Việt Nam triển khai tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc từ năm nào? Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật?
Việt Nam triển khai tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc từ năm nào?
Ngày 29/5/1948, Liên Hợp Quốc chính thức triển khai Phái bộ Tổ chức giám sát hòa bình Liên hợp quốc (UNTSO) để duy trì thực hiện thỏa thuận đình chiến giữa Israel và các nước Arab.
Từ đó, ngày 29/5 hằng năm trở thành Ngày Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc. Trong 75 năm qua, hơn 2 triệu sĩ quan, nhân viên gìn giữ hoà bình của 125 quốc gia phái cử đã tham gia phục vụ tại 71 Phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, trong đó hơn 3.000 người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Ngày 27-5-2014 đánh dấu một sự kiện đặc biệt quan trọng với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam khi Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam hiện nay, chính thức ra mắt.
Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (tiền thân là Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam) là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, có chức năng tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; quản lý, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc của Quân đội.
Như vậy, Việt Nam triển khai tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc từ năm 2014.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Việt Nam triển khai tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc từ năm nào? Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật? (Hình ảnh từ Internet)
Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định về quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, cụ thể như sau:
(1) Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
- Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định về nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục hiện nay như sau:
- Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.
- Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;
+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.
Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục qua các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định về hình thức giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục như sau:
- Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối học kì 1 2024 2025? Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?
- 3+ bài văn biểu cảm về mẹ lớp 7 điểm cao? Ban đại điện cha mẹ học sinh lớp phải có bao nhiêu thành viên?
- Forecast speaking quý 1 2025 - Bộ đề dự đoán đi kèm bài mẫu chi tiết? Chứng chỉ IELTS bao nhiêu thì được miễn thi môn ngoại ngữ kỳ thi THPT quốc gia?
- Mẫu suy nghĩ của em về ý kiến cần biết lựa chọn sách để đọc lớp 8? Tính điểm trung bình môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày ý kiến tán thành? Môn Ngữ văn lớp 7 học viết những loại văn bản nào?
- Sở Giáo dục TPHCM thưởng tết giáo viên 2025 1.8 triệu đồng/người?
- Top 15 Viết đoạn văn tả người lớp 5? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5?
- Soạn bài Buổi học cuối cùng? Yêu nước có phải là phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7?
- Top 20 bài thơ chúc Tết 2025 Ất Tỵ hay và ý nghĩa nhất? Sau khi nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 thì khung kế hoạch giáo dục phổ thông như thế nào?
- Kịch bản lời dẫn MC tiệc tất niên cuối năm 2025? Chính sách đối với nhà giáo hiện nay như thế nào?