Bản án 03/2019/LĐ-PT ngày 30/05/2019 về tranh chấp trợ cấp tai nạn lao động, hủy quyết định cá biệt

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 03/2019/LĐ-PT NGÀY 30/05/2019 VỀ TRANH CHẤP TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG, HỦY QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT

Ngày 30 tháng 5 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án lao động thụ lý số: 03/2018/TLPT-LĐ ngày 07 tháng 11 năm 2018 về việc “Tranh chấp về trợ cấp tai nạn lao động, hủy quyết định cá biệt”.

Do Bản án lao động sơ thẩm số 01/2018/LĐ-ST ngày 03/08/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 730/2019/QĐ-PT ngày 15 tháng 5 năm 2019 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Ngô Xuân T, sinh năm 1951.

Địa chỉ: Thôn S1, xã S2, thành phố R, tỉnh Ninh Thuận (có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Đồng Hữu P - Luật sư Văn phòng Luật sư Đồng Hữu P thuộc Đoàn Luật sư Thừa Thiên Huế.

- Bị đơn: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Đặng Thị P1 – Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận (Theo Giấy ủy quyền ngày 28/5/2019, có mặt).

Cùng địa chỉ: Đường 16/4 phường S3, thành phố R, tỉnh Ninh Thuận.

- Người kháng cáo: ông Ngô Xuân T – nguyên đơn.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án sơ thẩm nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Nguyên đơn ông Ngô Xuân T trình bày:

Ngày 15/5/1977, ông chuyển ngành từ Bộ đội (trợ lý chính trị Trung đoàn) sang Viện kiểm sát huyện S4, tỉnh Thuận Hải với mức lương 86đ/tháng.

Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện S4. Năm 1981, ông được bổ nhiệm làm quyền Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thị xã R. Tháng 5/1986, ông được chuyển công tác sang làm Phó Ban cải tạo Công nông Thương nghiệp. Năm 1989, ông làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân. Mức lương của ông trong thời gian công tác như sau:

Năm 1977: 86đ/tháng.

- Năm 1979: 86đ/tháng.

- Năm 1983: 105đ/tháng.

- Năm 1986: 115đ/tháng.

Ông bị tai nạn lao động ngày 10/01/1987, ông điều trị tại bệnh viện đến ngày 13/6/1991 thì ra viện. Trong thời gian nằm viện, ông không được tăng lương.

Ngày 10/01/1987, ông hưởng mức lương 115đ/tháng. Năm 1988, nhà nước có chính sách cải cách tiền lương, mức lương của ông 115đ/tháng nay chuyển thành 359đ/tháng. Ngày 01/12/1988, thị ủy R họp cho ông nghỉ hưu trong khi ông đang nằm viện.

Trong thời gian ông nằm viện 7/1988 đến 13/6/1991, ông không được hưởng bất kì chế độ gì, đến ngày 06/6/1992 ông mới nhận được Giấy chứng nhận trợ cấp số 516235, quyết định số 1163/QĐ-HTMS ngày 03/12/1989 của Ủy ban nhân dân thị xã R.

Quyết định số 50/QĐ-TT do Liên đoàn lao động tỉnh Thuận Hải ký ngày 19/9/1991 nhưng ngày 06/6/1992 Phòng Tổ chức, Lao động Thương Binh Xã hội thị xã R mới triển khai giao quyết định có cả tem phiếu ông chưa được trả trợ cấp. Do vậy, tem phiếu được hưởng từ 01/7/1988 chưa cấp phát. Đến ngày 15/9/1992 Giám đốc Sở Lao động Thương Binh Xã hội (LĐTBXH) mới ký quyết Quyết định số 02/QĐ-SLĐTBXH cho hưởng trợ cấp tai nạn theo ủy quyền của Liên đoàn lao động tỉnh nhưng không bàn giao cho ông, không cho truy lĩnh từ 01/7/1988. Khi Thanh tra có kết luận ngày 03/7/2013 ông mới được nhận bản sao Quyết định số 890/QĐ-UB và Quyết định số 02/QĐ-HCĐTNLĐ và quyết định này lại có một số chi tiết như: Mức lương phó phòng bậc ba 359đ/tháng xuống còn 333đ/tháng và chỉ hưởng từ 9/1992.

Yêu cầu bồi thường số tiền theo bản trình bày ý kiến ngày 08/6/2018 như sau: Mức lương 359đ/tháng quy đổi là hệ số 4,7 x 1.350.000 đồng = 6.345.000 đồng. Số tiền trợ cấp chưa lĩnh: Từ 01/7/1988 đến tháng 9/1992 là 50 tháng chưa nhận = 4,7 x 1.350.000 đồng x 55% x 50 tháng = 174.487.500 đồng. Khoản tiền chênh lệch 3.489.000 đ – 1.431.000 đồng (mức trợ cấp đang nhận) = 2.418.750 đ. Từ 9/1992 đến nay là 310 tháng: 310 tháng x 6.345.000 đồng x 112% = 2.245.496.000 đồng. Số tiền đã nhận 360 tháng: 316 x 2.418.750 đồng = 749.812.000 đồng. Cộng hai khoản 924.299.500 là số tiền chưa lĩnh. Tiền lời 1,55% x 360 tháng = 558% x 924.299.500 đồng = 5.157.588.420 đồng. Cộng cả tiền vốn và tiền lời: 6.081.887.920 đồng. Tiền công không có công ăn việc làm và chi phí đi khởi kiện là 594.000.000 đồng. Tổng cộng là 6.675.887.920 đồng.

Yêu cầu Tòa án giải quyết:

1. Tính trợ cấp tai nạn lao động cho ông căn cứ theo mức lương 359đ/tháng theo Quyết định số 50/QĐ-TT ngày 19/9/1991 của Liên đoàn Lao động tỉnh Thuận Hải.

2. Yêu cầu điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng lên 3.849.750 đồng/tháng.

3. Yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận bồi thường: tiền trợ cấp tai nạn chưa lĩnh và tiền lãi: 6.081.887.920 đồng; tiền công không có công ăn việc làm và chi phí đi khởi kiện là 594.000.000 đồng.

4. Yêu cầu Tòa án hủy quyết định số 02/QĐNTNLĐ ngày 15/9/1992 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận (sau đây viết tắt là Quyết định 02).

Bà Đặng Thị P1 người đại diện theo ủy quyền của bị đơn – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận trình bày:

Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về hủy quyết định số 02/QĐ- TNLĐ ngày 15/9/1992 của Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận (nay là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận):

Năm 1991, chế độ tai nạn lao động của cán bộ, viên chức và người lao động đương chức do Liên đoàn lao động tỉnh quản lý và thực hiện chi trả tại cơ quan của người bị tai nạn lao động công tác. Ông Ngô Xuân T bị tai nạn giao thông, Liên đoàn lao động tỉnh Thuận Hải căn cứ vào hồ sơ tai nạn giao thông được xem là tai nạn lao động theo Quyết định số 50/QĐ-TT ngày 19/9/1991 cấp giấy chứng nhận tai nạn lao động cho ông T, tỷ lệ thương tật 72%, mức lương để được hưởng chế độ là 359đ và được chế độ hàng tháng 6.058 đồng kể từ ngày 01/7/1988, số tiền trên được nhận hàng tháng lĩnh ở đơn vị đang công tác do quỹ BHXH (5%) đài thọ.

Chế độ tai nạn lao động của cán bộ, viên chức, người lao động đã nghỉ việc, về mất sức, về lương hưu do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận quản lý; Do đó, khi ông T nghỉ việc về mất sức, Liên đoàn lao động tỉnh bàn giao hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

n cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định 02 cho ông T hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ 01/9/1992 và do Phòng Thương binh và Xã hội thị xã R chi trả. Mức lương để tính hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động 333đ, trợ cấp hàng tháng 55% lương, nhận trợ cấp hàng tháng 18.731đ. Mức lương để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong Quyết định số 02 là 333đ khác với mức lương để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong Quyết định số 50/QĐ-TT ngày 19/9/1991 của Liên đoàn lao động tỉnh Thuận Hải 359đ là do điều chỉnh theo mức lương thực tế tại thời điểm ông T bị tai nạn lao động và theo xác nhận ngày 16/9/1991 của thường trực Hội nông dân thị xã R. Hiện nay, ông T đang hưởng chế độ tai nạn lao động do Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Thuận quản lý và do Phòng Lao động thương binh xã hội Thành phố R chi trả. Mức trợ cấp đang hưởng 1.456.000 đồng/tháng. Trường hợp của ông T có tỷ lệ mất sức lao động 72% thì được hưởng Trợ cấp tai nạn lao động bằng 112% x Mức lương cơ sở (112% x 1.300.000 đồng = 1.456.000 đồng).

Yêu cầu khởi kiện của ông Ngô Xuân T đề nghị hủy Quyết định là không thực hiện được vì đây là chế độ chính sách quy định cho người bị tai nạn hưởng chế độ hàng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và ông T đã và đang được hưởng từ năm 1992 đến nay.

Tại Bản án lao động sơ thẩm số 01/2018/LĐ-ST ngày 03/8/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận quyết định:

Áp dụng: Các điều 32, 34, 147 Bộ Luật tố tụng dân sự; Nghị định 05/1994/NĐ-CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tuyên xử:

Chp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về phần hoàn trả số tiền chênh lệch giữa mức lương 333 và mức lương 359 trong khoảng thời gian từ 01/9/1992 đến 30/11/1993;

Không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện: Yêu cầu điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng lên 3.849.750 đồng/tháng; Yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận bồi thường 9.420.961.000 đồng; Yêu cầu hủy quyết định số 02/QĐNTNLĐ ngày 15/9/1992 của Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận.

Buộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận bồi thường cho ông Ngô Xuân T số tiền 4.249.883 đồng.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí và thông báo về quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 07/8/2018, ông Ngô Xuân T kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại theo trình tự phúc thẩm: Buộc giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận bồi thường các khoản chênh lệch tiền trợ cấp tai nạn 7.324.082.000 đồng (gồm hai khoản tiền chênh lệch trả chưa đủ cho người hưởng tai nạn 2/4 30 năm kể cả tiền lời 2.850.541.000 đồng và tiền thiệt hại do chi phí đi lại, tiền nuôi con, vay mượn tố cáo, tiền điều dưỡng là 4.473.000.000 đồng).

Ti phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn ông Ngô Xuân T, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông T giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện hủy Quyết định số 02; Bồi thường chi phí đi kiện 594.000.000 đồng, điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng lên 3.849.750 đồng/tháng; yêu cầu bồi thường số tiền chưa nhận từ 01/7/1988 đến tháng 9/1992: 179.657.500 đồng; số tiền chênh lệch (giữa mức lương 3.849.750 đồng/tháng và mức lương đang nhận 1.530.000 đồng): 638.600.000 đồng; bổ sung yêu cầu bồi thường 19.500.000 đồng tiền điều dưỡng; tiền lãi: 7.989.204.060 đồng. Tổng cộng: 9.420.961.000 đồng. Theo đó hủy án sơ thẩm vì Quyết định số 02 sai về hình thức như: không lập biên bản, không lấy ý kiến của ông T, căn cứ vào Biên bản họp Hội nông dân thị xã Phan Rang để làm căn cứ ghi mức lương là 333 đồng trong khi thực tế thì lương của ông T là 359 đồng. Nội dung của Quyết định số 02/QĐ-QĐNTNLĐ ngày 15/9/1992 của Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận thì việc thay đổi mức lương làm ảnh hưởng bản chất của sự việc vì đồng tiền ngày đó rất có giá trị, là nguyên nhân kéo dài việc khởi kiện của nguyên đơn. Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị đơn bồi thường cho nguyên đơn số tiền 4.249.883 đồng là sự khiên cưỡng, mà không xem xét các chính sách mà ông T được hưởng.

Bị đơn đồng ý bồi thường cho nguyên đơn chênh lệch giữa mức lương tính trợ cấp (359 đồng – 333 đồng) tính theo hệ số trượt giá là 16,35 = 4.249.883 đồng. Không chấp nhận các yêu cầu khác của nguyên đơn.

Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa:

Về tố tụng: Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự thực hiện quyền, nghĩa vụ theo đúng quy định pháp luật.

Về nội dung: Chế độ tai nạn lao động đối với ông Ngô Xuân T thuộc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh giải quyết, Quyết định 02 được ban hành đúng trình tự thủ tục. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên 15 tháng và số tiền chênh lệch từ 01/9/1992 đến 30/11/1993 theo qui định của Luật bồi thường Nhà nước thì việc áp dụng trượt giá là có lợi cho nguyên đơn. Việc chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện về khoản tiền chênh lệch từ 01/9/1992 đến 30/11/1993 giữa mức lương 333 đ và mức lương 359 đ tính theo hệ số trượt giá 16,35 là 4.249.883 đồng; Bác yêu cầu về hủy Quyết định 02 bác yêu cầu về số tiền bồi thường như án sơ thẩm đã tuyên là có căn cứ.

Từ những phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của ông T, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng:

c yêu cầu của nguyên đơn về bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động là những tranh chấp về bồi thường thiệt hại và trợ cấp tai nạn lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định số 02/QĐ-TNLĐ ngày 15/9/1992 của Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động đối với ông Ngô Xuân T là quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết là đúng thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

[2] Xét các yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn:

[2.1] Về yêu cầu tính trợ cấp tai nạn lao động căn cứ vào mức lương 359 đồng/tháng theo Quyết định số 50/QĐ-TT ngày 19/9/1991 và điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ 1.431.000 đồng lên 3.849.750 đồng/tháng:

Theo Quyết định số 02/QĐ-TNLĐ thì ông T được hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ 01/9/1992 là 55% trên mức lương 333đ. Tại Điều 5 Quyết định số 133/HĐBT ngày 01/11/1986 quy định:

“Công nhân viên chức bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật và tỷ lệ mất sức lao động theo 4 hạng như sau:

Hạng 1 mất từ 81% đến 100% sức lao động.

Hạng 2 mất từ 61% đến 80% sức lao động.

Hạng 3 mất từ 41% đến 60% sức lao động.

Hạng 4 mất từ 21% đến 40% sức lao động”.

Theo Biên bản giám định thương tật ngày 25/7/1991, ông T bị mất sức lao động 72% nên được hưởng mức trợ cấp thương tật hạng 2. Từ thời điểm này, mức trợ cấp của ông T đã được điều chỉnh theo tỷ lệ thương tật và mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của pháp luật.

Ti khoản 4 Điều 2 Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 26/01/1994 quy định: “Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này; qui định phương thức chi trả quỹ tiền lương tăng thêm thích hợp và được truy lĩnh từ ngày 1 tháng 12 năm 1993, tránh gây đột biến về giá cả”.

Đối chiếu với quy định trên thì mức trợ cấp tai nạn lao động của ông T còn thiếu từ 01/9/1992 đến 01/12/1993 được tính bằng số tiền chênh lệch giữa mức lương 359 đồng và 333 đồng tính theo hệ số trượt giá. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông T đồng ý hệ số trượt giá 16,35. Áp dụng hệ số trượt giá ông T được bồi thường số tiền trợ cấp còn thiếu là 15 tháng (từ 01/9/1992 đến 01/12/1993) bằng 4.249.873 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận cũng đã đồng ý bồi thường số tiền trên cho ông T.

Như vậy, ông T được hưởng trợ cấp chế độ tai nạn lao động từ 01/9/1992, mức trợ cấp hàng tháng 55%; từ ngày 01/12/1993, ông T được hưởng chế độ tai nạn lao động với tỷ lệ thương tật 72% là bậc 2 quy định tại Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 26/01/1994 không phụ thuộc vào mức lương tại thời điểm bị tai nạn lao động và đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh qua từng thời kỳ theo quy định về mức trợ cấp tai nạn lao động. Vì vậy, ông T yêu cầu điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng lên 3.849.750 đồng là không có cơ sở chấp nhận.

[2.2] Về yêu cầu được tính tiền trợ cấp tai nạn lao động chưa được hưởng từ 01/7/1988 đến tháng 9/1992 là 179.657.500 đồng; tiền chênh lệch giữa mức trợ cấp 3.849.750 đồng với mức đang hưởng 1.530.000 đồng:

Điều 2 Quyết định số 50/QĐ-TT ngày 19/9/1991 quy định: Khoản trợ cấp thương tật hàng tháng quy định tại khoản 1 điều này (6.058 đồng) được lĩnh ở đơn vị đang công tác do quy Bảo hiểm xã hội đài thọ (5%) kể từ ngày 01/7/1988 cho đến khi có chế độ bổ sung, thay đổi hoặc nghỉ việc về hưu trí, mất sức lao động. Trong thời gian từ 01/7/1988 đến tháng 9/1992, ông T công tác tại Hội nông dân thị xã R nên số tiền này Hội nông dân tập thể Thành phố R chi trả. Do đó, yêu cầu Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận chi trả số tiền trợ cấp trong thời gian từ 01/7/1988 đến tháng 9/1992 của ông T là không đúng.

Ông T bị tai nạn lao động từ ngày 10/01/1987 đến ngày 25/7/1991 được kết luận tỷ lệ mất sức lao động là 72% và được xếp hạng 2/4 theo Biên ban giám định thương tật do tai nạn lao động ngày 25/7/1991. Ngày 19/9/1992, Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 02/QĐNTNLĐ cho ông T được hưởng mức trợ cấp tai nạn lao động 55% trên mức lương 333 đồng kể từ ngày 01/9/1992. Từ ngày 01/9/1992 đến 30/11/1993, căn cứ để tính trợ cấp tai nạn lao động là mức lương của người lao động. Từ 01/12/1993 mức trợ cấp tai nạn lao động được tính theo hạng thương tật và được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật cua nhà nước qua từng thời kỳ, cụ thê:

Từ ngày 01/01/1997 điều chỉnh theo Nghị định 06/CP;

Từ ngày 01/01/2000 điều chỉnh theo Nghị định 175/CP;

Từ ngày 01/01/2001 điều chỉnh theo Nghị định 77/CP;

Từ ngày 01/01/2003 điều chỉnh theo Nghị định 03/CP;

Từ ngày 01/10/2005 điều chỉnh theo Nghị định 118/CP;

Từ ngày 01/10/2006 điều chỉnh theo Nghị định 94/2006/CP;

Từ ngày 01/01/2008 điều chỉnh theo Nghị định 166/2008/CP, Nghị định 184/2008/NĐ-CP;

Từ ngày 01/05/2009 điều chỉnh theo Nghị định 33/2009/CP, Nghị định 34/2009/NĐ-CP;

Từ ngày 01/05/2010 điều chỉnh theo Nghị đinh 29/2010/NĐ-CP; Từ ngày 01/05/2011 điều chỉnh theo Nghị định 23/2011/NĐ-CP; Từ ngày 01/05/2012 điều chỉnh theo Nghị định 35/2012/NĐ-CP; Từ ngày 01/7/2013 điều chỉnh theo Nghị định 73/2013/NĐ-CP; Từ ngày 01/5/2016 điều chỉnh theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP;; Từ ngày 01/7/2017 điều chỉnh theo Nghị định 76/2017/NĐ-CP; Từ ngày 01/7/2018 điều chỉnh theo Nghị định 88/2018/NĐ-CP.

Như vậy, ông T yêu cầu bồi thường số tiền chênh lệch giữa mức trợ cấp 3.849.750 đồng với mức đang hưởng 1.530.000 đồng là 638.600.000 không có cơ sở chấp nhận.

[2.3] Về yêu cầu bồi thường chi phí đi khiếu kiện:

Yêu cầu này đã được giải quyết tại Bản án lao động phúc thẩm số 01/2018/LĐ-PT ngày 16/01/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[2.4] Tại phiên tòa sơ thẩm, ông T bổ sung yêu cầu bồi thường chế độ điều dưỡng là 19.500.000 đồng:

Xét thấy:

Ti Điều 4 Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân quản lý các công trình ghi công liệt sĩ quy định:

1. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên;

e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên;

g) Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

2. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng;

b) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

c) Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81%;

d) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%;

đ) Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

e) Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng”.

Ti đơn khởi kiện ngày 08/7/2016 của ông T thể hiện ông T đã bị cắt chế độ trợ cấp thương binh từ tháng 7/1989. Theo quy định trên thì ông T không thuộc đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng. Theo trình bày của đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận thì ông T vẫn đang được hưởng chế độ điều dưỡng 2 năm/1 lần. Do đó, yêu cầu này của ông T không có cơ sở chấp nhận.

Do các yêu cầu trên không có cơ sở chấp nhận nên Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu về tiền lãi như ông T yêu cầu.

[2.5] Đối với yêu cầu hủy Quyết định số 02/QĐ-TNLĐ ngày 15/9/1992 của Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận nay là (Sở Lao động Thương binh và Xã hội):

Về trình tự, thủ tục ban hành quyết định:

Ông Ngô Xuân T bị tai nạn giao thông ngày 10/01/1987, điều trị tại bệnh viện đến 13/6/1991 thì ra viện. Liên đoàn lao động tỉnh Thuận Hải căn cứ hồ sơ tai nạn giao thông của ông T ban hành Quyết định số 50/QĐ-TT ngày 19/9/1991 cấp Giấy chứng nhận tai nạn lao động cho ông T. Sau này, chế độ tai nạn lao động của cán bộ, viên chức, người lao động đã nghỉ việc, về mất sức do Sở Thương binh và Xã hội quản lý, do đó Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 02/QĐ-TNLĐ về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động đối với ông Ngô Xuân T là đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Thông tư liên bộ số 31/TNLĐ ngày 10/02/1987 giữa Tổng Công đoàn Việt Nam và Bộ Thương binh Xã hội.

Về nội dung quyết định:

Điều 6 Quyết định số 133/HĐBT ngày 01/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định: “Công nhân viên chức bị thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp hàng tháng tính trên lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có)…”.

Ti Quyết định số 1163/QĐ-HTMS ngày 03/12/1989 của Ủy ban nhân dân Thị xã R; Quyết định số 890/QĐ-UB ngày 17/9/1992 của Ủy ban nhân dân Thị xã R; Quyết định số 50/QĐ-TT ngày 19/9/1991 của Liên đoàn lao động tỉnh Thuận Hải đều thể hiện mức lương ông T được hưởng tại thời điểm tai nạn là 359 đồng. Sở Thương binh và Xã hội chỉ căn cứ vào Giấy xác nhận ngày 16/9/1991 của ông Nguyễn Đức Thanh, thường trực Hội nông dân Thị xã R xác nhận lương của ông T tại thời điểm tai nạn là 333 đồng và ban hành Quyết định số 02/QĐ-TNLĐ nêu trên cho ông T hưởng trợ cấp tai nạn tính trên mức lương 333 đồng từ 01/9/1992 là không đúng.

Như vậy, thời gian ông T được hưởng trợ cấp tai nạn lao động căn cứ vào mức lương 359 đồng là từ ngày 01/9/1992 đến ngày 30/11/1993. Tuy nhiên, chỉ cần tính toán lại số tiền chênh lệch giữa mức lương 333 đồng và 359 đồng trong thời gian trên để hoàn trả cho ông T là phù hợp và không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông T. Tại phiên tòa, bị đơn cũng đã đồng ý bồi thường cho nguyên đơn số tiền chênh lệch giữa mức lương tính trợ cấp (359 đồng – 333 đồng) tính theo hệ số trượt giá là 16,35 = 4.249.883 đồng.

Do đó, ông T yêu cầu hủy Quyết định số 02/QĐ-TNLĐ ngày 15/9/1992 của Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận là không cần thiết, nên yêu cầu kháng cáo này của ông T là không có cơ sở chấp nhận. Hội đồng xét xử phúc thẩm xét và không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông T, giữ nguyên bản án sơ thẩm như đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại phiên tòa.

[3] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.

[4] Về án phí: ông Ngô Xuân T sinh năm 1951 theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội đương sự là người cao tuổi nên được miễn án phí.

Bi các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

n cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Không chấp nhận kháng cáo của ông Ngô Xuân T; Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Áp dụng: Điều 32, 34, 147 Bộ Luật tố tụng dân sự; Nghị định 05/1994/NĐ-CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ Nghị quyết 326/2016/NQ- UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tuyên xử:

Chp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về phần hoàn trả số tiền chênh lệch giữa mức lương 333 và mức lương 359 trong khoảng thời gian từ 01/9/1992 đến 30/11/1993;

Không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện: Yêu cầu điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng lên 3.849.750 đồng/tháng; Yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận bồi thường 9.420.961.000 đồng; Yêu cầu hủy quyết định số 02/QĐNTNLĐ ngày 15/9/1992 của Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận.

Buộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận bồi thường cho ông Ngô Xuân T số tiền 4.249.883 đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất hai bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm; nếu không có thỏa thuận thì theo mức lãi suất 10%/năm tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

Về án phí:

Ông Ngô Xuân T được miễn toàn bộ án phí lao động sơ thẩm. Hoàn trả cho ông Ngô Xuân T 200.000 đồng tiền tạm ứng án phí mà ông đã nộp theo Biên lai thu số 0009419 ngày 22/7/2016 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Ninh Thuận.

Ông Ngô Xuân T không phải chịu án phí lao động phúc thẩm.

c quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.

Bn án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1199
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 03/2019/LĐ-PT ngày 30/05/2019 về tranh chấp trợ cấp tai nạn lao động, hủy quyết định cá biệt

Số hiệu:03/2019/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành: 30/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;