Vitamin nào quan trọng nhất đối với mắt? Nội dung công tác truyền thông nâng cao nhận thức Chương trình sức khỏe học đường đến năm 2026?
Vitamin nào quan trọng nhất đối với mắt?
Đôi mắt là một cơ quan phức tạp cần nhiều vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau để có thể hoạt động bình thường. Một số tình trạng phổ biến về mắt có thể kể đến như: Bệnh võng mạc tiểu đường, thoái hoá điểm vàng do tuổi tác, tăng nhãn áp hay đục thể tinh thuỷ,... Mặc dù có nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra tình trạng này, dinh dưỡng dường như cũng có ảnh hưởng đáng kể.
Dưới đây là một số các loại vitamin quan trọng nhất đối với mắt:
- Vitamin A: có chức năng quan trọng đối với thị lực bằng cách duy trì giác mạc được sạch sẽ và rõ ràng, đây là lớp bao phủ bên ngoài của mắt. Vitamin A cũng thuộc loại protein trong mắt cho phép nhìn được trong điều kiện ánh sáng yếu. Sự thiếu hụt vitamin A rất hiếm ở các nước phát triển nhưng nếu không được giải quyết, có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là xerophthalmia.
- Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào - bao gồm cả các tế bào mắt - khỏi bị phá hủy bởi các gốc tự do.
- Vitamin C: Giống như vitamin E, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ đôi mắt chống lại các gốc tự do gây hại. Vitamin C và một số chất dinh dưỡng khác được sử dụng trong AREDS bổ sung, có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người bị AMD. Ngoài ra, vitamin C cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein cung cấp cấu trúc cho mắt của bạn, đặc biệt là trong giác mạc và màng cứng.
- Vitamin B6, B9 và B12: Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu một số loại vitamin B về tác động của chúng đối với sức khỏe của mắt, đặc biệt là vitamin B6, B9 và B12. Sự kết hợp của các loại vitamin này có thể làm giảm mức độ homocysteine, một loại protein trong cơ thể bạn có thể liên quan đến chứng viêm và tăng nguy cơ phát triển AMD.
Như vậy, Vitamin A là quan trọng nhất đối với mắt do chức năng duy trì giác mạc được sạch sẽ và rõ ràng.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Vitamin nào quan trọng nhất đối với mắt? Nội dung công tác truyền thông nâng cao nhận thức Chương trình sức khỏe học đường đến năm 2026? (Hình ảnh từ Internet)
Trường học tổ chức các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT có quy định về việc tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường học như sau:
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
- Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
- Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.
- Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
- Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
- Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
Nội dung công tác truyền thông nâng cao nhận thức Chương trình sức khỏe học đường đến năm 2026 như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục 3 Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024 có quy định về nội dung công tác truyền thông nâng cao nhận thức Chương trình sức khỏe học đường đến năm 2026 cụ thể như sau:
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh, kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh, gồm:
- Rà soát, cập nhật, ban hành tài liệu truyền thông phòng, chống bệnh tật học đường, phòng, chống dịch, bệnh trong trường học, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, tài liệu truyền thông trong dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức truyền thông phù hợp với từng đối tượng: truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in), mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube, Viber, Lotus...), tin nhắn điện thoại, các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet, các hình thức truyền tải thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, videoclip, audioclip, truyền thông trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cổng thông tin điện tử Chính phủ.
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?
- Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?
- WWW là gì? WWW ra đời năm nào? Học sinh ở lớp mấy thì bắt đầu học môn Tin học?
- Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
- Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Anh lớp 5 có những kiến thức ngôn ngữ gì?
- Tổng hợp đề thi môn Tiếng Anh lớp 7 học kì 1 đi kèm đáp án mới nhất 2025? Môn Tiếng Anh có mục tiêu chung là gì?
- Top 03 đề thi môn Tin học lớp 7 cuối kì 1 có đáp án? Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên môn Tin học lớp 7 cần làm gì?