Yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?

Học viên học Chương trình Xóa mù chữ cần phải đạt được những yêu cầu gì về năng lực?

Năng lực của học viên trong Chương trình Xóa mù chữ gồm những năng lực nào?

Căn cứ Mục 2 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định năng lực của học viên trong Chương trình Xóa mù chữ gồm năng lực chung và năng lực đặc thù như sau:

- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và chuyên đề học tập gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Những năng lực đặc thù gồm: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ và tin học được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua môn học và chuyên đề học tập.

Yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?

Yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học viên trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, Chương trình Xóa mù chữ hình thành và phát triển cho học viên những năng lực cốt lõi, trong đó yêu cầu cần đạt về năng lực chung được quy định như sau:

Năng lực chung

Yêu cầu cần đạt

Tự chủ và tự học

- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không sống dựa dẫm, ỷ lại. Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng. Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.

- Luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng. Quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống. Biết tránh các tệ nạn xã hội.

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. Biết được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của địa phương.

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, trong lao động, sản xuất.

Giao tiếp và hợp tác

- Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu.

- Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với người thân và những người xung quanh.

- Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn.

- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

- Biết thu nhận thông tin, nhận dạng và xử lí những vấn đề đơn giản.

- Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.

- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

- Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.

- Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động. Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch, giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp.

- Lý giải được những sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học viên trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về năng lực cốt lõi được quy định như sau:

(1) Năng lực ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ của học viên bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.

Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học viên qua mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn Tiếng Việt, chuyên đề học tập môn Tiếng Việt.

(2) Năng lực tính toán

Năng lực tính toán của học viên được thể hiện chủ yếu qua năng lực toán học; được hình thành, phát triển chủ yếu ở môn Toán; tập trung ở các hoạt động sau đây: nhận thức kiến thức toán học; tư duy toán học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn Toán, chuyên đề học tập môn Toán.

(3) Năng lực khoa học

Năng lực khoa học của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây: nhận thức khoa học; tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở các môn học: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.

Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.

(4) Năng lực công nghệ và tin học

Năng lực công nghệ của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây: nhận thức công nghệ; sử dụng công nghệ;

Năng lực tin học của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây: sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự học.

Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ và tin học đối với học viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn Khoa học.

Xóa mù chữ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nha Bình dân học vụ được thành lập vào thời gian nào? Nhà nước có chính sách gì đối với xóa mù chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 8 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8 tháng 9 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào học viên học Chương trình xóa mù chữ được xem là hoàn thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp tỉnh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp huyện ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về nội dung giáo dục Chương trình Xóa mù chữ theo quy định mới nhất ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp xã ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;