Trường trung học cơ sở tư thục phải đảm bảo tỷ lệ giáo viên cơ hữu bao nhiêu phần trăm?

Yêu cầu về tỷ lệ giáo viên cơ hữu trong trường trung học cơ sở tư thục phải đảm bảo bao nhiêu phần trăm?

Trường trung học cơ sở tư thục phải đảm bảo tỷ lệ giáo viên cơ hữu bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ theo Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT, quy định về yêu cầu về tỷ lệ giáo viên cơ hữu và định mức giáo viên, nhân viên như sau:

Yêu cầu về tỷ lệ giáo viên cơ hữu và định mức giáo viên, nhân viên
1. Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỷ lệ giáo viên cơ hữu so với tổng số giáo viên theo quy định đối với trường phổ thông công lập ở cấp học tương ứng như sau: cấp tiểu học có ít nhất 90% giáo viên cơ hữu; cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu.
2. Số giáo viên và nhân viên của trường phổ thông tư thục phải bảo đảm không thấp hơn quy định của Nhà nước về định mức giáo viên, nhân viên đối với từng cấp học.

Theo đó, trường phổ thông tư thục phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỷ lệ giáo viên cơ hữu so với tổng số giáo viên theo quy định đối với trường phổ thông công lập ở cấp học tương ứng: cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu.

Như vậy, trường trung học cơ sở tư thục phải đảm bảo tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất 40%.

tỷ lệ giáo viên cơ hữu

Trường trung học cơ sở tư thục phải đảm bảo tỷ lệ giáo viên cơ hữu bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)

Giáo viên cơ hữu trường trung học cơ sở tư thục là gì?

Căn cứ theo Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT, có quy định về việc tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu, nhân viên như sau:

Tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu, nhân viên
1. Cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu, nhân viên của trường phổ thông tư thục là những người lao động không phải công chức, viên chức nhà nước; được nhà trường tuyển dụng và áp dụng các chế độ làm việc và thực hiện chính sách theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông và các quy định khác của pháp luật.
2. Giáo viên cơ hữu là giáo viên được nhà trường tuyển dụng, ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động; không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì giáo viên cơ hữu trường trung học cơ sở tư thục là giáo viên được tuyển dụng vào trường THCS tư thục.

Đồng thời giáo viên cơ hữu trường trung học cơ sở tư thục phải ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động 2019; không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.

Nhiệm vụ của giáo viên cơ hữu trường trung học cơ sở tư thục như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên như sau:

Tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên
1. Giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trường phổ thông tư thục phải có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông và các quy định khác của pháp luật.
2. Giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với nhà trường; có nhiệm vụ và quyền theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, giáo viên cơ hữu trường trung học cơ sở tư thục sẽ tuân thủ theo nhiệm vụ của giáo viên nói chung tại Luật Giáo dục 2019, Điều lệ trường phổ thông và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Vì vậy sẽ dẫn chiếu đến Điều 3 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (được ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT) (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học

Dẫn chiếu đến Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT) giáo viên cơ hữu trường trung học cơ sở tư thục sẽ có (8) nhiệm vụ gồm:

[1] Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

[2] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

[3] Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.

[4] Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.

[5] Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

[6] Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

[7] Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

[8] Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Trường trung học cơ sở
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 25/01/2025 trường trung học cơ sở mức 3 phải đạt tiêu chí kết quả giáo dục thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình sáp nhập, chia, tách trường trung học và các bước thực hiện đúng luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần hội đồng trường trung học có yêu cầu phải có học sinh tham gia hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường trung học cơ sở phải đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trường trung học được hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 cấp 2 các trường công lập là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở là cấp mấy? Trường trung học cơ sở cấp 2 học bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở được tài trợ kim cương thì có được nhận hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong hệ thống trường trung học thì trường THCS có mấy cấp học và việc đặt tên trường sẽ như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 272

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;