Từ 20/11/2024, điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?

Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy định mới nhất là gì? Trường phổ thông dân tộc nội trú thủ tục thành lập như thế nào?

Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?

Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 20/11/2024) quy định điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:

- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?

Từ 20/11/2024, điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?

Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:

(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú.

(2) Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);

- Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).

(3) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án thành lập trường; lập hồ sơ theo quy định tại (2) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục thế nào?

Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục như sau:

(1) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hoạt động giáo dục; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục.

(2) Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);

- Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;

- Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

(3) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại (2) qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông);

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 55 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường phổ thông dân tộc nội trú
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 20/11/2024, điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú tuyển sinh những đối tượng nào?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 119

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;