Bản án 145/2022/HS-ST về tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 145/2022/HS-ST NGÀY 30/12/2022 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 114/2022/TLST-HS ngày 09 tháng 11 năm 2022 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 136/2022/QĐXXST-HS ngày 15 tháng 12 năm 2022 đối với bị cáo:

Nguyễn Minh Th (tên gọi khác: Không), sinh năm 1971 tại Nam Định; Nơi cư trú: Hẻm L, tổ 4, phường L, thành phố K, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hoá: 09/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Công giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Bá Th, sinh năm 1946 và bà Trần Thị T, sinh năm 1953; bị cáo có vợ là Đặng Thị N, sinh năm 1974 và 03 người con, lớn nhất sinh năm 1992; nhỏ nhất sinh năm 2009; Tiền án, tiền sự: Không; Nhân thân: Tốt.

Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 01/8/2022 đến ngày 30/8/2022 được thay thế biện pháp ngăn chặn “Bảo lĩnh”. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

Chị Đặng Thị N, sinh năm 1974.

Trú tại: Hẻm L, tổ 4, phường L, thành phố K, tỉnh Kon Tum. Vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào ngày 22/6/2022, Nguyễn Minh Th đi đến khu vực sông Sê San, xã Ia Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và mua một số cá thể động vật gồm 03 (Ba) cá thể Ba Ba; 01 (Một) cá thể rắn; 08 (Tám) cá thể kỳ tôm; 02 (Hai) cá thể rùa của một số người dân (không rõ nhân thân lai lịch) với giá 2.800.000đ (Hai triệu tám trăm nghìn đồng) rồi mang về nuôi nhốt ở nhà của Th tại hẻm L, tổ 4, phường L, thành phố Kon Tum.

Khoảng 11giờ 00 phút ngày 30/6/2022, có một nam thanh niên người dân tộc thiểu số (không rõ nhân thân lai lịch) gọi điện thoại cho Th từ số điện thoại 033.X.1412 hỏi Th có mua chồn không thì Th đồng ý mua. Một lúc sau, nam thanh niên này đến nhà của Th mang theo 01 (Một) cá thể chồn (đã chết, không có nội tạng); 02 (Hai) cá thể rùa màu vàng; 03 (Ba) cá thể kỳ đà để bán cho Th thì Th đồng ý mua và trả cho người này 2.050.000đ (Hai triệu không trăm năm mươi ngàn đồng) rồi người thanh niên này đi về. Đến khoảng 13 giờ 05 phút ngày 30/6/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum tiến hành kiểm tra hành chính tại nhà của Th ở hẻm L, tổ 4, phường L, thành phố Kon Tum. Tại thời điểm kiểm tra, Th không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với cá thể động vật nuôi nhốt tại khu nuôi nhốt nhà Th bao gồm:

- 01 (Một) bao lưới màu xanh bên trong có chứa 02 (Hai) cá thể nghi là Kỳ đà, trong đó có 01 (Một) cá thể đã chết, trọng lượng cả bao là 5,2kg;

- 01 (Một) bao lưới màu xanh bên trong có chứa 01 (Một) cá thể nghi là Kỳ đà (chưa xác định chủng loại), trọng lượng cả bao là 2,3kg;

- 01 (Một) bao lưới màu xanh bên trong có chứa 08 (Tám) cá thể nghi là Kỳ tôm (chưa xác định chủng loại), trọng lượng cả bao là 3,5kg;

- 01 (Một) bao lưới màu xanh bên trong có chứa 01 (Một) cá thể Rắn (chưa xác định chủng loại), trọng lượng cả bao là 1,5kg;

- 01 (Một) bao lưới màu xanh bên trong có chứa 02 (Hai) cá thể Rùa (chưa xác định chủng loại), trọng lượng cả bao là 2,2kg;

- 01 (Một) cá thể nghi là Chồn (chưa xác định chủng loại), tình trạng đã chết, bị mổ bụng, không có nội tạng, trọng lượng cả bao là 5,5kg;

- 01 (Một) bao lưới màu xanh bên trong có chứa 03 (Ba) cá thể nghi là Ba Ba (chưa xác định chủng loại), trọng lượng cả bao là 5,5kg;

- 01 (Một) bao lưới màu xanh bên trong có chứa 02 (Hai) cá thể nghi là Rùa (chưa xác định chủng loại), trọng lượng cả bao là 4,5kg.

Cơ quan CSĐT Công an thành phố Kon Tum đã tiến hành lập biên bản kiểm tra và thu giữ toàn bộ cá thể động vật trên theo quy định của pháp luật.

Ngày 01/7/2022 Cơ quan CSĐT Công an thành phố Kon Tum ra Quyết định trưng cầu giám định số 121/QĐ-ĐCSKT-MT yêu cầu giám định cá thể động vật rừng thu giữ được. Tại bản Kết luận giám định tư pháp ngày 08/7/2022 của Chi cục Kiểm Lâm – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum kết luận:

7.1. Giám định loài:

a, b, c) Cá thể thứ 01 đến cá thể thứ 03:

- Mô tả: Thân có màu xám đất có các đốm trắng, đầu vàng nhạt, đuôi dài có dải vàng chạy dọc theo đuôi.

- Hình ảnh: So sánh màu sắc, hình thái tương đồng.

- Kết luận: Loài động vật hoang dã cần giám định có tên Việt Nam là Kỳ đà vân gồm 03 (Ba) cá thể nặng 7,5kg, tên khoa học (Varanus nebulosus) họ Kỳ đà (Varanidae), thuộc lớp Bò sát (Reptilia), Bộ có vảy (Squamanta) không thuộc danh mục động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Được xếp vào nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

d) Cá thể thứ 04 đến cá thể thứ 11:

- Mô tả: có thân hình dẹp màu xanh bụng trắng vảy thân nhỏ đồng đều, có mào cổ và mào lưng, đuôi dẹp có những khúc xám nâu xen kẽ với những khúc vàng.

- Hình ảnh: So sánh màu sắc, hình thái tương đồng.

- Kết luận: Loài động vật hoang dã cần giám định có tên Việt Nam là Kỳ tôm gồm 08 (Tám) cá thể nặng 3,5kg, tên khoa học (Physignathus cocincinus), họ Nhông (Agamidae), lớp Bò sát (Reptilia), bộ có vảy (Squamata) là động vật rừng Th thường không thuộc danh mục động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Không được xếp hạng trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

đ) Cá thể thứ 12:

- Mô tả: Có thân tròn màu xám, có các sọc đen từ giữa thân đến đuôi.

- Hình ảnh: So sánh màu sắc, hình thái tương đồng.

- Kết luận: Loài động vật hoang dã cần giám định có tên Việt Nam là Rắn ráo trâu (tên gọi khác là Rắn hổ trâu, Rắn hổ chuột) gồm 01 (Một) cá thể nặng 1,5kg, tên khoa học (Ptyas mucosus), họ Rắn nước (Colubridae), thuộc lớp Bò sát (Reptilia), bộ có vảy (Squamata), không thuộc danh mục động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Được xếp vào nhóm IIB theo Nghị định 06/2019/NĐ- CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

e, g) Cá thể thứ 13 đến cá thể thứ 14:

- Mô tả: Đầu và cổ có màu vàng, giữa lưng có đường vàng mảnh, mai gồ cao có màu nâu vàng.

- Hình ảnh: So sánh màu sắc, hình thái tương đồng. (Riêng cá thể thứ 14 có hơi khác biệt do cá thể bị xây xước, tróc mai).

- Kết luận: Loài động vật hoang dã cần giám định có tên Việt Nam là Rùa hộp trán vàng gồm 02 (Hai) cá thể nặng 2,2kg, tên khoa học (Cuora picturata), thuộc họ Rùa đầm (Geoemydidae), bộ Rùa (Testudines), lớp Bò sát (Reptilia) được xếp vào danh mục động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Được xếp vào nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

h) Cá thể thứ 15:

- Mô tả: Thân có bộ lông màu xám – nâu, có nhiều vệt xám trắng không đều. Cổ họng có 2-3 vạch lớn đen trắng chạy từ gốc tai qua cổ họng sang tai bên kia. Đuôi có 5-6 ngấn màu trắng xen đen, mõm trắng.

- Hình ảnh: So sánh màu sắc, hình thái tương đồng.

- Kết luận: Loài động vật hoang dã cần giám định có tên Việt Nam là Cầy giông gồm 01 cá thể (Đã chết, bị mổ bụng không có nội tạng) nặng 5,5kg, tên khoa học (Viverra zibetha), họ Cầy (Viverridae), thuộc lớp thú (Mammalia), Bộ ăn thịt (Carnivora), không thuộc danh mục động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Được xếp vào nhóm IIB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

i, k, l) Cá thể thứ 16 đến cá thể thứ 18:

- Mô tả: Có mai mềm, trơn viền trước có nhiều nốt sần nhỏ tròn, mũi hình ống thẳng, trên đầu và cổ có các chấm màu sáng.

- Hình ảnh: So sánh màu sắc, hình thái tương đồng.

- Kết luận: Loài động vật hoang dã cần giám định có tên Việt Nam là Cua đinh (tên gọi khác Ba Ba) gồm 03 (Ba) cá thể nặng 5,5kg, tên khoa học (Amyda cartilaginea), thuộc họ Ba ba (Trionychidae), bộ Rùa (Testudines), lớp bò sát (Reptilia), không thuộc danh mục động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Được xếp vào nhóm IIB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

cưa.

m, n) Cá thể thứ 19 đến cá thể thứ 20:

- Mô tả: Có mai thấp màu vàng, đỉnh mai phẳng, viền mai có hình răng - Hình ảnh: So sánh màu sắc, hình thái tương đồng.

- Kết luận: Loài động vật hoang dã cần giám định có tên Việt Nam là Rùa núi viền gồm 02 (Hai) cá thể nặng 4,5kg, tên khoa học (Manouria impressa), thuộc họ Rùa cạn (Testudinidae), bộ Rùa (Testudines), lớp bò sát (Reptilia), không thuộc danh mục động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Được xếp vào nhóm IIB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

7.2. Giám định khối lượng.

Tổng khối lượng của 20 cá thể động vật hoang dã xác định được: 30,2 kí lô gam, trong đó được phân theo loài như sau:

- Kỳ đà vân 03 cá thể nặng: 7,5 kí lô gam;

- Kỳ tôm 08 cá thể nặng: 3,5 kí lô gam;

- Rắn ráo trâu 01 cá thể nặng: 1,5 kí lô gam;

- Rùa hộp trán vàng 02 cá thể nặng: 2,2 kí lô gam;

- Cầy giông 01 cá thể nặng: 5,5 kí lô gam;

- Cua đinh (Ba ba) 03 cá thể nặng: 5,5 kí lô gam;

- Rùa núi viền 02 cá thể nặng: 4,5 kí lô gam.

Tại bản Kết luận định giá số 39/KL-HĐ ngày 12/8/2022 của Hội đồng định giá tài sản – UBND thành phố Kon Tum kết luận:

(1). 08 (Tám) cá thể Kỳ Tôm (tên gọi khác là Rồng đất), tên khoa học Physignathus cocincinus, họ Nhông (Agamidae), thuộc Lớp Bò sát (Reptilia), Bộ có vảy (Squamata), khối lượng 3,5 kilôgam, có giá trị là: 300.000 đ/kg * 3,5 kg = 1.050.000 đồng.

(2). 01 (Một) cá thể Rắn ráo trâu (tên gọi khác là Rắn hổ trâu, Rắn hổ chuột), tên khoa học Ptyas mucosus, họ Rắn nước (Colubridae), thuộc lớp Bò sát (Reptilia), Bộ có vảy (Squamata), khối lượng 1,5 kilôgam, có giá trị là 450.000 đ/kg * 1,5 kg = 675.000 đồng.

(3). 01 (Một) cá thể Cầy Giông (tình trạng đã chết, bị mổ bụng, không có nội tạng), tên khoa học Viverra zibetha, họ Cầy (Viverridae), thuộc Lớp Thú (Mammalia), Bộ ăn thịt (Carnivora), khối lượng 5,5 kilôgam, có giá trị là:

1.400.000 đ/kg * 5,5 kg = 7.700.000 đồng.

(4). 03 (Ba) cá thể Cua đinh (tên gọi khác là Ba Ba), tên khoa học Amyda cartilaginea, họ Ba Ba (Trionychidae), thuộc Lớp Bò sát (Reptilia), khối lượng 5,5 kilôgam, có giá trị là: 420.000 đ/kg * 5,5 kg = 2.310.000 đồng.

(5). 02 (Hai) cá thể Rùa núi viền, tên khoa học Manouria impressa, thuộc Rùa cạn (Testudinidae), Bộ Rùa (Testudines), Lớp Bò sát (Reptilia), khối lượng 4,5 kilôgam, có giá trị là: 600.000 đ/kg * 4,5 kg= 2.700.000 đồng.

Tổng cộng (1)+...+(5) = 1.050.000đ + 675.000đ + 7.700.000đ + 2.310.000đ +2.700.000đ = 14.435.000 đồng.

* Như vậy, tổng giá trị tài sản định giá tại thời điểm ngày 30/6/2022 là: 14.435.000 đồng (Bằng chữ: Mười bốn triệu bốn trăm ba mươi lăm ngàn đồng).

Vật chứng vụ án: Cơ quan CSĐT Công an thành phố Kon Tum đã tiến hành thu giữ:

- Kỳ đà vân 03 cá thể nặng: 7,5 kí lô gam;

- Kỳ tôm 08 cá thể nặng: 3,5 kí lô gam;

- Rắn ráo trâu 01 cá thể nặng: 1,5 kí lô gam;

- Rùa hộp trán vàng 02 cá thể nặng: 2,2 kí lô gam;

- Cầy giông 01 cá thể nặng: 5,5 kí lô gam;

- Cua đinh (Ba ba) 03 cá thể nặng: 5,5 kí lô gam;

- Rùa núi viền 02 cá thể nặng: 4,5 kí lô gam.

Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Kon Tum đã ra Quyết định xử lý vật chứng số 44/QĐ-ĐCSKT-MT ngày 04/8/2022 bằng hình thức sau đây:

Giao Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái – Vườn Quốc gia Chư Mom Ray – tỉnh Kon Tum:

* Thả về môi trường tự nhiên, đối với:

- 02 (Hai) cá thể Kỳ đà vân, tên khoa học Varanus nebulosus, trọng lượng 5,2 kilogam;

- 08 (Tám) cá thể Kỳ tôm (tên gọi khác rồng đất), tên khoa học Physignathus cocincinus, trọng lượng 3,5 kilogam;

- 01 (Một) cá thể Rắn ráo trâu (tên gọi khác Rắn hổ trâu, rắn hổ chuột), tên khoa học Ptyas mucosus, trọng lượng 1,5 kilogam;

- 02 (Hai) cá thể Rùa hộp trán vàng, tên khoa học Cuora picturata, trọng lượng 2,2 kilogam;

- 03 (Ba) cá thể Cua đinh (tên gọi khác Ba ba), tên khoa học Amyda cartilaginea, trọng lượng 5,5 kilogam;

- 02 (Hai) cá thể Rùa núi viền, tên khoa học Manouria impressa, trọng lượng 4,5 kilogam.

* Tiêu hủy đối với cá thể động vật đã chết, khó bảo quản:

- 01 (Một) cá thể Kỳ đà vân (Đã chết), tên khoa học Varanus nebulosus, trọng lượng 2,3 kilogam;

- 01 (Một) cá thể Cầy giông (Đã chết, bị mổ bụng, không có nội tạng), tên khoa học Viverra zibetha, trọng lượng 5,5 kilogam;

Cáo trạng số 116/CT-VKSTPKT ngày 08/11/2022 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum truy tố bị cáo Nguyễn Minh Th về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo điểm a khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, giữ nguyên quan điểm truy tố đối với bị cáo Nguyễn Minh Th như Cáo trạng và đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 244, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Minh Th từ 15 đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách nhân đôi đối với bị cáo.

Về hình phạt bổ sung: Bị cáo không có thu nhập ổn định nên đề nghị không áp dụng hình phạt bổ sung đối vưói bị cáo.

Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình và không có ý kiến tranh luận với quan điểm luận tội của đại diện Viện kiểm sát.

Bị cáo nói lời sau cùng, đề nghị Hội đồng xem xét giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về tố tụng: Về hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan điều tra Công an thành phố Kon Tum, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hay khiếu nại gì về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng quy định của pháp luật.

[2]. Về hành vi truy tố của bị cáo:

Trên cơ sở lời khai của bị cáo, những người tham gia tố tụng khác và chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã xác định:

Khoảng 13 giờ 05 phút ngày 30/6/2022, Nguyễn Minh Th đã có hành vi nuôi, nhốt bất hợp pháp 02 (Hai) cá thể Rùa hộp trán vàng nặng 2,2 kilogam, tên khoa học (Cuora picturata), thuộc họ Rùa đầm (Geoemydidae),bộ Rùa (Testudines), lớp Bò sát (Reptilia) được xếp vào danh mục động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Được xếp vào nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ- CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp nhằm mục đích bán kiếm lời tại hẻm L, tổ 4, phường L, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Do đó, Cáo trạng số 116/CT- VKSTPKT ngày 08/11/2022 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum đã truy tố bị cáo Nguyễn Minh Th là đúng người, đúng tội và có căn cứ pháp luật.

[3]. Về tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Minh Th đã xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, chế độ bảo vệ động vật thuộc danh mục loài động vật nguy cấp, quý hiếm. Ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Bị cáo Nguyễn Minh Th là người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm nhưng vẫn cố ý thực hiện. Bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình đã gây ra.

[4]. Xét về nhân thân và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo có nhân thân tốt và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, bị cáo Nguyễn Minh Th có cha là Nguyễn Bá Th được thưởng Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng ba theo Quyết định số 809 ngày 01/12/1975 của Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Sau khi xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo. Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo Nguyễn Minh Th có nhân thân tốt, bản thân không có tiền án, tiền sự, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật tại địa phương. Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi cuộc sống xã hội, mà chỉ cần áp dụng hình phạt tù, nhưng cho hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự và giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú để giám sát, giáo dục vẫn đảm bảo tác dụng giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành công dân tốt và răn đe phòng ngừa chung.

[5]. Về hình phạt bổ sung: Xét thấy bị cáo không có thu nhập ổn định, nên không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

[6]. Về xử lý vật chứng: Quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum đã ra Quyết định xử lý vật chứng số 44/QĐ- ĐCSKT-MT ngày 04/8/2022 bằng hình thức sau đây: Giao Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái – Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum:

Thả về môi trường tự nhiên, đối với: 02 (Hai) cá thể Kỳ đà vân, tên khoa học Varanus nebulosus, trọng lượng 5,2 kilogam; 08 (Tám) cá thể Kỳ tôm (tên gọi khác rồng đất), tên khoa học Physignathus cocincinus, trọng lượng 3,5 kilogam; 01 (Một) cá thể Rắn ráo trâu (tên gọi khác Rắn hổ trâu, rắn hổ chuột), tên khoa học Ptyas mucosus, trọng lượng 1,5 kilogam; 02 (Hai) cá thể Rùa hộp trán vàng, tên khoa học Cuora picturata, trọng lượng 2,2 kilogam; 03 (Ba) cá thể Cua đinh (tên gọi khác Ba ba), tên khoa học Amyda cartilaginea, trọng lượng 5,5 kilogam; 02 (Hai) cá thể Rùa núi viền, tên khoa học Manouria impressa, trọng lượng 4,5 kilogam.

Tiêu hủy đối với cá thể động vật đã chết, khó bảo quản: 01 (Một) cá thể Kỳ đà vân (Đã chết), tên khoa học Varanus nebulosus, trọng lượng 2,3 kilogam; 01 (Một) cá thể Cầy giông (Đã chết, bị mổ bụng, không có nội tạng), tên khoa học Viverra zibetha, trọng lượng 5,5 kilogam.

Xét thấy, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum đã xử lý vật chứng đúng theo quy định pháp luật, nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[7]. Về các tình tiết khác:

Đối với hành vi nuôi, nhốt 03 (Ba) cá thể Kỳ đà vân, được xếp vào nhóm IB; 08 (Tám) cá thể Kỳ tôm là động vật rừng Th thường; 01 (Một) cá thể Rắn ráo trâu, được xếp vào nhóm IIB; 01 (Một) cá thể Cầy giông (tình trạng đã chết, bị mổ bụng và không có nội tạng), được xếp vào nhóm IIB; 03 (Ba) cá thể Cua đinh, được xếp vào nhóm IIB; 02 (Hai) cá thể Rùa núi viền được xếp vào nhóm IIB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp chưa đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo điểm d khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự và tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo điểm a khoản 1 Điều 234 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, hành vi trên của Nguyễn Minh Th đã vi phạm điểm a khoản 1 Điều 21; điểm b khoản 3 Điều 21 và khoản 13 Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;Thú y; Chăn nuôi. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum báo cáo với Công an tỉnh Kon Tum đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với hành vi trên của Nguyễn Minh Th là phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với nam thanh niên người dân tộc thiểu số (không rõ nhân thân lai lịch) là người bán 01 (Một) cá thể chồn (đã chết); 02 (Hai) cá thể rùa màu vàng;

03 (Ba) cá thể kỳ đà cho Nguyễn Minh Th. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum đã tiến hành kiểm tra, xác minh các đối tượng nhưng chưa đủ cơ sở để xác định nhân thân, lai lịch của của nam thanh niên nói trên. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Kon Tum tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.

Đối với những người dân (không rõ nhân thân lai lịch) Nguyễn Minh Th thu mua được 03 (Ba) cá thể Ba Ba; 01 (Một) cá thể rắn; 08 (Tám) cá thể kỳ tôm; 02 (Hai) cá thể rùa từ những người dân này. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum đã tiến hành xác minh nhân thân, lai lịch nhưng chưa đủ Th tin để xác định nhân thân, lai lịch của những người dân đã bán các cá thể động vật nói trên cho Th tại khu vực sông Sê San, xã Ia Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Do đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.

Đối với số thuê bao 033.X.1412, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum đã có công văn đề nghị số 256/ĐCSKT-MT ngày 16/8/2022 và công văn đề nghị số 307/ĐCSKT-MT ngày 16/9/2022 (Lần 2) về việc cung cấp Th tin thuê bao điện thoại di động cho Viettel Kon Tum nhưng Viettel Kon Tum vẫn không có văn bản phúc đáp về vấn đề trên. Do đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý sau.

Đối với chị Đặng Thị N là vợ của bị cáo Nguyễn Minh Th, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Kon Tum đã xác minh làm rõ chị N không biết và không bàn bạc với Nguyễn Minh Th mua bán, nuôi nhốt những động vật hoang dã trên, Do vậy, không có căn cứ để xử lý chị Đặng Thị N.

[8] Về án phí: Bị cáo Nguyễn Minh Th phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Minh Th (Tên gọi khác: Không) phạm tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”

2. Về hình phạt: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 244, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, khoản 1,2,5 Điều 65 Bộ luật hình sự.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Minh Th 16 (Mười sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 32 (Ba mươi hai) tháng tính từ ngày tuyên án (ngày 30/12/2022).

Giao bị cáo Nguyễn Minh Th cho Ủy ban nhân dân phường L, thành phố K, tỉnh Kon Tum giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Trường hợp bị cáo Nguyễn Minh Th thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu bị cáo Nguyễn Minh Th cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc bị cáo Nguyễn Minh Th phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

3. Về án phí: Căn cứ Điều 135 và Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Buộc bị cáo Nguyễn Minh Th phải chịu tiền án phí hình sự sơ thẩm là 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng).

4. Quyền kháng cáo: Căn cứ Điều 331 và Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (Ngày 30/12/2022) bị cáo có quyền kháng cáo bản án theo trình tự phúc thẩm. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

123
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 145/2022/HS-ST về tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Số hiệu:145/2022/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Kon Tum - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 30/12/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;