Bản án về tranh chấp đòi tiền lương và bồi thường thiệt hại tai nạn lao động số 38/2017/LĐ-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 38/2017/LĐ-PT NGÀY 15/12/2017 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI TIỀN LƯƠNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG

Ngày 15 tháng 12 năm 2017 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 30/2017/TLPT-LĐ ngày 31/8/2017 về việc “Tranh chấp đòi tiền lương và bồi thường tai nạn lao động”.

Do bản án lao động sơ thẩm số: 25/2017/LĐ-ST ngày 10/07/2017 của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 33/2017/QĐ-PT ngày 11 tháng 10 năm 2017 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Lê P H – sinh năm 1978 (Có mặt)

Địa chỉ: Hẻm 139, đường NTT, k1, p8, tpcm, tỉnh Cà Mau.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Luật sư  Lê T P - Cty TNHH Luật sư R thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

- Bị đơn: Cty CPXDCT HL

Trụ sở: Số 130, ngõ 116, đường CB, phường KH, quận HĐ, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện: Số 63, đường NGS, k7, p5, tpcm, tỉnh Cà Mau.

Người đại diện hợp pháp: Ông Trần T M, chức vụ: Giám đốc Cty CPXDCT HL.

Người đại diện theo ủy quyền: ông Lê S T, chức vụ: Phó giám đốc Cty CPXDCT HL.

Địa chỉ: Số 63, đường NGS, k7, p5, tpcm, tỉnh Cà Mau. (theo văn bản ủy quyền ngày 21/3/2017 ). (Có mặt)

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Ông Trần M Đ - sinh năm : 1986 (Có mặt)

Địa chỉ: Ấp 7, xã KA, huyện UM, tỉnh Cà Mau.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn ông Lê P H trình bày :

Vào ngày 22/8/2015 ông được anh Trần V Đ là quản lý xà lan và anh Thế V là thủ kho của Cty CPXDCT HL ( gọi tắt là Cty HL ) nhận vào làm việc với nhiệm vụ là thuyền trưởng tàu kéo số hiệu 0557 SG, mức lương thỏa thuận 15.000.000 đồng/tháng và phụ cấp từ 300.000đ đến 500.000đ/chuyến, dầu cấp theo tuyến công trình, làm vượt 05 chuyến/tháng thì được hưởng thêm 200.000đ/ chuyến. Tuy nhiên, do vào làm liền nên anh chưa được ký hợp đồng lao động, mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Quá trình làm việc anh có lên Công ty gặp bà H là TPTC của Công ty, bà H nói anh làm hồ sơ để nộp và tiến hành ký hợp đồng, nhưng do nội dung hợp đồng và công việc giao không rõ ràng nên ông không đồng ý. Đến ngày 15/09/2015, ông đến Công ty gặp Phó giám đốc là bà B yêu cầu làm rõ chế độ và ký hợp đồng lao động thì bà B bảo ông xuống gặp ông Đ làm văn bản ghi rõ chế độ và công việc rồi chuyển lên Công ty mới ký hợp đồng. Ông có gặp anh Đ yêu cầu làm hồ sơ nhưng anh Đ nói từ từ làm nhưng vẫn không giải quyết. Đến khoảng tháng 04/ 2016, ông Nguyễn S T về làm Giám đốc xí nghiệp tại ấp 7, xã KA, huyện UM, tỉnh Cà Mau, ông có gặp ông T yêu cầu làm rõ chế độ và ký hợp đồng lao động thì ông T hứa kêu ông Đ làm và ông có nói nếu không ký hợp đồng thì ông nghỉ việc. Đến ngày 03/7/2016 ông được lệnh điều đi công tác của anh Trần V Đ chạy xà lan xuống HG kéo chiếc cẩu hiệu KH 125 về BT - ĐD, trưa ngày 05/7/2016 từ HG ông bắt đầu đi đến chiều cùng ngày thì đến cầu ấp BS thuộc huyện ĐD, tỉnh Cà Mau thì xà lan dừng lại để đợi nước ròng qua cầu. Đến sáng 7h ngày 06/7/2016 ông lái xà lan đến Cống đá thuộc xã NC, huyện ĐD, tỉnh Cà Mau thì tiếp tục bị kẹt cầu, trong thời gian đợi cần cẩu nâng cầu lên để cho xà lan qua cầu thì ông bị cần cẩu đụng bị thương, sau đó pH nằm viện điều trị. Quá trình ông làm việc Cty HL không mua bảo hiểm y tế, không chịu trả tiền viện phí, tiền lương, đồng thời cho ông nghỉ việc. Vì vậy, nay ông yêu cầu Tòa án buộc Cty CPXDCT HL thanh toán các khoản sau

- Chi trả phí điều trị tai nạn lao động: Tiền viện phí là 20.322.035 đồng.

- Chi trả 02 tháng lương nằm điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ là 30.000.000 đồng.

- Chi trả lương từ tháng 10/2016 đến khi xét xử sơ thẩm vụ án là 08 tháng bằng120.000.000 đồng.

- Chi trả trợ cấp sức khỏe suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động ảnh hưởng bằng số tiền 58.500.000 đồng.

Tổng cộng các khoản làm tròn là 228.800.000 đồng.

Tại bản tự khai ngày 24/3/2017, biên bản hòa giải và tại phiên tòa ông Lê S T là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày: Anh Trần M Đ là nhân viên của Cty CPXDCT HL có ký kết hợp đồng lao động. Ngoài ra, Công ty có ký kết hợp đồng giao khoán với anh Đ, tính chất công việc là thời vụ, không thường xuyên, không cố định, thời hạn hợp đồng dưới 01 năm. Sau khi có sự việc mất dầu tại xí nghiệp có liên quan đến bộ phận điều vận và liên quan đến cá nhân anh H nên ngày 13/10/2016 Công ty ra quyết định đình chỉ công tác 03 tháng đối với anh Đ. Đến tháng 02/2017, Công ty để anh Đ tiếp tục làm việc. Công ty đã hợp đồng giao khoán công việc cho anh Đ nên trách nhiệm xảy ra đối với anh H do anh Đ chịu trách nhiệm. Giữa Cty CPXDCT HL và anh Lê P H không có quan hệ lao động, vì vậy Công ty không đồng ý bất cứ yêu cầu nào của anh H.

Tại bản tự khai ngày 03/4/2017, biên bản hòa giải và tại phiên tòa anh Trần M Đ trình bày: Anh là nhân viên của Cty CPXDCT HL, có ký hợp đồng lao động với Công ty. Hợp đồng ký vào thời gian nào anh không nhớ, một bản hợp đồng do anh giữ và quá trình chuyển nhà anh đã làm thất lạc. Ngày 31/12/2015 anh có ký Hợp đồng giao khoán số 17/HĐGK/2015 với Cty HL, nội dung là anh nhận khoán chi phí nhân công điều động thiết bị tàu kéo, xà lan phục vụ vận chuyển vật tư thiết bị từ xí nghiệp bê tông cơ kí KA đến các công trình thuộc Cty CPXDCT HL. Tính chất công việc là thời vụ, không thường xuyên, phụ thuộc vào yêu cầu và tiến độ công việc của Công ty. Vì vậy anh có thuê ông H làm thời vụ, còn thuê vào thời gian nào anh không nhớ rõ, chỉ nhớ khoảng cuối năm 2015, mức lương 15.000.000 đồng/tháng, mức lương này cấp cho một đội từ 02 - 03 người, hình thức có việc thì làm, không có việc thì nghỉ. Việc nhận vào làm chỉ thỏa thuận miệng, không có ký hợp đồng lao động và anh là người trả lương cho ông H. Khi thuê anh có nói rõ với ông H trong quá trình làm việc nếu lỗi do ông H thì ông H pH tự chịu trách nhiệm. Trong thời gian làm việc thì ông H có đề nghị làm hợp đồng lao động thì anh có nói với ông H là anh không quản lý việc giao kết hợp đồng. Đến khoảng tháng 7/2016 anh có điều động ông H chạy tàu kéo cần cẩu về ĐD, thì xảy ra tai nạn, khi lái tàu theo quy định 01 đội pH có từ 02- 03 người, nhưng ông H một mình lái tàu nên lỗi hoàn toàn là của ông H tự chịu trách nhiệm. Do đó, anh không đồng ý chịu bất cứ trách nhiệm và yêu cầu nào của ông H. Tuy nhiên, anh đồng ý hỗ trợ cho ông H 5.000.000 đồng tiền thuốc. Đồng thời sau khi xảy ra tai nạn ông H có đi làm lại được khoảng 01 tháng 17 ngày rồi tự nghỉ việc, lương của 01 tháng anh đã trả cho ông H, nay còn lại tiền lương 17 ngày nếu ông H muốn nhận thì liên hệ với anh để nhận.

Từ nội dung trên, bản án lao động sơ thẩm số: 25/2017/LĐ-ST ngày 10/7/2017 của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau quyết định:

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê P H về việc yêu cầu đòi tiền lương và bồi thường thiệt hại về tai nạn lao động đối với Cty CPXDCT HL với tổng số tiền là 228.800.000đ.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 26/7/2017 nguyên đơn là ông Lê P H có đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý toàn bộ bản án sơ thẩm yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên toà phúc thẩm, ông H giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau.

Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm: Về thủ tục tố tụng đã được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và các đương sự cũng chấp hành đúng với quyền và nghĩa vụ của các đương sự được pháp luật quy định và đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau.

Ý kiến tranh luận của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn cho rằng bản án sơ thẩm số 25 ngày 10/7/2017 đã vi phạm nghiêm T thủ tục tố tụng mà không thể khắc phục được ở cấp phúc thẩm và đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Xét về quan hệ tranh chấp giữa các đương sự là yêu cầu khởi kiện tranh chấp về tiền lương và bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động nên Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau thụ lý và giải quyết vụ án lao động là đúng thẩm quyền.

Phía nguyên đơn cho rằng vào ngày 22/8/2015 ông được anh Trần V Đ và anh Thế V của Cty HL nhận vào làm việc, không có hợp đồng lao động. Trong thời gian làm việc thì vào ngày 06/7/2016 ông bị tai nạn lao động pH nằm điều trị 02 tháng là tháng 8 và tháng 9 năm 2016. Đến tháng 10/2016 ông trở lại làm việc thì Cty HL không trả lương và cho ông nghỉ việc. Nay ông yêu cầu Cty HL trả lương và bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động với tổng số tiền là 228.800.000 đồng. Đối với phía bị đơn là Cty HL thì xác định Công ty không có ký hợp đồng lao động với ông H nên không đồng ý theo yêu cầu của ông H.

Án sơ thẩm tuyên xử không chấp nhận yêu cầu của ông H nên ông có đơn kháng cáo đối với toàn bộ bản án sơ thẩm.

[2] Xét nội dung yêu cầu theo đơn kháng cáo của ông Lê P H, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:

Xem xét tất cả các chứng cứ tài liệu các đương sự cung cấp cũng như Tòa án đã thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án và trình bày của nguyên đơn, bị đơn tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay đối chiếu với quy định pháp luật lao động thấy rằng: Trên thực tế ông Đ và ông H đều thừa nhận ông Đ có tuyển đụng người làm việc là ông H, tuy nhiên ông Đ không pH là người có thẩm quyền của Cty HL để có toàn quyền quyết định việc giao kết hợp đồng lao động và tuyển dụng ông H vào làm nhân viên cho Cty HL nên trên thực tế đây chỉ là quan hệ cá nhân giữa ông Đ và ông H. Vấn đề này quá trình giải quyết tại đơn kháng cáo cũng như tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay ông H cũng thừa nhận giữa ông và người có thẩm quyền của Cty HL chưa ký kết Hợp đồng lao động do các chính sách ghi trong hợp đồng chưa thỏa đáng với trao đổi trước đó giữa ông và Công ty nên ông H chưa thống nhất ký. Như vậy thực tế hai bên chưa ký kết hợp đồng lao động nên không phát sinh quan hệ lao động giữa ông H và Cty HL cũng như không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên từ quan hệ lao động. Phía nguyên đơn cũng không có một văn bản nào tài liệu nào thể hiện việc đôi bên có giao kết hợp đồng lao động, do đó ông H cho rằng ông là nhân viên của Cty HL là không có cơ sở.

Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Lao động quy định: “ Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động pH trực tiếp giao kết hợp đồng lao động ”; Đồng thời tại Điều 16 Bộ luật Lao động quy định : “ Hợp đồng lao động pH được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản .... ”.

Như vậy, từ điều luật quy định trên cho thấy ông H không có một chứng cứ nào chứng minh cho việc ông và Cty HL có giao kết hợp đồng lao động với nhau, cũng như việc Cty HL ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông H, do đó yêu cầu của ông H và đề nghị của luật sư đối với Cty HL thanh toán tiền lương và bồi thường thiệt hại về tai nạn lao động là không có căn cứ nên án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H là đúng quy định pháp luật.

Xét đối với yêu cầu hủy bản án sơ thẩm do có vi phạm nghiêm T thủ tục tố tụng thấy rằng: Xem xét hồ sơ Tòa án sơ thẩm có thu thập một số chứng cứ nhưn không thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm, đây là thiếu sót của Tòa án sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên sau khi xét xử Tòa án đã gửi bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp nhưng phía Viện kiểm sát thống nhất không kháng nghị và đồng thời quá trình giải quyết tại cấp phúc thẩm đã có Viện kiểm sát tham gia, hơn nữa như đã nhận định trên, về nội dung đánh giá chứng cứ và phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm là có căn cứ, thiếu sót trên không làm ảnh hưởng và thay đổi nội dung giải quyết vụ án nên chỉ cần rút kinh nghiệm mà không cần thiết hủy án.

[3] Tại phiên toà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và hoãn phiên tòa để thu thập thêm một số chứng cứ như: Làm rõ số tài khoản chuyển tiền lương cho ông H tại Ngân hàng Agribank - chi nhánh Cà Mau xem có pH là tài khoản của Cty HL hay không; đề nghị giám định hợp đồng giao khoán giữa Cty HL với ông Đ vì có dấu hiệu giả tạo.

Thấy rằng: Như đã nhận định trên, do giữa ông H và Công ty không phát sinh quan hệ lao động, các chứng cứ có tại hồ sơ chỉ thể hiện và dừng lại ở lĩnh vực giao khoán công việc giữa Công ty và ông Đ mà không có tài liệu chứng cứ nào thể hiện ông H có giao kết hợp đồng lao động với Cty HL. Mặt khác, hợp đồng giao khoán giữa ông Đ và Cty HL cùng với các tài liệu khác mà Luật sư và nguyên đơn đề nghị giám định là mối quan hệ khác không liên quan đến quan hệ lao động nếu có giữa ông H và Công ty. Do vậy, các yêu cầu của nguyên đơn và Luật sư về việc giám định là không có cơ sở, hơn nữa các vấn đề nêu trên cũng không làm ảnh hưởng hay thay đổi nội dung giải quyết vụ án nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[4] Từ nhận định trên nên bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H là có căn cứ, đúng với quy định của pháp luật. Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông H và ý kiến tranh luận của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn; cần giữ nguyên bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau là phù hợp.

[5] Về án phí lao động sơ thẩm, phúc thẩm ông H được miễn theo quy định.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Lê P H.

Giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số: 25/2017/LĐ-ST ngày 10/7/2017 của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê P H về việc yêu cầu đòi tiền lương và bồi thường thiệt hại về tai nạn lao động đối với Cty CPXDCT HL với tổng số tiền là 228.800.000 đồng.

Án phí lao động sơ thẩm, phúc thẩm: Ông Lê P H được miễn theo quy định của pháp luật.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn


5058
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp đòi tiền lương và bồi thường thiệt hại tai nạn lao động số 38/2017/LĐ-PT

Số hiệu:38/2017/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cà Mau
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành: 15/12/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;