Từ 14/01/2025, thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang cơ quan nào?

Cơ quan nào sẽ tiếp nhận thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 14/01/2025?

Từ 14/01/2025, thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang cơ quan nào?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 20/2024/TT-BGDDT (văn bản có hiệu lực từ 14/01/2025) sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định về quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài như sau:

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 3 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2022/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) như sau:
“2. Quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài
a) Đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương được tuyển chọn đi học theo các chương trình học bổng ngân sách nhà nước, Cục Hợp tác quốc tế gửi văn bản thông báo kết quả tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài, thông tin về quy định, chế độ học bổng đến ứng viên, cơ quan quản lý trực tiếp của ứng viên và ra quyết định cử đi học khi có văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử ứng viên đi học nước ngoài;
b) Đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương được tuyển chọn đi học theo học bổng do phía nước ngoài đài thọ, Cục Hợp tác quốc tế gửi văn bản thông báo kết quả trúng tuyển đến ứng viên và cơ quan quản lý trực tiếp của ứng viên để giải quyết thủ tục đi học nước ngoài;
c) Đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác, Cục Hợp tác quốc tế ra quyết định cử đi học nước ngoài."

Như vậy, kể từ ngày 14/01/2025, thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Cục Hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tải về Thông tư 20/2024/TT-BGDDT (văn bản có hiệu lực từ 14/01/2025)

Từ 14/01/2025, thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang cơ quan nào?

Từ 14/01/2025, thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện dự tuyển đi học nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT quy định về điều kiện dự tuyển đi học nước ngoài như sau:

Đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

- Đảm bảo có đủ sức khỏe để tham gia khóa học ở nước ngoài.

- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của từng chương trình học bổng tương ứng.

- Đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của từng chương trình học bổng.

- Trong độ tuổi theo quy định của từng chương trình học bổng.

- Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ và lệ phí tuyển sinh (nếu có) theo quy định tại thông báo tuyển sinh.

- Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức (đối với ứng viên là công chức, viên chức).

- Đáp ứng các Điều kiện cụ thể khác của từng chương trình học bổng.

Tiêu chí chọn ứng viên đi học nước ngoài gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí chọn ứng viên đi học nước ngoài bao gồm những nội dung như sau:

- Thành tích, giải thưởng trong học tập, nghiên cứu, công tác (nếu có);

- Kết quả học tập của cấp học, trình độ đào tạo đã tốt nghiệp trước đó;

- Điểm ngoại ngữ (theo quy định cụ thể của chương trình học bổng);

- Đánh giá và thứ tự ưu tiên theo đề nghị của cơ quan giới thiệu dự tuyển (nếu có);

- Thời gian công tác (nếu có);

- Kết quả thi tuyển (nếu có);

- Các tiêu chí và quy định ưu tiên khác theo quy định của từng chương trình học bổng.

Ứng viên đi học nước ngoài các ngành đào tạo nào thì được ưu tiên tuyển sinh?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định các ngành đào tạo nào được ưu tiên tuyển sinh như sau:

- Các ngành đào tạo phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; các ngành học đặc thù cần ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các chương trình, đề án, dự án quốc gia do Chính phủ phê duyệt;

- Các ngành học Việt Nam chưa có khả năng đào tạo hoặc chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, số lượng cán bộ ngành này ở Việt Nam còn thiếu;

- Các ngành học phía nước ngoài ưu tiên cấp học bổng cho Việt Nam.

Du học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cử đi học nước ngoài năm 2025 mới nhất theo Thông tư 20?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 14/01/2025, thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh nhận học bổng ngân sách nhà nước cần có đạo đức tốt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển sinh đi học nước ngoài có cần xét tuyển không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị chủ trì tuyển sinh đi học nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh đăng ký kết hôn ở nước ngoài tại cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước nhận được những nguồn kinh phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin tuyển sinh học bổng dành cho lãnh đạo trẻ của Chính phủ Nhật Bản 2025?
Tác giả:
Lượt xem: 501

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;