Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở là gì?

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở như thế nào?

05 phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở bao gồm:

(1) Yêu nước

(2) Nhân ái

(3) Chăm chỉ

(4) Trung thực

(5) Trách nhiệm

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở là gì?

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở là gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

(1) Yêu nước

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.

- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.

(2) Nhân ái

Yêu quý mọi người

- Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác.

- Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,...

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.

- Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.

- Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

(3) Chăm chỉ

Ham học

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

Chăm làm

- Tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.

- Luôn cố gắng đạt kết quả tốt trong lao động ở trường lớp, cộng đồng.

- Có ý thức học tốt các môn học, các nội dung hướng nghiệp; có hiểu biết về một nghề phổ thông.

(4) Trung thực

- Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm.

- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.

- Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.

- Không xâm phạm của công.

- Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống

(5) Trách nhiệm

Có trách nhiệm với bản thân

- Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.

- Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng của bản thân.

- Có ý thức tiết kiệm thời gian; sử dụng thời gian hợp lí; xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí.

- Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.

Có trách nhiệm với gia đình

- Quan tâm đến các công việc của gia đình.

- Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình.

Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội

- Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật về giao thông; có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương

- Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng.

- Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.

Có trách nhiệm với môi trường sống

- Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.

- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.

- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Học sinh trung học cơ sở là lớp mấy?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
...

Theo đó, học sinh trung học cơ sở là học sinh học lớp 6 đến lớp 9.

Học sinh trung học cơ sở
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh yếu trung học cơ sở có được lên lớp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể dục thể thao quần chúng là gì? Có dành cho học sinh trung học cơ sở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh trung học cơ sở là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 7 bao nhiêu tuổi theo tuổi Âm lịch, Dương lịch 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội quy học sinh là gì? Không tuân thủ nội quy học sinh bị kỷ luật ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết học sinh cấp 2 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn xin nhập học lớp 6 trái tuyến mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lớp 8 sinh năm bao nhiêu 2024? Học sinh lớp 8 bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh năm 2010 học lớp mấy năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trung học cơ sở có được xin chuyển trường không?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;