Bản án 01/2023/HC-PT về khiếu kiện hành vi hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại 

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

BẢN ÁN 01/2023/HC-PT NGÀY 22/03/2023 VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH VI HÀNH CHÍNH VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Ngày 22 tháng 3 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 01/2022/TLPT-HC ngày 14 tháng 12 năm 2022 về việc khiếu kiện hành vi hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Do Bản án hành chính sơ thẩm số: 01/2022/HC-ST ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 01/2023/QĐ-PT ngày 14 tháng 02 năm 2023 và Quyết định hoãn phiên tòa số: 01/2023/QĐ-PT ngày 07 tháng 3 năm 2023, giữa các đương sự:

- Người khởi kiện: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên T. Địa chỉ: Khu L, thị trấn Đ, huyện C, tỉnh Lạng Sơn.

Người đại diện theo pháp luật: Bà Liễu Thị H - Giám đốc Công ty T. Có mặt.

Ngưi đại diện theo ủy quyền: Ông Bế Đức T. Địa chỉ: Đường C, khối 12, phường H, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn. Có mặt.

- Người bị kiện: Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Đường X, khối 6, thị trấn C, huyện C, tỉnh Lạng Sơn.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Vũ Hoàng P - Phó Trưởng Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Ngô Tiến D - Trưởng phòng A Công an tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Đường T, phường C, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn. Vắng mặt.

2. Ông Hoàng P - Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Đường X, khối 6, thị trấn C, huyện C, tỉnh Lạng Sơn. Có mặt.

3. Ông Triệu Hiệp A - Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Đường H, phường C, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn. Vắng mặt.

4. Ông Lý Văn H - Cán bộ Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Vắng mặt.

5. Chi cục Hải quan H. Địa chỉ: Thị trấn Đ, huyện C, tỉnh Lạng Sơn).

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Hứa Thị H - Phó Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan H. Có mặt.

6. Bà Vũ Thị H. Địa chỉ: Ngõ 12, khu L, thị trấn Đ, huyện C, tỉnh Lạng Sơn. Vắng mặt.

7. Bà Vũ Thị L. Địa chỉ: Phường T, thị xã T, tỉnh Bắc Ninh. Vắng mặt.

8. Chị Lộc Diệu N - Kế toán Công ty T. Địa chỉ: Thôn Đ, xã Q, huyện L, tỉnh Lạng Sơn. Vắng mặt.

- Người kháng cáo: Công ty T, là người khởi kiện.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và Bản án hành chính sơ thẩm, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên T (gọi tắt là Công ty T) trình bày: Ngày 07/5/2021, Công ty T mở tờ khai số 10425948941 để nhập khẩu mặt hàng đồ chơi trẻ em. Đến ngày 17/5/2021 thì làm xong thủ tục hải quan, tờ khai đã thông quan. Sau khi hoàn thành thủ tục, doanh nghiệp cho xe chở hàng về kho để gửi đi kiểm tra chất lượng. Khi 02 xe chở hàng của doanh nghiệp đi đến đoạn đường đối diện bến xe phía Bắc thì bị Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn bắt giữ. Khi dừng xe Đội cảnh sát kinh tế không đưa ra căn cứ để dừng khám phương tiện. Trong quá trình khám phát hiện model của một số mục hàng mô tả trong tờ khai và thực tế hàng hóa có khác biệt, cụ thể: Mục số 14 của tờ khai số 14 mô tả là "Đồ chơi trẻ: Dụng cụ nấu ăn, model 5705-2z, bằng nhựa kt 27,5*18*23cm (+-10%), NSX Lemeir Toy.Co.LTD, 36 chi tiết/bộ, hàng mới 100%" nhưng khi khám thực tế thì phát hiện model của mục này là 5705-2 không phải model 570-2z như mô tả trong tờ khai.

Khác biệt nhỏ về model mô tả trong tờ khai hàng nhập khẩu với thực tế kiểm tra là do sơ suất trong quá trình đánh máy và rà soát văn bản khi lên tờ khai doanh nghiệp có quyền khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC, ngày 25/3/2015 sửa đổi tại điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Tại điểm b, khoản 9, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: "Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, b1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra.

b2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì được bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật".

Trong quá trình làm việc với doanh nghiệp, Đội cảnh sát kinh tế Công an huyện Cao Lộc có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa doanh nghiệp và ép doanh nghiệp nộp tiền trái pháp luật; tạm giữ hàng và phương tiện của công ty trái thẩm quyền: Không có biên bản, quyết định tạm giữ, không giải quyết dứt điểm với chủ sở hữu lô hàng là doanh nghiệp mà liên hệ và bàn giao cho Chi cục Hải quan H giải quyết vì Công an huyện Cao Lộc không có thẩm quyền giải quyết. Bà Liễu Thị H - Giám đốc Công ty đã yêu cầu Công an huyện Cao Lộc làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật với doanh nghiệp xong mới bàn giao cho Chi cục Hải quan H giải quyết nhưng Công an huyện Cao Lộc không thực hiện.

Ngày 22/5/2021, Công an huyện Cao Lộc đã bàn giao hồ sơ cho Hải quan H nhưng vẫn giữ xe và hàng hóa của doanh nghiệp nhằm ép doanh nghiệp nộp tiền vô cớ. Do bị đe dọa và giữ hàng trái phép kéo dài gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng uy tín, tổn thất trong việc kinh doanh nên bà Liễu Thị H buộc phải nộp tiền vô cớ cho Công an huyện Cao Lộc.

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì Công an huyện Cao Lộc phải giao cho doanh nghiệp quyết định khám phương tiện, hàng hóa trước khi kiểm tra, khám phương tiện, hàng hóa của doanh nghiệp. Sau khi khám phải lập biên bản khám, biên bản làm việc với doanh nghiệp. Công an huyện phải ra quyết định tạm giữ hàng và phương tiện để xác minh vi phạm nhưng Công an huyện Cao Lộc không làm, không có bất cứ văn bản giấy tờ nào cần phải có theo quy định nhưng vẫn tiến hành tạm giữ trái phép toàn bộ hàng hóa và phương tiện của doanh nghiệp từ ngày 17/5/2021 đến ngày 24/5/2021.

Công ty T yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giải quyết:

1. Kết luận Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giữ hàng hóa, phương tiện của Công ty T trái pháp luật.

2. Yêu cầu Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn bồi thường thiệt hại cho Công ty T, cụ thể:

+ Tiền vi phạm hợp đồng 20% của tổng giá trị đơn hàng = 75.501.000đ;

+ Tiền lưu xe = 29.960.000đ;

+ Tiền lưu bãi xe = 960.000đ;

+ Tiền thuê người trông trẻ = 7.000.000đ;

+ Tiền xăng xe đi lại = 1.400.000đ;

+ Tiền tổn hại tinh thần = 36.400.000đ;

Tin yêu cầu bồi thường là 151.221.000đ (làm tròn số). Tổng số tiền thiệt hại về uy tín là 364.000.000đ Tổng cộng số tiền yêu cầu bồi thường là 151.221.000 đồng + 364.000.000 đồng = 515.221.000 đồng.

Ti phiên tòa sơ thẩm, người khởi kiện cho rằng: Việc dừng xe của Công an huyện Cao Lộc là sai nên lái xe không xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Công an huyện Cao Lộc không chứng minh được 02 phương tiện vi phạm nên Công an huyện Cao Lộc không thể lập được biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử lý vi phạm hành chính. Công an huyện Cao Lộc cho rằng tại thời điểm kiểm tra Công ty T không xuất trình được chứng từ chứng minh nguồn gốc. Tuy nhiên, căn cứ phiếu trao đổi thông tin giữa Công an huyện Cao Lộc và Chi cục Hải quan H thể hiện rõ Công ty T đã xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Việc khám phương tiện, hàng hóa: Căn cứ khoản 1 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Công an huyện Cao Lộc không đưa ra được căn cứ chứng minh nên việc khám phương tiện của Công an huyện Cao Lộc là không đúng. Căn cứ đề xuất dừng khám phương tiện, hàng hóa là không có căn cứ vì ông Hoàng P - Đội trưởng chưa được xem tờ khai, không biết nội dung tờ khai mà đề xuất dừng, khám phương tiện, hàng hóa. Công an huyện Cao Lộc cố ý giữ hàng hóa khi không vi phạm: Khi dừng giữ, hàng hóa phương tiện nhưng không phát hiện vi phạm, không lập biên bản vi phạm hành chính, không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi bàn giao cho Chi cục Hải quan H cũng không xử lý được Công ty. Ngày 22/4/2021 bàn giao nhưng thực tế vẫn giữ hàng và phương tiện của doanh nghiệp trái pháp luật. Do đó Công ty T yêu cầu Tòa án tuyên bố hành vi dừng, giữ, khám hàng hóa, phương tiện của Công ty T của Công an huyện Cao Lộc là trái pháp luật. Vì Công an huyện Cao Lộc dừng, giữ, khám hàng hóa, phương tiện trái pháp luật dẫn đến doanh nghiệp bị phạt hợp đồng, ảnh hưởng đến uy tín Công ty nên Công ty T yêu cầu Tòa án buộc Công an huyện Cao Lộc phải bồi thường thiệt hại cho Công ty T tổng số tiền là 129.721.000đồng. Ban đầu Công ty T yêu cầu Công an huyện Cao Lộc bồi thường số tiền 515.221.000đồng nhưng sau đó Công ty T chỉ yêu cầu bồi thường số tiền 129.721.000đồng, rút một phần yêu cầu Công an huyện Cao Lộc bồi thường số tiền 385.500.000đồng.

Đại diện Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trình bày: Công an huyện Cao Lộc giữ hàng hóa, phương tiện của Công ty T là đúng quy định của pháp luật, cụ thể: Ngày 17/5/2021, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ đã báo cáo đề xuất về việc phát hiện 02 xe ôtô vận chuyển hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị có căn cứ cho rằng trên xe vận chuyển hàng hóa không phù hợp với tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Từ căn cứ trên Trưởng Công an huyện Cao Lộc đã ra Quyết định dừng phương tiện giao thông đường bộ số 09,10/QĐ-CAH, ngày 17/5/2021 đối với 02 xe ôtô Biển kiểm soát 98H- 001.22 và 98C-075.06 và các Quyết định khám phương tiện vận tải số 16,17 cùng ngày 17/5/2021 đối với 02 xe ôtô trên theo thủ tục hành chính. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng, Công an huyện Cao Lộc đã ra các Quyết định tạm giữ số 23, 24 ngày 18/5/2021 đối với 02 xe ôtô và toàn bộ hàng hóa trên 02 xe ôtô nêu trên. Thực tế kiểm tra hàng hóa phát hiện trên 02 xe ôtô nói trên vận chuyển một số mặt hàng không phù hợp với tờ khai hàng hóa nhập khẩu như: Nhà sản xuất ghi trên hàng hóa và nhà sản xuất của hàng hóa thể hiện trên tờ khai là 02 nhà sản xuất khác nhau; kích thước hàng hóa không đúng với tờ khai, model của hàng hóa không đúng với tờ khai......Nhất là việc khai 02, 03 bộ đồ chơi trẻ em y hệt nhau thành 03 cái/bộ (thực tế cho thấy 01 bộ đồ chơi đã là một bộ đồ chơi hoàn chỉnh). Trong quá trình làm việc bà Liễu Thị H, giám đốc Công ty có thái độ không hợp tác như lấy lý do mệt, có việc riêng đột xuất phải giải quyết.......không thể tiếp tục làm việc với cơ quan Công an; không nhận kết quả kiểm tra hàng hóa lần 1 và yêu cầu Công an tiến hành kiểm tra lần hai. Các biên bản tạm giữ, khám phương tiện, biên bản làm việc đều có đầy đủ thành phần tham gia. Đối với yêu cầu Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn bồi thường thiệt hại số tiền 515.221.000 đồng, Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn khẳng định Công an huyện đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định nên Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn không bồi thường số tiền trên.

Ti phiên tòa sơ thẩm, đại diện Công an huyện Cao Lộc vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trình bày. Căn cứ vào Chỉ thị 21/1998/CT-TTg, ngày 24/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chấm dứt việc tùy tiện dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020, Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg, ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Công an huyện Cao Lộc có thẩm quyền dừng, giữ, khám phương tiện hàng hóa nếu nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm. Đối với việc dừng, giữ, khám phương tiện, hàng hóa của Công ty T là có căn cứ bởi với biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Cao Lộc đã nắm bắt tình hình Công ty T có dấu hiệu khai hàng hóa không phù hợp với tờ khai hải quan. Trên cơ sở đó, Công an huyện Cao Lộc đã ban hành quyết định dừng, giữ, khám xe và hàng hóa theo quy định. Các quyết định này đều được giao cho lái xe, chủ phương tiện thể hiện có chữ ký xác nhận của lái xe. Công an huyện Cao Lộc cũng lập biên bản sự việc, biên bản niêm phong, mở niêm phong có chữ ký của các bên liên quan theo quy định đảm bảo khách quan. Việc Công an huyện Cao Lộc phải tiến hành kiểm đếm hàng hóa 02 lần là do bà Liễu Thị H - Giám đốc Công ty T không đồng ý với việc kiểm tra hàng lần 1 và có yêu cầu kiểm tra lại. Trong lần kiểm tra cuối cùng ngày 20/5/2021, bà Liễu Thị H - Giám đốc Công ty T đã ký xác nhận việc sai phạm trong việc kê khai hàng hóa liên quan đến việc có một số mặt hàng không có nhà sản xuất, sai model, sai kích thước, thừa số lượng so với tờ khai hải quan. Sau khi lập biên bản do không thuộc thẩm quyền xử lý của Công an huyện Cao Lộc nên Công an huyện Cao Lộc đã chuyển hồ sơ và phương tiện, hàng hóa cho Chi cục Hải quan H xử lý theo thẩm quyền. Việc bàn giao vào ngày 22/5/2021 lập thành biên bản, có chữ ký của các thành phận giao, nhận đầy đủ. Không có việc Công an huyện giữ hàng hóa của doanh nghiệp đến ngày 24/5/2021 mới trả như đại diện doanh nghiệp trình bày. Với lập luận trên Công an huyện Cao Lộc khẳng định việc dừng, giữ, khám phương tiện hàng hóa của Công an huyện Cao Lộc đối với Công ty T là đúng quy định của pháp luật, không có việc Công an huyện Cao Lộc giữ hàng trái phép. Do việc dừng, giữ, khám phương tiện hàng hóa của Công an huyện Cao Lộc đối với Công ty T đúng quy định của pháp luật, Công an huyện Cao Lộc không có lỗi nên không phải bồi thường cho Công ty T.

Đại diện Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh Lạng Sơn; đại diện Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; đại diện Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Lạng Sơn: Nhất trí với ý kiến của người bị kiện và không có ý kiến khác.

Đại diện Chi cục Hải quan H trình bày: Cơ quan Hải quan giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu theo nguyên tắc quản lý rủi ro theo Điều 17 Luật Hải quan 2014. Khi các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, tùy thuộc vào mức độ đánh giá rủi ro về việc chấp hành pháp luật của người khai hải quan hoặc các mặt hàng có rủi ro cao. Hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Hải quan gọi tắt là VNACCS sẽ tự động phân luồng tờ khai hải quan. Đối với những mục hàng có rủi ro cao như: khai báo sai về tên hàng, số lượng, chủng loại như hàng tạp hóa, hàng tiêu dùng thông thường sẽ được phân luồng đỏ. Hàng hóa nhập khẩu của Công ty T là mặt hàng đồ chơi trẻ em các loại. Đây là hàng hóa nhập khẩu có điều kiện do đó hàng hóa chỉ được lưu thông trên thị trường khi có chứng nhận chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tờ khai được phân luồng đỏ (nghĩa là hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan). Trách nhiệm của Hải quan N chỉ kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan (từ khu cửa khẩu H đến cổng Q và cầu Đ). Việc kiểm tra hàng hóa ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan đối với thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng khác như: Cơ quan Công an, Quản lý thị trường. Việc Công an huyện Cao Lộc dừng và khám phương tiện do có thông tin lô hàng có dấu hiệu vi phạm là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình. Và hàng hóa thực tế của Công ty T tại thời điểm Công an C kiểm tra là có một số dấu hiệu sai phạm như: hàng hóa thực tế không đúng Model, không đúng kích thước so với khai báo trên Tờ khai hải quan, nhiều mặt hàng không có tên nhà sản xuất. Các dấu hiệu vi phạm nêu trên của Công ty T có được xác định là hành vi vi phạm hành chính và có đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hay không cần phải xác minh làm rõ. Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 39/2018/TT- BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, khi phát hiện việc khai model, kích thước hàng hóa, nhà sản xuất có sai sót, Công ty phải có trách nhiệm khai sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hàng hóa thực tế. Đây vừa là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ của người khai hải quan. Qua xem xét các dấu hiệu vi phạm liên quan đến lô hàng nhập khẩu thuộc tờ khai số 10425948941, Chi cục Hải quan xét thấy các dấu hiệu vi phạm này không ảnh hưởng đến việc khai báo tên hàng, chủng loại hàng hóa nên không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Các dấu hiệu này là cơ sở để cơ quan Hải quan nghi ngờ về trị giá khai báo hải quan khi thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các lô hàng nhập khẩu của Công ty trong thời hạn 05 năm kể từ ngày lô hàng được thông quan.

Bà Vũ Thị L, chị Lộc Diệu N, bà Vũ Thị H có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa và không có văn bản trình bày.

Người làm chứng ông Bế Bách T trình bày : Ông là anh trai ruột của ông Bế Đức T và là anh trai chồng của bà Liễu Thị H. Ông được chứng kiến bà Liễu Thị H trả cho bà Vũ Thị L số tiền 75.500.000 đồng tiền phạt hợp đồng. Ngoài ra không được chứng kiến sự việc gì khác.

Ti Bản án hành chính sơ thẩm số: 01/2022/HC-ST ngày 29/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định:

1. Về yêu cầu khởi kiện:

1.1. Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty T buộc Công an huyện Cao Lộc bồi thường số tiền 385.500.000đồng do đại diện Công ty T rút yêu cầu.

1.2. Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty T, gồm:

- Yêu cầu Tòa án tuyên bố hành vi giữ hàng hóa, phương tiện của Công ty của Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là trái pháp luật.

- Yêu cầu Tòa án buộc Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn bồi thường thiệt hại cho Công ty số tiền là 129.721.000đồng.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Trong thời hạn luật định, người khởi kiện Công ty T có kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết: Hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 01/2022/DS- ST ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; ra phán quyết Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giữ trái phép pháp luật hàng hóa và phương tiện của Công ty T; yêu cầu Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn bồi thường thiệt hại cho Công ty T.

Ti phiên tòa phúc thẩm:

Người khởi kiện thay đổi nội dung kháng cáo từ đề nghị hủy Bản án sơ thẩm sang đề nghị sửa Bản án sơ thẩm, ra phán quyết Công an huyện Cao Lộc có hành vi sai trái và yêu cầu Công an huyện Cao Lộc bồi thường thiệt hại cho Công ty T vì Công an huyện Cao Lộc đã vi phạm pháp luật, có hành vi dùng thủ đoạn đe dọa doanh nghiệp, ép doanh nghiệp nộp tiền trái pháp luật, tạm giữ hàng và phương tiện của doanh nghiệp trái với quy định của pháp luật.

Người bị kiện không chấp nhận toàn bộ kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đi diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật tố tụng và giải quyết vụ án cụ thể như sau:

1. Về việc chấp hành pháp luật tố tụng: Quá trình thụ lý, giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa chấp hành đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hành chính; người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa đã được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

2. Về việc giải quyết kháng cáo:

Vic gửi đơn kháng cáo là trong hạn luật định. Ngày 14/10/2022 Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc ban hành thông báo nộp tạm ứng án phí, bà Liễu Thị H nộp Biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án chậm 01 ngày. Tại Quyết định số 09/2022/QĐ-PT ngày 22/11/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã chấp nhận việc chậm nộp biên lai nên kháng cáo là hợp lệ. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Công ty T thay đổi nội dung kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm ra phán quyết Công an huyện Cao Lộc giữ hàng và phương tiện trái pháp luật, yêu cầu bồi thường thiệt hại cho Công ty, vì cho rằng quá trình làm việc với doanh nghiệp, Đội cảnh sát kinh tế có hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa doanh nghiệp và ép doanh nghiệp nộp tiền trái pháp luật; tạm giữ hàng và phương tiện của doanh nghiệp trái thẩm quyền.

Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Cao Lộc phát hiện Công ty T có biểu hiệu vi phạm nên Đội trưởng Đội cảnh sát kinh tế và chức vụ Công an huyện Cao Lộc đã báo cáo với Trưởng công an huyện để chỉ đạo, ngày 17/5/2021 Trưởng Công an huyện Cao Lộc (khi đó là ông Ngô Tiến D) đã ban hành các Quyết định số 09/QĐ-CAH, Quyết định số 10/QĐ-CAH về việc dừng phương tiện, Quyết định số 16/QĐ-KPTVTĐV, 17/QĐ-KPTVTĐV về việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Khi tiến hành dừng phương tiện, Công ty T không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa, do trời tối không đủ ánh sáng để tiến hành kiểm tra, xác minh lô hàng nên Công an huyện Cao Lộc đã lập biên bản sự việc niêm phong toàn bộ số hàng hóa trên xe, Biên bản có chữ ký xác nhận của Giám đốc Công ty T và 02 lái xe; lập biên bản về việc tạm giữ tang vật, phương tiện. Quá trình khám phương tiện, hàng hóa Công an huyện Cao Lộc đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 125, 128 Luật xử lý vi phạm hành chính: Lập biên bản làm việc, biên bản niêm phong hàng hóa, biên bản mở niêm phong hàng hóa có chữ ký xác nhận của lái xe và Giám đốc Công ty, trong đó có biên bản kiểm tra hàng hóa lần cuối vào ngày 21/5/2021, bà Liễu Thị Huyền - Giám đốc Công ty cũng ký xác nhận vào bảng kê thừa nhận lỗi của Doanh nghiệp. Trong Quá trình làm việc bà Liễu Thị H vì lý do bận việc đột xuất hẹn làm việc vào buổi này buổi khác nên đến 17h00 ngày 22/5/2021, Công an huyện Cao Lộc đã giao toàn bộ hồ sơ; 02 xe ôtô và giấy tờ xe cùng toàn bộ hàng hóa cho Chi cục Hải quan H để xử lý theo thẩm quyền.

Quá trình thực hiện, ngày 21/5/2021 Công an huyện Cao Lộc đã lập Bảng thống kê kèm theo Biên bản kiểm tra hàng hóa, tại bảng kê thể hiện số lượng hàng, mẫu mã so với tờ khai hải quan có sự khác nhau, có mặt hàng không có tên nhà sản xuất, sai model, sai kích thước, thừa số lượng. Mặc dù Công ty T không thừa nhận khai thừa nhưng căn cứ biên bản và bảng thống kê kèm theo có đủ cơ sở khẳng định Công ty T khai không đúng số lượng so với tờ khai hải quan. Công ty cho rằng hàng hóa đã thông quan, chưa lưu thông ra thị trường nên việc sai kích thước, sai nhà sản xuất, sai model Công ty có quyền sửa lại, khai báo bổ sung theo Thông tư 38/2015/TT-BCT, ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính không bắt buộc phải sửa. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BCT, ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì Công ty phải có nghĩa vụ sửa lại, khai báo bổ sung vì lô hàng của Công ty T được hệ thống phân luồng đỏ. Tại phiên tòa hôm nay, Công ty thừa nhận công ty vẫn chưa khai báo bổ sung, do đó xác định Công ty có vi phạm nên việc Công an huyện Cao Lộc tiến hành dừng xe, khám xe và hàng hóa, lập biên bản vi phạm là đúng quy định tại Điều 123, 128 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Đối với nội dung Công ty T cho rằng do bị đe dọa và giữ hàng trái phép kéo dài gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng uy tín, tổn thất trong việc kinh doanh nên Giám đốc Công ty đã nộp tiền cho Công an huyện Cao Lộc nhưng Công ty T không đưa ra được căn cứ chứng minh, Công an huyện Cao Lộc không thừa nhận nên không có cơ sở. Do đó, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của Công ty T đối với yêu cầu tuyên hành vi giữ hàng hóa của Công ty T của Công an huyện Cao Lộc là trái pháp luật.

Đối với kháng cáo yêu cầu buộc Công an huyện Cao Lộc bồi thường thiệt hại do hành vi giữ hàng hóa trái phép, thấy: Hành vi giữ hàng hóa, phương tiện của Công ty T của Công an huyện Cao Lộc là đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền như đã phân tích ở phần trên, Công an huyện Cao Lộc không có lỗi nên không phải bồi thường cho Công ty T. Do đó không có căn cứ chấp nhận kháng cáo yêu cầu buộc Công an huyện Cao Lộc bồi thường thiệt hại.

Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng quy định tại khoản 1, Điều 241 Luật Tố tụng hành chính, xử bác kháng cáo của Công ty T, giữ nguyên Bản án hành chính sơ thẩm 01/2022/HCST ngày 29/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo của Công ty T không được chấp nhận nên phải chịu án phí hành chính phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về thủ tục tố tụng: Phiên tòa mở lần thứ hai và đã được triệu tập hợp lệ, có đương sự tuy vắng mặt nhưng đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Căn cứ Điều 225 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án vắng mặt những người này.

[2] Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Công ty T rút một phần yêu cầu khởi kiện, cụ thể: Không yêu cầu Công an huyện Cao Lộc bồi thường toàn bộ số tiền 515.221.000đồng, chỉ yêu cầu Công an huyện bồi thường số tiền 129.721.000đồng, rút yêu cầu bồi thường số tiền 385.500.000đồng. Do đó, cấp sơ thẩm đã đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu này là có căn cứ.

[3] Tại phiên tòa phúc thẩm, người khởi kiện thay đổi nội dung kháng cáo, yêu cầu cấp phúc thẩm xử sửa Bản án sơ thẩm. Xét kháng cáo của Công ty T về việc yêu cầu Tòa án tuyên hành vi giữ hàng hóa của Công ty T của Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là trái pháp luật, nhận thấy:

[4] Sau khi nhận được báo cáo đề xuất của Đội trưởng Đội cảnh sát kinh tế và chức vụ Công an huyện Cao Lộc, Trưởng Công an huyện Cao Lộc đã ra Quyết định số 09,10/QĐ- CAH ngày 17/5/2021 dừng phương tiện. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính, việc ban hành Quyết định dừng phiên tiện là đúng thẩm quyền.

[5] Khi tiến hành dừng phương tiện, Công ty T không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Công an huyện Cao Lộc đã ban hành Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính số 16,17/QĐ-KPTVTĐV ngày 17/5/2021. Mặt khác, do trời tối không đủ ánh sáng để tiến hành kiểm tra, xác minh lô hàng nên vào hồi 00h20 phút ngày 18/5/2021, Công an huyện Cao Lộc đã lập biên bản sự việc niêm phong toàn bộ số hàng hóa trên xe (có biên bản niêm phong xe ôtô và hàng hóa trên xe riêng). Biên bản có chữ ký xác nhận của Giám đốc Công ty T và 02 lái xe. Để đảm bảo thủ tục, Công an huyện Cao Lộc đã ban hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện số 23,24/QĐ-TGTVPTGPCC ngày 18/5/2021 trong thời hạn 07 ngày (từ ngày 18/5/2021 đến ngày 24/5/2021) với lý do để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt; lập biên bản về việc tạm giữ tang vật, phương tiện số 24, 25/BB-TGTVPTGPCC ngày 18/5/2021. Quá trình khám phương tiện, hàng hóa, Công an huyện Cao Lộc đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 125, 128 Luật xử lý vi phạm hành chính, lập biên bản kiểm tra hàng hóa lần cuối vào ngày 20/5/2021 và có xác nhận của Giám đốc Công ty T vào bảng kê thừa nhận lỗi.

[6] Quá trình Công an huyện Cao Lộc hẹn làm việc, bà Liễu Thị H - Giám đốc Công ty T liên tục có lý do và hẹn làm việc vào buổi khác. Đến 17h00 ngày 22/5/2021, Công an huyện Cao Lộc đã giao toàn bộ hồ sơ, 02 xe ôtô và giấy tờ xe cùng toàn bộ hàng hóa cho Chi cục Hải quan H để xử lý theo thẩm quyền.

[7] Chi cục Hải quan H tại cấp sơ thẩm cũng cho rằng Việc Chi Cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ giám sát hàng hóa và cho thông quan chỉ trong phạm vi không gian quy định. Khi hàng hóa ra khỏi địa phận do hải quan kiểm soát sẽ thuộc quyền kiểm soát của cơ quan Công an và Quản lý thị trường. Trong trường hợp này, hàng và xe đang lưu thông trên địa bàn huyện C, thấy có dấu hiệu vi phạm thì Công an huyện Cao Lộc có thẩm quyền dừng, giữ, khám phương tiện hàng hóa. Tại phiên tòa, đại diện Công ty T cũng thừa nhận doanh nghiệp có kê khai sai về nhà sản xuất, model, sai kích thước. Tại bảng thống kê kèm theo biên bản kiểm tra hàng hóa ngày 21/5/2021 thể hiện mặt hàng "xe đua", trên tờ khai hải quan khai là 200 bộ nhưng kiểm tra thực tế là 600 bộ; mặt hàng "con quay" trên tờ khai hải quan khai là 960 bộ nhưng thực tế kiểm tra là 1.920 bộ... Mặc dù Công ty T không thừa nhận khai thừa nhưng căn cứ biên bản và bảng thống kê kèm theo có đủ cơ sở khẳng định Công ty T khai không đúng số lượng so với tờ khai hải quan. Công ty T đã có sai phạm trong việc kê khai hàng hóa, giữa tờ khai Hải quan và thực tế kiểm tra. Số lượng hàng, mẫu mã có sự khác nhau, thậm chí có nhiều mặt hàng không có tên nhà sản xuất, sai model, sai kích thước, thừa số lượng. Công ty cho rằng hàng hóa đã thông quan, chưa lưu thông ra thị trường nên việc sai kích thước, sai nhà sản xuất, sai model Công ty có quyền sửa lại, khai báo bổ sung theo Thông tư 38/2015/TT-BCT, ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính chứ không phải bắt buộc phải sửa. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BCT, ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì Công ty phải có nghĩa vụ sửa lại, khai báo bổ sung vì lô hàng của Công ty T được hệ thống phân luồng đỏ. Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty T cũng xác nhận đến nay công ty vẫn chưa khai báo bổ sung nhưng đã bán lô hàng trên ra thị trường. Do vậy, Công an huyện Cao Lộc tiến hành dừng xe, khám xe và hàng hóa, lập biên bản theo đúng quy định tại Điều 123, 128 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

[8] Công ty T cho rằng sau khi Công an huyện Cao Lộchuyển xe và hàng hóa sang Chi cục Hải quan H để xử phạt nhưng Chi cục Hải quan H không xử phạt nên hành vi giữ hàng hóa của Công an huyện Cao Lộc là trái pháp luật. Về vấn đề này đại diện Chi cục Hải quan H cho biết hàng hóa của Công ty T có sai phạm so với tờ khai hải quan nhưng theo quy định tại Thông tư 38/2015, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018 thì được coi là sai sót nhỏ, chưa đến mức phải xử phạt hành chính nên Chi cục Hải quan H đã không xử phạt mà trả lại hàng cho Công ty. Khi Công an huyện Cao Lộc xét thấy không có thẩm quyền xử lý trong lĩnh vực Hải quan nên đã chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan H xử lý theo thẩm quyền là đúng. Việc xử lý như thế nào thuộc trách nhiệm của Chi cục Hải quan H. Việc Công an huyện Cao Lộc dừng, giữ, khám hàng hóa, phương tiện đối với Công ty T là đúng pháp luật.

[9] Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty T trình bày Công an huyện Cao Lộc đã vi phạm pháp luật, có hành vi dùng thủ đoạn đe dọa doanh nghiệp, ép doanh nghiệp nộp tiền trái pháp luật, tạm giữ hàng và phương tiện của doanh nghiệp trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên ngoài lời trình bày, Công ty T không đưa ra được các chứng cứ để chứng minh nên Hội đồng xét xử không có căn cứ để xem xét.

[10] Đối với kháng cáo yêu cầu buộc Công an huyện Cao Lộc bồi thường thiệt hại do hành vi giữ hàng hóa trái phép với số tiền yêu cầu là 129.721.000đồng, nhận thấy: Hành vi giữ hàng hóa, phương tiện của Công ty T của Công an huyện Cao Lộc là đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền, Công an huyện không có lỗi nên không phải bồi thường cho Công ty T, do đó không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo trên.

[11] Từ những nhận định trên nhận thấy, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của người khởi kiện Công ty T, cần giữ nguyên Bản án hành chính sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

[12] Xét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

[13] Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

n cứ khoản 2 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính năm 2015; khoản 1 Điều 34 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

1. Không chấp nhận kháng cáo của người khởi kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên T; giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 01/2022/HC-ST ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

2. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

3. Về án phí hành chính phúc thẩm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên T phải chịu 300.000đồng án phí hành chính phúc thẩm để sung ngân sách nhà nước. Xác nhận Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên T đã nộp đủ số tiền 300.000 đồng theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2021/0001467 ngày 24 tháng 10 năm 2022 tại Chi cục Thi hành án hành chính huyện C, tỉnh Lạng Sơn.

Bn án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

948
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 01/2023/HC-PT về khiếu kiện hành vi hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại 

Số hiệu:01/2023/HC-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Lạng Sơn
Lĩnh vực:Hành chính
Ngày ban hành: 22/03/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;