Yêu cầu về phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng là gì?

Trong đào tạo trình độ cao đẳng pháp luật quy định như thế nào về phương pháp đào tạo?

Yêu cầu về phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng là gì?

Căn cứ Điều 36 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định yêu cầu về phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng là:

- Phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn;

- Phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;

- Sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Yêu cầu về phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng là gì?

Yêu cầu về phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng là

- Để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề;

- Có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Sinh viên cao đẳng đào tạo theo niên chế có phải bảo vệ khóa luận tốt nghiệp hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp như sau:

Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
1. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có đủ điều kiện thì được kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động đào tạo nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp;
b) Học sinh học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc học sinh học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp;
c) Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

Như vậy, sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

Nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

Xếp loại kết quả học tập trình độ cao đẳng theo niên chế như thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH thì xếp loại kết quả học tập trình độ cao đẳng theo phương thức đào tạo theo niên chế như sau:

- Sau mỗi học kỳ hoặc năm học, người học được xếp loại kết quả học tập theo thang điểm 10 như sau:

+ Loại xuất sắc: từ 9,0 đến 10;

+ Loại giỏi: từ 8,0 đến 8,9;

+ Loại khá: từ 7,0 đến 7,9;

+ Loại trung bình: từ 5,0 đến 6,9;

+ Loại yếu: dưới 5,0.

- Người học có điểm đạt loại giỏi trở lên bị hạ xuống một mức xếp loại nếu thuộc một hoặc nhiều trường hợp sau:

+ Bị nhà trường kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong học kỳ hoặc năm học được xếp loại kết quả học tập;

+ Có 01 môn học hoặc mô-đun trong học kỳ, năm học phải thi lại đối với loại xuất sắc; có 02 môn học hoặc mô-đun trở lên trong học kỳ, năm học phải thi lại đối với loại giỏi (không tính môn học điều kiện; môn học, mô-đun được tạm hoãn học hoặc được miễn trừ).

- Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính để xếp loại.

Trường cao đẳng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục có phải là công chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
3 nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục?
Hỏi đáp Pháp luật
15 nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị trường cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài có phải là loại hình trường cao đẳng theo quy định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm đánh giá công tác học sinh sinh viên trường cao đẳng từ 70 điểm thì có thể xếp loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng có được cấp bằng đào tạo liên thông cao đẳng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Trường cao đẳng có mấy loại hình?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 35

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;