Học sinh trung học cơ sở có được xin chuyển trường không?
Học sinh trung học cơ sở có được xin chuyển trường không?
Theo quy định tại Điều 4 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT về xin học lại như sau:
Đối tượng chuyển trường và xin học lại.
1. Chuyển trường:
a) Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
b) Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.
2. Xin học lại:
Học sinh xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định của từng cấp học.
Như vậy, đối chiếu quy định thì học sinh trung học cơ sở sẽ được chuyển trường nếu thuộc trường hợp chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ. Hoặc trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.
Học sinh trung học cơ sở có được xin chuyển trường không? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn xin chuyển trường mới nhất 2024 là mẫu nào?
Trước hết học sinh trung học cơ sở sẽ được xin chuyển trường theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT.
Vì vậy việc chuyển trường sẽ có các trường hợp chuyển trong tỉnh và ngoài tỉnh và sẽ có 2 mẫu sau đây:
Tải về Mẫu đơn xin chuyển trường khác tỉnh, thành phố
Tải về Mẫu đơn xin chuyển trường trong tỉnh, thành phố
*Lưu ý: Mẫu đơn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo
Chuyển trường dành cho học sinh trung học cơ sở sẽ thực hiện khi nào?
Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT chuyển trường là quyền của học sinh.
Tuy nhiên, học sinh THCS khi chuyển trường sẽ phải đảm bảo một số điều kiện nêu tại căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT như sau:
Hồ sơ, thủ tục chuyển trường.
...
2. Thủ tục chuyển trường:
a) Đối với học sinh trung học cơ sở:
Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.
b) Đối với học sinh trung học phổ thông:
Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố. Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
3. Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ 1 của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.
Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở) nơi đến xem xét, quyết định.
Hiệu trưởng có trách nhiệm gì khi học sinh trung học cơ sở xin chuyển trường?
Căn cứ Điều 21 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT như sau:
Trách nhiệm thực hiện.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của giáo dục địa phương, xem xét, ban hành những hướng dẫn và quy định bổ sung cần thiết để tổ chức thực hiện tốt việc chuyển trường, thông báo rộng rãi đến nhà trường và phụ huynh học sinh, nhằm bảo đảm quyền học tập chính đáng của học sinh, đồng thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh.
2. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các quy định về đối tượng, hồ sơ, thủ tục trong việc chuyển trường cho học sinh, tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước, học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam.
b) Không cưỡng ép hoặc gợi ý học sinh trường mình chuyển sang trường khác dưới bất kỳ lý do nào.
c) Thực hiện chế độ báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo (cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (cấp trung học cơ sở) trong việc chuyển trường cho học sinh, tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước, học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam./.
Như vậy, hiệu trưởng có trách nhiệm khi học sinh cấp 2 xin chuyển trường như sau:
(1) Thực hiện đúng các quy định về đối tượng, hồ sơ, thủ tục trong việc chuyển trường cho học sinh.
(2) Không cưỡng ép hoặc gợi ý học sinh trường mình chuyển sang trường khác dưới bất kỳ lý do nào.
(3) Thực hiện chế độ báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào tạo khi chuyển trường cho học sinh.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?