Bản án 07/2020/HS-ST ngày 06/05/2020 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN A, TỈNH AN GIANG

BẢN ÁN 07/2020/HS-ST NGÀY 06/05/2020 VỀ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong ngày 06 tháng 5 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 01/2020/TLST-HS ngày 07 tháng 01 năm 2020, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 03/2020/QĐXXST-HS ngày 04 tháng 02 năm 2020, đối với bị cáo:

Nguyễn Thị P, sinh năm 1968; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: ấp V, xã V1, huyện A, tỉnh An Giang. Nghề nghiệp: Làm thuê; trình độ học vấn: Không biết chữ; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Đạo Phật; quốc tịch: V Nam; con ông Nguyễn Văn C (chết) và bà Huỳnh Thị H, sinh năm: 1941; Anh chị em ruột có 08 người, bị cáo là người thứ 3; Chồng Nguyễn Văn H, sinh năm 1966; con có 05 người lớn nhất sinh năm 1989, nhỏ nhất sinh năm 2003.

Tiền án, tiền sự: Chưa Bị áp dụng biện pháp cấm khỏi nơi cư trú từ ngày 06/9/2019 cho đến nay. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

Bị hại:

Ông Nguyễn Văn C, sinh năm: 1965 Cư trú: ấp V2, xã C, thị xã T, tỉnh An Giang

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án: Nguyễn Văn U, sinh năm: 1992 Cư trú: ấp B, thị trấn C1, huyện C2, tỉnh An Giang.

Nguyễn Hoàng V, sinh năm 2003

Người giám hộ cho em V là ông Lâm Hòa Say, sinh năm: 1975 Cng cư trú: ấp V, xã V1, huyện A, tỉnh An Giang.

Nguyễn Văn H, sinh năm: 1966 Cư trú: ấp V, xã V1, huyện A, tỉnh An Giang.

Người bào chữa:

Luật sư Nguyễn Ngọc C – Văn phòng luật sư Nguyễn Trần, thuộc đoàn Luật sư tỉnh An Giang. Địa chỉ: cầu C, phường C2 B, thành phố C, tỉnh An Giang (vắng mặt).

Tại phiên tòa ông C, ông U có mặt. Các đương sự còn lại vắng mặt

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và D biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 27/11/2013, ông Nguyễn Văn C đã trúng đấu giá phần đất diện tích 3.924,5m2 của ông Nguyễn Văn H và bà Nguyễn Thị P tọa lạc tại ấp V, xã V1, huyện A, tỉnh An Giang trên đất có 13 cây sao và 144 cây tre với giá 172.850.000 đồng do Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh An Giang tổ chức.

Đến ngày 16/9/2014, Hội đồng cưỡng chế tiến hành giao tài sản cho ông C theo kết quả bán đấu giá. Ngày 06/8/2015 ông C được Ủy ban nhân dân huyện A cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất gồm đất và cây trồng trên đất.

Ngày 12/6/2019 lợi dụng việc vắng mặt của ông C, bà P tiến hành đốn hạ 13 cây sao trên phần đất đã được bán đấu giá để cất nhà. Để thực hiện P thuê Nguyễn Văn U, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn A và Nguyễn Hoàng V để cưa. Khoảng 11 giờ ngày 17/6/2019 ông A đang tiến hành cưa xẻ gỗ thì lực lượng Công an xã V1 và ông C đến hiện trường yêu cầu ngừng và mời P về trụ sở, qua làm việc P thừa nhận hành vi phạm tội và số cây sao P đã sử dụng để cất xong nhà.

Ngày 01/8/2019, Cơ quan điều tra phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh An Giang – chi nhánh huyện A và UBND xã V1 tiến hành kiểm tra thực địa, qua đó xác định trên phần đất ông C trúng đấu giá chỉ có 09 cây sao với đường kính gốc từ 20cm đến dưới 40cm.

Ngày 06/9/2019, Nguyễn Thị P bị khởi tố điều tra chờ pháp luật xử lý.

Căn cứ kết luận về việc định giá tài sản số 24/KL.ĐGTSTTTHS ngày 22/7/2019 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện A, tỉnh An Giang xác định: 09 cây sao có đường kính gốc từ 20cm đến dưới 40cm có giá trị định giá là 18.000.000 đồng.

Lời khai của bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án và người làm chứng trình bày phù hợp với nội dung vụ án. Tại bản cáo trạng số: 02/CT-VKS-AP ngày 06 tháng 01 năm 2020 truy tố bị cáo Nguyễn Thị P về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tại phiên tòa, bị cáo P thừa nhận đã thực hiện hành vi chặt hạ các cây sao như nội dung cáo trạng, tuy nhiên bị cáo cho rằng mình không phạm tội, vì bị cáo không biết số cây sao này đã chuyển giao cho ông C và Chi cục thi hành dân sự huyện A không giải thích cho bà biết về việc tài sản này đã được bán đấu giá và cũng không giao đồng thời cũng không giải thích vế quyết định cưỡng chế thi hành án nên bị cáo nghĩ là tài sản này vẫn là của mình, do điều kiện khó khăn nên chặt hạ để cất nhà ở.

Đối với tất cả tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc Chi cục thi hành án dân sự huyện A làm việc về nội dung đưa tài sản của bị cáo ra để bán đấu giá và cũng như việc cưỡng chế thi hành án, bị cáo cho rằng không phải là chữ viết và chữ ký của mình, tất cả là giả mạo.

Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo: Nguyễn Thị P phạm tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” và đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 172, các điểm b, i, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) tuyên phạt bị cáo từ 06 đến 09 tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách dành cho bị cáo là từ 01 (một) năm đến 01 (một) năm 06 (sáu) tháng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tố tụng: Việc người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án vắng mặt tại phiên tòa, mặc dù đã được tống đạt hợp lệ nhưng họ đã có lời khai tại Cơ quan điều tra được thể hiện trong hồ sơ vụ án. Việc xét xử vắng mặt của họ không gây ảnh hưởng gì đến vụ án, nên Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt đối với những người vắng mặt theo thủ tục chung là phù hợp quy định tại Điều 293 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Vic vắng mặt người bào chữa: Tại phiên tòa hôm nay Luật sư Nguyễn Ngọc Châu mặc dù đã được tống đạt hợp lệ lần hai nhưng vẫn vắng mặt và tại phiên tòa bị cáo vẫn đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Do đó, việc xét xử vẫn được tiến hành theo quy định tại điều 291 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Vụ án được đưa ra xét xử vào ngày 28/02/2020 và kéo dài thời gian nghị án đến ngày 06/3/2020.

Ngày 06/3/2020, Hội đồng xét xử đã ban hành Quyết định hoãn phiên tòa số 14/2020/HSST-QĐ, lý do của việc hoãn phiên tòa là: “Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ mà không thể thực hiện được tại phiên tòa”, nội dung của việc xác minh thu thập chứng cứ được thực hiện theo công văn số 33/TA-TTHS ngày 06/3/2020.

Sau khi việc xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ được thực hiện xong phiên tòa đã được mở lại theo nội dung thông báo số 04/TB-TA ngày 20/4/2020.

[2] Về nội dung vụ án: Tại phiên tòa hôm nay cũng như trong giai đoạn điều tra bị cáo đã khai nhận phù hợp với nội dung bản cáo trạng, với lời khai người làm chứng, các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, tuy nhiên bị cáo P không thừa nhận hành vi của mình là phạm tội, bị cáo cho rằng không biết số cây này đã được trung tâm bán đấu giá bán cho ông C và bị cáo nghĩ đó là tài sản của mình nên tự ý chặt, hạ cưa xẻ thành gổ để cất nhà ở vì điều kiện kinh tế khó khăn. Mặc dù khi ông C hay biết được sự việc đã nhiều lần ra ngăn cản nhưng bị cáo vẫn cố tình thực hiện, đến hôm nay khi nghe HĐXX giải thích thì bị cáo mới biết.

HĐXX xét thấy qua ý kiến tranh luận của đại diện Viện kiểm sát, lời tự bào chữa của bị cáo P và lời trình bày của các đương sự có mặt tại phiên tòa, qua nghiên cứu tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án xét thấy cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện A truy tố bị cáo Nguyễn Thị P về tội: “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” là hoàn toàn có căn cứ dựa trên những chứng cứ sau đây:

Xut phát từ việc phải thi hành bản án số 176/2011/DS-ST ngày 08/9/2011 của Tòa án nhân dân huyện A, theo đó bị cáo P và chồng là ông H phải có nghĩa vụ trả cho ông C số tiền cố đất 47 chỉ vàng 24 kra. Do không có khả năng thanh toán nên Chi cục thi hành án dân sự huyện A đã kê biên phát mãi tài sản của bị cáo theo quy định của pháp luật. Qua nhiều lần tổ chức bán đấu giá, ông C là người đã mua được tài sản theo hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá ngày 27/11/2013. Theo quy định tại khoản 1 điều 36 của Nghị định số 17/2010/NĐ–CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ quy định về bán đấu giá tài sản :“Quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản bán đấu giá được xác định kể từ khi đấu giá viên tuyên bố người đó mua được tài sản bán đấu giá”.

Do bị cáo không tự nguyện giao tài sản nên vào ngày 05/9/2014 Chi cục thi hành dân sự huyện A đã ban hành Quyết định cưỡng chế giao quyền sử dụng đất số 41/QĐ–CCTHA ngày 05/9/2014 với nội dung giao quyền sử dụng đất và cây trồng trên đất cho ông C, Quyết định này đã được tống đạt hơp lệ cho bị cáo nhưng bị cáo không đồng ý nhận, Chi cục thi hành án đã lập biên bản xác nhận nội dung này vào ngày 05/9/2014.

Vào ngày 16/9/2014 Chi cục thi hành dân sự huyện A đã tiến hành việc cưỡng chế giao tài sản và biên bản cưỡng chế đã đọc cho bị cáo và chồng là ông H cùng nghe nhưng bị cáo và chồng không đồng ý ký tên, nội dung này đã được xác nhận trong biên bản theo đúng quy định Trên cơ sở Quyết định cưỡng chế giao tài sản cùng với biên bản cưỡng chế, ngày 16/9/2014 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã lập biên bản giao nhận tài sản với người mua được tài sản bán đấu giá là ông Nguyễn Văn C và tài sản giao nhận là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 13 cây sao và 144 cây tre. Trong nội dung biên bản giao nhận này cũng đã nói rõ: “Khách hàng trúng đấu giá chịu mọi trách nhiệm về tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản”.

Từ đó có thể khẳng định rằng với những quy định của Nghị định 17/2010 và việc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã làm thủ tục giao nhận tài sản với ông C đã xác định được thời điểm chuyển giao quyền sở hữu số cây này cho ông C đã được xác lập từ ngày 16/9/2014.

Ngoài ra, xét về bản chất của việc cưỡng chế thi hành án giao tài sản là việc một cơ quan, tổ chức được Nhà nước trao quyền ban hành một quyết định mang tính mệnh lệnh, phục tùng để buộc một người nào đó phải chuyển tài sản hoặc quyền tài sản cho người khác theo quy định của pháp luật và điều đó cũng đồng nghĩa với việc tài sản đã được chuyển giao bằng một quyết định mang tính cưỡng chế chứ không còn là một sự thỏa thuận hay hợp đồng mà ở đó các bên được quyền tự do thể hiện ý chí của mình nữa.

Vic bị cáo cho rằng không biết được tài sản này đã được bán cho ông C thông qua việc bán đấu giá là hoàn toàn không có căn cứ bởi tại biên bản làm việc ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Chi cục thi hành án dân sự huyện A bị cáo đã đồng ý để cho cơ quan này bán đấu giá tài sản của bị cáo để thi hành án cho ông C.

Ti biên bản làm việc ngày 23/10/2013 bị cáo đã đồng ý nhận thông báo bán đấu giá tài sản số 42/TBBĐGTS ngày 16/10/2013 của Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh An Giang và bị cáo có ý kiến thêm: “Tôi hoàn toàn thống nhất nhận và thống nhất giá trị tài sản của tôi đưa ra bán đấu giá là 168.803.000 đ...” Đối với quyết định cưỡng chế Chi cục thi hành án đã giao cho bị cáo nhưng bị cáo không nhận và được chính quyền địa phương ký xác nhận, biên bản cưỡng chế đọc cho bị cáo nghe nhưng bị cáo không đồng ý ký tên. Do đó, bị cáo cho rằng Chi cục thi hành dân sự không giao các văn bản liên quan đến việc cưỡng chế thi hành hành án cho mình là không chính xác.

Vic bị cáo cho rằng tại các biên bản làm việc và các văn bản tố tụng do Chi cục thi hành dân sự huyện A lập có chữ ký: “P” và ghi tên, họ Nguyễn Thị P cũng như hồ sơ vay vốn Ngân hàng và hồ sơ làm việc tại Tòa án theo nội dung bản án số 176/2011/DS-ST ngày 08/9/2011 của Tòa án nhân dân huyện A không phải là chữ viết và chữ ký của bị cáo mà là giả mạo.

XX xét thấy đối với chữ viết và chữ ký của bị cáo tại hồ sơ vay vốn Ngân hàng Công thương Việt Nam và tại các biên bản làm việc ở Tòa án còn lưu lại, đây được xem là chứng cứ và không cần phải chứng minh và khẳng định rằng chữ viết và chữ ký của bị cáo trong các tài liệu này là thật và được xem là hồ sơ gốc, là nguồn chứng cứ làm tài liệu giám định chữ ký và chữ viết của bị cáo tại Chi cục thi hành dân sự huyện A. Bỡi lẽ việc bị cáo có vay vốn Ngân hàng tại Ngân hàng là hoàn toàn hợp pháp và hiện nay bị cáo cũng đã tất toán nợ cho Ngân hàng. Bản án số 176/2011/DS-ST ngày 08/9/2011 của Tòa án nhân dân huyện A cũng đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo, kháng nghị và cũng đã được thi hành án xong.

Vào ngày 19/3/2020, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện A ban hành Quyết định số 18 ngày 19/3/2020 về việc trưng cầu giám định chữ viết và chữ ký của bị cáo với nội dung: Giám định chữ viết và chữ ký của bị cáo P tại Chi cục thi hành dân sự huyện A với tất cả là 10 loại giấy tờ, tài liệu với chữ viết và chữ ký tại hồ sơ vay vốn tại Tòa án bao gồm: Hợp đồng ủy quyền ngày 21/7/2011, biên bản ghi nhận sự vắng mặt của đương sự và tiến hành hòa giải vắng mặt bị đơn ngày 20/6/2011, biên bản hòa giải ngày 11/8/2011, ngày 08/9/2011, đơn xin miễn án phí ngày 07/9/2011, biên bản tống đạt ngày 07/9/2011, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 467/HĐTC và chứng thực ngày 27/9/2010 của UBND xã V1 có phải do Cng một người ký và viết ra hay không?.

Ti kết luận giám định số 13/KLGT-PC09(TL) ngày 30/3/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh An Giang đã kết luận: “Chữ ký và chữ viết mang tên Nguyễn Thị P trên tài liệu cần giám định ký hiệu A1- A10 so với chữ ký và chữ viết mang tên Nguyễn Thị P trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1- M7 do cùng một người ký và viết ra”. Từ những căn cứ nêu trên cho thấy việc bị cáo P phủ nhận chữ viết và chữ ký của mình tại Chi cục thi hành án dân sự huyện A là không có căn cứ để chấp nhận.

Về nội dung cần làm rõ việc bị cáo P đã chặt 09 cây sao nằm ở vị trí nào trên phần đất bán đấu giá mà ông C đã mua được và đã được cấp GCNQSDĐ. Hội đồng xét xử xét thấy theo hồ sơ chứng thư thẩm định giá đã xác định trên phần đất bán đấu giá có tổng cộng 13 cây sao, trong đó có 09 cây được xác định ở thửa 81, 85, 04 cây ở thửa 96.Tại hiện trường nơi xảy ra vụ án đã xác định 04 cây ở thửa 96 vẫn còn nguyên, 13 cây ở thửa 81, 85 đã bị đốn hạ (có kèm theo “Bản vẽ hiện trạng khu đất” ngày 02/12/2019 của Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh A).

Như vậy so với hồ sơ thẩm định giá và tại hiện trường nơi xảy ra vụ án có sự chênh lệch 04 cây, tuy nhiên việc này không làm thay đổi bản chất nội dung vụ án, bỡi lẽ số cây mà bị cáo đã đốn hạ là 13 cây chứ không phải là 09 cây. Điều đó cũng đồng nghĩa là không cần phải loại trừ và cũng không quan tâm đến việc 04 cây còn lại là từ đâu ra, vì bị cáo đã chặt hạ hết 13 cây và chắc chắn một điêu là trong đó đã bao gồm 09 cây mà ông C đã mua được theo hồ sơ bán đấu giá ở thửa 81,85, do đó không cần thiết phải xem xét đến vị trí của từng cây nằm ở đâu.

Về kết quả định giá dùng làm căn cứ quy kết trách nhiệm đối với bị cáo: Theo kết luận định giá ngày 29/7/2019 của Hội đồng định giá đã kết luận, trong tổng số 13 cây sao thì có 10 cây có giá 2.000.000đ/cây, thành tiền 20.000.000đ; 03 cây có giá 6.000.000đ/cây thành tiền 18.000.000đ, tổng cộng là 38.000.000đ. Do đó, việc Cơ quan điều tra quy kết bị cáo về mức thiệt hại 09 cây với số tiền 18.000.000đ là hoàn toàn có lợi cho bị cáo về giá trị tài sản bị thiệt hại và hoàn toàn phù hợp với pháp luật.

Bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội của mình thì tại sao bị cáo lại nộp tiền khắc phục hậu quả với số tiền 10.000.000đ tại cơ quan điều tra. Bị cáo cho rằng do cán bộ điều tra hướng dẫn thế nào thì bị cáo làm như thế chứ không biết đây là tiền khắc phục hậu quả cho ông C. HĐXX xét thấy lời trình bày này là không có căn cứ để chấp nhận, bỡi lẽ tại tờ tự khai ngày 23/10/2019 do người đánh máy hộ là Võ Anh P thực hiện và bị cáo cũng đã lăn tay vào tờ tự khai này đã thể hiện: “Ngày 11/9/2019 bà P tự nguyện giao nộp 10.000.000đ cho Cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả”.

Ngoài ra, trong quá trình thực thi công vụ nếu bị cáo xét thấy rằng Chấp hành viên đã ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bị cáo có quyền khiếu nại theo quy định tại điều 140 của Luật thi hành án dân sự, là công dân bị cáo phải chấp hành các quyết định của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền trong quá trình thực thi công vụ.

Về hành vi phạm tội của bị cáo: Xét thấy rằng ngay từ đầu trong ý thức của bị cáo là không bao giờ có ý định lén lút để thực hiện hành vi chặt các cây sao này. Việc ông C không thể ngăn cản bị cáo thực hiện hành vi phạm tội là hoàn toàn do yếu tố khách quan, thứ nhất là nhà của ông C với nơi mà bị cáo thực hiện hành vi là cách xa nhau, ông C có nhà và sinh sống ở xã C thị xã T, còn nơi bị cáo thực hiện hành vi là ở xã V1 huyện A, hay nói một cách khác là ông C không thường xuyên có mặt và cũng không sinh sống trên phần đất mà ông đã mua được từ trung tâm bán đấu giá.

Ngày bị cáo đốn hạ các cây sao, ông đang C đi đám giỗ nhà người quen ở Ch và có người đã thông tin cho ông biết nhưng ông không thể có mặt.

Khi bị cáo P đốn hạ các cây sao này đã không di chuyển đi nơi khác mà chỉ tập kết ở một nơi gần đó (chỉ cách chừng 05-6m) và thuê người cưa xẻ thành gổ để cất nhà, khoảng 2-3 ngày sau đó ông C đã đến “nói chuyện” với bị cáo về việc số cây này là của ông và yêu cầu bị cáo dừng việc cưa xẻ gỗ để chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không chỉ một lần mà nhiều lần như thế nhưng bị cáo vẫn bất chấp vì cho rằng đây là cây của mình nên bị cáo có quyền thực hiện và còn thách thức ông C đi thưa. Việc đốn hạ được thực hiện ban ngày và trong khoảng thời gian là gần 01 ngày.

Điu đó đã chứng tỏ bị cáo đã bất chấp và thực hiện hành vi một cách ngang nhiên, không hề có ý định che giấu với ai, kể cả ông C với tư cách là người chủ sở hữu tài sản và cho đến thời điểm này bị cáo cho rằng hành vi của bị cáo là không có gì sai.

Từ đó cho thấy việc Viện kiểm sát nhân dân huyện A truy tố bị cáo về tội: “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” là hoàn toàn có căn cứ và đúng quy định của pháp luật.

t tính chất, mức độ về hành vi phạm tội của bị cáo: HĐXX xét thấy bị cáo là người khỏe mạnh, bình thường, có sức lao động để nuôi sống bản thân, tạo ra của cải phục vụ cho sinh hoạt cá nhân, nhưng vì lợi ích bản thân và ý thức chấp hành pháp luật kém bị cáo đã công nhiên chiếm đoạt 09 cây sao của ông C trị giá 18.000.000 đồng. Pháp luật hình sự của Nhà nước ta, nghiêm cấm bất kỳ ai, ở cương vị nào, nếu chiếm đoạt tài sản của tổ chức hoặc cá nhân người khác trái pháp luật thì đều phải trừng trị. Hành vi do của bị cáo thực hiện đã trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của người bị hại, ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an tại địa phương Vì vậy, HĐXX sẽ cân nhắc trong lúc lượng hình để nhằm đưa ra bản án nghiêm khắc và trừng trị bị cáo nhằm răn đe và giáo dục bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội sau này.

[4] Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo về những tình tiết liên quan đến nội dung vụ án mặc dù bị cáo không ăn năn hối cải về hành vi bị cáo đã thực hiện vì cho rằng mình không phạm tội; bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; trong giai đoạn điều tra bị cáo đã tự nguyện giao nộp lại số tiền 10.000.000 đồng cho người bị hại. Gia đình bị cáo thuộc diện hộ nghèo, bị cáo có cha mẹ ruột được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạnh Nhì, bản thân bị cáo học lực thấp nên khả năng nhận thức pháp luật còn hạn chế.

Đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, i, s , x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.Từ những tình tiết nêu trên xét thấy không cần thiết cách ly bị cáo khỏi xã hội mà tạo điều kiện cho bị cáo được giáo dục cải tạo tại địa phương cũng là thỏa đáng.

[5] Trách nhiệm dân sự: Bị cáo đã bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho người bị hại là ông C với số tiền là 10.000.000 đồng và ông không yêu cầu gì thêm nên HĐXX không xem xét xử lý.

[6] Xử lý các đối tượng liên quan: Đối với Nguyễn Văn U, Nguyễn Hoàng V trực tiếp tham gia hạ cây và ông Nguyễn Văn A, Võ Văn H, Lê Thanh P1 được bà P thuê thực hiện xẻ gỗ nhưng không biết tài sản thuộc sỡ hữu của ông C nên không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự. Riêng, Nguyễn Văn D tham gia hạ cây nhưng hiện nay không có ở nơi cư trú, khi nào làm việc được sẽ xác định trách nhiệm và xử lý sau.

[7] Về án phí: Bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 172; các điểm b, i, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51; điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);

Căn cứ Điều 136; Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Căn cứ Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị P phạm tội“Công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị P 06 (sáu) tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách dành cho bị cáo là 01 (một) năm, kể từ ngày tuyên án (ngày 06/5/2020).

Giao bị cáo P cho Ủy ban nhân dân xã V1 giám sát và giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách. Trong trường hợp bị cáo P thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại 1 điều 92 của Luật thi hành án hình sự.

Về án phí: Buộc bị cáo Nguyễn Thị P phải chịu 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (06/5/2020), bị cáo và các đương sự có mặt có quyền kháng cáo để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử theo trình tự phúc thẩm. Riêng đối với các đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày được tống đạt hoặc niêm yết bản án.

HĐXX đã giải thích những quy định của pháp luật về án treo cho bị cáo P.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

282
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 07/2020/HS-ST ngày 06/05/2020 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:07/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện An Phú - An Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 06/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;