Yêu cầu về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo giáo dục đại học như thế nào?
- Yêu cầu về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo giáo dục đại học như thế nào?
- Chương trình giáo dục thạc sĩ, tiến sĩ phải đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo gì?
- Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ của chương trình đào tạo giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Yêu cầu về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo giáo dục đại học như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT thì cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo;
- Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo; đồng thời thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của ngành đào tạo;
- Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học; đồng thời đưa ra các thành phần bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân;
- Phải định hướng được cho người học đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học xây dựng kế hoạch học tập cá nhân theo tiến độ và trình tự phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.
Yêu cầu về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo giáo dục đại học như thế nào? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục thạc sĩ, tiến sĩ phải đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo gì?
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT thì chương trình giáo dục thạc sĩ, tiến sĩ phải đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo sau:
- Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ:
+ Định hướng nghiên cứu: khối lượng nghiên cứu khoa học từ 24 đến 30 tín chỉ, bao gồm 12 đến 15 tín chỉ cho luận văn, 12 đến 15 tín chỉ cho các đồ án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khác;
+ Định hướng ứng dụng: thực tập từ 6 đến 9 tín chỉ; học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án.
- Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ:
+ Tối thiểu 80% nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ;
+ Tối đa 16 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ thạc sĩ;
+ Tối thiểu 30 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ đại học.
Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ của chương trình đào tạo giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT thì đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ của chương trình đào tạo giáo dục đại học được quy định như sau:
- Chuẩn chương trình phải quy định những yêu cầu tối thiểu về số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ để tổ chức giảng dạy và hỗ trợ người học nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
- Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học, giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
+ Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên;
+ Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
+ Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;
+ Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.
- Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ:
+ Giảng viên có trình độ tiến sĩ;
+ Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
+ Có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần của chương trình;
+ Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỷ lệ tối đa 05 học viên trên một người hướng dẫn.
- Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ:
+ Giảng viên có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư; hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt;
+ Có ít nhất 01 giáo sư (hoặc 02 phó giáo sư) ngành phù hợp và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu;
+ Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối đa 07 nghiên cứu sinh/giáo sư, 05 nghiên cứu sinh/phó giáo sư và 03 nghiên cứu sinh/tiến sĩ.
- Chuẩn chương trình cho các ngành, nhóm ngành quy định yêu cầu cụ thể về đội ngũ giảng viên không thấp hơn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT; yêu cầu cụ thể về tỉ lệ người học trên giảng viên; yêu cầu về đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo (nếu cần thiết), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?