Từ phức là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức? Đánh giá định kì đối với học sinh trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?

Từ phức là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức như thế nào? Đánh giá định kì đối với học sinh trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?

Từ phức là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức?

(1) Từ phức là gì?

Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa.

(2) Đặc điểm của từ phức:

- Từ phức chính là từ ghép. Trong đó:

+ Từ ghép là bộ phận con của từ phức bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau.

Ví dụ: nhà ở, xe cộ, ruộng vườn, giao thông…

+ Từ láy cũng là một bộ phận của từ phức, đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành. Cụ thể mục đích của từ láy giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp.

Ví dụ: Rầm rầm, khanh khách, lung linh…

- Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

Ngoài ra, về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:

- Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng.

Ví dụ: vui vẻ

+ Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tinh thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.

+ Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.

- Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng.

Ví dụ: lay láy (Cả hai tiếng này đều không có nghĩa rõ ràng).

- Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.

Ví dụ: xinh xắn

Xinh có nghĩa rõ ràng còn xắn không có nghĩa rõ ràng.

Cho nên, từ phức về cấu trúc do các tiếng kết hợp tạo thành nhưng về nghĩa thì không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ.

(3) Cách phân biệt từ đơn và từ phức:

Đặc điểm

Từ đơn

Từ phức

Số lượng tiếng

1 tiếng

2 tiếng trở lên

Cấu tạo

Không phân chia thành tiếng nhỏ hơn

Có thể phân chia thành các tiếng nhỏ hơn

Nghĩa

Có nghĩa cụ thể

Nghĩa được hình thành từ các tiếng ghép lại

Ví dụ

Con, mẹ, cha, cây, hoa

Con người, mẹ già, nhà cửa, sách vở

Ngoài ra: một số từ mượn có thể có nhiều hơn 1 tiếng nhưng vẫn được coi là từ đơn (ví dụ: ti-vi, ra-đi-ô); Cần tránh nhầm lẫn giữa từ đơn và từ phức, từ đơn đa âm tiết và từ láy.

Lưu ý: Thông tin về cách phân biệt từ đơn và từ phức chỉ mang tính tham khảo.

Từ phức là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức? Đánh giá định kì đối với học sinh trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?

Từ phức là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức? Đánh giá định kì đối với học sinh trung học cơ sở được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá định kì đối với học sinh trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGĐDT quy định về đánh giá định kì đối với học sinh trung học cơ sở như sau:

- Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

+ Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

+ Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

+ Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).

- Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.

- Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Mục đích của việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2021/TT-BGĐDT thì mục đích của việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở là nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

Môn ngữ văn lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Giọt sương đêm lớp 6 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn kể lại một trải nghiệm của em với người thân trong gia đình lớp 6? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 06 bài văn mẫu miêu tả cảnh sinh hoạt ngày lễ giáng sinh lớp 6? Yêu cầu về đọc hiểu hình thức văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 6?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu bài thơ lục bát về tình yêu quê hương lớp 6? Những yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản văn học trong môn ngữ văn lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngôi thứ hai là gì? Môn Ngữ Văn có phải là phương tiện giao tiếp dành cho học sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Thời thơ ấu của Honda ngắn gọn? 3 dạng ngữ liệu sử dụng trong môn Ngữ Văn 6 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết biên bản cuộc họp đúng quy cách môn Ngữ văn lớp 6? Yêu cầu đọc hiểu nội dung văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 6?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác dụng của ngôi kể thứ 3 là gì? Ngôi kể thứ 3 sẽ có trong chương trình kiến thức môn Ngữ văn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thơ lục bát ngắn 4 câu về mẹ? Học sinh được học làm thơ lục bát trong chương trình lớp mấy?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 276

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;