-2005, nhưng chị N và anh Đ đã ly hôn theo Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số: 41/2016/QĐST- HNGĐ ngày 13-6-2016 của Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Nam Định. Sau ly hôn chị N và anh Đ được Tòa án nhân dân huyện V giao cho mỗi người trực tiếp nuôi dưỡng 01 con chung của vợ, chồng, chị N thì được giao trực tiếp nuôi dưỡng cháu Trần Thị L, còn anh Đ thì được giao trực tiếp nuôi dưỡng cháu Trần Đình T và hai bên không phải cấp dưỡng nuôi con cho nhau và trên thực tế thì sau khi ly hôn, chị N đã trực tiếp nuôi dưỡng cháu L, còn anh Đ đã trực tiếp nuôi dưỡng cháu T theo đúng như quyết định của Tòa án. Tuy nhiên đến ngày 08-7-2019 chị N đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện V xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đối với cháu Trần Đình T từ anh Đ sang chị N và chị không yêu cầu anh Đ phải cấp dưỡng nuôi cháu T cùng với chị.

Qua xác minh tại địa phương nơi anh Đ và cháu T cư trú và qua tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy việc anh Trần Đình Đ đã trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu Trần Đình T sau khi ly hôn như sau: Từ thời điểm sau ly hôn đến hết năm 2018, anh Đ đã đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu T, nhưng sau đó sang đến năm 2019 thì anh Đ không còn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu T được nữa. Nguyên nhân của việc anh Đ không còn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con trong giai đoạn này là do anh Đ thường hay đưa bạn bè về nhà ăn uống rồi bắt cháu T phải phục vụ nên đã phần nào làm ảnh hưởng đến việc học tập của cháu và trong cuộc sống thường ngày anh Đ còn thường hay uống rượu say rồi vô cớ chửi bới, đe dọa, đánh đập cháu T gây mất trật tự trị an tại địa phương, đã có những lần anh Đ cầm dao đe dọa đâm cháu T và đe dọa bắt cháu T uống thuốc sâu chính vì vậy mà cứ mỗi lần anh Đ say rượu là cháu T lại sợ hãi và bị căng thẳng về thần kinh nên đã phần nào làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo Đ và mối quan hệ xã hội của cháu; ngoài ra trong việc học tập cũng như việc sinh hoạt thường ngày của cháu T, anh Đ cũng không quan T đến nơi đến chốn và không đảm bảo được các điều kiện tốt nhất cho cháu; về cách thức giáo dục con của anh Đ cũng không phù hợp với lứa tuổi của cháu T, chính vì vậy mà cháu T đã không muốn ở cùng với anh Đ nữa và cháu đã chủ động đến UBND thị trấn G tự nguyện viết đơn đề nghị Tòa án giải quyết cho cháu được trực tiếp ở cùng với mẹ đẻ là chị N. Khi chị N biết được sự việc cháu T thường hay bị anh Đ chửi bới, đe dọa, đánh đập vô cớ và trong cuộc sống thì anh Đ không còn đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu T được tốt nhất nữa và cháu có nguyện vọng muốn được ở cùng với mình.

Xuất phát từ nguyện vọng của cháu T và tình thương yêu của mẹ đối với con nên chị N đã khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu Trần Đình T.

Xét yêu cầu xin thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu T của chị Trần Thị N thì thấy: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên sau khi ly hôn là quyền lợi, nghĩa vụ của cha mẹ và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải phù hợp với lợi ích của con. Vì vậy, việc giao cháu T cho chị N hay anh Đ trực tiếp nuôi dưỡng tại thời điểm hiện nay thì cần phải xem xét đến nguyện vọng cũng như lợi ích của cháu T và các điều kiện hiện nay của chị N, anh Đ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu T, cũng như về lối sống và phương pháp giáo dục con của chị N và anh Đ hiện nay để quyết định, mục đích là để cho cháu T có được một cuộc sống an toàn, lành mạnh và được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo Đ, lối sống và thấy rằng trong thời gian gần đây anh Đ đã thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu T; ngoài ra anh Đ lại còn hay say rượu rồi vô cớ chửi bới, đe dọa, đánh đập cháu T nên đã gây tổn hại đến cả về thể chất, tinh thần, tình cảm, tâm lý, danh dự của cháu và trên thực tế hiện nay thì các điều kiện về vật chất và tinh thần trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của chị N cũng tốt hơn rất nhiều so với của anh Đ. Vì vậy, nếu cứ tiếp tục giao cháu T cho anh Đ trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ không đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu và cũng không phù hợp với nguyện vọng hiện nay của cháu. Do đó, Hội đồng xét xử thấy cần phải thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu Trần Đình T từ anh Trần Đình Đ sang chị Trần Thị N thì mới có thể đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho cháu T để cho cháu được phát triển toàn diện đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo Đ, lối sống và mối quan hệ xã hội là phù hợp với những quy định tại các Điều 81, 82, 83, 84 của Luật Hôn nhân và gia đình và những quy định của Luật trẻ em.

[3]. Về cấp dưỡng nuôi con: Xét thấy hiện nay chị N có đầy đủ các điều kiện về vật chất để trực tiếp nuôi dưỡng cháu T được tốt nhất và chị N cũng không yêu cầu anh Đ phải cấp dưỡng nuôi cháu T cùng với mình. Vì vậy, Hội đồng xét xử không buộc anh Đ phải cấp dưỡng nuôi cháu T cùng với chị N.

[4]. Về án phí dân sự sơ thẩm: Buộc chị N phải nộp theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

[5]. Về quyền kháng cáo: Các đương sự được quyền kháng cáo bản án theo quy định tại các Điều 271, 272, 273 của Bộ luật tố tụng dân sự .

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào các Điều 81, 82, 83, 84 của Luật Hôn nhân và gia đình; các Điều 147, 271, 272, 273 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

1. Xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Trần Thị N về việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đối với cháu Trần Đình T, sinh ngày 12-02- 2005.

Giao cháu Trần Đình T, sinh ngày 12-02-2005 cho chị Trần Thị N trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu Trần Đình T trưởng thành, có khả năng lao động tự lập được.

Anh Trần Đình Đ không phải cấp dưỡng nuôi cháu Trần Đình T cùng với chị Trần Thị N.

Anh Trần Đình Đ có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, nhưng không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con.

2. Án phí dân sự sơ thẩm: Buộc chị Trần Thị N phải nộp 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng). Nhưng được đối trừ vào số tiền 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) chị Trần Thị N đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số: BB/2012/09963 ngày 08-7-2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện V.

3. Quyền kháng cáo: Các đương sự được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Trong trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền tự nguyện thi hành án, thỏa thuận thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

329
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 15/2019/HNGĐ-ST ngày 29/08/2019 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Số hiệu:15/2019/HNGĐ-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Vụ Bản - Nam Định
Lĩnh vực:Hôn Nhân Gia Đình
Ngày ban hành: 29/08/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;