Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm sẽ được học ở nội dung môn Ngữ văn lớp mấy?

Theo quy định của chương trình mới hiện nay thì từ đồng âm là gì? Từ đồng âm sẽ được học ở nội dung môn Ngữ văn lớp mấy?

Từ đồng âm là gì?

Các bạn học sinh có thể tham khảo về từ đồng âm là gì qua nội dung bên dưới đây:

Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau, viết giống nhau nhưng lại mang những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nghĩa là, mặc dù chúng ta nghe và viết chúng giống nhau, nhưng khi sử dụng trong câu, chúng lại có những ý nghĩa khác biệt.

*Ví dụ:

Đậu:

Mẹ em đậu xe lại để em mua một gói xôi đậu. (Đậu xe: dừng xe; đậu: loại hạt)

Năm nay, em đậu vào trường cấp 3. (Đậu: trúng tuyển)

Chân:

Bàn chân của em rất nhỏ. (Chân: bộ phận cơ thể)

Chân bàn này bị gãy rồi. (Chân bàn: bộ phận của bàn)

Cây:

Trong vườn nhà em có nhiều cây ăn quả. (Cây: thực vật)

Cây bút này bị gãy rồi. (Cây bút: vật dụng để viết)

*Công dụng của từ đồng âm:

Làm cho ngôn ngữ trở nên phong phú: Từ đồng âm giúp cho ngôn ngữ trở nên đa dạng và sinh động hơn.

Tạo ra những câu nói hài hước: Từ đồng âm thường được sử dụng để tạo ra những câu nói dí dỏm, gây cười.

*Lưu ý: Thông tin về từ đồng âm chỉ mang tính chất tham khảo./.

Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm sẽ được học ở nội dung môn Ngữ văn lớp mấy?

Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm sẽ được học ở nội dung môn Ngữ văn lớp mấy? (Hình từ Internet)

Từ đồng âm sẽ được học ở nội dung môn Ngữ văn lớp mấy?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, trong môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6 gồm:

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

- Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy

- Từ đa nghĩa và từ đồng âm

- Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: bất, phi) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: bất công, bất đồng, phi nghĩa, phi lí)

- Các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

- Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu)

- Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường)

- Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: đặc điểm và tác dụng

- Đoạn văn và văn bản: đặc điểm và chức năng

- Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

- Kiểu văn bản và thể loại

+ Văn bản tự sự: bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, bài văn kể lại một truyện cổ dân gian

+ Văn bản miêu tả: bài văn tả cảnh sinh hoạt

+ Văn bản biểu cảm: thơ lục bát; đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát

+ Văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong học tập, đời sống

+ Văn bản thông tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng; văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận

- Sự phát triển ngôn ngữ: hiện tượng vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu.

Như vậy, có thể thấy rằng từ đồng âm sẽ được học ở nội dung môn Ngữ văn lớp 6.

Ngữ liệu sử dụng trong môn Ngữ Văn 6 gồm những gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngữ liệu sử dụng trong môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6 gồm:

(1) Văn bản văn học

- Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn

- Thơ, thơ lục bát

- Hồi kí hoặc du kí

(2) Văn bản nghị luận

- Nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học

(3) Văn bản thông tin

- Văn bản thuật lại một sự kiện

- Biên bản ghi chép

- Sơ đồ tóm tắt nội dung

Cụ thể sẽ có một số ngữ liệu như sau có thể lựa chọn:

LỚP 6 VÀ LỚP 7

Truyện, tiểu thuyết

- Buổi học cuối cùng (A. Daudet)

- Búp sen xanh (Sơn Tùng)

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

- Cô bé bán diêm (H. Andersen)

- Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)

- Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)

- Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng)

- Treo biển (Truyện cười dân gian Việt Nam)

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (A. Puskin)

- Thánh Gióng (Truyền thuyết Việt Nam)

- Thạch Sanh (Cổ tích Việt Nam)

- ...

Thơ, ca dao, tục ngữ

- Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình

- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- Dặn con (Trần Nhuận Minh)

- Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)

- Khi con tu hú (Tố Hữu)

- Mây và sóng (R. Tagore)

- Mẹ (Đỗ Trung Lai)

- Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

- Quê hương (Tế Hanh)

- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

- Tiếng vọng (Nguyễn Quang Thiều)

- Tục ngữ Việt Nam

- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

- ...

Kí, tản văn

- Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

- Cõi lá (Đỗ Phấn)

- Cô Tô (Nguyễn Tuân)

- Lòng yêu nước (I. Ehrenburg)

- Một lít nước mắt (Kito Aya)

- Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)

- Những năm ở tiểu học (trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê)

- Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh)

- Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)

- Tôi ăn Tết ở Côn Lôn (Khuông Việt)

- Trưa tha hương (Trần Cư)

- ...

Văn nghị luận

- Bài nghị luận xã hội: về một hiện tượng mà mình quan tâm.

- Bài nghị luận văn học: phân tích đặc điểm nhân vật và bài phân tích tác phẩm.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Seattle)

- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

- ...

Văn bản thông tin

- Văn bản thuật lại một sự kiện lịch sử (thuyết minh).

- Văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (thuyết minh).

- Văn bản kiến nghị; biên bản, tin nhắn, thư điện tử.

- ...

Môn ngữ văn lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ngắn nhất? Các biện pháp tu từ mà học sinh lớp 6 được học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn ngắn Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm? Mục tiêu môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm sẽ được học ở nội dung môn Ngữ văn lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngôi kể chuyện là gì? Cách nhận biết ngôi kể chuyện? Nội dung kiến thức tiếng Việt lớp 6 có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài Cửu Long Giang ta ơi Ngữ văn lớp 6? Hình thức đánh giá học sinh trung học cơ sở là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ đơn và từ phức trong tiếng Việt là gì? Từ đơn và từ phức học sinh sẽ được học trong chương trình môn Tiếng Việt lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ đơn có mấy loại? Phân biệt từ đơn đa âm tiết và từ láy? Từ đơn được học trong chương trình giáo dục môn Ngữ văn lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ phức là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức? Đánh giá định kì đối với học sinh trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi lớp 6? Học sinh lớp 6 được khen thưởng bằng các hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Những cánh buồm lớp 6 ngắn nhất? Đánh giá định kì học sinh lớp 6 như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 32
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;