TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
BẢN ÁN 133/2018/DS-PT NGÀY 24/07/2018 VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Trong các ngày 19, 24 tháng 7 năm 2018, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 64/2018/TLPT-DS, ngày 21 tháng 5 năm 2018 về việc “TrA chấp dân sự về chia di sản thừa kế”. Do bản án dân sự sơ thẩm số 22/2018/DS-ST, ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh tây Ninh bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 83/2018/QĐPT-DS, ngày 20 tháng 6 năm 2018 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn:
1.1. Ông Phan Ngọc A, sinh năm 1960; địa chỉ: Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh. (có mặt)
1.2. Bà Phan Thị Ph, sinh năm 1958; địa chỉ: Số 12/1, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh. (có mặt)
1.3. Bà Phan Thị Ng, sinh năm 1965; địa chỉ: Tổ 13,ấp TA, xã L, huyện Đ, tỉnh Bà Rịa - Vũng T. (có mặt)
1.4. Bà Phan Thị M, sinh năm 1966; địa chỉ: Số 34/6, Tổ 4, ấp PH, xã PV, huyện CT, tỉnh Tây Ninh. (có mặt)
1.5. Bà Phan Thị T, sinh năm 1968; địa chỉ: Số 160/26, đường HL, Phường 11, quận TB, Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)
1.6. Bà Phan Thị Th1, sinh năm 1972; địa chỉ: Ấp B, xã HH, huyện CT, tỉnh Tây Ninh. (có mặt)
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: A Đặng Minh Đ, sinh năm 1977; địa chỉ: Số 493, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (văn bản ủy quyền ngày 29-6-2017). (có mặt)
2. Bị đơn: Ông Phan Ngọc L, sinh năm 1962; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Chị Phan Thị Th2, sinh năm 1990; (có mặt)
Cùng địa chỉ: Số 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (văn bản ủy quyền ngày 20-6-2017).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Vương Sơn H- Văn phòng luật sư SHL- Thuộc đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh. (có mặt)
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Bà Phùng Thị Q, sinh năm 1965; (vắng mặt)
3.2. Chị Phan Thị Th2, sinh năm 1990; (có mặt)
3.3. A Phan D, sinh năm 1991; (vắng mặt)
3.4. Chị Phan Thị Th3, sinh năm 1996; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Chị Phan Thị Th2, sinh năm 1990;
Cùng địa chỉ: Số 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (văn bản ủy quyền ngày 04-7-2018). (vắng mặt- có đơn xin xét xử vắng mặt).
4. Người kháng cáo bị đơn ông Phan Ngọc L.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Nguyên đơn trình bày:
Cha mẹ của các ông, bà là cụ Phan M (sinh năm 1926, chết ngày 30-12-1994) và mẹ là cụ Trần Thị PH1 (sinh năm 1928, chết ngày 23-4-2009). Cụ M2, cụ PH1 có 07 người con gồm: Ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, bà Phan Thị Th1 và ông Phan Ngọc L.
Năm 1973 cụ M2, cụ PH1 được Đạo Cao đài Tòa thánh Tây Ninh cấp 01 lô đất có diện tích (30m x 25m). Năm 1974 cụ M2, cụ PH1 mua thêm 01 lô bên cạnh có diện tích (30m x 25m), đất tọa lạc Số 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh. Cụ M2, cụ PH1 có xây 01 căn nhà ở trên 02 phần đất này và ở cùng các con cho đến khi qua đời.
Khi lớn lên, đến năm 1995-1996 các A em đều đi lập nghiệp xa, chỉ còn ông A và ông L ở trên đất đến ngày cụ M2,cụ PH1 mất. Sau khi cụ M2, cụ PH1 mất, anh em họp lại với nhau để chia di sản thừa kế, mọi người đều nhất trí, chỉ có ông L không đồng ý nên bà Ph, ông A, bà Ng, bà M, bà T và bà Thkhởi kiện. Tại buổi hòa giải cơ sở tại phường Ninh Sơn và xác nhận của ông L, anh em được biết ông L đã tự ý đi đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 02 lô đất trên sang tên ông Phan Ngọc L gồm thửa 94, tờ bản đồ số 3, diện tích 630m2 và thửa 93, tờ bản đồ số 3, diện tích 580m2, tọa lạc Số 34 và 36 đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh. Hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 02 thửa đất này do ông L giữ. Tại buổi hòa giải, ông L đồng ý chia cho ông A diện tích ngang 10m, dài hết đất; chia cho những người còn lại mỗi người diện tích ngang 05m, dài hết đất là 25m nhưng bà Ph, ông A, bà Ng, M, bà T và bà Th1 không đồng ý vì 02 phần đất này có tổng diện tích ngang 60m, dài 25m.
Ngoài ra, trên đất có 02 căn nhà đã cũ nát, hết niên hạn sử dụng, không tiến hành thẩm định giá được; đối với 01 trang thờ, 02 tủ kính đều của cá nhân ông L nên không tranh chấp.
Tại phiên tòa, các nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật 02 phần đất do cha mẹ để lại theo sơ đồ đo đạc hiện trạng để chia 07 (bảy) phần thừa kế cho A em con cụ Phan M2, cụ Trần Thị PH1, không yêu cầu giải quyết tài sản, cây trồng trên đất.
Bị đơn trình bày:
Cha là cụ Phan M2 (sinh năm 1927, chết ngày 30-12-1994), mẹ là cụ Trần Thị PH1 (sinh năm 1928, chết ngày 23-4-2009). Năm 1973 cha mẹ được Đạo Cao đài Tây Ninh cấp 01 phần đất có diện tích (20m x 30m), đất tọa lạc Số 36, Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh. Cụ M2, cụ PH1 có 07 người con gồm: Bà Phan Thị Ph, ông Phan Ngọc L, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T và bà Phan Thị Th1.
Năm 1981 ông L đi nghĩa vụ quân sự, đến năm 1984 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông chuyển về địa phương và công tác tại Phòng lương thực huyện Hòa Thành, sống cùng cụ M2 và cụ PH1.
Năm 1986, ông L có mua 01 phần đất giáp rA với đất của gia đình có diện tích ngang 20m, dài 30m, trị giá 01 chỉ vàng 24k của ông 2 Ngô, đến năm 1987 ông có vợ nên xây nhà ở riêng tại phần đất ông mua.
Năm 1988 cụ M2, cụ PH1 mua 01 phần đất thổ cư diện tích Ngng 50m, dài 150m và đất nông nghiệp 4.000 m2 của ông Vũ Khắc Thích với giá 722.000 đồng, tọa lạc tại Tổ 14, Tập đoàn 4 ấp Vịnh, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (nay là xã An Cơ) trên đất có 01 căn nhà tranh. Sau khi mua đất, cụ M2 đưa các con chưa có gia đình riêng về sống tại đây, kinh doanh và sản xuất. Cụ M2 lúc sống tại xã Hảo Đước, lúc sống tại xã Ninh Sơn. Năm 1993 cụ M2, cụ PH1 cho ông L phần đất hiện gia đình đang cất nhà ở diện tích Ngng 20m, dài 30m (do Đạo Cao đài cấp năm 1973) để ông đi đăng ký với chính quyền địa phương và ngày 12-8-1995 ông được UBND huyện Hòa Thành cấp giấy CNQSDĐ số 01799 QSDĐ/P3 với diện tích 1.210 m2 (thửa 64, tờ bản đồ số 3, diện tích 630 m2, trong đó có 400 m2 đất thổ cư; thửa 93, tờ bản đồ số 3, diện tích 580 m2). Trên đất hiện đang có 02 căn nhà tôn, vách đất nằm 02 thửa đất 64 và 93 với số nhà là 36, 34 và gia đình ông sống ổn định trên đất, trồng hoa màu, cây kiểng trên đất từ đó đến nay.
Ngày 17-10-1995 cụ PH1 phải làm giấy xác nhận gửi Công an xã Hảo Đước và UBND xã Hảo Đước về việc ông A đốt căn nhà tại tổ 14, ấp Vịnh, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh và đến xã Ninh Sơn quậy phá gia đình, yêu cầu được bán đất ở xã Hảo Đước. Giấy xác nhận được chính quyền xã Hảo Đước xác nhận nhưng cuối cùng gia đình cụ PH1 cũng phải đồng ý ký giấy cho ông A bán đất ở xã Hảo Đước và buộc ông A viết tờ cam kết ngày 22-11-1995 là gia đình đồng ý cho ông A bán đất ở xã Hảo Đước nhưng ông A không được quậy phá và tranh chấp gì với gia đình. Sau đó, ông A đã bán 0,5 ha đất tại xã Hảo Đước.
Nay ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, bà Phan Thị Th1 tranh chấp với ông về di sản thừa kế thì ông không đồng ý, không có cơ sở. Bởi vì, phần đất ông đang sử dụng có 01 thửa số 64 diện tích 630 m2 do cụ M2, cụ PH1 đã cho ông năm 1993 để ông đi đăng ký với UBND xã Ninh Sơn và 01 thửa số 93 diện tích 580 m2 ông mua của ông 2 Ngô năm 1986 được UBND huyện Hòa Thành cấp giấy CNQSDĐ ngày 12/8/1995 nên đây không phải là di sản hoặc tài sản chưa chia mà đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của ông.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Bà Phùng Thị Q, chị Phan Thị Th2, chị Phan Thị Th3 và A Phan D thống nhất ý kiến ông L.
Tại bản án sơ thẩm số 22/2018/DS-ST, ngày 12-4-2018 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đã tuyên xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, ông Phan Ngọc A và bà Phan Thị Th1 đối với ông Phan Ngọc L về việc “TrA chấp chia di sản thừa kế”.
Tuyên bố phần đất có diện tích 1.185,9 m2 tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (thửa số 116, 126 tờ bản đồ 33) là di sản thừa kế của cụ Phan M2, cụ Trần Thị PH1 sẽ được chia cho các hàng thừa kế gồm: Bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Th1 và ông Phan Ngọc L, cụ Th2 như sau:
Phần thứ nhất:
Bà Phan Thị Ph được quyền sử dụng phần đất diện tích 148,2 m2 (có 50 m2 đất ở đô thị và 98,2 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (thửa số 116 tờ bản đồ 33), có tứ cận như sau: Đông giáp đường bê tông 10m dài 5,19 m; Tây giáp giáp lộ 4m dài 4,99 m; Bắc giáp thửa 103 dài 13,7 m và thửa 104 dài 15,42 m; Nam giáp đất bà Phan Thị Ng dài 29,14 m;
Bà Phan Thị Ph được quyền sở hữu 01 cây sung giá 80.000 (tám mươi nghìn) đồng; 02 cây mít giá 800.000 (tám trăm nghìn) đồng; 02 cây mai giá 800.000 (tám trăm nghìn) đồng; 01 cây si giá 150.000 (một trăm năm mươi nghìn) đồng; 90 cây phát tài giá 3.600.000 (ba triệu sáu trăm nghìn) đồng.
Bà Phan Thị Ph có nghĩa vụ giao trả lại cho ông Phan Ngọc L số tiền 5.430.000 (năm triệu bốn trăm ba mươi nghìn) đồng giá trị cây trồng.
Phần thứ hai:
Bà Phan Thị Ng được quyền sử dụng phần đất diện tích 148,2 m2 (có 50 m2 đất ở đô thị và 98,2 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (thửa số 116 tờ bản đồ 33), có tứ cận như sau: Đông giáp đường bê tông 10m dài 5,19 m; Tây giáp giáp lộ 4m dài 4,99 m; Bắc giáp đất bà Phan Thị Ph dài 29,14 m; Nam giáp đất bà Phan Thị M dài 29,12 m;
Bà Phan Thị Ng được quyền sở hữu 17 cây mai giá 6.800.000 (sáu triệu tám trăm nghìn) đồng; 01 cây sao giá 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng; 01 cây bơ giá 80.000 (tám mươi nghìn) đồng; 01 cây ổi giá 60.000 (sáu mươi nghìn) đồng; 02 cây si giá 300.000 (ba trăm nghìn) đồng; 65 cây phát tài giá 2.600.000 (hai triệu sáu trăm nghìn) đồng.
Bà Phan Thị Ng có nghĩa vụ giao trả lại cho ông Phan Ngọc L số tiền 11.340.000 (mười một triệu ba trăm bốn mươi nghìn) đồng giá trị cây trồng.
Phần thứ ba:
Bà Phan Thị M được quyền sử dụng phần đất diện tích 148,3 m2 (có 50 m2 đất ở đô thị và 98,3 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (thửa số 116 tờ bản đồ 33), có tứ cận như sau: Đông giáp đường bê tông 10m dài 5,19 m; Tây giáp giáp lộ 4m dài 4,99 m; Bắc giáp đất bà Phan Thị Ng dài 29,12 m; Nam giáp đất ông Phan Ngọc A dài 29,14 m;
Bà Phan Thị M được quyền sở hữu 01 cây dừa giá 500.000 (năm trăm nghìn) đồng; 01 cây sao 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng; 02 cây si giá 300.000 (ba trăm nghìn) đồng; 40 cây phát tài giá 1.600.000 (một triệu sáu trăm nghìn) đồng.
Bà Phan Thị M có nghĩa vụ giao trả lại cho ông Phan Ngọc L số tiền 3.900.000 (ba triệu chín trăm nghìn) đồng giá trị cây trồng.
Phần thứ tư:
Ông Phan Ngọc A được quyền sử dụng phần đất diện tích 148,2 m2 (có 50 m2 đất ở đô thị và 98,2 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (thửa số 116 tờ bản đồ 33), có tứ cận như sau: Đông giáp đường bê tông 10m dài 5,19 m; Tây giáp giáp lộ 4m dài 4,98 m; Bắc giáp đất bà Phan Thị M dài 29,14 m; Nam giáp đất bà Phan Thị T dài 29,16 m;
Ông Phan Ngọc A được quyền sở hữu 01 cây dừa giá 500.000 (năm trăm nghìn) đồng; 01 cây sakê giá 240.000 (hai trăm bốn mươi nghìn) đồng; 03 cây mai giá 1.200.000 (một triệu hai trăm nghìn) đồng; 01 cây khế giá 40.000 (bốn mươi nghìn) đồng; 01 cây cóc giá 80.000 (tám mươi nghìn) đồng; 01 cây cau giá 100.000 (một trăm nghìn) đồng; 35 cây phát tài giá 1.400.000 (một triệu bốn trăm nghìn) đồng.
Ông Phan Ngọc A có nghĩa vụ giao trả lại cho ông Phan Ngọc L số tiền 3.560.000 (ba triệu năm trăm sáu mươi nghìn) đồng giá trị cây trồng.
Phần thứ năm:
Bà Phan Thị T được quyền sử dụng phần đất diện tích 148,3 m2 (có 50 m2 đất ở đô thị và 98,3 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (01 phần thửa số 116 và 01 phần thửa 126 tờ bản đồ 33), có tứ cận như sau: Đông giáp đường bê tông 10m dài 1,2 m + 3,99 m; Tây giáp giáp lộ 4m dài 4,55 m + 0,43 m; Bắc giáp đất ông Phan Ngọc A dài 29,16 m; Nam giáp đất bà Phan Thị Th1 dài 29,17 m;
Bà Phan Thị T được quyền sở hữu 01 cây si giá 150.000 (một trăm năm mươi nghìn) đồng; 06 cây mai giá 2.400.000 (hai triệu bốn trăm nghìn) đồng; 02 cây nguyệt quế giá 60.000 (sáu mươi nghìn) đồng; 02 cây tràm giá 200.000 (hai trăm nghìn) đồng; 01 cây cau giá 100.000 (một trăm nghìn) đồng; 01 cây dừa giá 500.000 (năm trăm nghìn) đồng; 01 cây khế giá 40.000 (bốn mươi nghìn) đồng; 38 cây phát tài giá 1.520.000 (một triệu năm trăm hai mươi nghìn) đồng.
Bà Phan Thị T có nghĩa vụ giao trả lại cho ông Phan Ngọc L số tiền 4.970.000 (bốn triệu chín trăm bảy mươi nghìn) đồng giá trị cây trồng.
Phần thứ sáu:
Bà Phan Thị Th1 được quyền sử dụng phần đất diện tích 148,2 m2 (có 50 m2 đất ở đô thị và 98,2 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (thửa số 126 tờ bản đồ 33), có tứ cận như sau: Đông giáp đường bê tông 10m dài 5,18 m; Tây giáp giáp lộ 4m dài 4,98 m; Bắc giáp đất bà Phan Thị T dài 29,17 m; Nam giáp đất ông Phan Ngọc L dài 29,18 m;
Bà Phan Thị Th1 được quyền sở hữu 01 cây cóc giá 80.000 (tám mươi nghìn) đồng; 03 cây mai giá 1.200.000 (một triệu hai trăm nghìn) đồng; 03 cây nguyệt quế giá 90.000 (chín mươi nghìn) đồng; 01 cây khế giá 40.000 (bốn mươi nghìn) đồng; 01 cây si giá 150.000 (một trăm năm mươi nghìn) đồng; 01 cây dừa giá 500.000 (năm trăm nghìn) đồng; 01 cây tràm giá 100.000 (một trăm nghìn) đồng; 46 cây phát tài giá 1.840.000 (một triệu tám mươi bốn nghìn) đồng.
Bà Phan Thị Th1 có nghĩa vụ giao trả lại cho ông Phan Ngọc L số tiền 4.000.000 (bốn triệu đồng) giá trị cây trồng.
Phần thứ bảy và tám:
Ông Phan Ngọc L được quyền sử dụng phần đất diện tích 296,5 m2 (có 100 m2 đất ở đô thị và 196,5 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (thửa số 126 tờ bản đồ 33), có tứ cận như sau: Đông giáp đường bê tông 10m dài 10,36 m; Tây giáp giáp lộ 4m dài 9,96 m; Bắc giáp đất bà Phan Thị Th1 dài 29,18 m; Nam giáp thửa 138 dài 29,23 m;
Ông Phan Ngọc L được quyền sở hữu toàn bộ cây trồng trên đất gồm: 01 cây sa kê giá 240.000 (hai trăm bốn mươi nghìn) đồng; 03 cây mai giá 1.200.000 (một triệu hai trăm nghìn) đồng; 01 cây chùm ngây giá 40.000 (bốn mươi nghìn) đồng; 01 cây nguyệt quế giá 30.000 (ba mươi nghìn) đồng; 01 cây xoài giá 800.000 (tám trăm nghìn) đồng; 02 cây dừa giá 1.000.000 (một triệu) đồng; 02 cây cau giá 200.000 (hai trăm nghìn) đồng; 39 cây phát tài giá 1.560.000 (một triệ năm trăm sáu mươi nghìn) đồng.
Tất cả cây trồng trên đất được kiểm tra ngày 13-3-2018.
(Sơ đồ hiện trạng đo đạc đất kèm theo).
Ông Phan Ngọc L hiện đang quản lý di sản đất nên cần buộc ông Phan Ngọc L giao lại cho các đồng thừa kế diện tích đất như trên.
Ghi nhận bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Th1 và ông Phan Ngọc L không trA chấp 02 căn nhà cũ, không còn giá trị sử dụng; 01 trang thờ; 02 tủ kính. Giao 01 căn nhà tạm đã cũ nằm trên phần đất của bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M cho bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M quản lý và giao 01 nhà tạm đã cũ nằm trên phần đất của ông Phan Ngọc L giao lại cho ông Phan Ngọc L quản lý cùng 01 trang thờ, 02 tủ kính.
Bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Th1 và ông Phan Ngọc L có trách nhiệm đến cơ quan có thẩm quyền để kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về án phí, quyền, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 23-4-2018 ông Phan Ngọc L có đơn kháng cáo với nội dung yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông L trình bày:
Cụ M2 và cụ PH1 được đạo Cao Đài cấp một phần vào năm 1973, sau đó ông L được cụ M2 và cụ PH1 cho đất và ông L có mua thêm một phần vào năm 1986.
Năm 1994 ông L đi kê khai đăng ký, ngày 12-8-1995 ô L được UBND huyện Hòa Thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 1.210m2 và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông L là đúng quy định của pháp luật.
Nguyên đơn khởi kiện cho rằng diện tích 1.210m2 là di sản của cụ M2 và cụ PH1 để lại nhưng không cung cấp được chứng cứ để chứng minh. Nghĩa vụ chứng minh diện tích 1.210m2 là di sản của cụ M2 và cụ PH1 để lại là của nguyên đơn.
Trong thời gian ông L đi kê khai đăng ký cụ M2 và cụ PH1 còn sống không ai có ý kiến gì.
Bà Th1 thừa nhận sống chung với cụ M2 và cụ PH1 đến năm 1996 mới đi lấy chồng nhưng cũng không phản đối gì. Mặt khác lời khai của nguyên đơn bà Ph đầy mâu thuẫn, bà Ph sinh năm 1958 đến năm 1970-1972 thì bà Ph mới có 12-14 tuổi nhưng đi làm mướn mua vàng đưa cho cụ M2 và cụ PH1 mua đất là không có cơ sở. Vì thời chiến trA loạn lạc một trẻ em đi làm mua được 06 chỉ vàng là hết sức mâu thuẫn với thực tế.
Từ trước đến nay ông L sử dụng đất không ai có ý kiến gì, chỉ đến năm 2017 trở lại đây do tình hình đất đai nói chung và đất ở đường Bời Lời nói riêng tăng giá đột biến thì các nguyên đơn khởi kiện ông L đòi chia đất.
Một trong những điều kiện đất trở thành di sản là người để lại di sản phải được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhưng cụ M2 và cụ PH1 không đứng tên quyền sử dụng đất, hay đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ mục kê. Do đó, đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của ông L sửa bản án sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh phát biểu ý kiến:
- Về tố tụng: Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng đã đảm bảo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Về nội dung vụ án: Đề nghị hội đồng xét xử: Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Phan Ngọc L, căn cứ vào khoản 2, Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa bản án sơ thẩm số 22/2018/DS-ST ngày 12-4-2018 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, chia phần di sản của cụ M2 và cụ PH1 là phần đất diện tích 616,4m2, cho các thừa kế và ông L được hưởng phần tương ứng với công sức bảo quản, gìn giữ khối di sản.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ thu thập có trong hồ sơ được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ kết quả tranh luận, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm không đưa chị Phan Thị Th2, chị Phan Thị Th3, anh Phan D vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là thiếu sót. Tại biên bản lấy lời khai ngày 25-6-2018 và biên bản ngày 10-7-2018 chị Th2 là người đại diện theo ủy quyền của anh Phan D và chị Th3 đồng ý tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận và bổ sung vào bản án phúc thẩm cho đầy đủ.
[2] Về thời hiệu khởi kiện: Cụ Phan M2 chết năm1994, cụ Trần Thị PH1 chết năm 2009. Thời điểm mở thừa kế của cụ M2 năm 1994 và thời điểm mở thừa kế của cụ PH1 năm 2009.
Ngày 09-6-2017 bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, ông Phan Ngọc A và bà Phan Thị Th1 nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ M2, cụ PH1 để lại. Căn cứ vào Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là 10 năm và căn cứ vào Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm. Do đó, yêu cầu chia di sản thừa kế của của cụ M2 và cụ PH1 còn thời hiệu.
[3] Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn Thấy rằng:
Phần đất tranh chấp có diện tích đo đạc thực tế là 1.185,9 m2, do ông Phan Ngọc L kê khai đăng ký và được UBND huyện Hòa Thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 1.210 m2 cho ông L đứng tên ngày 12-8-1995. Hồ sơ đăng ký kê khai của ông L do cơ quan địa chính cung cấp không còn đủ nên không xem xét được nguồn gốc đất mà ông L ghi trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên ông L khai phần đất có diện tích đo đạc thực tế là 616,4 m2 của cha mẹ cho ông, nhưng ông L không có chứng cứ để chứng minh ông được cha mẹ cho phần đất này.
Các nguyên đơn khai phần đất trên là di sản thừa kế của cụ M2 và cụ PH1 để lại nhưng không có chứng cứ chứng minh
Đối với phần đất có diện tích đo đạc thực tế là 569,5 m2, ông L khai do ông mua, các nguyên đơn khai phần đất trên là di sản thừa kế của cụ M2 và cụ PH1 để lại nhưng không có chứng cứ chứng minh.
Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào biên bản hòa giải tại UBND phường Ninh Sơn ngày 17-5-2017 ông L trình bày “ ..đất này lúc cha mẹ còn sống một lô mua của người khác và một lô đạo cấp…” để xác định rằng diện tích 569,5 m2 là di sản của cụ M2 và cụ PH1 để lại là chưa có cơ sở vũng chắc. Bởi lời khai trên của ông L chưa rõ là khi cha mẹ ông còn sống mua một lô của người khác là ông mua hay cha mẹ ông mua, cũng trong biên bản này ông L khai một lô ông mua, một lô cha mẹ ông được đạo cấp và ông đồng ý cho ông A 10m và các cô 5m, ông bán một phần xây dựng nhà thờ cúng.
Do nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là của nguyên đơn nhưng nguyên đơn không cung cấp được chứng cứ để chứng minh phần đất có diện tích 569,5m2 là di sản của cụ M2 và cụ PH1 để lại nên nguyên đơn yêu cầu chia diện tích 569,5m2 là không có căn cứ.
Mặt khác các đồng thừa kế xác nhận thời điểm cụ M2 và cụ PH1 còn sống không kê khai đăng ký quyền sử dụng diện tích đất trA chấp trên. Ông L sau khi có vợ năm 1986 thì ông L cất nhà ở trên đất diện tích 569,5m2 và quản lý sử dụng luôn phần diện tích 616,4m2 cho đến nay.
Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa bà Ph, bà Ng, bà M, bà T và bà Th1 khai khi lớn lên các bà có gia đình nên ra sống riêng, ông L là người sống chung với cụ M2 và cụ PH1, ông A đã được cụ PH1 chia đất và có tờ cam kết ngày 22-11-1995 không đòi hỏi mọi quyền lợi, vật chất sau này khi nhận phần đất do cụ PH1 chia năm 1995.
Năm 1995 ông L được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lúc này cụ PH1 còn sống và không có ý kiến phản đối. Ông L cũng quản lý sử dụng đất ổn định từ năm năm 1986 nhưng các A chị em ông L đều không có tranh chấp.
Do đó, có cơ sở xác định di sản của cụ M2 và cụ PH1 là phần đất có diện tích 616,4m2, thửa số 64, tờ bản đồ số 03, trị giá 1.632.527.251 đồng.
[4] Về việc xác định hàng thừa kế của cụ M2, cụ PH1:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 và căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ M2 và cụ PH1 gồm: Bà Phan Thị Ph, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, Phan Thị T, bà Phan Thị Th1 và ông Phan Ngọc L.
[5] Di sản của cụ M2 và cụ PH1 được chia:
Phần di sản của cụ M2 và cụ PH1 để lại là phần đất có diện tích 616,4m2 trị giá 1.632.527.251 đồng và ông L là người kê khai đăng ký gìn giữ, quản lý sử dụng thời gian dài nên xem xét chia cho ông L thêm một phần công sức bảo quản, gìn giữ khối di sản của cụ M2 và cụ PH1 để lại là phù hợp.
Do đó, di sản cụ M2 và cụ PH1 được chia làm 08 phần trong đó ông L 02 phần (một phần thừa kế và một phần công sức). Giá trị di sản là 1.632.527.251 đồng: 8 phần = 204.065.906 đồng/01 phần. Nên bà Phan Thị Ph, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T và bà Phan Thị Th1 mỗi người được hưởng 204.065.906 đồng, ông L được hưởng 408.131.812 đồng.
Xét thấy di sản cụ M2 và cụ PH1 để lại phần đất có diện tích 616,4m2 (chiều Ngng mặt tiền 21,96m; hậu 20,38m), nếu chia thành 08 phần thì mỗi phần có diện tích 77,05m2 (chiều Ngng mặt tiền 2,745m; mặt hậu 2,5475m). Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 9 Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 29-02-2016 của UBND tỉnh Tây Ninh nếu chia đất thì mỗi phần không đủ tách thửa.
Bà Ph, bà Ng, bà M và bà Th1 khai có nơi sinh sống ổn định, ông A chưa có nhà đất, bà T ở chung nhà bên chồng nên cần giao đất cho ông A và bà T, bà Th1 quản lý sử dụng. Ông A, bà T, bà Th1 phải có nghĩa vụ thanh toán tiền giá trị đất cho bà Ph, bà Ng, bà M, là phù hợp.
[6] Ghi nhận bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Th1, ông Phan Ngọc L không tranh chấp 02 căn nhà cũ, không còn giá trị sử dụng; 01 trang thờ; 02 tủ kính. Giao 01 căn nhà tạm đã cũ nằm trên phần đất của bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M cho bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M quản lý và giao 01 nhà tạm đã cũ nằm trên phần đất của ông Phan Ngọc L giao lại cho ông Phan Ngọc L quản lý cùng 01 trang thờ, 02 tủ kính.
[7] Tại phiên Tòa phúc thẩm ông L tự nguyện di dời cây trồng trên đất ra khỏi diện tích đất chia cho ông A, bà T, bà Th1, nếu ông L không thực hiện thì bị cưỡng chế di dời cây trên đất ra khỏi diện tích đất chuyển giao theo luật thi hành án dân sự.
[8] Từ những phân tích trên, có căn cứ chấp phần một phần kháng cáo của ông Phan Ngọc L; chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh. Sửa bản án sơ thẩm 22/2018/DS-ST, ngày 12-4-2018 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
[9] Chi phí tố tụng: Chi phí đo đạc và định giá là 14.400.000 đồng, bà Phan Thị T đã tạm ứng xong. Buộc bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, ông Phan Ngọc A và bà Phan Thị Th1 mỗi người có nghĩa vụ giao lại cho bà Phan Thị T số tiền 1.800.000 đồng (một triệu tám trăm nghìn đồng); ông Phan Ngọc L có nghĩa vụ giao lại cho bà cho bà Phan Thị T số tiền 3.600.000 đồng (ba triệu sáu trăm nghìn đồng).
[10] Về án phí:
+ Án phí sơ thẩm: Bà Phan Thị Ph phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị Ng phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị M phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị T phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Ông Phan Ngọc A phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị Th1 phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Ông Phan Ngọc L phải chịu 20.325.272 đồng (hai mươi triệu ba trăm hai mươi lăm nghìn hai trăm bảy mươi hai đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Trong quá trình giải quyết, người đại diện hợp pháp cho nguyên đơn trình bày: Trong số tiền tạm ứng án phí là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) thì bà Phan Thị T đã nộp số tiền 5.000.000 đồng (năm triệu đồng), còn lại bà Phan Thị Ph, Phan Thị Ng, Phan Thị M, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Th1 mỗi người đã nộp số tiền 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
+ Án phí phúc thẩm dân sự: Do sửa bản án sơ thẩm nên ông Phan Ngọc L không phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm.
[11] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 612, Điều 613, Điều 616, Điều 618, Điều 649, Điều 650, Điều 651 và Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 165, Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án
1. Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Phan Ngọc L.
2. Sửa bản án sơ thẩm số 22/2018/DS-ST, ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
3. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, ông Phan Ngọc A và bà Phan Thị Th1 đối với ông Phan Ngọc L về việc “Tranh chấp chia di sản thừa kế”.
Tuyên bố phần đất diện tích 616,4m2 tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh (thửa số 64, tờ bản đồ 03, thửa mới số 116, tờ bản đồ số 33) là di sản thừa kế của cụ Phan M2 và Trần Thị PH1 sẽ được chia như sau:
+ Phần thứ nhất:
Ông Phan Ngọc A được quyền sử dụng phần đất diện tích 154,1 m2 (có 100 m2 đất ở đô thị và 54,1 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh; thuộc thửa số 64, tờ bản đồ 03, thửa mới số 116, tờ bản đồ số 33; theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01799/QSDĐ, ngày 12-8-1995 do UBND huyện Hòa Thành cấp cho ông Phan Ngọc L, có tứ cận như sau:
Hướng Đông giáp lộ 4m dài 5.10m; hướng Tây giáp đường bê tông dài 5,50m; hướng Nam giáp đất bà Phan Thị T dài 29,13 m; hướng Bắc giáp thửa 103 dài 13,70 m và thửa 104 dài 15,42 m;
+ Phần thứ hai:
Bà Phan Thị T được quyền sử dụng phần đất diện tích 154,4 m2 (có 100 m2 đất ở đô thị và 54,4 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh; thuộc thửa số 64, tờ bản đồ 03, thửa mới số 116, tờ bản đồ số 33; theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01799/QSDĐ, ngày 12-8-1995 do UBND huyện Hòa Thành cấp cho ông Phan Ngọc L, có tứ cận như sau:
Hướng Đông giáp lộ 4m dài 5,10 m; hướng Tây giáp đường bê tông dài 5,50 m; hướng Nam giáp đất bà Phan Thị Th1 dài 29,15 m; hướng Bắc giáp đất bà Phan Ngọc A dài 29,13 m;
+ Phần thứ ba:
Bà Phan Thị Th1 được quyền sử dụng phần đất diện tích 154,4 m2 (có 100 m2 đất ở đô thị và 54,4 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh; thuộc thửa số 64, tờ bản đ 03, thửa mới số 116, tờ bản đồ số 33; theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01799/QSDĐ, ngày 12-8-1995 do UBND huyện Hòa Thành cấp cho ông Phan Ngọc L, có tứ cận như sau:
Hướng Đông giáp lộ 4m dài 5,10m; hướng Tây giáp đường bê tông dài 5,50 m; hướng Nam giáp đất ông Phan Ngọc L dài 29,15 m; hướng Bắc giáp đất bà Phan Thị T dài 29,15 m;
+ Phần thứ tư:
Ông Phan Ngọc L được quyền sử dụng phần đất diện tích 153,5 m2 (có 100 m2 đất ở đô thị và 53,5 m2 đất cây lâu năm) tọa lạc tại Hẻm 34, đường Bời Lời, Khu phố N, phường NS, thành phố TN, tỉnh Tây Ninh; thuộc thửa số 64, tờ bản đồ 03, thửa mới số 116, tờ bản đồ số 33; theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01799/QSDĐ, ngày 12-8-1995 do UBND huyện Hòa Thành cấp cho ông Phan Ngọc L, có tứ cận như sau:
Hướng Đông giáp lộ 4m dài 5,10 m; hướng Tây giáp đường bê tông dài 5,50 m; hướng Nam giáp đất ông Phan Ngọc L (thửa 93) dài 29,17 m; hướng Bắc giáp đất bà Phan Thị Th1 dài 29,15 m;
Ông Phan Ngọc L, bà Phùng Thị Q, chị Phan Thị Th2, A Phan D và chị Phan Thị Th3 hiện đang quản lý, sử dụng phần đất trên, nên buộc ông Phan Ngọc L, bà Phùng Thị Q, chị Phan Thị Th2, A Phan D và chị Phan Thị Th3 giao lại cho ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị T và bà Phan Thị Th1 diện tích đất như trên.
+ Buộc ông Phan Ngọc A có nghĩa vụ giao cho bà Phan Thị Ph số tiền chia di sản thừa kế là 204.065.906 đồng (hai trăm linh bốn triệu không trăm sáu mươi lăm nghìn chín trăm linh sáu đồng).
+ Buộc bà Phan Thị T có nghĩa vụ giao cho bà Phan Thị Ng số tiền chia di sản thừa kế là 204.065.906 đồng (hai trăm linh bốn triệu không trăm sáu mươi lăm nghìn chín trăm linh sáu đồng).
+ Buộc bà Phan Thị Th1 có nghĩa vụ giao cho bà Phan Thị M số tiền chia di sản thừa kế là 204.065.906 đồng (hai trăm linh bốn triệu không trăm sáu mươi lăm nghìn chín trăm linh sáu đồng).
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ghi nhận ông Phan Ngọc L tự nguyện di dời cây trồng trên đất ra khỏi diện tích đất đã chia cho ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị T và bà Phan Thị Th1. Nếu ông Phan Ngọc L không thực hiện sẽ bị cưỡng chế di dời cây trên đất ra khỏi diện tích đất đã chia theo Luật thi hành án dân sự.
Ghi nhận bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, bà Phan Thị T, ông Phan Ngọc A, bà Phan Thị Th1, ông Phan Ngọc L không trA chấp 02 căn nhà cũ, không còn giá trị sử dụng; 01 trang thờ; 02 tủ kính. Giao 01 căn nhà tạm đã cũ nằm trên phần đất của bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M cho bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M quản lý và giao 01 nhà tạm đã cũ nằm trên phần đất của ông Phan Ngọc L giao lại cho ông Phan Ngọc L quản lý cùng 01 trang thờ, 02 tủ kính.
4. Chi phí tố tụng: Chi phí đo đạc định giá là 14.400.000 đồng (mười bốn triệu bốn trăm nghìn đồng), bà Phan Thị T đã tạm ứng xong. Buộc bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, ông Phan Ngọc A và bà Phan Thị Th1 mỗi người có nghĩa vụ giao lại cho bà Phan Thị T số tiền 1.800.000 đồng (một triệu tám trăm nghìn đồng); ông Phan Ngọc L có nghĩa vụ giao lại cho bà Phan Thị T số tiền 3.600.000 đồng (ba triệu sáu trăm nghìn đồng).
5. Án phí:
5.1. Án phí dân sự sơ thẩm:
Bà Phan Thị Ph phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị Ng phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị M phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị T phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Ông Phan Ngọc A phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị Th1 phải chịu 10.203.295 đồng (mười triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Ông Phan Ngọc L phải chịu 20.325.272 đồng (hai mươi triệu ba trăm hai mươi lăm nghìn hai trăm bảy mươi hai đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Khấu trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) theo biên lai thu số 0004201 ngày 18 tháng 6 năm 2017 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, trong đó bà Phan Thị T nộp số tiền 5.000.000 (năm triệu đồng), bà Phan Thị Ph, bà Phan Thị Ng, bà Phan Thị M, ông Phan Ngọc A và bà Phan Thị Th1 mỗi người nộp số tiền 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
Bà Phan Thị T còn phải chịu 5.203.295 đồng (năm triệu hai trăm lẻ ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị Ph còn phải chịu 9.203.295 đồng (chín triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị Ng còn phải chịu 9.203.295 đồng (chín triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị M còn phải chịu 9.203.295 đồng (chín triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Ông Phan Ngọc A còn phải chịu 9.203.295 đồng (chín triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Phan Thị Th1 còn phải chịu 9.203.295 đồng (chín triệu hai trăm linh ba nghìn hai trăm chín mươi lăm đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Ông Phan Ngọc L còn phải chịu 20.325.272 đồng (hai mươi triệu ba trăm hai mươi lăm nghìn hai trăm bảy mươi hai đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
5.2. Án phí dân sự phúc thẩm:
Ông Phan Ngọc L không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, hoàn trả lại cho ông Phan Ngọc L 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí theo biên lai thu số 0005396 ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Những quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không giải quyết, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 133/2018/DS-PT ngày 24/07/2018 về tranh chấp dân sự chia di sản thừa kế
Số hiệu: | 133/2018/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Tây Ninh |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 24/07/2018 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về